Tín hiệu thời đại nền tảng của đổi mới tư duy

11:52 CH @ Thứ Hai - 31 Tháng Ba, 2014

Trong cuộc sống của loài người ngày nay đang xuất hiện những thực tiễn mới, sáng chói những hào quang trí tuệ. Thực tiễn mới đó luôn bật ra tín hiệu, giúp con người tiên tiến nắm bắt, giải mã, tạo ra những làn sóng đổi mới tư duy, đổi mới hành động để dần dần tạo ra một thực tiễn mới đại trà.

Đổi mới tư duy là yếu tố tiên quyết cho đổi mới toàn diện. Và hiệu quả của đổi mới tư duy thường phụ thuộc vào chỗ có đứng vững hay không trên nền tảng của thực tiễn mới thông qua những tín hiệu thời đại.

Vậy những tín hiệu thời đại đã tạo ra những nhận thức nền tảng gì cho tư duy đổi mới.

1. Kinh tế thị trường là một tiến bộ lịch sử, là sản phẩm của nhân loại, không phải của riêng chủ nghĩa tư bản. Nó là một yếu tố mạnh, tạo ra sự phát triển gia tốc cho xã hội loài người. Nó có sức thu hút lớn và lan tỏa nhanh; những hoạt động khoa học, giáo dục, văn hóa và báo chí... cũng bị chi phối bởi cơ chế của kinh tế thị trường. Ít có những hoạt động đứng ngoài nền kinh tế thị trường hoàn toàn mà hoạt động suôn sẻ, thuận lợi.

Cần hiểu đúng đắn, đầy đủ hơn ý nghĩa tích cực của những từ "thương mại", "dịch vụ", "hàng hóa", "giá trị gia tăng"... vận dụng nó vào tư duy một cách thông thoáng, thích hợp với thời hiện đại.

2. Quyền sở hữu cá nhân, vai trò của cá nhân trong cuộc sống cần được tôn trọng; không coi đó là hiện tượng xấu, đối lập với quyền của cộng đồng, đối lập với tập thể.

Vẫn coi trọng quyền sở hữu toàn dân và vai trò của tập thể nhưng không cường điệu lên thành ưu việt tuyệt đối.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân giàu lên bằng cách lao động chính đáng, cho mỗi cá nhân phát huy hết tài năng sáng tạo của mình thì đất nước mới mạnh mẽ, phồn thịnh.

3. Không đối kháng với các nước tư bản; coi mọi chế độ khác nhau trên thế giới là sự tồn tại tự nhiên, khách quan; tôn trọng tất cả mọi người, mọi cộng đồng... thân ái hợp tác, bình đẳng dưới mái nhà chung của hành tinh.

Lịch sử là dòng chảy của sự phát triển; mỗi người, mỗi cộng đồng đều có quyền tự do lựa chọn cho mình môi trường sống thích hợp. Quan hệ giữa người và người là bạn, là tình đồng loại. Hòa bình hữu nghị, hợp tác là lẽ sống đẹp của thế giới ngày nay.

4. Cần có một cơ chế mở, một chính sách mở, tạo thuận lợi cho sự hội nhập. Cần phá vỡ cơ chế hành chính bao cấp, khép kín, hẹp hòi.

Trong khi khoa học, kỹ thuật phát triển nhanh như vũ bão, thực tiễn mới sáng chói xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới thì tôn tại một nền kinh tế tự cấp, một nền kinh tế bảo thủ là quá lỗi thời.

Cuộc hành trình toàn cầu hóa của nhân loại đang vẫy gọi. Dù có không ít yếu tố tiêu cực, dù có không ít thử thách đặt ra, nhưng tiếng nói chính thức của chúng ta là hội nhập. Đó là tiếng nói khó khăn nhưng đúng đắn, thức thời.

5. Trong thời đại ngày nay, có cạnh tranh thậm chí có lúc quyết liệt nhưng tính chất của cạnh tranh không giống trước đây. Nó không diễn ra với kết cục tất yếu là một mất một còn, phủ định lẫn nhau mà đa phần là kích thích phát triển, cùng nhau bước lên tầng cao.

Khi mặt bằng trí tuệ được nâng cao thì cạnh tranh là một hiện tượng phổ biến không chỉ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh.Trong các giải pháp cạnh tranh có hàm lượng chất xám cao hơn và tâm địa xấu ít hơn. Chính vì vậy mà trong cạnh tranh bây giờ có khi có nơi có cả yếu tố hợp tác xen lẫn, lồng ghép vào nhau.

6. Chân lý, lẽ phải đang phụ thuộc dần vào trí tuệ không phụ thuộc nhiều vào quyền lực (từ chức vụ, tiền bạc) như trước. Trí tuệ đã trở thành động lực mạnh của mọi sự phát triển.

Trí tuệ là chìa khóa vạn năng. Nó không chỉ tạo ra nền tảng sản xuất hàng hoá, cơ chế thị trường, tạo ra nhà nước pháp quyền, tạo ra một xã hội dân chủ... mà nó còn làm sáng tỏ biết bao chân lý mà lâu nay bị lớp bụi thời gian phủ mờ, trả lại sự công bằng cho những lẽ phải mà lâu nay bị đối xử oan. Trí tuệ đã trở thành sức mạnh vô địch giải phóng con người.

7. Tư duy của con người, nhất là các nhà nghiên cứu khoa học cần được giải phóng. Đối tượng của tư duy đổi mới là rất rộng lớn. Không có chuẩn mực nào là tuyệt đối, nhất là khi nó đang là đối tượng nghiên cứu của nhà khoa học. Nhà nghiên cứu không bị hạn chế trong tư duy của minh họa, tư duy triển khai thực hiện mà phải được khuyến khích tư duy sáng tạo, có thể đề xuất, điều chỉnh, bổ sung thậm chí xóa bỏ những điều đã khẳng định, đã trở thành lý thuyết kinh điển.

Với tư cách công dân ta phải chấp hành nghiêm túc mọi điều đã quy định trong pháp luật, trong thể chế nhưng với tư cách nhà nghiên cứu thì mọi vấn đề đều còn nghi vấn, đều cần được hoàn thiện. Đối với nhà nghiên cứu có tâm thì không có vùng cấm, có thể đi đến tận cùng.

8. Tương lai thuộc về những người năng động sáng tạo, có tư duy đổi mới.Trong thời đại trí tuệ, xã hội không phát triển hoàn toàn theo quy luật tự nhiên như lâu nay vẫn quan niệm, càng không phát triển theo ý muốn chủ quan của những người điều hành bảo thủ, lạc hậu.

Tương lai không còn là hình ảnh tù mù, rủi may. Con người ngày nay có thể kiểm soát được hướng đến và tốc độ đến của tương lai.

Tóm lại, tín hiệu thời đại là nền tảng tư tưởng của tư duy đổi mới. Không nắm bắt, giải mã được tín hiệu mới thì không thể có tư duy đúng đắn, sáng tạo.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học công nghệ và sự đổi mới giữa các nền văn hóa

    04/08/2019Ths. Nguyễn Thị Lan Hương dịchBài viết đề cập đến một vấn đề phức tạp, mang tính toàn cầu - vấn đề quan hệ của khoa học công nghệ với sự đối thoại giữa các nền văn hoá. Theo tác giả, văn minh phương Tây bao gồm hai nền văn hoá: một bên là nền văn hoá mang đậm tính truyền thông, tôn giáo hay tính biểu tượng và bên kia là nền "văn hoá" mang tính khoa học công nghệ...
  • Thế nào là đổi mới?

    19/05/2018Trường GiangĐổi mới là trào lưu tư tưởng tiến bộ, là xu thế thời đại. Những ai không có tư duy đổi mới, hành động đổi mới thường dễ bị sa vào bảo thủ, duy trì những cái đã lỗi thời. Thậm chí có nhà văn đã phát biểu: "Trong thời đại này, không đổi mới tư duy coi như mù chữ”.
  • Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

    11/12/2015Trường GiangTrình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Đổi mới triệt để

    14/09/2013Gôlamhoxein Xaeđi (Nam Tư)Trong cuộc họp làm quen giữa Môntazera, Tổng giám đốc mới của Viện lưu trữ Quốc gia với các trưởng phòng, Môntazera đã đọc bài diễn văn được chuẩn bị rất kỹ sau: - Các bạn trưởng phòng thân mến...
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Tốc độ đổi mới của thế giới hiện đại

    13/04/2008Nguyễn Trần BạtThay đổi nhanh chóng và không ngừng là một trong những đặc điểm dễ nhận thấy nhất của thế giới hiện đại. Con người trong thời đại mới buộc phải không ngừng vận động để thích nghi với các thực thể khác...
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới

    01/01/1900Nguyễn NiênXã hội ta là xã hội dân chủ: "Bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân", "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Cuộc vận động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở xã, phường, ở cơ quan, ở doanh nghiệp đã được triển khai rộng rãi, thực hiện tích cực đã mang lại những kết quả tốt bước đầu. Nhưng còn cần phải làm nhiều hơn, mạnh hơn nữa.

  • Tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế xã hội

    28/09/2006GS. Phan Đình DiệuLiên tục đổi mới tư duy với những cách nhìn mới, cách hiểu mới trên cơ sở những phát hiện khoa học mới, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học hệ thống, khoa học kinh tế, khoa học tổ chức và quản lý... đồng thời không nuối tiếc những kiểu tư duy không còn phù hợp với điều kiện hiện đại là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng kinh tế tri thức ở nước ta...
  • Đổi mới kinh tế cho ai?

    22/06/2006Cẩm Hà ghiJomo Kwame Sundaram (trợ lý Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc) với tư cách là một nhà kinh tế phát triển, một người bạn của Đông Nam Á, tôi đã rất quan tâm theo dõi tiến trình công cuộc đổi mới ở VN trong những năm qua. Và tôi thật sự tin rằng những bài học của VN trong tái thiết và phục hưng mạnh mẽ nền kinh tế đã vươn xa ngoài biên giới VN và vươn ra cả bên ngoài khu vực Đông Á...
  • Cần đổi mới công tác lý luận

    01/06/2006Tuấn GiangMột số nhà lý luận phát hiện ra sự bảo thủ, già cỗi, không thực tiễn của lý luận mỹ học nghệ thuật quy chiều vào nền nghệ thuật kinh tế thị trường, nhưng họ lại không đề ra được mô hình định hướng lý luận mỹ học mới và phát triển lâu dài. Đây là những biến động khủng hoảng, diễn biến phức tạp về nhận thức lý luận giữa bảo thủ và đổi mới...
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay: Nhìn từ giác độ mâu thuẫn của quá trình phát triển

    01/01/2006GS. TS. Phạm Ngọc QuangQua gần 20 năm đổi mới, nhân dân Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Song, để đưa công cuộc đổi mới tiếp tục tiến lên, chúng ta phải giải quyết rất nhiều mâu thuẫn phức tạp mà trong bài viết này mới điểm danh đại thể 8 mâu thuẫn...
  • Đổi mới trước hết là tôn trọng và cũng là bổ sung các nguyên lý của triết học Mác

    08/12/2005GS. Dương Phú Hiệp... chúng ta cần đánh giá, nhận thức về các nguyên lý của triết học Mác để xem chúng ta đã "trung thành" với các nguyên lý đó như thế nào. Có thể nói rằng trong những năm qua đã xảy ra nghịch lý: một mặt chúng ta nói rất hay về CNDV, về phép biện chứng của Mác, nhưng mặt khác trong tư tưởng và trong hành động lại biếu hiện rất rõ CNDT và phép siêu hình....
  • Đổi mới hoạt động lập pháp

    08/11/2005Nguyễn Sĩ DũngCơ sở dữ liệu luật Việt nam do Trung tâm Tin học của Văn phòng Quốc Hội quản trị chứa tới khoảng gần 14.000 văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành. Con số này là quá nhiều hay quá ít đối với đất nước ta?
  • Việt Nam đổi mới và phát triển

    11/10/2005Nguyễn Hồng PhongNhận thức tương lai qua những mầm mống dạng nảy sinh trong xã hội hiện tại. Các công trình dự báo tương lai đều là những công trình xã hội học và sử học về xã hội đương đại, phân tích các "sự kiện còn đang nhảy múa", tóm bắt nó, gọi nó đúng với cái tên của nó, từ đó nhận thức sự biến chuyển. Học tập phương pháp của các nhà tương lai học, trong công trình này chúng tôi trình bày viễn cảnh của văn minh Việt Nam bằng sự phân tích công cuộc đổi mới có tính lịch sử ở nước Việt Nam hôm nay...
  • Đổi mới tư duy

    21/07/2005Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học HarvardXin giới thiệu với quý độc giả bài viết với cách nhìn mới mẻ và toàn diện về đổi mới tư duy của Tiến sĩ Vũ Minh Khương, Đại học Harvard.
  • Những vật cản trên con đường đổi mới phương pháp dạy học

    30/11/2003Để đưa hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục trở thành yếu điểm trong đổi mới chương trình giáo dục phổ thông như lời Tiến sĩ Nguyễn Văn Vọng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo, chúng ta phải nhìn thẳng vào sự thực. Đó là còn có nhiều vật cản trên con đường đổi mới phương pháp giáo dục...
  • xem toàn bộ