Chợt nhận ra

Manager, E-mail: [email protected]
06:49 CH @ Chủ Nhật - 15 Tháng Hai, 2009

Chợt nhận ra những tâm sự canh cánh trong lòng những truân chuyên cuộc đời làm người ta già đi, không đón nhận được hạnh phúc cuộc sống quanh ta. Chợt nhận ra kỹ năng để tạo dựng hạnh phúc không chỉ bởi trải nghiệm lòng mình mà còn bởi ta cho và nhận trong cuộc sống sao cho thích hợp, có nghĩa có tình.

>> Xem thêm bài:Tản mạn về triết lý đời thường (Trường Giang)

Chợt nhận ra với cả những người ta chưa cảm tình, họ cũng cùng ta sống chung dòng chảy cuộc đời. Những hiểu nhầm đời thường đơn giản chỉ bởi hoàn cảnh, suy nghĩ sống đã làm cho người ta thực sự tin những gì mình nghĩ là đúng mà không xét đoán hết được mình đang cho và nhận những vui buồn cuộc sống ra sao. Thật vui khi ta hiểu được hạnh phúc không có ngôn ngữ nào diễn tả, biểu đạt hết những cảm nhận tâm tư khi ta hiểu và nhìn nhận cuộc sống.

Lịch sử vẫn tồn tại trong lòng mỗi người, trong từng khoảnh khắc cuộc sống mỗi người chúng ta. Vương vấn lòng mình những trăn trở, toan tính đời thường, chỉ có trong lòng đã hiểu chừng mực nào mà hành động, thực hiện định hướng ấy.

Chợt hiểu cái duyên cuộc đời mộc mạc, giản đơn khi ta nói và làm được hết lòng mình để chia sẻ cảm thông với người khác, giúp họ có niềm tin sống và mình có thêm kiến thức tạo dựng cuộc sống,hạnh phúc mưu sinh.

Chợt thấy có thể nói ra tâm sự,trăn trở lòng mình cho người xung quanh hiểu ta hơn đã là sự cố gắng vượt qua những câu nệ tiểu tiết đời thường cho ta được sống với tự do tinh thần và cảm nhận hạnh phúc nhiều hơn.Vì chúng ta ai ai cũng mưu cầu hạnh phúc, gồng mình trước thực tại gắng hy sinh vì tương lai thế hệ sau.

Hạnh phúc cuối cùng tìm ở chính lòng mình, gắng tránh những hiểu nhầm từ bản thân và quan hệ xã hội, ta có thêm những người thân yêu, những người đã mang trong mình tình yêu và lòng bao dung của cả thế hệ, gìn giữ và truyền đạt lại cho con cháu. Phúc hoạ ở đời, làm chúng ta nhạy cảm hơn, đau đớn nhiều hơn hay hạnh phúc nhiều hơn, có áp đặt nó cho đứa lớn đứa nhỏ trong nhà, có áp đặt với bạn bè, với mối quan hệ của mình hay không? Nhiều lần thức trắng đêm, ta khóc, ta thẹn với lòng mình.

Giá trị đích thực của một con người trước hết được xác định bởi: Anh ta đã đạt đến chỗ giải phóng khỏi CÁI TÔI đến mức độ nào và theo nghĩa gì!

Hỏi ai chưa từng thẹn với lòng, vì lòng kiêu hãnh, vì sự tự ti, vì bản thân chưa thật gạt bỏ hết cái lợi mưu sinh, cái mưu cầu danh cầu tài, một tấm chân tình, một tâm hồn thuần khiết. Để rồi văn hoá con người hình thành từ những gì ta nghĩ, từ bước hành động hôm nay không biết diễn giải vẹn toàn hay là bởi ta vẹn toàn nó từ trong đáy lòng sâu kín kia.

Chỉ chợt nhận ra nấc thang thành đạt bắt đầu bằng sự nhạy cảm, trăn trở, hành vi, kết thúc bằng cảm giác lòng mình nhìn nhận lại mà không nghe hết được câu chuyện đời thường. Để chúng ta cùng sống nhưng lại không hiểu được nhau, giọt nước mắt cứ lăn trên má khi sự thật không phải bao giờ cũng được phơi bày, thẳng thừng đem ra xem xét.

An nhàn trong cái nghiệp cuộc đời,thấy thêm tuổi ta càng sống vì một chữ tín, chữ tình. Vì bản thân ta khóc trước hạnh phúc tinh thần, vương vấn một chút phiền ưu sầu cảm trên khuôn mặt, trong lòng xây dựng niềm tin để tiếp tục phấn đấu. Bước sang cái tuổi tóc trên đầu không còn xanh nữa, đè nặng trên vai trách nhiệm gia đình, công việc đã được chút vẹn toàn, thanh thản khi cầu danh cầu tài, cầu hạnh phúc ấm no ta vẫn được lòng bà con hàng xóm tin yêu thương mến...

Khóc cho ai cô đơn một mình,khóc cho người chưa nhận hết giá trị tồn tại, khóc cho lòng mình nhận ra hạnh phúc thật giản đơn.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ta là sản phẩm của chính mình

    10/02/2020Giản Tư TrungĐịnh nghĩa lại sự học luôn là khởi nguồn cho mọi cuộc cách mạng về giáo dục. Do đó, điều quan trọng nhất hiện nay là nỗ lực tạo nhận thức cho người học để mỗi người hiểu rằng, họ mới chính là "ông chủ" của quá trình giáo dục, là "nhà quản trị" sự học của bản thân, với tâm thế: "Ta là sản phẩm của chính mình!".
  • Ta là ai?

    12/08/2016TaLaWhoHãy để cho tầm nhìn vươn cao, vươn cao nữa. Trái đất to lớn của chúng ta lúc đó sẽ là gì trong hệ mặt trời, và hệ mặt trời sẽ là gì trong cái vũ trụ mênh mông, vô thủy vô chung? Có buồn cười không chuyện con người cứ cho mình là chúa tể của muôn loài, nhưng mới chỉ nhìn xuống từ một Toà nhà hai chục tầng đã thấy mỗi người chỉ giống như hạt vừng, hay như con kiến gió bé tí ti...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Sống và Suy ngẫm

    13/04/2014Sống và suy ngẫm tập hợp những câu chuyện nhỏ về muôn vàn góc cạnh cuộc sống mà ông ghi chép, lượm lặt trên những nẻo đường đã qua, những trải nghiệm thực tế được ông kể lại với phong cách hóm hỉnh, trào phúng, mang lại thật nhiều thi vị để ngẫm ngợi...
  • Suy ngẫm: Để thành công trong cuộc sống

    24/06/2011Bạn hãy suy ngẫm về sự thành công của mình...
  • Suy ngẫm và Tự luận

    13/11/2010GS. Nguyễn Văn Hạnh... Người Việt Nam không chỉ hôm qua mà cả hôm nay nữa đã gửi vào văn chương cả kinh nghiệm sống, cả tình yêu và khát vọng, cả đạo đức, triết học và tín ngưỡng của mình. Cho nên, muốn biết cha ông ta đã sống như thế nào, đã nhắn gửi gì cho các thế hệ tương lai ...
  • Triết lý sống

    08/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích...
  • Suy ngẫm mỗi ngày

    05/12/2008Nguyễn Tất ThịnhTrong bài ngắn này tôi đưa ra suy nghĩ, quan sát từ thực tiễn tư vấn của mình trong 5 năm gần đây. Ngõ hầu sửa chữa tư duy của rất nhiều nhà quản lí chưa có thói quen hay nhận thức đầy đủ, và tính được mức độ tác động của yếu tố vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp mình, đồng thời trợ giúp các nhà quản lí tổ chức vĩ mô hay vĩ mô tham khảo định hình bài toán hoạch định tương lai của tổ chức mình...
  • Suy ngẫm về Tầm Nhìn

    26/11/2008Nguyễn Tất ThịnhMột khái niệm rất cơ bản mà các Nhà Quản lí Vĩ mô hay Vi mô đều phải đối mặt và nhận trách nhiệm về chính mình trong sự nghiệp đảm trách dẫn dắt tổ chức mình trên con đường phát triển, đó là Tầm Nhìn. Vậy tại sao phải xác định Tầm Nhìn và Tầm Nhìn là gì ?
  • Giá trị bền vững của triết lý dân gian trong toàn cầu hóa

    21/09/2008Tô Duy HợpVấn đề được đặt ra dưới dạng song đề. Toàn cầu hoá đang tạo ra tình thế hai mặt: vừa mở rộng cơ hội vừa thách thức to lớn đối với văn hoá dân gian nói chung và triết lý dân gian nói riêng. Điều này liên quan tới bản chất, đặc điểm của triết lý dân gian. Do đó cần làm rõ ưu điểm và nhược điểm của nó. Sức sống, giá trị bền vững của triết lý dân gian phụ thuộc vào việc duy trì phát huy ưu điểm và đồng thời khắc phục nhược điểm để có thể lợi dụng được cơ hội và vượt qua được thách thức của toàn cầu hoá...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Triết lý của tự do

    05/09/2006Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà NộiMontesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả...
  • Diễn đàn: Ta là ai!

    17/08/2006Thu PhươngTự nhận và tự vấn những tật xấu của bản thân không còn là điều xa lạ, và hàng loạt các cuốn sách như "Người Trung Hoa xấu xí" ,"Người Mỹ tự trào", "Những tật xấu của người Nga"… Đó chính là một cách để con người tự vươn lên: Còn ở nước ta thì sao? Chúng ta có những ưu điểm nổi bật gì, những tật xấu gì? Đã khi nào dám khám phá mình, nhìn thẳng vào đó để tu dưỡng?
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • Triết Lý Khi Yêu

    19/09/2005Vương TrọngChừng mực với mọi điều
    Với tình yêu xin đừng chừng mực
    Đã yêu thì yêu như lửa đốt
    Cây cành nào cũng phải cháy thành tro
  • xem toàn bộ