Sự học & đại học

06:39 CH @ Thứ Tư - 18 Tháng Chín, 2013

Liệu Cổng trường Đại học có nhất thiết phải là Con đường Duy nhất? Đây là một câu hỏi không phải là quá khó để trả lời, nếu xét theo cách duy lý của cuộc đời, nhưng là câu hỏi cực khó với thân phận của con người.

Ngày trước, thuở tôi ôn thi đại học, mẹ tôi nói phải gắng học bởi nếu thi trượt chỉ còn nước đi bán nước chè chát ở ga tàu. Việc bi kịch hoá cuộc đời của mẹ chắn hẳn đúng nhiều lắm với cách hiểu của mọi người. Có lẽ đây là phần chìm của tảng băng trôi: ước ao khỏi “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, gần như đã chấm hết, nếu thi không đỗ (?)

Lớn lên tôi mới hiểu được rằng cuộc đời không giản đơn là thế, tuy nó không phức tạp đến mức như thế. Thật buồn khi phải thú nhận rằng thói quen đại học thực chất chỉ là cách tìm con đường ngắn nhất để chạy trốn những cực nhọc của cảnh chân lấm tay bùn, mặt dầu vai mỡ. Càng buồn hơn nữa khi chúng ta nói thẳng ra rằng, tham nhũng càng nhiều, quan chức càng lắm thì cổng trường đại học càng da diết để trở thành nỗi ám ảnh của mọi cơn mơ. Thử hỏi có ai khẳng định học để cống hiến, để vươn mình tới chứ không phải là để kiếm được một chỗ làm theo cách ăn trắng mặc trơn, để trở thành một đẳng cấp trên, bất kể những hạn chế của tư duy và trí óc?

Tôi đã không ít lần phải nghiêng mình trước những con người chưa một lần thử sức bền của mặt phẳng trượt trơn của chiếc ghế ở giảng đường đại học. Họ có nhiều lắm. Những người đó khác mọi người khác ở điểm duy nhất: Họ coi sự học là nghiệp, lẽ của kiếp người; không hề màng đến công danh, quyền chức. Họ là những người hơn ai hết hiểu rõ rằng con đường học cực nhọc lắm. Mục đích hiểu biết lớn hơn hết thảy mọi toan tính; nhu cầu cống hiến nhiều hơn gấp bội lần những đêm trắng, những mài miệt, ky cóp từng con chữ, từng mảnh vụn rời rạc của tri thức. Họ cũng biết rõ thêm rằng tiền bạc và sự lười biếng, khi cần, vẫn có thể mua được một tấm bằng đại học, đôi khi cao hơn thế; nhưng thực chất của nghĩa học, thì không thể, không bao giờ!

Cuộc đời có vô khối những cánh cổng khác nhau. Và tất nhiên càng nhiều hơn nữa những con đường, những cách đi, lối đi không giống nhau. Trường đại học chỉ là một trong những lối đi thích hợp với “tư duy” của thời đại thẩm định giá trị bằng bằng cấp. Bạn cứ tin rằng trường đại học thật giống với tà áo dài. Chỉ có 10% tổng số thiếu nữ và phụ nữ có công việc thích hợp với việc mặc nó. Và nhất là, chỉ có 10% của 10% đó mặc thật sự đẹp mà thôi.

Tại sao không thể trở thành một người công nhân giỏi, một kỹ thuật viên tài ba? Nếu như ta có được Nhất nghệ tinh thì chắc hẳn sẽ hạnh phúc hơn nhiều những người tốt nghiệp đại học nhưng suốt đời phải chìm trong nỗi khổ vì năng lực không tương xứng với tấm bằn danh nghĩa, vật vờ. Nếu muốn học, bạn có thể học bất cứ lúc nào, bất kể chỗ đứng nào.

Nguồn:Dân trí
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phương pháp học tập cổ điển của các cha đẻ nước Mỹ

    02/11/2016Nguyễn Minh HiểnTrước khi đi vào dạy về Hiến pháp và Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, anh Josheph nói trước tiên về phương pháp học tập của các vị cha đẻ của nước Mỹ. Đa số họ đều là những người không học qua trường lớp chính thống, họ tự giáo dục chính họ và soạn ra bản hiến pháp bất hủ đặt nền móng cho nước Mỹ bây giờ...
  • Mười “Hiện đại hóa” của sinh viên đại học Trung Quốc

    27/03/2014Dương Quốc Anh dịch theo tạp chí “Cách ngôn”Dưới làn gió xuân cải cách “sản nghiệp hóa giáo dục”, hưởng ứng lời hiệu triệu vĩ đại “mở rộng chiêu sinh”, từ năm 1999 đến nay trường mở rộng chiêu sinh, thu được thành tích nổi bật, trở thành điển hình của các trường đại học, cao đẳng trong toàn thành phố, chuyển lỗ thành lãi, sản xuất có quy mô. Bây giờ, tôi có thể kiêu hãnh mà tuyên bố trường tôi đã dần dần thực hiện “mười cái hiện đại hóa”...
  • Đại học là như thế nào?

    06/05/2006Phan BảoĐại học theo định nghĩa của các vị hay các đàm khoát luận ở quán bia là học đại đi (như kiểu nói Tượng đài bao giờ cũng ở tại đường) vậy. Đó là một tri thức phổ biến bởi vì quán bia là một diễn đàn rộng rãi nhất...
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Vì sao sinh viên trường Đại học thường… học đại?

    21/03/2006Mai Thùy Trang, Đỗ Hồng Cường, Phạm Thị Kim Phương, Trần Thị Tuyết Minh (Khoa kinh tế, ĐH Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh)Nhiều nhà quản lý nhân sự đã phàn nàn rằng, sinh viên tốt nghiệp Đại học của ta, nhiều em quá kém, ra làm việc mà "ngơ ngác như con nai vàng". Mọi sự đều có lý do của nó...
  • Trường Đại học duy lý và ý tưởng tự trị Đại học

    19/02/2006Ngô Tự Lậpcha đẻ thực thụ của trường Đại học hiện đại chính là Immanuel Kant (1724 -1804), người đã kết hợp triết học duy lý (rationalism) của Descartes với triết học duy nghiệm (empiricism) của Bacon và mở đầu cho thời kỳ Khai Sáng...
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Giáo dục đại học Việt Nam: Một vài con số

    21/10/2005LTS. Nhà báo Lê Hạnh, trên Lao Động số ra ngày 23.06.2004, đã ghi nhận từ hội thảo quốc tế " Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ", tổ chức trong hai ngày 22 – 23.6.2004 tại Hà Nội, một vài thông tin so sánh đại học Việt Nam và thế giới. Chúng tôi xin trích đăng dưới đây một số đoạn của bài báo – dù biết rằng các so sánh thường khó tránh khỏi phần khập khiễng !
  • Cần một phương pháp học ở đại học

    31/08/2005Nguyễn PhanĐã nộp xong luận văn và chỉ hơn một tuần sau sẽ bảo vệ tốt nghiệp tại khoa xây dựng (ĐH Bách khoa, ĐHQG TP.HCM), nhưng SV Đ.H.T. (khóa 99) đã đột ngột ra đi. Kết luận sau khi giám định pháp y cho thấy SV T. đã chết vì nhồi máu cơ tim. Hậu quả tất yếu của việc học căng thẳng và không khoa học. “Bình thường T. học đến 3g30 sáng và hôm sau ngủ bù đến khi ăn cơm trưa.
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Giáo dục đại học: Khơi dậy và nuôi dưỡng tính ham học

    12/07/2005Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, AustraliaGần đây, nhân dịp được tham dự vài buổi giảng tại một trường đại học trong nước (theo lời mời của vài đồng nghiệp), tôi chợt nhớ đến kinh nghiệm của chính mình trong thời còn theo học đại học hơn 30 năm trước đây. Thời đó, mối quan hệ giữa người giáo sư và sinh viên chủ yếu là “thầy giảng trò chép”. Ở các trường đại học Tây phương từ hơn 50 năm trước giới nghiên cứu giáo dục đã chứng minh rằng một phương pháp giảng dạy như thế không đem lại hiệu quả cao cho người học, vì nó mang tính thụ động quá. Ngày nay, qua trao đổi với một số đồng nghiệp trong nước và trực tiếp tham dự nghe giảng, tôi cảm thấy mối quan hệ thụ động như thế vẫn còn tồn tại. Có lẽ đã đến lúc chúng ta nên thay đổi cách giảng dạy để đem lại hiệu quả tốt cho sinh viên và cả người dạy.
  • 3 ý kiến của một sinh viên về Giáo dục đại học

    02/07/2005Trần Phạm Lê Phan, Sinh viên năm 2 chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp, ĐH Bách khoa TP.HCMNhững điều GS Hoàng Tụy viết về việc cải cách giáo dục ĐH vẫn còn ở tầm cao so với nhận thức của một sinh viên năm hai như tôi. Nhưng nhân một “cuộc cách mạng” của ngành giáo dục, tôi – với tư cách là một sinh viên – xin có vài ý kiến.
  • Những điều không dạy ở trường đại học

    27/01/2004Biết rằng nhân sự là khâu then chốt trong sự thành bại và tăng trường của bất kỳ doanh nghiệp nào, nhất là những doanh nghiệp "chưa lớn", tôi vẫn thấy bất ngờ với nhiều ứng viên 

    Sự nhạy cảm về tính phù hợp có thể vẫn chưa được chú trọng ở cả hai phía: người tuyển dụng và ứng viên. Câu hỏi bây giờ là làm sao đây để người ta chú trọng hơn về tính phù hợp (competency). Đặc biệt đối với những công ty nhỏ và vừa, đang phát triển tính phù hợp cần được cân nhắc xen kẽ với tính linh động (flexibility) trong xử lý công việc...
  • Giáo dục đại học: Cần một hệ tư duy quản lý khác?

    04/01/2004Chất lượng đào tạo (ở đây tôi chỉ xin trình bày ý kiến của mình trong giới hạn lĩnh vực đào tạo đại học) liên quan đến nhiều yếu tố, nhưng quan trọng nhất là chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy, cơ sở vật chất, chương trình cùng phương pháp giảng dạy và bao trùm trên hết là chất lượng quản lý. Các yếu tố khác đã được đề cập nhiều. Ở đây, chúng tôi chỉ xin nhấn mạnh đến yếu tố bao trùm. Nhưng vì sao quản lý là yếu tố bao trùm?
  • Vinh quang đại học hay áp lực tù đày: Những khác biệt từ quan niệm

    20/08/2003Có một sự khác biệt rất lớn trong giáo dục phổ thông giữa Việt Nam và các nước phương Tây. Vì nhiều lý do, mục tiêu tối hậu của đại đa số các gia đình ở Việt Nam là làm sao để con em có thể vào được đại học. Chính vì thế, áp lực "đậu đại học" năm này qua năm khác cứ liên tục đè nặng lên vai những cô cậu học trò trẻ tuổi.
  • Minh triết đại học đến từ đâu?

    28/05/2003Đã từ lâu, bất cứ ai quan tâm đến nền giáo dục đại học đều nhận thấy rằng lối giảng dạy như hiện nay không thể nào kích thích được năng lực tư duy độc lập, phát triển óc phê phán, biết hoài nghi khoa học, biết và dám không phục tùng ngụy lý, biết và dám phê phán cái lạc hậu, cái sai lầm nơi người học Tức là lối giảng dạy đó không thể mang lại sự "minh triết” cần phải có của một nền giáo dục đại học "chính danh". Tại sao lại như thế vậy, cái gốc của tình trạng này hệ tại ở đâu?
  • Đổi mới cả nội dung lẫn cách thi vào đại học

    10/02/2003Thi vào đại học được cả xã hội quan tâm và được xem là vấn đề nổi cộm từ lâu. Nhiều người đã nêu ra những điều bất cập và lên tiếng đề nghị ngành giáo dục tìm biện pháp khắc phục. Thế nhưng, trong buổi thảo luận về "Các giải pháp đổi mới tuyển sinh đại học" với sự có mặt của đại diện khá nhiều trường đại học đầu đàn trên địa bàn Hà Nội, thì hầu hết đại diện của các trường đều "bình chân như vại", cho rằng dư luận xã hội đã quá cường điệu khi đề cập vấn đề này và (theo họ) cung cách thi cử hiện nay là thích hợp hơn cả. Có thực như vậy không?
  • xem toàn bộ