Triết học phương Tây hiện đại đi về đâu?

08:18 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Ba, 2006

Các vấn đề nổi lên hàng đầu trên thế giới hiện naykể ra không xiết: công nghệ thông tin, trao đổi dữ liệu, toàn cầu hoá, kinh tế tri thức, các phát hiện mới về sinh học, xung độtđẫm máu cục bộ bệnh tật mới, cao trào du lịch, thương mại điện tử… Hiển nhiên triết học khó lòng chiếm một chỗ nhỏ bé trong hoạt động tri thức của con người thời đại. Nó còn được nhắc nhở phần nào chăng qua các phương tiện truyền thông, hay tối thiểu còn có cơ may thu mình lại trên vài trang sách?

Nhìn lại một cách sơ lược và tổng thể triết học Tây phương hiện đại, ta ghi nhận những tên tuổi lớn trong buổi đầu của thế kỷ muốn xây dựng tri thức trên những cơ sở vững chãi: Husserl, Witrgenstein. Bên cạnh đó là nền luận lý toán học với các công trình của Frege.

Tiếp theo là Thế chiến thu hút tư tưởng xoay quanh những loại triết học về tận thế. Chủ nghĩa nhân bản ở Âu Châu lung lay tận gốc.

Giai đoạn sau là một nền triết học bao gồm toàn những tên tuổi Đức quốc: Heidegger, Jaspers, Hannah Arendt, trường phái Francfurt... đều tập trung tư tưởng về hiện tượng “lò sát sinh Auschwitz". Đây cũng là thời kỳ phát triển trào lưu cơ cấu cùng những khoa học nhân văn.

Triết học có phần hoài nghi về bản chất và giá trị của nó, đến nỗi có người tự hỏi biết đâu triết học chẳng có giá trị bằng một giây phút trầm tư nữa đấy. Và sự kiện loài người trải qua kiếp nạn là cuộc chiến khổng lồ có thể xuất phát từ một luồng tư tưởng nào đó, một triết thuyết nào đó không biết chừng... Có thể là một triết thuyết khước từ thượng đế, một triết thuyết lấy con người làmThượng đế?

Hiện nay một số triết thuyết đang thoái trào, như cơ cấu luận, không còn được nhắc nhở nhiều, bên cạnh một số triết thuyết còn được ứng dụng vào bối cảnh một như hiện tượng luận, hiện sinh, tín hiệu học.

Bộ môn triết học cũng sa sút nhiều trong trường học, ở lớp cuối chương trình PTTH giáo dục phổ thông. Có một điều mâu thuẫn là: Đứng trước những vấn đề xã hội bùng nổ vỡ bờ, thanh niên trở nên vô cùng thắc mắc, bức xúc, khủng hoảng cảm thấy bế tắc trong lối tìm giải đáp. Loại sách đào sâu dằn vặt, giải đáp vấn nạn, dường như không có mấy. Thanh niên cảm thấy vắng bóng những tấm gương, những khuôn mặt nổi bật. Khoảng những năm 50 hiện lên hình ảnh triết gia "dấn thân" vào đấu tranh, phục vụ chính nghĩa, hoặc trong nhũng năm 60 có những bậc "thầy tư tưởng", những vị "đánh thức lương tâm"...Những hình ảnh này đã vắng bóng. Các phương tiện truyền thông thỉnh thoảng đóng vai trò cầu nối giữa tư tưởng và đại chúng bằng cách tạo dịp mới cho các nhà tư tưởng ở trong nước và ngoài nước lên màn ảnh như để phỏng vấn, hoặc tổ chức bàn tròn thảo luận. Hoặc, để thay đổi không khí, họ mở ra trong xã hội những tụ điểm "cà phê triết học" làm nơi gần gũi và trao đổi giữa thanh niên và số người nổi tiếng.

Sau thế hệ các triết gia Đức và Áo như Witrgenstein, Pop-per, Arendt,Marcuse... nổi lên một số " triết gia mới " của Pháp như Demda, Foucault, Deleuze, Lyotard, Serres... gây được tiếng vang và tranh luận ở trong nước và ở Hoa Kỳ. Chính những nhà tư tuởng này đã tạo được uy tín rộng rãi hơn các tác giả văn thơ. Và tư tưởng được phổ biến bằng con đường thông tin và dịch thuật hơn là tiếp xúc.

Vấn đề Triết học Tây phương hiện đại, dù tồn tại dưới dạng thức nào, cũng đang ở vào bước đường "lâm nạn", qua đó hiện rõ sự thể "cung" không ứng với "cầu”. Phương tiện tham khảo và phương tiện làm việc được hoàn thiện hơn nhờ công nghệ thông tin, nhờ dụng cụ dồi dào đổi mới. Nhưng cùng một lúc, do thế giới biến động và xã hội xoay chuyển theo, phát sinh những cơ chế mới tạo những sức ép trong cách nghĩ, cách làm của con người, đòi hỏi sự đồng hóa, đồng loạt, những khuôn mẫu, tiêu chí... bấy nhiêu đòi hỏi đều xa lạ với tư tưởng, loại trừ những gì là riêng biệt, mới mẻ. Tư tưởng phải chọn cách thể tồn tại.Do tổ chức xã hội theo cơ chế thị trường, triết gia thời đại mới không thể là triết gia “trùm chăn”hoặc thu rút vào " tháp ngà" được. Họ phải “dấn thân”, dù dưới nhiều dạng khác nhau có thể khởi đầu bằng cách viết báo, dạy học. Đây là những diễn đàn. Càng ngày tư tưởng càng hoà nhập vào báo chí. Công cụ báo chí đòi hỏi nhà tư tưởng phải cẩn trọng vì nó là con dao hai lưỡi: nó có mặt tích cực khi phổ cập tư tưởng vào xã hội, nhưng ngược lại có thể rơi vào mặt tiêu cực khi vô tình giản lược hoặc thậm chí vo tròn bóp méo tư tương một cách oan uổng do yêu cầu của trang báo.

Mặt khác, tư tưởng, dù muốn dù không, dù xuất phát từ nhu cầu trí tuệ hay yêu cầu của hoàn cảnh, vô hình trung đụng đầu vào tổ chức và quyền lực quốc gia. Có khi thuận chiều, lắm khi nghịch chiều. Bên dưới quyền lực quốc gia có tính tập hợp và tập trung, xã hội phát triển chứng kiến sự nảy nở đồng thời của rất nhiều loại quyền lực chi phối con người: quyền lực chính trị và luôn cả những quyền lực khoa học, công nghệ nữa. Nhà nước nhằm quy hoạch đời sống, thâm nhập đời sống cá nhân riêng tư, quy hướng tất cả về vấn đề trọng tâm là sản xuất tiêu thụ.

Xã hội tiêu thụ là xã hội hàng hóa. Từ khi đồ vật trở nên đầy ắp trong đời sống con người, thoát thai từ nền đại công nghiệp, đồ vật thực sự lên ngôi, nó trở thành mục tiêu lớn trong đời sống con người. Người sản xuất hùng hục tạo mặt hàng, hàng loạt. Người tiêu thụ một mực vơ vào. Đồ vật nghiễm nhiên chễm trệ trong không gian sống, và luôn cả trong đầu óc con người.Và suy tư chẳng là lấy đồ vật ấy tầm trung tâm. Nó thoắt mang hai mặt, như tấm Huy chương vậy: mặt phải để trần thiết, phục vụ và mặt trái đề ô nhiễm con người. Đất trống, từng mảng một, biện thành núi rác, nghĩa trang phế liệu, đại dương trở thành vực thẳm chất chứa độc tố ủ bệnh cho con người.

Con người không phải là không thấy ra bao nhiêu hiểm họa ấy. Nó đã đi đến những nỗ lực chung, những ưu tư chung, những kế hoạch chung: môi trường sinh thái, trên tất cả mọi thứ, ra đời. Và xem đó là một con đường sống, và chung cho cả loài người.

Để xây đắp tương lai ta thường nghe nói, nơi này nơi khác, đến kế hoạch 5năm, nhiệm kỳ 7 năm... để đánh mốc từng chặng hợp đồng tập thể trong từng quốc gia.

Nay con người khắp nơi đối đầu với những vấn đề lớn hơn, huy động sức lực rộng hơn nhiều:đúng là những vấn đề không biên giới.

Đây là một cuộc chiến khổng lồ, không đạn bom, xuyên lục địa và đại dương, do loài người thiện chí phát động trên mặt địa cầu, chống lại cái cuồng ngạo hồ đồ, cái xu hướng bái ngã và vật thể hóa, đồng thời đánh thức và huy động lương tri của con người bảo toàn sinh mệnh của nó bằng cách quay ngược ý chí của mình kiềm chế và thống trị lại vật chất, bắt vật chất lệ thuộc con người. Chỉ cần thống trị vật chất là con người phục hồi diện mạo của mình, trong đó có hình ảnh của đồng loại, có thiên nhiên, văn hóa và từ đó mới kết tủa triết lý cứu rỗi cần bồi đắp thêm trong thời đại mới.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tiến tới một triết học về hợp tác vì sự giải phóng con người

    22/09/2015Nguyễn Trần BạtVượt thời gian là một khả năng tuyệt vời của nhận thức. Khả năng vượt thời gian cho phép người ta có thể truy đuổi, suy ngẫm về tương lai, hay ít nhất là chuẩn bị tiền đề tâm lý để đi đến với nó. Và ngay cả những người hôm nay đã tìm ra công nghệ để đi đến tương lai nếu trong quá trình tiến đến tương lai tiếp theo, tương lai cấp hai, vẫn khư khư giữ lấy bản đồ án của tương lai thứ nhất thì cũng sẽ trở thành kẻ bảo thủ trong giai đoạn thứ hai này. Cơ sở của công nghệ đi đến tương lai là tư duy không ngừng, lựa chọn không ngừng và loại bỏ không ngừng...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Liệu triết học có phải là khoa học không?

    28/04/2010“Có thực triết học là khoa học không?” gắn với sự nghi ngờ về tính chất của ngành này là một câu hỏi khoa học chân chính, một câu hỏi triết học đối với chúng ta. Triết gia và những người quan tâm đến triết học cần phải nhìn lại, nhận thức đúng về ngành Triết học để soi lại mình và định hướng để cho triết học phát triển tiếp.
  • Vài so sánh giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

    11/11/2006Bài này chia sẻ những điểm khác biệt về triết học, triết lý Đông - Tây, từ đó quyết định xem cân đối kiến thức sao cho hợp lý, hiệu quả cho cuộc sống...
  • Thiền học hay là triết lý của sự im lặng

    04/01/2006Nguyễn Đức ĐànChữ Thiền, Thiền học vốn từ chữ Thiền tông mà ra. Theo truyền thống của trường phái Zen, Buddha có một loại bài giảng bí truyền, từ đời này qua đời khác mà không cần có văn bản viết. Phật truyền riêng cho một môn sinh nào đó, môn sinh ấy là truyền riêng cho môn sinh của mình...
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • Triết học và tâm sự của các nhà giáo

    13/12/2005Cam Lu - Trương Hiệu - Minh Nguyệt (thực hiện)Thực tế ở Việt Nam, việc giảng dạy môn triết học cũng như đội ngũ cán bộ nghiên cứu giảng dạy môn học này hiện ra sao?
  • Triết học Tôn giáo

    12/12/2005TS. Trần Nguyên ViệtBộ môn triết học tôn giáo đã có bề dày lịch sử hai thế kỷ. Trong kho tàng tư liệu triết học thế giới, cho đến nay, đã có rất nhiều công trình thuộc tôn giáo học được công bố và bổ sung; song ở nước ta, có lẽ cuốn Triết học giáo của tác giả Mel Thomson, do TS. Đỗ Minh Hợp từ bản tiếng Nga, là công trình đầu tiên về môn triết này...
  • Những chủ đề cơ bản của Triết học phương Tây

    30/11/2005Phạm Minh LăngCác nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác còn đánh giá rất cao những công trình, những ý tưởng của những người đi trước. Engels luôn kêu gọi chúng ta hãy nghiên cứu và nắm vững lịch sử triết học của thế giới, cái kho tàng đầy ắp những giá trị tư tương của nhân loại....
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • Những vấn đề triết học của Điều khiển học

    13/11/2005Sự phát triển của điều khiển học chứng tỏ rằng các lĩnh vực tổng hợp của các khoa học là những điểm hết sức quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng của quá trình hình thành nên cái quan trọng có tính chất cơ bản và cái mới có tính chất nguyên tắc trong các tri thức về thế giới.
  • Ảnh hưởng triết học phương Tây trong quan niệm của Phan Bội Châu về con người

    22/10/2005Đỗ Thị Hoà HớiPhan Bội Châu là người có vị trí đặc biệt trong lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ông được coi như chiêc cầu nối giữa truyền thông và hiện đại. Trong tác phẩm Nhân sinh Triết học, về nền học vấn của phương Đông, trên cơ sở những giá trị dân tộc, Phan Bội Châu đã biết cách tiếp nhận những giá trị hiện đại của triết học phương Tây, đặc biệt là vấn đề phương pháp để làm mới quan niệm về con người. Trong tác phẩm này, nghiên cứu về con người của ông được sử dụng qua các khái niệm nhân thể, nhân tính, nhân dục, nhân cách, nhân sự. Qua đó, ông khẳng định những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam, đồng thời, kêu gọi nhân dân biết cách giữ lấy giá trị truyền thông cũng như tiếp nhận những giá trị mới phù hợp của thời đại để đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...
  • Về chức năng dự báo triết học

    24/08/2005Nguyễn Tiến DũngSự đối chiếu lịch sử triết học với lịch sử khoa học tự nhiên cho phép khắng định rằng triết học có những khả năng dự báo trong nghiên cứu khoa học bởi vì nó có thể đưa ra trước những cấu trúc phạm trù sẽ là cần thiết cho sự phát triển không ngừng của khoa học...
  • Triết học và Thế giới quan (World outlook) là gì?

    27/04/2003Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh) đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con người...
  • Cùng triết học vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

    27/04/2003Bùi Quang Minh ([email protected])Để tiến vào tương lai, chắc chắn chúng ta không chỉ dựa vào khoa học hiện đại, vào kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, mà còn nhất thiết cần phải dựa vào tư duy khoa học và tư duy lý luận ở trình độ cao và hiện đại...
  • xem toàn bộ