Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

12:52 CH @ Thứ Năm - 28 Tháng Chín, 2006

Sự chuyển biến sang kinh tế tri thức thường đòi hỏi những cải cách quyết liệt, đôi khi là những sự "huỷ diệt sáng tạo" (creative destruction). Vì vậy, liên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta.

Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của xã hội loài người, và đặc biệt của những biến đổi có tính chất cách mạng trong tư duy và nhân thức của con người đối với tự nhiên và cuộc sống. Từ những thập niên đầu thế kỷ, những đổi mới tư duy trong vật lý học và khoa học tự nhiên đã đưa đến những thành tựu kỳ diệu trong phát triển khoa học và công nghệ: và rồi đến những thập niên trong nửa sau thế kỷ, song song với sự phát triển mạnh mẽ và những chuyển biến to lớn trong các nền kinh tế và trên thị trường thế giới, nhiều lý thuyết khoa học mới về thông tin, về hệ thống, tổ chức, điều khiển và quản lý ra đời, làm cơ sở cho những đổi mới tư duy và nhận thức về bản thân sự phát triển kinh tế - xã hội, cùng với những đổi mới tư duy về các vấn đề tổ chức và quản lý trong môi trưởng mới của sự phát triển. Đến thập niên cuối cùng của thế kỷ, những tiến bộ và đổi thay dồn dập đã xác định rõ diện mạo của bước chuyển biến có tính chất toàn cầu: chuyển biến sang một nền kinh tế dựa chủ yếu trên các nguồn lực thông tin và tri thức. một xã hội thông tin và tri thức. Và yêu cầu đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức để thích nghi và phát triển trong môi trường mới đó của một nền kinh tế thị trường "toàn cầu hoá" đã trở nên cần thiết và cấp bách đối với mọi quốc gia, và tất nhiên lại càng cần thiết và cấp bách đối với những nước còn chậm phát triển như nước ta.

Từ giữa những năm 80, khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nước ta thực sự đã bước vào một giai đoạn tự chuyển biến đầy khích lệ và cũng đầy khó khăn, phức tạp. Nhiều chính sách mới mở đường cho việc giải phóng và phát huy những nhân tố tích cực trong kinh tế và xã hội, đã tạo nên những nét khởi sắc trong đời sống của đất nước là điều mà ai cũng thấy rõ. Nhưng, đang trong giai đoạn chuyển biến sang một trật tự mới có khả năng đáp ứng tốt hơn mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh", quá trình lớn mạnh của những nhân tố mới, tích cực, có khả năng vượt trội và thay thế dần sự níu kéo của các yếu tố cũ cỏ sức ỳ lớn và uy quyền không nhỏ: đã và còn diễn ra không đơn giản. Sự biến đổi đó xảy ra thường xuyên trong mỗi con người, trong các tổ chức và trong toàn xã hội. Và vì thế ta không lấy làm lạ là trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế đến văn hoá, xã hội, giáo dục... bên cạnh những thành quả tích cực mà khó khăn lắm mới đạt được vẫn còn đầy những tiêu cực phi lý làm nhức nhối lòng người. Trong lĩnh vực kinh tế, sự giằng co giữa cái mới và cái cũ diễn ra một cách phức tạp. Cuộc cải cách cơ cấu, yếu tố then chốt để xoay chuyển cơ bản tình hình vẫn diễn ra chậm chạp.

Từ đầu công cuộc đổi mới ta đã xem rất đúng rằng đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế là điêu có ý nghĩa quyết định nhất. Quả thực, trên thế giới trong mấy thập niên vừa qua, những tư duy về kinh tế, thị trường, tổ chức và quản lý kinh tế, hoạt động kinh doanh... có nhiều đổi mới sâu sắc. Những tư duy mới đó không phải là xa lạ với nhiều nhà kinh tế, nhiều doanh nhân của nước ta. Những tư duy mới là nhằm: một mặt dựa trên những thành tựu khoa học mới giúp chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn, bản chất hơn về đối tượng nhận thức mà những cách tư duy cũ thường chỉ cho ta những hiểu biết sơ lược, đơn giản. mặt khác, giúp ta những nhận thức mới do bản thân đối tượng đã có nhiều biến đổi và đang liên tục biến đổi. Tư duy mới về kinh tế gồm cả hai mặt nói trên, tức vừa là mới do có cách nhìn mới, và vừa là mới do bản thân nền kinh tế liên tục có những chuyển biến mới.

Với cách nhìn mới, cách nhìn hệ thống, đối với những đối tượng phức tạp như kinh tế xã hội, ta có những cách lý giải mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn về các mối quan hệ phức tạp và đa dạng trong một nền kinh tế, trong sự vận hành của cơ chế thị trường, về những sức mạnh nội tại của các cơ chế tự tổ chức và phát triển trong các hệ thống phức tạp. Nền kinh tế tri thức thế giới đang và sẽ phát triển theo xu thế toàn cầu hoá, thực chất đó là toàn cầu hoá của một nền kinh tế thị trường dựa chủ yếu trên những nguồn lực rất năng động và dễ biến động như tài chính, thông tin và tri thức, những nguồn lực gần như không có biên giới về không gian và cách biệt về thời gian. Một nền kinh tế như vậy không chỉ tuân theo những "quy luật" kinh điển mà ta đã biết, mà còn chịu tác động của những quy luật mới của cơ chế tự tâng cường, của các liên hệ ngược dương, của luật "tỷ suất lợi nhuận tăng”. Những yếu tố bất định: bất ổn định, khó tiên đoán được ngày càng nhiều... Tính chất của hàng hoá và thị trường, đặc biệt là bản chất của tính cạnh tranh, của những ưu thế cạnh tranh trên thị trường, đang có những biến đổi sâu sắc.

Đổi mới nhận thức về sự phát triển của nền kinh té thị trường hiện đại và về yêu cầu hội nhập có ý nghĩa sống còn của chúng ta vào xu thế chung đó dẫn đến đòi hỏi tất yếu phải đổi mới tư duy về tổ chức và quản lý kinh tế. Có được trang bị những tư duy mới năng động hơn, linh hoạt hơn nhiều sức sống hơn, thì mới đủ niềm tin để khắc phục những nếp tư duy cũ đã trở thành trì trệ. Hơn bao giờ hết, vào lúc này đây ta cần xác lập và thường xuyên bồi dưỡng một tư duy mới để vững bước tiếp tục con đường cải cách, trước mắt xoá bỏ mọi rào cản để mọi yếu tố tích cực, năng động được tự do phát triển trong một nền kinh tế thị trường lành mạnh và rồi sau đó tiếp tục chăm lo tạo môi trường thuận lợi cho mọi nhân tố mới, mọi tài năng mới được tự do nảy nở và đua tranh, làm cho đất nước ta dân giàu mạnh trong một nền kinh tế tri thức, vững vàng với tư thế bình đẳng tiến vào con đường hội nhập chung với thế giới.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Những yêu cầu đổi mới cơ bản giáo dục nước ta

    07/08/2006GS. TS. Phạm Tất DongKhái niệm học tập suốt đời cần phải được hiểu khác trước thì nó mới có tác dụng như một chiếc chìa khóa để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những năm đầu của thế kỷ 21 như tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển xã hội bền vững, xóa nghèo toàn diện: nghèo về tri thức, nghèo về nhân văn và nghèo về thu nhập. Như vậy, sự hiểu biết của chúng ta về học tập suốt đời là phải từ bỏ quan niệm và thái độ truyền thống về phân biệt giữa giáo dục ban đầu và giáo dục liên tục....
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Cần đổi mới công tác lý luận

    01/06/2006Tuấn GiangMột số nhà lý luận phát hiện ra sự bảo thủ, già cỗi, không thực tiễn của lý luận mỹ học nghệ thuật quy chiều vào nền nghệ thuật kinh tế thị trường, nhưng họ lại không đề ra được mô hình định hướng lý luận mỹ học mới và phát triển lâu dài. Đây là những biến động khủng hoảng, diễn biến phức tạp về nhận thức lý luận giữa bảo thủ và đổi mới...
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Đổi mới tư duy giáo dục phổ thông

    10/10/2005Nguyễn Kế HàoChúng tôi nói về tư duy giáo dục phổ thông chứ không bàn về tư duy giáo dục chung chung, vì trên thực tế, trong nhiều năm qua giáo dục phổ thông và giáo dục đại học đã không được dẫn dắt bằng tư duy phù hợp với hai bậc học này, mà khi thì đại học bị phổ thông hoá, lúc thì phổ thông lại bị đại học hoá...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

    11/02/2003"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng. Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.
  • xem toàn bộ