Tinh thần Đại học

07:31 SA @ Thứ Ba - 28 Tháng Sáu, 2011

Những suy nghĩ trong bài viết này tập trung xung quanh một vấn đề: thế nào là tinh thần đại học. Những gì được nói ra ở đây cũng không phải là mới mẻ, tuy thế dường như đã bị lãng quên hay chưa được ý thức đầy đủ. Những suy nghĩ này cũng không có tham vọng bao quát hết mọi phương diện, mà chỉ dừng lại ở những phương diện đã không còn gây tranh cãi khi các nhà giáo dục thế giới đề cập đến giáo dục đại học.

Tinh thần đại học là tinh thần tư duy, không phải là tinh thần học thuộc lòng. Điều này hiển nhiên đúng với đối tượng những sinh viên có khuynh hướng trở thành người nghiên cứu. Điều này cũng đúng đối với đối tượng đại trà, đại đa số những sinh viên học để chuẩn bị một nghề cho tương lai. Nếu như họ phải học và nắm bắt các kiến thức là để chuẩn bị cho cuộc sống của họ sau khi ra trường, để chuẩn bị đối diện và giải quyết các vấn đề mà thực tế sẽ đặt ra cho họ. Hơn thế để suy nghĩ và tìm cách xây dựng một cuộc sống thực sự xứng đáng với mong muốn của họ. Do vậy mà (điều này đã được nhắc lại đến phát nhàm nhưng vẫn chưa bao giờ cũ) giáo dục đại học không phải là cung cấp kiến thức mà là cung cấp phương pháp và dạy cách tư duy. Dạy tư duy khác với dạy kiến thức như thế nào? Điều này sẽ được đề cập tới ở một dịp khác.

Ở đây, vấn đề đặt ra là: làm sao dạy cho sinh viên cách tư duy thực sự nếu như không cho phép họ đi tới tận cùng các giới hạn có thể của tư duy, nếu như không cho phép họ suy nghĩ về các vấn đề của chính họ, về hiện tại của họ, và về tương lai của họ? Và sinh viên làm sao có thể suy nghĩ về các vấn đề của họ, các vấn đề liên quan đến đời sống hiện tại của họ và tương lai của họ, nếu như không cung cấp thông tin cho họ? Tất cả các sự việc đang diễn ra trong đời sống cộng đồng ở tất cả mọi phương diện (kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, quân sự…) đều liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến mỗi cá nhân, nếu họ không được cung cấp thông tin làm sao họ có thể suy nghĩ? Và làm sao họ có thể suy nghĩ thực sự về các vấn đề ấy nếu như họ không được quyền thảo luận, không được quyền bàn bạc, không được quyền đề cập đến chúng, nếu như họ không được dạy cách thảo luận, không được dạy cách bàn bạc và tư duy về các vấn đề ấy?

Nếu không đối diện và tìm cách giải đáp những câu hỏi này1sẽ không bao giờ có thể tạo lập được một nền giáo dục đại học thực sự. Và mọi khẩu hiệu về việc xây dựng các trường đại học đạt đẳng cấp quốc tế có thể sẽ chỉ là khẩu hiệu suông. Bởi vì một đại học đạt đẳng cấp quốc tế không chỉ đào tạo ra, chẳng hạn, những người biết giải toán, mà người biết giải toán đó còn phải có khả năng viết được một kiến nghị liên quan đến một vấn đề thời sự nóng bỏng của đất nước, phải hiểu mình đang sống trong hiện tại nào, hiểu được điều gì đang đe dọa tương lai của mình và của cộng đồng, phải có khả năng từ chối quyền lợi, khi cần, để khẳng định nhân phẩm của mình, và phải có khả năng đánh giá được các chương trình hành động và nghiên cứu của mình sẽ có tác dụng và tác hại như thế nào đối với đời sống cộng đồng. Những khả năng này không phải là khả năng của một thiên tài, mà là khả năng của một con người theo đúng nghĩa của nó. Còn tài năng nằm ở phương diện khác, ở chỗ có thể giải quyết được những vấn đề nan giải như bổ đề Langlands…

Tinh thần đại học là tinh thần khái quát hóa. Đây là một ý tưởng được Whitehead trình bày trong cuốn Những mục tiêu của giáo dục. Ông cho rằng ở đại học, người sinh viên không nên cắm cúi nhìn xuống bàn để thu lượm các kiến thức cụ thể như hồi học sinh nữa. Họ cần phải đứng lên để nhìn rộng ra xung quanh, để có một tầm nhìn bao quát. Cách dạy ở đại học cần đi từ những ý tưởng phổ biến, phải xem xét các khía cạnh, các sự kiện cụ thể trong tầm vóc của các ý tưởng phổ quát. Vì thế, “một giáo trình đại học được tổ chức tốt là một sự nghiên cứu về tầm rộng của tính phổ quát2.

Tinh thần đại học còn là tinh thần tự do. Đại học tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển các tài năng. “Tạo điều kiện” thôi, bởi vì đương nhiên ai cũng biết tài năng là rất hiếm và đại học không đẻ ra được các tài năng. Đấy là điều kiện gì? Và đây là câu trả lời của John Stuart Mill: “Những cá nhân thiên tài là một thiểu số nhỏ bé và chuyện này có lẽ bao giờ cũng vậy; nhưng để có được họ thì phải chăm lo đất trồng để các thiên tài từ đất ấy lớn lên tươi tốt. Thiên tài chỉ có thể hít thở trong một bầu không khí của tự do. […] Tôi đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của thiên tài và sự cần thiết phải cho phép họ được tự do bộc lộ bản thân mình, cả về phương diện tư tưởng lẫn thực hành3. Không có gì rõ ràng hơn thế: đại học muốn góp phần đào tạo các thiên tài, thì nhất thiết phải để cho họ tự do thể hiện bản thân họ, tự do thể hiện tài năng của họ. Nếu thiếu đi điều kiện này thì rất có thể đại học sẽ trở thành nơi bóp nghẹt các thiên tài ngay từ khi họ chưa kịp bộc lộ, ngay từ trong trứng nước. Vậy nên thực tế có thể xảy ra trường hợp: tài năng mà một trường đại học thiếu tự do tưởng là đào tạo được đôi khi chỉ là hình ảnh lộn ngược của tài năng.

Tuy nhiên tự do không chỉ là điều kiện cho các thiên tài phát triển mà còn là điều kiện cho tất cả các sinh viên bồi đắp các năng lực của họ, có thể đó là những năng lực không thuộc dạng đặc biệt, nhưng cần thiết cho cuộc sống và cần thiết để họ tự khẳng định mình như những cá nhân độc lập và độc đáo. Thực ra cần phải hiểu rằng mong muốn có nhiều Ngô Bảo Châu sẽ chỉ là một mong muốn mang tính chất ảo tưởng4, nếu không tạo được điều kiện và môi trường cần thiết cho sự xuất hiện và sự khẳng định của những người hiếm hoi như Ngô Bảo Châu. Các nhà giáo dục trên thế giới đều thống nhất rằng điều kiện và môi trường cần thiết ấy chính là tự do. Tự do để khai phóng mọi năng lượng, khai phóng mọi khả thể, khai mở mọi khả năng sáng tạo, để cho tất cả mọi người đều có thể phát triển trí tuệ tới một mức độ nhất định, chính trên nền tảng trí tuệ cao đó mới có thể hình thành nên các cá nhân xuất sắc.

————————————-
1 Bên cạnh những câu hỏi này là hàng loạt những vấn đề khác. Đơn cử một chuyện: các loại hình thức luyện thi trong đó có luyện thi vào đại học là cách thức lý tưởng và hữu hiệu để giết chết khả năng tư duy của học sinh, và không chỉ khả năng tư duy mà còn cả sự hứng thú và ham thích hiểu biết của họ. Đương nhiên, không vì thế mà ta đánh giá thấp học sinh, vì kể cả khi họ chấp nhận học luyện thi vì mục đích trước mắt là vào đại học, thì có thể một phần mạnh mẽ trong con người họ vẫn chống lại phương pháp của cơ chế luyện thi.

2Alfred North Whitehead, Những mục tiêu của giáo dục, Hoàng Phú Phương dịch, NXB Thời đại & Đại học Hoa Sen, 2010, tr.102.

3John Stuart Mill, Bàn về tự do, Nguyễn Văn Trọng dịch, NXB Tri Thức, 2005, tr.148-149.

4Điều này cũng tương tự như cái mong ước về một nhà văn lớn của chúng ta, đó là một mong ước mang tính ảo tưởng dù rất chính đáng. Điều kiện về mặt văn hóa xã hội và tư tưởng hiện tại chưa cho phép, ít ra là trong tương lai gần, sự xuất hiện một nhà văn như mơ ước của một vài tầng lớp độc giả Việt Nam hiện nay, những người đã tiếp xúc với những tác giả tầm cỡ của thế giới. Tuy nhiên, điều đó không ngăn cản các nhà văn làm công việc của họ để tạo điều kiện cho sự ra đời của những tài năng tương lai. Và các nhà văn của chúng ta cũng cần tìm hiểu xem các nhà văn lớn được đào luyện và tự đào luyện như thế nào, tài năng của họ được nuôi bằng nguồn dinh dưỡng nào.

Nguồn:Tia Sáng
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • So sánh giáo dục Đại học Việt - Mỹ

    17/12/2017TS. Vũ Quang ViệtBài viết tóm tắt những khác biệt cơ bản giữa giáo dục đào tạo cấp cử nhân (BA) ở Mỹ và ở Việt Nam hiện nay. Những nét cơ bản này dựa vào so sánh chương trình học kinh tế ở VN và chương trình học khoa học cơ bản, xã hội hoặc nhân văn (trong đó có kinh tế, toán, vật lý, hoá học, văn chương, tâm lý học…)
  • Người thầy đại học đầu tiên của đời tôi

    19/11/2014GS.NGND Trần Thanh ĐạmĐó là cố Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Tường. Thầy không phải là giáo sư đại học đầu tiên duy nhất của tôi, bên cạnh các tên tuổi lớn khác: Đặng Thai Mai, Trần Văn Giàu, Cao Xuân Huy, Đào Duy Anh, Nguyễn Đức Chính, Trương Tửu... nhưng thầy là khuôn mặt độc đáo, đặc sắc trong số các vị đó để lại những kỷ niệm không bao giờ quên trong ký ức và trong cuộc đời tôi....
  • Sự học & đại học

    18/09/2013Tô Vĩnh Hà (ĐH Khoa học Huế)Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.
  • Hướng đi của đại học

    13/02/2013Cao Huy ThuầnTôi không biết rõ đại học Việt Nam đang đi thế nào và sẽ đến đâu, nhưng tôi biết đại học ở bên ngoài, trên thế giới, đang đi làm sao, đang biến chuyển thế nào, và tôi cũng biết: với thời đại của toàn cầu hóa, những biến chuyển đó sẽ lan rộng ra đến ta, đại học Việt Nam sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng. Vậy nói chuyện bên ngoài cũng là nói chuyện của ta, tranh luận bên ngoài sẽ giúp ta thấy rõ vấn đề hơn để tự mình tìm hướng đi cho chính mình.
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Thay đổi cho đại học thế kỷ 21

    19/06/2011Thanh TuấnNhững thay đổi của xã hội hiện đại đòi hỏi cách tiếp cận mới đối với đại học (ĐH) thế kỷ 21. Cuộc hội thảo quốc tế với chủ đề “ĐH nào cho thế kỷ 21?” do Trung tâm giáo dục Trí Việt tổ chức trong hai ngày 16 và17-10 tại TP.HCM đi tìm câu trả lời...
  • Đại học hay học đại?

    15/06/2010Nguyễn Lân DũngThành tích xây dựng hệ thống các trường đại học cao đẳng ở nước ta là rất lớn. Nhưng về chất lượng đào tạo thì quả thật là có quá nhiều vấn đề cần bàn.
  • Lãnh đạo nền đại học: Tự huyễn hoặc, di hại nhiều năm

    12/06/2010Nghĩa Nhân - Thu HằngTrò chuyện cùng GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng, về kết quả giám sát việc quản lý giáo dục đại học.
  • Đại học đi về đâu?

    19/03/2010Cao Huy ThuầnĐại học bất cứ ở đâu đều chịu ảnh hưởng của những biến chuyển ấy và dù muốn dù không đều sẽ bị lôi cuốn theo chiều hướng ấy. Đại học Việt Nam e cũng sẽ thế mà thôi. Tuy nhiên, đại học, văn hóa của một nước, không dễ gì để đánh mất bản sắc quốc gia của mình. Văn hóa Việt Nam, nếu nói theo Khổng thì là trung dung, nếu nói theo Phật thì là trung đạo. Tôi hy vọng tinh thần đó sẽ hướng chúng ta trả lời câu hỏi chung đặt ra cho mọi đại học: đại học là gì ? Từ câu trả lời đó, ta sẽ biết đi về đâu vào thế kỷ mới.
  • Trách nhiệm xã hội của đại học

    12/11/2009Cao Huy ThuầnĐồng thời với chúng tôi hồi đó, tại mẫu quốc, các cậu bé của nước Đệ Tam Cộng Hòa Pháp được dạy để làm công dân dưới mái trường mà mỗi giáo viên tiểu học là một người lính tiền phong chống lại giáo dục của Nhà Thờ ngự trị qua bao thế kỷ.
  • Harvard bàn về khủng hoảng giáo dục đại học VN

    21/09/2009Đại AnTuần Việt Nam xin giới thiệu nội dung cơ bản của bản báo cáo trong khuôn khổ Asia Programs của Trường lãnh đạo Kennedy thuộc ĐH Harvard, do hai tác giả Thomas J. Vallely và Ben Wilkinson thực hiện với tựa đề: Giáo dục đại học - cao đẳng Việt Nam: Khủng hoảng và đối phó.
  • Cuộc cách mạng giáo dục mới phải bắt đầu từ bậc Đại học - Cao đẳng

    01/11/2006Lê Minh TriếtThực trạng Giáo dục & đào tạo hiện nay ở nước ta là nỗi âu lo sâu sắc của toàn xã hội, vì nó gắn liền với mỗi gia đình và tương lai phát triển của đất nước. Vấn đề này đã được đề cập mọi lúc, mọi nơi và nhiều khi gay gắt trong Hội thảo khoa học, trên mặt báo và tại diễn đàn của Quốc Hội. Các nhà giáo, các nhà khoa học đã đề xuất, kiến nghị các giải pháp đổi mới nền giáo dục nước nhà, nhưng sự chuyển biến rất chậm chạp và đôi khi còn tạo ra các mâu thuẫn mới trong nội bộ hệ thống giáo dục...
  • Lược sử giáo dục đại học và những vấn đề của trường đại học đương đại

    05/10/2006Ngô Tự LậpKhác biệt lớn nhất giữa trường ĐHHĐ với trường đại học thời trung cổ là ĐHHĐ có một tư tưởng chủ đạo, tạo thành nền tảng cho mọi hoạt động của nó, bao gồm mục đích, triết lý, phương pháp, cũng như quan hệ giữa các khoa và quan hệ của trường với nhà nước. Tư tưởng chủ đạo ấy, với Kant, là lý tính...
  • Vị cá nhân trong giáo dục Đại học

    28/09/2006Bùi Trọng LiễuMột xã hội muốn phát triển thì những tàn dư của cách tổ chức có "tính chất vị cá nhân" phải được huỷ bỏ và thay thế bằng cách tổ chức hợp lý hơn, công bằng hơn, lợi ích cho xã hội hơn. Trong nền giáo dục Đại học của nước ta "vị cá nhân ở điểm nào lợi ích cho cả xã hội" ở chỗ nào?
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Tự chủ đại học

    25/12/2005Nguyên NgọcBao nhiêu điều kiện để xây dựng được một đại học “ngang tầm quốc tế”? Nào vật chất tài chính, nào trang thiết bị hiện đại, nào thầy thật giỏi, nào điều kiện hợp tác quốc tế tốt...
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • xem toàn bộ