Truyền thống và hội nhập

04:25 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Giêng, 2009
Lịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại.

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có giá trị truyền thống, có những giá trị mang mẫu số chung nhưng cũng có những giá trị mang bản sắc riêng do hình thành trong những điều kiện lịch sử xã hội khác nhau và được biểu hiện ở những sắc thái khác nhau,

Trong thế kỷ 20, mặc dù loài người đã diễn ra nhiều sự kiện kỳ diệu như huyền thoại nhưng thế giới vẫn phải nghiêng mình trước một huyền thoại Việt Nam: Giành độc lập tự do sau 100 năm nô lệ, sau đó đánh thắng hai đế quốc lớn, giải phóng hoàn toàn đất nước.

Huyền thoại đó là một trong những biểu hiện rõ nhất giá trị truyền thống của Việt Nam. Giá trị tích cực của truyền thống của một dân tộc luôn là nền móng, gốc rễ để dân tộc đó đi về phía trước, bởi vì giá trị truyền thống tích cực vừa có giá trị tinh thần - như hồn cốt của dân tộc, vừa có giá trị giáo dục các thế hệ.

Hệ thống giá trị truyền thống của một dân tộc không phải có được trong một thời kỳ lịch sử hay một giai đoạn nào đó mà là sự tích tụ như phù sa bồi đắp năm này qua năm khác, thế kỷ này qua thế kỷ khác, nó thẩm thấu trong từng hành vi, cử chỉ, từng nguyên tắc ứng xử của các thế hệ.

Vậy chúng ta ứng xử với giá trị truyền thống và giá trị thời đại như thế nào trong bối cảnh hội nhập?

Không có giá trị truyền thống thì một quốc gia, dân tộc không thể nói đến sự phát triển trong hiện tại và tương lai. Nhưng quốc gia, dân tộc đó không tiếp nhận, bổ sung những giá trị mới của thời đại thì cũng không thể phát triển.

Như vậy không có nghĩa là khi hội nhập, người ta có thể hoặc là quay về giá trị truyền thống (trong đó có cả những thang bậc đã lạc hậu) để phản đối giá trị mới; hoặc cắt đứt quá khứ để tiếp nhận những giá trị mới (trong đó có cả những giá trị phản phát triển) để rồi bị “xâm lăng về văn hoá”! Vấn đề mang tính khoa học ở đây là sự tỉnh táo chọn lọc giá trị cả quá khứ và hiện tại để vượt lên.

Nếu biết đánh giá đúng tác động hai mặt của truyền thống (những giá trị khoa học sẽ là nền tảng, động lực cho phát triển; những giá trị lạc hậu, bảo thủ sẽ kìm hãm phát triển) thì việc chọn lọc, phát huy sẽ thành công. Nếu nhân danh truyền thống để kìm hãm phát triển thì sẽ dẫn đến trì trệ, còn nhân danh cái mới (tiếp nhận cả những yếu tố phản phát triển) để xoá bỏ giá trị truyền thống thì lại là một kiểu phá hoại mới.

Tôn trọng và phát huy giá trị truyền thống không có nghĩa là khư khư ôm cả những gì lạc hậu, bảo thủ. Giá trị truyền thống là hệ thống động. Con người và lịch sử của mỗi dân tộc, của nhân loại luôn phải đi về phía trước. Thế hệ sau nếu biết phát huy cái hay, cái đẹp của giá trị quá khứ để từ đó nhận thức mới và vượt lên, thích nghi hoàn cảnh mới và tạo nên những giá trị mới của hôm nay.

Trong thời đại ngày nay, khi hội nhập trở nên là trào lưu, mới đầu người ta choáng ngợp trước những cái mới, kể cả cái mới nhưng lại phản phát triển. Nhưng đến lúc này, khi mà do không biết chọn lọc cái mới, vô tình mở cổng thành cho các cuộc xâm lăng văn hoá mới, thì giá trị truyền thống lại là một hướng trở về của các dân tộc bên cạnh việc tăng cường lưới lọc văn hoá thế giới hiện đại. Sự gặp nhau của giá trị truyền thống tích cực và giá trị hiện đại tạo nên giá trị mới cho mỗi dân tộc.

Quá khứ đã có những bài học xương máu về thái độ ứng xử trong quá trình phát triển. Thời đại ngày nay cũng vậy. Mỗi chúng ta đều phải tự học và học từ quá khứ, học từ hiện tại, học từ dân tộc mình và học từ thế giới. Không có giá trị quá khứ, không thể có giá trị hiện tại. Không có cả hai giá trị đó thì không có giá trị tương lai. Giá trị truyền thống và hội nhập, đó không phải là hai phạm trù cách biệt và đối lập nhau mà là cơ hội của sự giao hoà làm nên giá trị mới của dân tộc, nếu chúng ta biết ứng xử khôn ngoan nhất.

Giá trị truyền thống của dân tộc tồn tại ngoài ý muốn của bất cứ người nào. Quan trọng là con người ứng xử với truyền thống như thế nào mà thôi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sức sống Việt

    28/01/2015Nguyễn Bỉnh QuânTa có năm đặc điểm văn hóa Việt để đi sâu nghiên cứu có thể thấy những nét bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó chính là sức sống Việt, sức sống của dân tộc, quốc gia. Bản sắc ấy, sức sống ấy sẽ chuyển hóa như thế nào, đưa chúng ta tới đâu, giúp chúng ta tới đâu trong cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa trong tình cảnh toàn cầu hóa... câu trả lời sẽ trở thành sức sống Việt thời mới.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Tâm lý tiểu nông và toàn cầu hóa kinh tế ở VN

    14/01/2009Phương Loan (thực hiện)Kinh tế Việt Nam gốc rễ là kinh tế tiểu nông. Tâm lý của người tiểu nông là muốn giữ lâu những thứ đồ cũ, những thứ đồ không dùng được nữa. Muốn thành công trong hội nhập kinh tế phải thay đổi tư duy và hành động của nền kinh tế tiểu nông, thay bằng tư duy và hành động của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nguyên trưởng đoàn đàm phán Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ Nguyễn Đình Lương nhấn mạnh.
  • Giao lưu văn hóa trong thời hội nhập

    12/08/2008GS. TS Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa (GLVH) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, bản sắc dân tộc là cội rễ của GLVH. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...
  • Việt Nam hội nhập quốc tế

    19/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrả lời phỏng vấn của các phóng viên Hãng Strategic Media (SM) do bà Toni De Chang và ông Nikitas Papadopoulos thực hiện tại Hà Nội ngày 15/6/2005 cho chuyên đề “ Vietnam Going Global" của tạp chí Foreign Affairs (Hoa Kỳ)...
  • Triết lý nước và hội nhập

    27/03/2007Nguyễn Thị Minh NgọcĐặc điểm tự nhiên của việt Nam mang tính chất bán đảo nổi trội. Trung bình cứ 1km2 đất đai có 1km đường sông. Bởi vậy, nếu hiểu văn hóa là môi trường được con người thích nghi và biến đổi, thì tính sông nước được xem là một đặc trưng của văn hóa Việt Nam.
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Gia phong thời hội nhập

    14/02/2007GS Lê Văn Lan100năm trước, bấy giờ là đầu thế kỷ 20. Đất nước, dân tộc và văn hoá của chúng ta, lúc bấy giờ diễn ra một cuộc vận động/và phong trào/lớn tiếng/ tên là "Duy Tân"...
  • Chủ thể trong hội nhập

    17/01/2007Vũ Quốc TuấnVàoWTO trong thị trường toàn cầu với sân chơi rộng lớn hơn trước và nhiều đối tác mới, trong cuộc cạnh tranh gay gắt để nâng cao vị thế nước ta, sức mạnh của cả dân tộc ta được phát huy, trong đó doanh nghiệp và doanh nhân nước ta giữ vai trò chủ thể...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Hội nhập quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với giá trị truyền thống trong điều kiện toàn cầu hóa

    19/07/2005Nguyễn Trọng ChuẩnQuá trình toàn cầu hóa đang diễn ra hiện nay là hệ quả của sự phát triển vô cùng mạnh mẽ, mang tính chất đột biến của khoa học và công nghệ cao, nhất là công nghệ thông tin. Các phương tiện hiện đại của công nghệ thông tin, trước hết là mạng Internet, mạng viễn thông toàn cầu, cáp quang xuyên đại dương, các mạng kết nối siêu lộ thông tin, … đã tạo ra kết cấu hạ tầng kỹ thuật của toàn cầu hóa.
  • xem toàn bộ