Vài kết quả về điều tra nhân cách người thành đạt theo phương pháp NEO PI-R

11:01 SA @ Thứ Sáu - 29 Tháng Hai, 2008


I - Khái niệm giá trị
II - Giá trị nhân cách
III - Thuyết 5 nhân tố lớn của nhân cách
IV - Trắc nghiệm NEO PI-R
V- Kết quả nghiên cứu nhân cách trường hợp doanh nhân thành đạt
VI- Kết quả nghiên cứu nhân cách trường hợp trí thức thành đạt


I - Khái niệm giá trị

1. Về khái niệm giá trị

Đây là một khái niệm công cụ quan trọng của đề tài. Vì vậy cần xem giá trị nói trong khoa học là gì? Chữ “giá trị” có nhiều nghĩa thường trong đời sống hàng ngày ta hay gặp thuật ngữ này để nói lên giá cả ở nơi mua bán, giá thành ở nơi sản xuất. Kinh tế học thường đề cập đến giá tri sử dụng và giá tri trao đổi. Người ta cũng hay nói: "Cái gì cũng có cái giá của nó” với ý là muốn được một cát gì đó thì phải mất một cái gì đó, như công sức, tiền tài hay một sự chịu đựng thậm chí đến tổn thương tinh thần.

Nói một cách tổng quát toàn bộ sự tồn tại ở loài người trên thế giới này bao gồm các giá trị vật chất và giá trị tinh thẩn - các giá trị bảo đảm sự tồn tại, cuộc sống của con người. cộng đồng. Giá trị như là đối tượng của khoa học về giá trị là các giá trị tinh thần, không nghiên cứu các giá trị vật chất. Các giá trị vật chất nằm ngay trong sự vật, hàng hoá... Còn giá trị tinh thần nói lên ý nghĩa của sự vật, hàng hoá đối với từng người. nhóm người. cộng đồng, dân tộc nhân loại. Có các giá trị vật chất có sẵn trong thiên nhiên như sông, núi, đất, nước... Ví dụ, cái hoa có giá trị vật chất, được con người đánh giá là đẹp nó lại có giá trị tinh thần, và như một cái đẹp tự nhiên được đánh giá chi tiết hơn nói lên ý nghĩa với từng trường hợp cụ thể như: đẹp duyên dáng, đẹp kinh hồn, đẹp trang trọng, đẹp lộng lẫy, đẹp hấp dẫn, đẹp khôi hài... Đó là các giá trị tinh thần do con người tạo ra. Cũng có giá trị vật chất do lao động của con người làm ra như các sản vật thoả mãn các nhu cầu ăn, ở đi lại. Bản thân các vật thể này chứa đựng giá trị nội tại có thể dùng vào việc này hay việc khác, ta gọi đó là các giá trị sử dụng. Khi các sản vật này trở thành hàng hoá, đem trao đổi giữa người này với người kia, lúc đó sản vật có giá trị trao đổi. Sở dĩ, các sản vật này trở thành giá trị vì nó thoả mãn nhu cầu này hay nhu cầu khác của con người. Và khi nào sự thoả mãn nhu cầu này được con người nhận ra ý nghĩa của vật thể hay sản phẩm đó đối với cuộc sống của bản thân, nhất là khi nhu cầu ấy trở thành ước muốn (động cơ của hoạt động), vật thể, sản phẩm trở thành mục đích của một hoạt động cụ thể, khi đó ta có các giá trị tinh thần, thúc đẩy con người phải làm cái này, không làm cái kia. Khoa học giá trị nghiên cứu các giá trị này. Ở đây ta thấy vấn đề nghiên cứu giá trị rất gắn bó với nghiên cứu hoạt động tâm lý con người. Cách hiểu khái niệm giá trị trong giá trị học có quan hệ chặt chẽ với khái niệm chủ thể: tính chủ thể. Tính chủ thể biểu hiện rõ nhất ở tính mục đích của hoạt động, mà mục đích của hoạt động bao giờ cũng là làm sao đạt tới cái mà mình coi nó là giá trị đối với bản thân. Từ đó, có thể đi tới định nghĩa giá trị là cái quy đinh mục đích của hoạt động. Đó là vấn đề sống còn của từng con người, mà tổng hợp lại có thể nói rằng vấn đề giá trị đi theo suốt đời người: xác định hệ giá trị, thang giá trị, thước đo giá trị, định hướng giá trị (gọi tắt là xác định giá trị), rồi theo đuổi giá trị, biểu hiện giá trị, thực hiện giá trị.

Như vậy là, nói đến giá trị là nói đến đánh giá, tìm ra ý nghĩa của sự vật này, sản phẩm kia mà chủ thể quan tâm tới, có ước muốn đạt được để thực hiện một mục đích nào đấy. Đó là thái độ (hệ thống thái độ) của từng con người đối với xung quanh, cũng tức là một phần cực kỳ quan trọng trong lối sống cách sống. Hệ thống thái độ con người, đó là nhân cách của con người, cá tính của nó. Trong đó, có cả nhận thức, triết lý, tình cảm, tâm trạng, tâm thế và hành động. Tất cả những gì con người đã sống, đang sống và sẽ sống, ta gọi là vốn trải nghiệm. Theo lý thuyết hoạt động trong tâm lý học đời người là một dòng hoạt động. Dưới góc độ của giá trị học, đời người là tổng các giá trị do người đó tạo nên, tiếp thu, chấp nhận, lấy làm chuẩn mực bằng dòng hoạt động của bản thân. Tổng các giá trị này là văn hoá của người đó. Trong đời sống hàng ngày con người có các phán đoán về các giá trị: thái độ ủng hộ giá trị này, phản đối giá trị kia, đánh giá giá trị này cao. coi giá trị kia thấp.... Cuộc điều tra giá trị ở đây là điều tra các phán đoán đó, các thái độ đó. Các cuộc điều tra giá trị trên thế giới, trong từng khu vực lâu nay cũng đã và đang làm như vậy. Mấy thập kỷ qua đã xác định cơ sở khoa học và thực tiên của các cuộc điều tra này, chứng minh tính khách quan, độ chính xác, độ tin cậy và tác dụng của chúng đối với quản lý cùng với các giá trị cá thể - có chỗ gọi là giá trị nhân cách - có các giá trị của cộng đồng mà ta gọi là các giá trị xã hội, ở đây trình bày kết quả điều tra các giá trị, xã hội tức là những yếu tố trong đời sống tinh thần được cả xã hội.

Cùng với các giá trị cá thể - có chỗ gọi là giá trị nhân cách - có các giá trị của cộng đồng mà ta gọi là các giá trị xã hội, ở đây trình bày kết quả điều tra các giá trị. xã hội tức là những yếu tố trong đời sống tinh thần được cả xã hội quan tâm, nói một cách chính xác hơn, từ các giá trị này (cùng với các giá trị khác), tạo dựng lên xã hội, như giá trị dân chủ, niềm tin xã hội của các cộng đồng từ các đơn vị cơ sở đến cộng đồng tộc người, cộng đồng các dân tộc cư trú trên lãnh thổ một đất nước như Việt Nam, cộng đồng các dân tộc một vùng như Đông Nam Á, Đông Ávà cộng đồng toàn thể loài người. Trong cộng đồng có các giai tầng, giai cấp, như công nhân, nông dân, trí thức mà cuộc điều tra NVS - 2003 trình bày ở đây đã tiến hành điều tra các giá trị ở các giai tảng này. Có thể tiến hành điều tra theo lứa tuổi học sinh, sinh viên, lao động trẻ... Trong các cuộc điều tra giá trị giới thiệu ở đây, người ta đều tập trung vào tìm hiểu ý kiến phán đoán thái độ của những người được hỏi đối với một giá trị nào đấy, với các phương pháp khoa học được tính toán và rút kinh nghiệm qua thời gian hàng gần thế kỷ nay mở đầu từ R.Hartman đã toán học hoá, với công cụ thống kê hiện tại, bảo đảm độ chính xác tin cậy từ việc soạn các câu hỏi (được gọi là các giá trị), việc chọn mẫu, chọn người để hỏi theo phương pháp xác xuất mang tính đại diện cho cả một nhóm dân cư của từng vùng và cả nước. Từ chỗ tính toán các số liệu với sự mô tả trên các tư tưởng phương pháp luận nhất định, đánh giá, phân tích... đi đến các nhận định về một nét tình hình nào đó của xã hội tương ứng, như thái độ của người dân đối với giá trị dân chủ, giá trị thị trường, giá trị niềm tin... Cao hơn nữa, có thể đi đến đưa ra giả định về xu thế của xã hội sẽ tiến tới, như xu thế từ truyền thống sang thế tục trong các quan niệm đạo đức, văn hoá... của trào lưu hiện đại hoá xã hội ngày nay.

Các giá trị nghiên cứu trong công trình này là các giá tri hiện hữu (có người gọi là giá trị bộc bạch), các giá trị đang tồn tại trong não được phát biểu ra bằng phán đoán (thái độ) đối với một giá trị nào đấy. Bên cạnh giá trị hiện hữu còn có giá trị tiềm tàng (có người gọi là giá trị ẩn dụ) là các giá trị cũng tồn tại trong não người nào đó, nhưng chưa phát biểu ra thành phán đoán, chưa bộc lộ thái độ đối với một giá trị nào đó. Trong các giá trị này phổ biến nhất là các giá trị xã hội, trong đó các giá trị cốt yếu nhất đối với cuộc sống (đối với nhân loại) gọi là giá trị nhân loại như giá trị hòa bình hợp tác, khoan dung, dân chủ..., đối với dân tộc: độc lập dân tộc, toàn vẹn lãnh thổ. bản sắc.... đối với con người: phát triển con người. thu nhập. việc làm, quyền con người,...gọi là các giá trị cốt yếu (có khi còn gọi là giá tri khởi thuỷ) giá trị sống còn. Có người còn cho rằng loài người có cả giá trị vĩnh hằng (thiên đường, niết bàn…).
Căn cứ vào luận điểm, mỗi thế giới đều có 3 chiều kích: Nội tại, ngoại tại và hệ thống, R.Hartman ( 1910 - 1973 ) đã đưa ra 3 chiều kích của giá trị để đi đến các thước đo giá trị.

a) Giá trị nội tại là giá trị cá thể hay giá trị tinh thần, được xác định qua vô số các đặc điểm bằng vô số cách đo, được mô tả như là giá trị của bản thân sự vật hay bản thân cá thể người. Thước đo giá trị ở đây là sự đồng cảm, lòng tự tin, xác định giá trị của bản thân sự vật và của riêng cá thể người.

b) Giá trị ngoại tại là giá trị thực tiễn, gắn vào hoàn cảnh, được xác định qua một số thuộc tính nhất định, được mô tả qua các quan điểm trừu tượng, giá trị so sánh, nhóm lớp các sự vật họ hàng, cụ thể, giá trị tốt, tốt hơn, tốt nhất, các giá trị vật chất, thực tiễn. Thước đo giá trị là một phán đoán thực tiễn hay ý thức về vai trò. Xác định xem sự vật này có giống sự vật khác không, xếp vào lớp sự vật nào.

c) Giá trị hệ thống là quan điểm giá trị hay giá trị lý thuyết, được xác định qua một số thuộc tính hữu hạn, được mô tả qua kiến tạo của tâm trí hay ý tưởng, giá trị của sự hoàn thiện, vật trắng hay vật đen. tính phù hợp, thứ tự diễn dịch logic, tính kiên định. uy quyền, vận dụng vào mọi vật là bộ phận của hệ thống, Thước đo giá trị là hệ thống phán đoán và phương hướng của bản thân, xem sự vật này được đo đạc có thích hợp không.

2. Quan điểm biến đổi trong nghiên cứu giá trị

Từ những năm 1950 những nghiên cứu về giá trị bằng phương pháp thực nghiệm đã bắt đầu được tiến hành và phát triển. Những nghiên cứu thực nghiệm về giá trị trong giai đoạn đầu này triển khai trên cơ sở lý thuyết của Parsons nhằm đi tìm các "giá trị cơ bản" (basic values) là những giá trị được cho rằng một khi đã hình thành thì khó thay đổi, bất chấp những rối loạn tâm lý xã hội, do đó có thể trở thành cơ sở đáng tin cậy của kế hoạch hoá. Vào thời bấy giờ rất phổ biến cách suy nghĩ cho rằng giá trị là một đại lượng xác định quan niệm, hy vọng và khả năng hành động xã hội, đại lượng này ổn định và bền chắc khó biến đổi hoặc nếu có biến đổi cũng diễn ra trong khoảng thời gian rất dài.

Nhưng bước vào thập kỷ 70 suy nghĩ trên đã thay đổi đánh dấu bằng những nghiên cứu thực nghiệm về giá trị trên một quan điểm mới mang tính đối lập đó là những quan điểm coi giá trị có thể biến đổi hay những quan điểm về sự biến đổi lâu dài của giá trị được gọi là hệ khái niệm biến đổi giá trị. Những nghiên cứu trong giai đoạn này được tiến hành trên cơ sở các quan niệm tâm lý học với một nhân vật trung tâm là Ronald Inglehart. Lần đầu tiên trong một bài viết vào năm 1971, Inglehart đã đưa ra một lập luận cho rằng có chuyển đổi về giá trị giữa các thế hệ từ giá trị duy vật (hay hiện đại) sang hậu duy vật hay (hậu hiện đại) đang diễn ra trong các xã hội công nghiệp tiên tiến. Luận điểm về sự chuyển đổi giá trị giữa các thế hệ này của Inglehart đã vấp phải một sự phản kháng mạnh mẽ của dư luận các nhà nghiên cứu thời bấy giờ khi họ cho rằng sự thay đổi chẳng qua chỉ là sự khác biệt về vòng đời, và sự khác biệt về vòng đời này sẽ mất đi khi thế hệ những người trẻ hơn sẽ già đi là lập luận về vòng đời này ngụ ý rằng không hề có sự biến đổi xã hội nào diễn ra cả. Tuy nhiên bước vào thập kỷ 90 thì những người chống lại quan điểm Inglehart cũng bắt đầu phải đi đến chỗ công nhận rằng không còn nghi ngờ gì nữa ở các nước phương Tây định hướng giá trị đang chuyển dịch. Với kết quả của một nghiên cứu đồ sộ được sự tài trợ của Quỹ Khoa học Châu Âu với sự tham gia của hơn 50 nhà khoa học xã hội của nhiều nước trên thế giới, người ta đã đi đến kết luận rằng sự chuyển đổi hướng tới các giá trị hậu hiện đại đang thực sự diễn ra. Không những thế người ta còn cho rằng có những bằng chứng về sự tồn tại của mô hình biến đổi xã hội từ sự biến đổi giá trị, và từ sự biến đổi giá trị sang biến đổi thái độ và hành vi chính trị. Tuy nhiên lập luận của Inglehart về sự chuyển đổi của giá trị về cơ bản vẫn xuất phát từ giả thiết cho rằng những giá trị một khi đã hình thành sẽ ổn định cao độ suốt cuộc đời, vì vậy sự chuyển đổi giá trị trong lập luận của ông (từ duy vật sang hậu duy vật) thực ra là sự chuyển đổi lâu dài giữa các thế hệ mà chủ yếu là do lớp thanh niên thực hiện. Đó là lớp người được sống trong điều kiện thịnh vượng về kinh tế vào những năm tháng của tuổi trưởng thành và với kinh nghiệm sâu sắc này giải toả được tâm lý chịu đựng sức ép của thiếu thốn đã hình thành một hệ thống giá trị hậu duy vật. Tuy vậy trong khi những người theo chủ nghĩa duy vật vẫn tiếp tục nắm giữ các vị trí quyền lực chủ chốt của xã hội thì những người theo chủ nghĩa hậu duy vật chỉ có thể dần dán ảnh hưởng, lấn át những người theo chủ nghĩa duy vật, và xuất phát từ những người duy vật quan điểm căng thẳng phản kháng xã hội và chính trị sẽ lan truyền rất.

Mặc dù không phải là không còn những phê phán gay gắt chống lại Inglehart nhưng có thể nói thuyết biến đổi giá trị của ông đã thu được thành công, được chấp nhận rộng rãi và thu hút được sự chú ý có lẽ bởi phương pháp thực nghiệm tiến hành trên quy mô thế giới về điều tra giá trị. Ông đã tiến hành điều tra về quan điểm giá trị ở rất nhiều vùng (gần 90 vùng) trên thế giới với cùng một bộ công cụ lặp đi lặp lại trong suốt một thời gian dài hàng chục năm để chứng minh cho giả thuyết về sự biến đổi giá trị lâu dài qua các thế hệ. Kết quả các cuộc điều tra này đã cho thấy trong xã hội công nghiệp đã có sự biến đổi về hệ thống và quan điểm giá trị từ hiện đại chuyển sang hậu hiện đại, sự biến đổi này liên quan chặt chẽ với sự biến đổi ở tất cả các mặt văn hoá, kinh tế và xã hội cũng theo hướng từ hiện đại sang hậu hiện đại.

Các cuộc điều tra giá trị này cho thấy một loạt các giá trị và thái độ có liên quan đến chính trị, lao động, nghề nghiệp, tôn giáo và chuẩn mực giới tính, giáo dục và nuôi dậy trẻ đều có sự chuyển đổi theo chiều hướng có thể tiên đoán được đó là sự chuyển đổi từ chỗ mang tính duy vật và hiện đại sang hậu duy vật và hậu hiện đại. Sự biến đổi qua các thế hệ biểu hiện ở chỗ những ưu tiên giá trị của người già và người trẻ khác nhau, người già có thái độ tương tự như những người duy vật và người trẻ có thái độ tương tự như người hậu duy vật. Tuy nhiên không phải tất cả các nước tiến hành điều tra giá trị thế giới đều cho thấy những biểu hiện thay đổi giá trị theo chiều hướng giống nhau mà thực ra có sự khác nhau tuỳ theo nước. Ví dụ có những nước hầu như đã hoàn thành hiện đại hoá chuyển sang hậu hiện đại như Bỉ, Hà Lan, Pháp, ở đó có rất nhiều người theo khuynh hướng hậu hiện đại, hậu duy vật trong khi đó còn rất nhiều nước khác vẫn đang tiến hành hoặc mới bắt đầu công cuộc công nghiệp hoá ví dụ như Nam Phi là nước ít có khả năng nhất để vận động nhanh chóng tới các giá trị hậu hiện đại.

Nói chung, theo Inglehart, có thể phân biệt một cách khái quát giữa xã hội tiền công nghiệp, hiện đại đang chuyển sang công nghiệp hoá và hiện đại hoá với xã hội đã tiến hành xong công nghiệp hoá, hiện đại hoá chuyển sang hậu hiện đại hoá ở một tính cách cơ bản nhất là xã hội đầu có tình trạng sinh tồn bất an và xã hội sau có tình trạng sinh tồn an toàn, ổn đinh. Tương ứng với xã hội đầu là chủ nghĩa duy vật nhấn mạnh an toàn kinh tế/ và vật chất còn tương ứng với xã hội sau là chủ nghĩa hậu duy vật nhấn mạnh tự thể hiện mình và chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, tương ứng với hai xã hội này là hệ thống giá trị - thái độ tiền công nghiệp, hiện đại và hệ thống giá trị hậu hiện đại (công nghiệp và hậu công nghiệp) với những nét tương phản như sau:

Hai hệ thống giá trị tương phản

Sinh tồn bất ổn
(Tiền công nghiệp)

Sinh tồn an toàn
(Công nghiệp và hậu công nghiệp)

1/ Chính trị:
Nhu cầu về một lãnh đạo mạnh
Mệnh lệnh tuân thủ
Bài ngoại/ Chủ nghĩa chính thống


Không nhấn mạnh quyền uy chính trị
Tự thể hiện, tham gia
Hấp dẫn trước sự mới lạ

2/ Kinh tế:
Ưu tiên phát triển kinh tế
Mục tiêu thành đạt
Sở hữu cá nhân VS (đối) Nhà nước

Ưu tiên hàng đầu cho chất lượng cuộc sống
Hạnh phúc cá nhân
Giảm uy quyền sở hữu tư nhân và Nhà nước
3/ Chuẩn giới tính gia đình:
Đẻ nhiều nhất nhưng chỉ trong gia đình quan hệ giới tính 2 bố mẹ

Thoả mãn giới tính cá nhân. Tự thể hiện cá nhân
4. Tôn giáo:
Nhấn mạnh đấng tối cao
Những nguyên tắc tuyệt đối
Nhấn mạnh vào định mệnh tiên tri

Giảm quyền uy tôn giáo
Nguyên tắc linh hoạt, luân lý tuỳ thời
Nhấn mạnh ý nghĩa và mục đích cuộc sống

3. Một số cuộc điều tra giá trị trên thế giới

Hiện nay trên thế giới có nhiều Tổng Công ty (TCT) đo đạc điều tra giá trị, trong đó có TCT Carpenter đặt trụ sở ở Nashville, bang Tennessee (Mỹ), có 500 Công ty con, là Công ty đo đạc giá trị lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới.

Khoa học về giá trị đã hình thành và hoạt động một cách tích cực, nhất là từ nửa sau thế kỷ XX. Trong đó, phải kể đến một số sau:

Từ những năm 80, (1) đã có một cuộc điều tra về giá trị ở Châu Âu. Trên cơ sở kết quả, tác dụng và kinh nghiệm của cuộc điều tra này, từ năm 1990 người ta đã tổ chức (2) những cuộc điều tra giá trị thế giới (WVS), và Việt Nam bắt đầu tham gia vào vòng 4 của WVS từ năm 2001. Dự án này (WVS) đang tích cực chuẩn bị tiến hành vòng 5 vào năm 2005 - 2006.
Từ kết quả, hiệu quả, kinh nghiệm của WVS, vào những năm cuối thế kỷ trước và đầu thế này đã có các dự án điều tra giá trị ở các châu lục, được gọi là Hàn thử biểu: (3) Hàn thử biểu Đông Á(4) Hàn thử biểu Nam Á, (5) Hàn thử biểu Châu Phi, (6) Hàn thử biểu Mỹ-latinh. Năm (2004), Hàn thử biểu Đông Á và Nam Á hợp lại thành (7) Hàn thử biểu Châu Á, chuẩn bị điều tra vòng II, sẽ tiến hành vào năm 2005 - 2006. Việt Nam đã được mời tham gia vào Hàn thử biểu Châu Á. Điều tra giá trị Châu Âu đi vào giai đoạn phát triển mới gọi là Điều tra mới về giá trị Châu Âu. Gần đây (2003), Viện Nghiên cứu con người cùng (8) Đại học Glasgow (Anh) tiến hành một cuộc điều tra giá trị.

Ở Việt Nam, lần đầu tiên có cuộc điều tra giá trị tiến hành vào năm 1993 - 1994, tổ chức trong phạm vi chương trình khoa học công nghệ Nhà nước KX-07: Đầu thế kỷ mới KX.05-07 lại tổ chức cuộc điều tra giá trị xã hội và điều tra giá trị nhân cách. Tuy điều tra giá trị đối với chúng ta hãy còn mới mẻ vừa làm, vừa học, học từ những vấn đề cơ bản. như trong báo cáo này đã giới thiệu, phần nào hy vọng có chút ít đóng góp vào sự phát triển khoa học xã hội ở nước ta trong thời kỳ mới.

4. Mô hình lý thuyết về quan điểm giá trị

Nếu căn cứ vào vấn đề "con người đặt giá trị ở đâu? (mặt thứ hai của ý nghĩa giá trị) thì có hai mô hình lý thuyết nổi tiếng thế giới về quan điểm giá trị, đó là lý thuyết của E.Spranger và C.Morris. Spramger sử dụng phương pháp thấu hiểu để khảo sát một số lĩnh vực trong cuộc sống xã hội của con người, từ đó rút ra 6 mô hình phương hướng hay lĩnh vực liên quan đến giá trị như sau:

- Mô hình lý luận: trong đó quan điểm giá trị thống trị là nhận thức phổ biến và chân lý thoả đáng đối với đối tượng, trọng tâm cuộc sống của những người thuộc mô hình này có quan điểm giá trị được đặt vào việc truy tìm chân lý và nhận thức phổ biến.

- Mô hình kinh tế: trong đó quan điểm giá trị thống soái là tính hiệu quả, tính kinh tế như “được mất” đánh giá mọi sự vật trên quan điểm hiệu quả và kinh tế, nhìn nhận thời gian và không gian, hành động của con người cũng từ góc độ ấy

- Mô hình thẩm mỹ: trong đó quan điểm giá trị về cái đẹp thống trị toàn bộ cuộc sống của những người thuộc mô hình này, họ theo đuổi cái đẹp trên lập trường tự do vượt lên mọi giới hạn của hiện thực.

- Mô hình xã hội: trong đó tình yêu con người thống trị toàn bộ cuộc sống của những người thuộc mô hình xã hội, họ trải nghiệm qua sự thăng tiến của giá trị với những hành vi xã hội quên mình vì người khác.

- Mô hình quyền lực: trong đó ý chí quyền lực chi phối tất cả, giá trị trung tâm đặt vào việc làm thế nào để chi phối mọi sự vật và xã hội theo ý mình.

- Mô hình tôn giáo: trong đó toàn bộ cơ cấu tinh thần hướng vào việc liên tục sản sinh ra những kinh nghiệm giá trị thoả mãn cao nhất và đáy đủ nhất.

Những mô hình phương hướng này nói một cách khác chính là thang giá trị chi phối mọi hành vi, lối sống, ứng xử của cá nhân (ví dụ cá nhân theo mô hình kinh tế thường lấy tiêu chuẩn "được mất" để đánh giá và quyết định hành vi và phương tiện thực hiện hành vi...).

Còn Morris thì kiểm tra so sánh triết học nhân sinh chủ yếu trong lịch sử tư tưởng và rút ra ba loại hình cơ bản liên quan đến cách sống của con người (mô hình deonisos, mô hình promesius, mô hình buddha) để từ đó đưa ra 13 mô hình sống cơ bản là: kiểu trung dung, kiểu triệt để, kiểu yêu thương, kiểu thụ lạc, kiểu hợp tác, kiểu nỗ lực, kiểu đa sắc, kiểu an lạc, kiểu thụ nhận, kiểu kìm nén (chiến thắng bản thân), kiểu suy tưởng, kiểu hành động, kiểu phục vụ.

Nếu so sánh hai lý thuyết này với nhau thì có thể thấy rằng mô hình Spranger nhìn giá trị từ đặc tính thái độ, mô hình Morris mang màu sắc nhân sinh quan hơn. Nhưng dù đứng trên mô hình nào thì cũng cần có cơ sở giá trị là tôn trọng con người, sinh mạng con người - vấn đề gốc rễ của tồn tại người. Đó cũng cần trở thành nội dung giáo dục quan trọng nhất đối với lứa tuổi trẻ ngày nay.


II - Giá trị nhân cách

1. Vấn đề giá trị nhân cách

Giá trị nhân cách là vấn đề còn hết sức mới mẻ đối với chúng ta, mặc dù đây là một khái niệm trung tâm của đề tài song tài liệu tham khảo chưa phải là nhiều. Vấn đề chẳng những hoàn toàn mới đối với chúng ta, mà còn là một vấn đề phức tạp, vì giá trị học ở ta mới xuất hiện trên văn đàn và tâm lý học nhân cách đang trên đường mới hình thành. Trong phạm vi của đề tài KX.05-07, chúng tôi đã triển khai nghiên cứu lý luận về nhân cách và công việc đã thu được kết quả là sự ra đời của cuốn sách Một số vấn đề nghiên cứu nhân cách, đọc qua cuốn sách này ta thấy đây là một vấn đề vô cùng phức tạp. Trong công trình này cũng có tác giả nghiên cứu nhân cách đề cập đến giá trị, nhưng chưa có bài nào đề cập đến giá trị nhân cách. Vấn đề đặt ra ở đây là tìm mối liên quan giữa giá trị (theo nghĩa của giá trị học) và nhân cách, hay là vận dụng cách nghiên cứu của giá trị học vào nghiên cứu nhân cách rồi từ đây đi đến khái niệm giá trị nhân cách. Cả ba nội dung này đều rất phức tạp, nhưng trên cơ sở một số kết quả điều tra giá trị của KX05-07, bước đầu góp phần tìm hiểu vấn đề này, hy vọng phần nào đóng góp vào tâm lý học nhân cách nước nhà.

2. Giá trị và hoạt động:

Như trong một số sách và bài báo đã trình bày, giá trị học và tâm lý học có quan hệ rất mật thiết. Mối quan hệ này trước hết là việc vận dụng phương pháp tiếp cận giá trị vào tâm lý học người nói chung, và vào lý thuyết hoạt động trong tâm lý học nói riêng, xây dựng phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách, giá trị nói ở đây chủ yếu là các giá trị tinh thần. Phân định ra giá trị vật chất và giá trị tinh thán là để nghiên cứu để nhận thức và phần nào để tổ chức, quản lý xã hội. Trong cuộc sống thực, hai phạm trù (hai loại) giá trị này gắn bó với nhau rất chặt chẽ và suy cho cùng các giá trị tinh thần đều có cơ sở là giá trị vật chất và đối với con người mọi giá trị vật chất đều có ý nghĩa tinh thần. Nói vận dụng phương pháp tiếp cận giá trị vào tâm lý học người (chứ không phải vài ví dụ tâm lý học động vật: động vật không có phạm trù giá trị nói chung có nghĩa là các hiện tượng tâm lý - quá trình tâm lý. trạng thái tâm lý, thuộc tâm lý - đều phải được xem xét trong phạm vi tác động của quy luật giá trị, nói trong phạm vi hẹp hơn, theo quan điểm của lý thuyết hoạt động trong tâm lý học, điều đó có nghĩa là, xây dựng phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách.

Tất nhiên, đây là việc làm tiếp nối những công trình học tập, nghiên cứu, góp phần phát triển tâm lý học hoạt động. Nhìn một cách tổng quát, có hai cách gắn bó giữa tâm lý học và giá trị học.
l) Đưa phương pháp tiếp cận giá trị vào tâm lý học.
2) Đưa phương pháp tiếp cận tâm lý học vào giá trị học.

Theo cách thứ hai này, người ta đưa ra ý tưởng vận dụng các dòng phái (lý thuyết) tâm lý học, như phân tâm học, tâm lý học hành vi, tâm lý học hoạt động, tâm lý học nhận thức, tâm lý học sinh thái, tâm lý học nhân văn, tâm lý học tiến hóa… xếp gọn lại thành bốn dòng tâm lý học hiện đại là:
- Tâm lý học phân tâm (phân tâm học),
- Tâm lý học hành vi,
- Tâm lý học hoạt động,
- Tâm lý học nhân văn,
vào quá trình hình thành lý giải giá trị cũng như vai trò và tác dụng của giá trị đối với cuộc sống con người, cộng đồng và xã hội. Ví dụ như theo tâm lý học hành vi thì giá trị được hình thành do tác động của tác nhân củng cố (conditioning), theo công thức S - R, phần thưởng…

Còn đối với tâm lý học nhận thức, giá trị được hình thành bởi việc học, việc nhớ. Theo phân tâm học, có thể dùng cấu trúc tâm lý "cái nó - cái tôi - và cái siêu tôi" giải thích mọi giá trị trên đời. Tâm lý học sinh thái lại đặt các vấn đề nghiên cứu giá trị nhân cách trong mối quan hệ với môi trường sống, môi trường tự nhiên. Đối với tâm lý học nhân văn, một bộ môn có mối quan hệ rất gần gũi với xã hội học và giá trị học đưa ra các lý giải giá trị như là sản phẩm của loài người và con người, của xã hội và cá thể. Cách lý giải này rất gần gũi với quan điểm của tâm lý học tiến hóa coi giá trị là một trong những phẩm chất cao nhất của thang tiến hóa, đặc biệt của tiến hóa (hình thành và phát triển) xã hội và cá nhân con người. Tâm lý học hoạt động đi đến vấn đề giá trị bằng cách dùng cơ chế giá trị vào tìm hiểu quá trình hình thành và tác dụng của ba thành phần trong cấu trúc của hoạt động là điều kiện hoạt động, động cơ, mục đích hoạt động, cũng như quá trình hình thành giá trị từ ba thành phần vừa kể, mặt khác dùng cơ chế (vai trò và tác dụng) của giá trị của từng người (giá trị nhân cách) vào giải thích cột thứ hai của ba thành tố khác trong cấu trúc của hoạt động là hành động từng hoạt động cụ thể và toàn bộ hoạt động chung của con người. Khái niệm “giá trị nhân cách" đưa ra một khung lý thuyết, ở dưới sẽ trình bày vài suy nghĩ và kết quả ban đầu của chúng tôi về vấn đề này. Bây giờ đề cập đến vấn đề giá trị trong cấu trúc nhân cách.

3. Giá trị trong cấu trúc nhân cách:

Như trong bài Cách tiếp cận nghiên cứu tâm lý học nhân cách chúng ta thấy một số nhà tâm lý học đã khẳng định vị trí của giá trị trong cấu trúc của nhân cách, như Ananhiep coi "nhân cách là hệ thống thái độ, tâm thế, động cơ, giá trị", Allport, Znanieski đã gắn khái niệm "giá trị" với khái niệm "tâm thế” tuy hai khái niệm này không đồng nghĩa. Thật ra, sự gắn bó của hai khái niệm này thể hiện ở chỗ thực chất tâm thế xuất phát từ giá trị, và sau đó (hay xen kẽ) thái độ (hay giá trị) lại chịu ảnh hưởng của tâm thế. Có điều chắc chắn rút ra từ đây là có thể vận dụng phương pháp tiếp cận giá trị vào giải quyết vấn đề về cau trúc của nhân cách mà ở đây chúng tôi muốn đi tới một khẳng định cụ thể là trong cấu trúc của nhân cách nhất thiết phải có giá trị. Ansưpherôva xác định: nhân cách là thái độ giá trị trong khi giải quyết các vấn đề của cuộc sống đặt ra cho mình, tức là phải tìm cái gì có ý nghĩa, có giá trị sống còn đối với bản thân mình, ở dưới ta sẽ quay lại vấn đề này.

Trong giới tâm lý học ngày nay (đầu thế kỷ XXI) ngày càng có xu hướng khẳng định vị trí của giá trị trong cấu trúc nhân cách. Theo lý thuyết 5 yếu tố lớn của nhân cách bao gồm: l) Thần kinh (Nhiễu tâm), 2) Liên nhân cách (Hướng ngoại), 3) Cầu thị, ham hiểu biết, 4) Dễ thương (Dễ chấp nhận), 5) Làm chủ, kiểm soát bản thân, mà đề tài KX.05.07 dựa vào để thực nghiệm (trắc nghiệm) gọi là trắc nghiệm nhân cách (NEO PI-R), yếu tố thứ 3 có 6 thành tố (item) được gọi là giá trị.

Hơn thế nữa, có tác giả còn khẳng định có cả một hệ thống thứ bậc giá trị trong cấu trúc nhân cách (tất nhiên tùy trường hợp cụ thể). Có cả khẳng định rằng từ xúc cảm, tình cảm muốn chuyển thành hành động đều qua sự kiểm định của hệ thống thứ bậc giá trị của nhân cách - cái mà ở trên tôi gọi là "cơ chế giá trị".

Những điều trình bày lý giải dẫn chúng ta đến sự cần thiết phải tìm hiểu khái niệm "giá trị nhân cách" mà chúng tôi cùng một số đồng nghiệp đã theo đuổi suốt hơn 10 năm qua.

4. Khái niệm giá trị nhân cách:

Trong bài "Tìm hiểu khoa học về giá trị" chúng tôi đã nói tới khái niệm này cùng "giá trị xã hội" như là một cặp khái niệm trong một số khái niệm khác về giá trị, như là "giá trị hiện hữu”, "giá trị tiềm tàng" và "giá trị cốt yếu” có khi còn gọi là "giá trị khởi thủy"… Đó là những khái niệm công cụ, tiếng Anh gọi là "paradigm" do Thomas Kuhn (Mỹ) từ năm 1947 trong Luận án Tiến sĩ đưa thành một công cụ tức là khái niệm quan trọng bậc nhất, có thể là một hệ thống khái niệm, có ý nghĩa quyết định giải quyết một vấn đề. Paradigm thường được hiểu là một khung lý thuyết, một cách nhìn ưu việt (ưu thế, lợi thê), một cách suy nghĩ mới. Vận dụng vào khoa học tâm lý như Freud lấy khái niệm "cái nó", "cái tôi", "cái siêu tôi" là Paradigm để xây dựng ra phân tâm học, hay khái.niệm "hoạt động" hay "hành vi" là Paradigm để xây dựng nên hai dòng tâm lý học của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Khái niệm "giá trị nhân cách" có thể xây dựng thành khái niệm công cụ (Paradigm) của tâm lý học giá trị đang được giới thiệu mà khoa học xã hội rất quan tâm.

Muốn giải quyết vấn đề này, phải giới thiệu một chút về phân loại giá trị, phát triển cách phân loại chung nhất thành giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Có bảng phân loại đã tồn tại hơn hai nghìn năm nay là bảng phân loại các giá trị thành chân, thiện, mỹ là ba giá trị tổng quát nhất, sau đến giữa thế kỷ XX, T.Makiguchi bổ sung thêm giá trị ích. Cũng có một cách phân loại giá trị tổng uát nữa là giá trị nhân loại, giá trị thời đại, giá trị dân tộc, giá trị vùng, giá trị các nhóm (giai tầng, giai cấp)… Ví dụ. ngày nay thường coi giá trị nhân loại là tính người, tình người (giá trị cội nguồn, giá trị nền tảng của mỗi con người), hòa bình, tôn trọng lẫn nhau, trong đó có tôn trọng bản sắc văn hóa dân tộc… ở Nga qua một công trình nghiên cứu gần đây có một số người coi gia đình, sức khỏe, học vấn. việc làm là giá trị chung của loài người, giá trị dân tộc: bình đẳng dân tộc, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc… giá trị vùng miền: giá trị Châu Á, văn minh Châu Âu, giá trị Mỹ. Có tác giả Nga đưa ra sáu giá trị nổi bật của Mỹ là: gia đình bình an, hoàn cảnh sống tốt, hòa bình, tự do, được người khác kính trọng, hạnh phúc, khôn ngoan, còn của người Nga là: sức khoẻ, việc làm lý thú cuộc sống vật chất đầy đủ các giá trị vừa nêu đều là (hoặc có liên quan) các giá trị nhân cách.

Có một cách phân loại khác, dưới góc độ của vấn đề đặt ra trong phần này đó là phân loại giá trị ra thành giá trị công cụ và giá trị cơ bản của cuộc sống. Theo bài "Nhân cách" của M. Rokeach, người ta đã phân loại giá trị thành giá trị công cụ và giá trị mục đích.

- Tính cẩn thận
- Lịch sự, ngoan, ứng xử khéo
- Có tham vọng, chí tiến thủ
- Vui tính
- Tinh thần kỷ luật
- Tinh thần độc lập, tự chủ
- Học vấn
- Tinh thần trách nhiệm
- Sửa chữa khuyết điểm
- Duy lý
- Tự kiểm tra (tự kiềm chế)
- Kiên định, dũng cảm
- Ý chí
- Nhẫn nại
- Tầm nhìn xa trông rộng
- Thành quả
- Hiệu quả
- Nhạy cảm

Các giá trị công cụ (các giá trị điều kiện đạt mục đích) bao gồm 18 giá trị:

- Tích cực (chăm chỉ, cần cù)
- An ninh thực tiễn
- Sức khoẻ (thể chất và tâm lý tinh thần)
- Có công việc thích thú
- Thích thử nghiệm cái đẹp
- Tình yêu
- Cuộc sống đầy đủ
- Có bạn tốt (trung thành)
- Hoàn cảnh tốt (thế giới, trong nước, cá nhân)
- Được xã hội công nhận
- Nhận thức
- Bình đẳng
- Tinh thần độc lập
- Tự do
- Gia đình hạnh phúc
- Sáng tạo
- Tự tin
- Thỏa mãn

Tác giả này cũng đưa ra 18 giá trị cơ bản của cuộc sống:

Không đi sâu vào thảo luận đâu là giá trị công cụ, giá trị phương tiện, giá trị điều kiện, chúng tôi thấy trong đó có các giá trị nhân cách. Xác định được các giá trị cơ bản của một nhân cách, một gia đình, một nhóm người có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, các giá trị ấy xác định cuộc sống. Từ đó con người, nhóm người, cộng đồng có cuộc sống tốt, sống đẹp hoặc ngược lại, có ý nghĩa đối với việc xây dựng xã hội, phát triển con người.

Giá trị nhân cách, nói đơn giản là một hay một hệ giá trị của một nhân cách tức là hệ giá trị của một con người khi là một chủ thể của hoạt động. Cũng có thể coi giá trị nhân cách là một hay một hệ giá trị của con người ở bình diện nhân cách. M. Weber coi trọng phân loại hành động (hành động xúc cảm bất thần, hành động theo truyền thống, hành động nhằm mục đích làm khoa học), con người có hành động lý trí là hành động dựa trên phán đoán về giá trị. Chúng tôi coi giá trị nhân cách là một nét (hay mảng) nhân cách vận hành theo cơ chế giá trị, tạo ra hành động dựa trên phán đoán về giá trị. Các giá trị nhân cách xuất phát có khi từ các giá trị cơ bản của con người như là quyền sống, quyền hạnh phúc… Quyền sống bắt đầu từ giá trị con người sinh ra trên đời này như là một con người, tồn tại cùng với mọi người trong gia đình, cộng đồng, xã hội. Các giá trị này và thái độ. phán đoán (trả lời các câu hỏi) về giá trị này sâu xa, hay suy cho cùng gắn liền với bản năng sống, bản năng tự vệ. Cho nên có khi nói nhân cách là ý thức về cái vô thức, qua đây ta có thể hiểu được trong một số sách về thiền cho rằng thiền giúp người ta hoàn thiện nhân cách của mình, mà thiền (ở mức thuần thục) tác động đến cái vô thức qua sự tập trung tư tưởng tác động vào các phần sâu dưới vỏ não. Không đi sâu vào vấn đề rất phức tạp này chúng tôi chỉ muốn khẳng định là nhân cách và giá trị nhân cách cũng có sự gắn bó với cơ chế thần kinh dưới vỏ não, với một số bản năng. Các giá trị nhân cách này được xếp ở cấp độ sinh thể của con người. Phải nói thêm rằng tuy con người đã bứt ra khỏi thế giới động vật về mặt sinh thể nhưng nó được hưởng thụ kết quả tinh hoa của suốt quá trình tiến hóa sinh vật và có khi cả sinh quyển, hàng tỷ năm qua, đặc biệt 3, 4, 5 triệu năm gần đây. Cho nên trong bộ óc con người, và đi theo đó là thân thể tinh thần, tâm lý, nhân cách của con người đến nay còn đầy bí hiểm. Ở đây chỉ khoanh lại vấn đề giá trị nhân cách và đang nói tới các giá trị nhân cách ở cấp độ sinh thể: giá trị sống, giá trị tự vệ, giá trị lứa đôi, bảo vệ giống nòi…

Thực ra các giá trị này vừa ở cấp độ sinh thể, vừa ở cấp độ cao hơn. Có thể gọi các giá trị nhân cách ở cấp độ sinh thể là các giá trị nhân cách sinh thể. Từ đây phát triển lên thông qua các biến đổi về chất ta có các giá trị xã hội là các giá trị của cả một nhóm người, một giai tầng. giai cấp, dân tộc, nhân loại. Các giá trị nhân loại là các giá trị chung trước hết bảo đảm sự tồn tại của loài người, đều gắn liền với các giá trị bảo đảm cuộc sống và sự tồn tại, mà trước hết là sự sinh ra và sự tồn tại của các sinh thể. Chính vì vậy trong những điều kiện đặc biệt khó khăn như chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật… các giá trị sống còn (survival), các giá trị nhân cách sinh thể thường nổi lên hàng đầu, không kể các trường hợp các chiến sĩ cách mạng trong lao tù hay bộ đội, anh hùng ngoài mặt trận, sống và chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Các giá trị nhân loại bắt nguồn từ giá trị tính người và tình người là hai giá trị cốt lõi, giá trị gốc, giá trị nhân loại bảo đảm sự tồn tại của cả loài người và từng con người. Từ hai giá trị này phát triển thành các giá trị xã hội, cộng đồng của từng nhóm tộc người, của cả một dân tộc, quốc gia… Rồi từ đó, con người phát triển, được xã hội hóa, mà có giá trị nhân cách.

Như vậy là các giá trị nhân cách từ mức độ sinh thể qua các giá trị chung của nhân loại thành các giá trị xã hội khác, như lòng yêu nước, tinh thần dân tộc bản sắc văn hóa, chuẩn mực đạo đức, và ở ta, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân chủ, thị trường, hội nhập, mở cửa… Từ các giá trị xã hội chuyển thành giá trị nhân cách qua giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục xã hội và tự giáo dục. Quan hệ giữa giá trị xã hội và giá trị nhân cách là mối quan hệ cực kỳ phức tạp, không tuyến tính một chiều, không đơn thuần giữa cái chung và cái riêng hay cái toàn thể và cái bộ phận. tuy về cơ bản giá trị nhân cách có nguồn gốc lịch sử xã hội - văn hóa. Nhưng như trên đã trình bày, khảo sát giá trị nhân cách phải tính đến sự liên quan của từng giá trị nhân cách với cả ba cấp độ: Sinh thể, Xã hội, Nhân cách.
Ví dụ nói đến giá trị sức khoẻ, có thể coi đó là giá trị cá thể biểu hiện ở cả ba táng bậc: cơ thể khoẻ mạnh (sinh thể), thoải mái trong cộng đồng (xã hội), thoải mái tinh thần (nhân cách), tức là có thể coi sức khoẻ là giá trị nhân cách. Tương tự như vậy, có thể nói tới hạnh phúc, nhất là hạnh phúc lứa đôi, cũng liên quan cả ba tầng bậc, thậm chí gốc rễ sâu xa của nó là sự tồn tại của loài người - đặc điểm cơ bản nhất của tính người, tình người. ở đây có sự thoả mãn bản năng và cả biểu hiện cao nhất của ý thức - được người khác yêu, được tự khẳng định mình… Một ví dụ khác: khí chất là một cơ sở của nhân cách, nó vừa là di truyền, vừa là tự tạo, có cơ sở loại hình thần kinh, hoóc môn…, vừa do luyện tập mà hình thành nên.

Trong bản hỏi trắc nghiệm NEO PI-R có gần 200 câu là các giá trị nhân cách trong đó có 6 giá trị (thái độ) đối với sức khoẻ học vấn, đạo đức, tiền bạc, quyền lực, hạnh phúc gia đình mà chúng tôi coi là các giá trị cơ bản (sống còn) của con người. Ngoài ra có hơn 60 câu về 9 vấn đề: lý tưởng phấn đấu, thái độ chính trị, yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tôn trọng luật pháp, thái độ học tập, thái độ đối với đồng tiền, hội nhập mở cửa, thái độ đối với môi trường và thái độ đối với công việc. Như vậy là các câu hỏi mà tác giả NEO PI-R cũng như 60 câu chúng tôi bổ sung đáp ứng thêm các điều kiện sống của người Việt Nam hiện nay đều là các câu hỏi nêu lên như là các giá trị xã hội và yêu cầu những người tham gia thực nghiệm dùng các phán đoán của mình trả lời các câu hỏi đó, tức là tỏ thái độ cá nhân đối với các giá trị xã hội, các phán đoán đó được gọi là các giá trị nhân cách. Ở đây một lán nữa có thể khẳng định nhân cách là một hệ thống thái độ đối với thế giới xung quanh và với bản thân. Đó là lời tổng kết một thế kỷ nghiên cứu nhân cách của các nhà tâm lý học. Vận dụng vào điều tra giá trị, có thể thấy hầu hết (hoặc tất cả) các phán đoán trả lời câu hỏi đều là thái độ của từng người (mà sau tính toán tìm ra các đại lượng phản ánh thái độ của một nhóm người N), có thể coi đây là giá tri trung bình của nhân cách, tức là giá trị nhân cách đại diện cho một nhóm người. Qua đó ta có thể biết được một (hay một phần) thực trạng của đời sống tâm lý của một nhóm người (có thể suy ra một giai tầng, dân cư một địa phương, một vùng có khi cả nước). Và một lần nữa có cơ sở để khẳng định nhân cách là khoảng cách giữa hệ giá trị của từng người (nhóm người) với giá trị xã hội (chuẩn mực xã hội).

III - Thuyết 5 nhân tố lớn của nhân cách

1. NEO PI-R lấy thuyết 5 nhân tố lớn của nhân cách làm cơ sở lý luận

Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta đều nhận thấy mỗi người một khác không ai giống ai và sự khác nhau này thể hiện ra từ những hình thức đơn sơ nhất. Mục đích của thuyết 5 nhân tố FFM (Five Factor Model) là nhằm "quan sát người khác, ghi chép lại những sự khác biệt giữa các cá nhân đó". Qua nghiên cứu từ vựng (lexical study), người ta giả định rằng "sự khác biệt giữa các cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động con người được ký hiệu hóa thành ngôn ngữ (ngôn ngữ tự nhiên) sử dụng hằng ngày (giả thuyết từ vựng cơ bản - fundamental lexical hypothesis, Goldberg, L.R., 1981). Do đó nếu tập trung, phân loại, chỉnh lý các từ ngữ biểu hiện sự khác biệt cá nhân (đặc tính ngữ) có trong từ điển hay những mô tả người có trong tiếp xúc và ghi chép thì có thể nhìn thấy cấu trúc của nhân cách.

Những nghiên cứu về từ vựng được bắt đầu từ Alloprt, G.W. và Odbert, H.S. (1936) cùng với sự phát triển của phương pháp phân tích nhân tố đã phát triển thành ghi chép nhân cách dựa vào 5 nhân tố. Tiếp theo các nghiên cứu của Tupes, E.C and Christal, R.E (l961) rồi Norman, W.T (1963), Goldberg, L.R trên cơ sở xem xét lại bản chất ý nghĩa tâm lý của các yếu tố, đã đi đến chỗ coi 5 nhân tố là mô hình có thể ghi chép một cách bao quát ve nhân cách vượt qua sự phân loại đơn thuần về đặc tính ngữ (hay những từ ngữ biểu thị đặc tính nhân cách, D.Peabody, D & Goldberg, L.R., 1989).

Phương pháp cấu thành thước đo trên cơ sở lý thuyết nhân cách và sử dụng thước đo đó để ghi chép về những sự khác biệt cá nhân được gọi là nghiên cứu phiếu hỏi hay nghiên cứu qua hỏi đáp viết (questionnaire study). Trong khi nghiên cứu từ vựng xuất phát từ sự quan tâm đến từ vựng (đặc tính ngữ) và cơ cấu của nó để hệ thống hóa chúng theo phương thức từ dưới lên (bottom up) và tìm ra đặc tính nhân cách ở thứ nguyên cao thì trong nghiên cứu qua hỏi đáp viết chủ yếu người ta dùng phương pháp xác minh cấu trúc nhân cách từ lí luận với phương thức từ trên xuống (top down). Trong bối cảnh như vậy những nghiên cứu nhằm nắm bắt nhân cách một cách tổng quát đi tìm những mô hình dễ hiểu được tiến hành nhiều lần, dần dần những thành tựu của nghiên cứu từ vựng và nghiên cứu hỏi đáp viết được đưa vào kết hợp lại và hình thành nên FFM.

Kết quả là thước đo với 5 nhân tố định sẵn ra đời. Trong số đó có NEO PI-R (Revised NEO Personality lnventory) một mô hình hiện nay đang được sử dụng rộng rãi nhân đã được Costa, P.T., Jr và Mccrae, R.R đưa ra năm 1992. Thước đo này đo 5 mặt (lĩnh vực) của nhân cách, mỗi mặt bao gồm 6 chỉ số và mỗi chỉ số được đo bằng 8 hành vi thể hiện (8 items). Như vậy tổng cộng trắc nghiệm có 240 items. Với giả định về cơ cấu tầng bậc của các mặt và chỉ số, người ta hy vọng sẽ nắm bắt được nhân cách một cách tổng quát và chi tiết.

2. Các thành phần của bộ trắc nghiệm NEO PI-R

Bộ trắc nghiệm NEO PI-R gồm 5 thang đo nhân tố với 30 tiểu thang đo.

a) Cân bằng cảm xúc (Neuroticism, gọi là mặt N: nhiễu tâm):
- Lo âu (N1): có 8 item,
- Thù nghịch, hung tính (N2): có 8 item,
- Trầm cảm (N3): có 8 item,
- Tự ty, mặc cảm (N4): có 8 item,
- Khó kiểm soát xung tính (N5): có 8 item,
- Dễ bị thương tổn (Nó): có 8 item,

b) Hướng ngoại (Extraverson, gọi là mặt E: hướng ngoại)
- Cởi mở thân thiện (E1): có 8 item,
- Quảng giao (E2): có 8 item,
- Tự khẳng định (E3): có 8 item,
- Tích cực hoạt động (E4): có 8 item,
- Tìm kiếm sự kích thích (E5): có 8 item,
- Xúc cảm tích cực (E6): có 8 item,

c) Cởi mở, ham hiểu biết (Opennes, gọi là mặt O: cởi mở)
- Giầu trí tưởng tượng (O1): có 8 item,
- Óc thẩm mỹ (O2): có 8 item,
- Hiểu xúc cảm tình cảm của mình (O3): có 8 item,
- Đa dạng hoá hoạt động (O4): có 8 item,
- Giầu ý tưởng (O5): có 8 item,
- Các giá trị (O6): có 8 item,

d) Dễ thương, dễ chấp nhận (Agreeableness, gọi là mặt A: dễ thương):
- Niềm tin (A1): có 8 item,
- Thẳng thắn, chân tình (A2): có 8 item,
- Vị tha (A3): có 8 item,
- Phục tùng (A4): có 8 item,
- Khiêm tốn (A5): có 8 item,
- Nhân hậu (A6): có 8 item,

đ) Tận tâm, chu đáo, có ý chí phấn đấu (Conscientiousness, gọi là mặt C: có ý chí phấn đấu)
- Năng lực (Cl): có 8 tiềm
- Ngăn nắp (C2): có 8 tiềm
- Trách nhiệm, bổn phận (C3): có 8 tiềm
- Nỗ lực thành đạt (C4): có 8 tiềm
- Kỷ luật tự giác (C5): có 8 tiềm
- Thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng (C6): có 8 tiềm

3. Mô tả tổng thể nhân cách cá nhân theo 5 nhân tố

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, các tác giả NEO PI-R đã mô tả nhân cách theo 5 nhân tố như sau. Người có điểm trung bình ở thang đo N (Neuroticism: nhiễu tâm) hay bất thường về tâm thần, là những người có tính ổn định về mặt xúc cảm ở mức trung bình. Họ là những người trải nghiệm một khối lượng những stress tiêu cực ở mức vừa phải và trong cuộc sống họ có sự cân bằng giữa sự hài lòng và không hài lòng. Họ có lòng tự trọng không quá cao, cũng không quá thấp. Năng lực ứng phó với stress của họ ở mức trung bình như những người bình thường khác.

Điểm khác biết rõ nhất của nhân cách người có điểm số trung bình trên mặt E (Extraversion: hướng ngoại), là thích làm nhiều việc một mình hoặc với nhóm nhỏ. Họ là những người không thích chỗ đông người, không thích hội hè, nơi ồn ào, họ có xu hướng thích sự tĩnh lặng, thanh bình và có sự hạn chế trong các tương tác xã hội. Những ai biết họ thường mô tả họ như là những người về hưu, nghiêm trang. Sự thật những người hướng nội này không nhất thiết phải là những người thiếu kỹ- năng giao tiếp xã hội. Rất nhiều người hướng nội vẫn tỏ ra thành thạo trong các giao tiếp xã hội, mặc dù họ vẫn thích né tránh các giao tiếp xã hội.

Người có điểm trung bình ở mặt O (Openness: cởi mở), là những người thích trải nghiệm vì lợi ích riêng của họ. Họ thích sự lãng mạn và thích sự phong phú đa dạng. Họ nhạy cảm với những tình cảm riêng tư của mình và có khả năng tốt hơn những người bình thường khác trong việc nhận diện những xúc cảm của người khác. Họ cũng là những người có hiểu biết tốt và biết thưởng thức vẻ đẹp trong nghệ thuật, vẻ đẹp trong thiên nhiên. Họ mong muốn, quan tâm đến những ý tưởng mới, những giá trị mới và có thể họ là những người không thích tuân theo những quy ước trước hiện có, mà thích có những cách nhìn riêng của mình. Bạn bè thường đánh giá những người này như là những người "độc đáo” hay tò mò.

Người có điểm ở mức trung bình trên thang đo C (Conscientiousness: có ý chí phấn đấu). Những người đàn ông có điểm số ở mức này có nhu cầu thành đạt ở mức vừa phải. Họ có thể xếp công việc sang một bên để tham gia các hoạt động giải trí, nghỉ ngơi. Họ cũng là người có khả năng tổ chức ở mức trung bình, đáng tin ở mức trung bình, và họ có tính kỷ luật tự giác ở mức vừa phải.

4. Nhược điểm và ưu điểm của mô hình 5 nhân tố

Các tác giả của FFM và trắc nghiệm NEO PI-R đã đưa ra các nhận xét sau đây của mô hình 5 nhân tố nhân cách.

Nhược điểm:
Có người cho rằng, FFM bắt nguồn từ nghiên cứu từ ngữ, phân loại và chỉnh lý các từ ngữ ghi chép sự khác biệt giữa các cá nhân. Năm nhân tố có được từ sự ghi chép các đặc trưng hành động như vậy chẳng qua chỉ là thứ nguyên nhận thức người khác của người quan sát chứ không phải là cấu trúc nhân cách. Đây là một phê phán dai dẳng nhất đối với FFM. Thuộc tính (attribute) có thể quan sát được được biểu hiện ra ở từ vựng vốn dĩ sinh ra từ nguyên do nào vẫn chưa được làm rõ và như vậy cũng có nghĩa là không thế giải thích đầy đủ về khởi nguồn của sự khác nhau giữa các cá nhân. Hơn nữa việc lý giải dựa vào đặc tính chung quá mang tính bề ngoài, vì thế có thể nói ở đây thiếu quan điểm tìm hiểu tính cách dựa trên cơ sở bao hàm cả kinh nghiệm chủ quan của từng người hoặc do tính cách chung chung và trừu tượng như vậy liệu có thể đo được hành động trên thực tế đến mức nào cũng là câu hỏi chưa giải đáp được. Thêm vào đó về bản chất của các nhân tố cơ bản đã có sự nhất trí nhưng việc lý giải chúng và đặt tên cho từng nhân tố lại hoàn toàn không có sự thống nhất giữa các nhà nghiên cứu. Ví dụ riêng về nhân tố thứ 5 tùy theo từng tác giả có thế được diễn giải là "văn hóa" theo Norman là "trí tuệ" theo Peabody & Goldberg, là "tính mở hay thích trải nghiệm" theo Costa & Mccrae, và có khi còn được diễn giải là "tính ham chơi".

Ưu điểm:

Mặc dù chịu nhiều phê phán như vậy nhưng mô hình FFM vẫn được coi là có ích cho đo đạc nhân cách vì các ưu điểm sau. Thứ nhất, FFM đem lại một khung nghiên cứu cơ bản khi ghi chép đặc tính nhân cách của con người. Mô hình bắt nguồn từ phương pháp kinh nghiệm như phân loại và ghi chép từ ngữ, đặc điểm này cung cấp một thước đo dễ hiểu đời với tất cả mọi người khi cần chỉnh lý và nắm bắt toàn diện đặc trưng hành động thường ngày của con người. Điều này đóng vai trò to lớn trong những lĩnh vực liên quan đến trắc định và ứng dụng nhân cách như giáo dục, lâm sàng và công nghiệp.

Thứ hai, đối với những lý thuyết và thước đo nhân cách được thể hiện một cách riêng biệt đã cổ từ trước đến nay, FFM được đưa ra như một sự tham khảo đối chiếu. Có thể sử dụng 5 khung lớn để xem xét, chỉnh lý và kết hợp lại với nhau rất nhiều các khái niệm về nhân cách đã được nghiên cứu trước đây nhưng chưa có quan hệ với nhau. Thông qua thao tác này những đặc điểm nổi bật của các học thuyết đó sẽ được tô đậm thêm, những gì từng bị che khuất sẽ trở nên sáng tỏ, việc chỉnh lý những phần còn chưa rõ ràng có thể tiến hành được. Điều này không nhất thiết đi đến phủ nhận hết những học thuyết đã có. Ngược lại chúng có thể trở thành nhân tố kích thích nghiên cứu mới phát triển. Ngoài ra, khi các khái niệm có liên quan đến nhân cách, ví dụ hành động đối với người khác-hứng thú nghề nghiệp - nhu cầu trí năng, được chỉnh lý và liên hệ với nhau trên cơ sở lấy 5 nhân tố là thứ nguyên cơ bản thì có thể hy vọng có được sự phát triển hơn nữa trong nghiên cứu.

Thứ ba, FFM có ưu điểm ở chỗ khơi dậy sự chú ý nhiều hơn đối với các nhân tố đặc tính thường hay bị bỏ qua trong lý thuyết đặc điểm nhân cách đã có. Việc đưa 5 nhân tố, nhất là hoạt động nhận thức mang tính chất trí tuệ và sáng tạo vào trong lý thuyết đặc điểm nhân cách đã mang lại nhiều ý nghĩa.

Cuối cùng, FFM có khả năng trở thành chiếc cầu bắc qua lý thuyết đặc điểm nhân cách và nghiên cứu nhận biết con người. FFM thu thập những thuộc tính có thể quan sát, có khởi nguồn từ cách tiếp cận từ vựng được phân loại, đây cũng là một trong những phê phán FFM trên phương diện lý thuyết đặc điểm nhân cách. Tuy nhiên nếu coi 5 nhân tố vừa là thứ nguyên đặc tính vừa là thứ nguyên nhận biết người khác (và mình) thì FFM có tính khả năng sinh ra những nghiên cứu mới kết hợp nhân cách với nhận thức xã hội.

5. Những điểm cần lưu ý khi vận dụng thước đo 5 nhân tố

FFM nảy sinh từ phương pháp đơn giản là quan sát và ghi chép sự khác nhau giữa các cá nhân. Dựa vào việc kết hợp các kết quả nghiên cứu lý thuyết tâm lý học và các lĩnh vực kề cận, cho đến nay người ta đang phát triển đi đến một mô hình giải thích và thuyết minh nguyên nhân của sự khác biệt cá nhân chứ không chỉ dừng lại ở việc phân loại và ghi chép về nhân cách. Thời đại của "khi phân tích nhân tố về từ ngữ và thước đo sẽ tìm thấy 5 nhân tố" đã qua đi, bây giờ chính là lúc tìm kiếm xem có thể dự đoán và giải thích đến mức nào về hành vi dựa vào FFM.

Mô hình 5 nhân tố dù sao cũng chỉ là một mô hình để hiểu nhân cách. Việc ghi chép bằng FFM chẳng qua chỉ là nhân cách đã được khái quát hóa và trừu tượng hóa. Chúng ta có thể cho những người muốn biết về nhân cách của bản thân mình kết quả điều tra nhân cách bằng FFM nhưng những điều chưa thỏa mãn vẫn còn nhiều. Hành động, tư duy, tình cảm của "cái tôi" được biểu hiện trong sự giao hòa với muôn hình muôn vẻ của hoàn cảnh, tình huống và người khác, được truyền đến chúng ta giống như một cái gì đó "rất riêng của người đó" chứ không thể nắm bắt như những "đặc tính" đã được khái quát hóa, trừu tượng hóa. Việc hiểu nhân cách qua "đặc tính" phải được bổ sung hoàn thiện bằng những ghi chép về kinh nghiệm của các cá nhân như vậy. Hơn nữa hiện nay, tuy FFM được coi là hữu hiệu để hiểu nhân cách song không có nghĩa là một mô hình hoàn thiện cố định. Mô hình có thể được tu chỉnh và mở rộng bằng cách thường xuyên đưa vào những kinh nghiệm của từng cá nhân.

Khi Việt hóa bộ công cụ NEO PI-R (sẽ trình bày sau) cần tham khảo những chủ trương chính sách và văn hóa xã hội Việt Nam. Nhật Bản khi sử dụng NEO PI-R cũng đã căn cứ trên chủ trương phát triển suốt đời của xã hội Nhật, vì thế bản tiếng Nhật được tiến hành tiêu chuẩn hóa (Nhật hóa) trên cơ sở lưu ý đến sự thích ứng với các loại tuổi tác từ mới trưởng thành cho đến thời kỳ cao tuổi, thích ứng sử dụng trong nghiên cứu so sánh quốc tế.

Một điểm thuận lợi khi sử dụng thước đo này là có thể thu được nhiều kinh nghiệm hiểu biết mang tính văn hóa so sánh từ những kết quả nghiên cứu của nhiều nước cũng sử dụng thước đo này. Thêm vào đó những tích lũy kết quả nghiên cứu của nguyên bản sẽ giúp cho chúng ta thuận lợi hơn trong việc lập giả thuyết và dự đoán dựa trên đó. Trong trường hợp khó trả lời cả 240 item có thể sử dụng bản thu nhỏ 60 item (NEO FFI). Tuy nhiên những nghiên cứu văn hóa so sánh sử dụng thước đo này cũng mới chỉ bắt đầu (1992) vẫn đang được tích cực rút kinh nghiệm. Nhiều nước đã biên tập tên của thước đo và nội dung thích ứng với nước mình theo nhiều cách: có thể rút gọn lại tối đa, ví dụ thay vì 5 x 6 x 8 = 240 items thì rút gọn chỉ còn 5 x 5 x 6 = 150 items… Ngoài ra, việc dịch (hoặc tìm từ tương ứng) cho hợp với văn hóa và điều kiện sinh hoạt cụ thể của từng nước.

IV - Trắc nghiệm NEO PI-R

1. Khái quát chung

Bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách NEO PI-R (Personality lnventory - Revised) được xây dựng dựa trên mô hình nhân cách 5 nhân tố. Có nhiều cách tiếp cận đo lường phát triển các phép đo về nhân cách đã được chấp nhận rộng rãi. Một 'số phép đo được thiết kế để xác định những cấu trúc trung tâm theo những mô hình lý thuyết về nhân cách. Một số khác được thiết kế chỉ để dự đoán những thuộc tính hoặc năng lực chuyên biệt, chẳng hạn phát hiện những dấu hiệu tâm bệnh, dự đoán sự thành công nghề nghiệp... Các thang đo được xây dựng dựa trên những cách tiếp cận này thường tiện lợi cho việc áp dụng. tuỳ theo những mục tiêu đo lường do người thiết kế đặt ra. Tuy nhiên, nếu đem những thang đo này sử dụng cho những mục đích khác thì kết quả thường là rất hạn chế. Do vậy, các chuyên gia thiết kế trắc nghiệm đề xuất một chiến lược thay thế là phát triển những thang đo nhân cách đa mục đích, nhằm đánh giá tất cả những mặt cơ bản những khía cạnh mà ở đó có thể phát hiện các khác biệt đáng kể giữa các cá nhân. Vì những đặc điểm nhân cách được xem là tương đối ổn định (trong ý nghĩ, tình cảm, hành vi) nên có thể xây dựng một bộ công cụ đánh giá nhân cách đa diện, đa tầng có lợi cho việc hiểu và dự đoán một loạt các đặc điểm, đặc tính, chẳng hạn như hứng thú nghề nghiệp, sức khoẻ tâm thần, những hành vi kém thích nghi, những kiểu ứng phó đặc trưng…

NEO PI-R đã được phát triển theo hướng tiếp cận mới này và các nghiên cứu thực tế đã chứng minh nó là một phép đo nhân cách đa mục đích. rất tiện lợi cho việc phát hiện và dự báo.

Từ năm 1985 những nghiên cứu sử dụng trắc nghiệm NEO PI-R đã chứng minh rằng mô hình 5 nhân tố có thể giải thích cho những mặt cơ bản của cấu trúc nhân cách mà các phép đo về nhân cách muốn đo lường như các chức năng (theo mô hình của Jung) các nhu cầu (theo mô hình của Murray), các đặc điểm của mối quan hệ liên nhân cách và các dạng rối nhiễu nhân cách theo DSM - III - R (McCrae, T.Costa, 1990).

Các nhân tố (factor) được xác định theo các nhóm mà những đặc điểm nhân cách thuộc nhóm đó có tương quan đáng kể với nhau hơn là tương quan với các đặc điểm thuộc nhóm khác. Mỗi một nhóm được xem như là một miền đo, một mặt của nhân cách. Mỗi miền đo hay mỗi mặt này thường bao quát một phạm vi rộng lại gồm những khía cạnh được cụ thể hoá trong một phạm vi hẹp hơn.

Như vậy bằng cách mô tả cá nhân một cách chi tiết trên cả 5 miền đo, chúng ta sẽ có được một bản phác họa nhân cách khá đầy đủ. Bản phác họa này tóm lược những kiểu suy nghĩ thái độ, tình cảm và hành vi đặc trưng cho những xúc cảm, quan hệ liên nhân cách, sự trải nghiệm, thái độ, động cơ của cá nhân.

Nguyên tắc hướng dẫn, chỉ đạo quá trình nghiên cứu xây dựng trắc nghiệm NEO PI-R là việc đánh giá nhân cách nên bắt đầu từ khái quát rồi cụ thể hoá thành các chi tiết. Thoạt đầu nhận diện những miền đo như là những phạm vi đo lường rộng nhất bao quát các đặc điểm nhân cách có tương quan với nhau. Sau đó đi sâu phân tích từng miền đo này, thao tác hoá để nhận diện những khía cạnh, những nét nhân cách quan trọng nhất của mỗi miền đo rồi viết các items để đo lường các khía cạnh này.

2. Cấu trúc của bộ trắc nghiệm NEO PI - R

a) Mặt N (Nhiễu tâm): Các tiểu thang đo hay tiểu trắc nghiệm ở mặt này tập trung đánh giá xu hướng một cá nhân dễ trải nghiệm những trạng thái xúc cảm, và tình cảm tiêu cực, kém điều chỉnh, kém thích nghi như sợ hãi, buồn chán, lo âu, lúng túng, tức giận, tự ty, tội lỗi, thất vọng. Những người đạt điểm trắc nghiệm cao ở miền đo này có sự mất cân bằng hoặc bất thường về tâm thần. Họ có nhiều nguy cơ mắc một vài chứng rối nhiễu tâm thần. Tuy nhiên, không nên xem các tiểu trắc nghiệm ở mặt này là những phép đo chẩn đoán các loại tâm bệnh. Có thể một cá nhân có điểm số cao trên thang đo này vẫn không mắc bất cứ loại rối nhiễu tâm trí nào. Ngược lại, không phải tất cả các cá nhân có rối nhiễu tâm thần đều có điểm cao trên thang đo này. Ví dụ, một cá nhân chống đối xã hội có thể không có điểm cao trên thang đo này.

Những cá nhân đạt điểm trắc nghiệm thấp ở miền đo này là những người có xúc cảm, tình cảm ổn định. Họ thường là những người bình tĩnh, tỉnh táo, biết kiềm chế, thanh thản, thư giãn. Họ có thể ứng phó có hiệu quả với hầu hết các tình huống gây stress thường gặp trong cuộc sống. Mặt nhân cách này bao gồm 6 thang đo sau:

+ Anxiety (N1): Lo âu

Những người hay lo âu có đặc điểm là hay lo lắng, sợ hãi, có xu hướng thường xuyên căng thẳng, bất an, bồn chồn sốt ruột. Tiểu trắc nghiệm này không đo những sợ hãi cụ thể hoặc đo những ám sợ mà chủ yếu đo khả năng đương đầu, kiểm soát sự lo âu của cá nhân. Người có điểm trắc nghiệm cao ở tiểu trắc nghiệm này là những người có xu hướng hay gặp những nỗi lo sợ và họ thường là không có khả năng kiểm soát những nỗi lo âu này. Người có điểm trắc nghiệm thấp ở tiểu trắc nghiệm này là những người bình tĩnh, cân bằng, ít bị căng thẳng. Họ ít bị phụ thuộc vào hoàn cảnh, ít chịu sự chi phối của các tình huống khó khăn. Khi hoàn cảnh trở nên bất lợi với họ, họ sẵn sàng đương đầu và thường biết cách đương đầu có hiệu quả.

+ Angery Hostility (N2): Giận dữ, thù địch

Tiểu trắc nghiệm này đánh giá mức độ sẵn sàng của cá nhân và khả năng kiểm soát của họ khi trải nghiệm sự giận giữ, thù địch. Phạm vi đo lường của tiểu trắc nghiệm này liên quan đến những trạng thái bất ổn như sự tức giận, nổi đoá nổi khùng...

+ Depression (N3): Trầm cảm

Tiểu trắc nghiệm này đo sự khác biệt giữa các cá nhân khi họ trải nghiệm các trạng thái trầm cảm. Những người đạt điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này có xu hướng dễ có mặc cảm tội lỗi, dễ buồn rầu, dễ chán nản, tuyệt vọng và cô đơn. Họ là những người dễ chán nản, dễ bỏ dở công việc. Những người đạt điểm thấp hiếm khi có những xúc cảm tiêu cực như vừa kể. Tuy nhiên không nhất thiết họ phải là những người lạc quan, có lý trí, bản lĩnh (những đặc điểm này sẽ được phản ánh ở mặt E).

+ Self- Consciouness (N4): ý thức về bản thân

Những xúc cảm tiêu cực như: xấu hổ, e thẹn, lúng túng là hạt nhân của tiểu miền đo này. Những cá nhân có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm là những người có nhiều mặc cảm tự ty, họ là những người luôn không cảm thấy thoải mái, thiếu tự tin khi ở bên cạnh người khác (nhất là cạnh thủ trưởng, những người có chức sắc). Họ rất nhạy cảm với những lời châm chọc giễu cợt, chế giễu và họ có khuynh hướng đánh giá thấp mình. Đó cũng là những người nhút nhát và có lo âu xã hội. Những cá nhân có điểm thấp không nhất thiết phải là những người có kỹ năng xã hội tốt. Họ đơn giản chỉ là những người ít có khó khăn, ít bị phiền toái khi gặp các tình huống xã hội tiêu cực.

+ Impulsiveness (N5): Xung tính

Những người xung tính (người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này) thường không có năng lực kiểm soát làm chủ những ham muốn, những thôi thúc từ bên trong. Những thèm muốn, thôi thúc bên trong thường biểu hiện qua các nhu cầu về ăn uống, hút thuốc, sử dụng chất kích thích, nhu cầu sở hữu… Những nhu cầu này được xem là quá mạnh không thể cưỡng lại được ở những cá nhân này đến mức họ không thể kiểm soát được, không thể làm chủ được chúng, mặc dù sau đó họ thường tỏ ra hối hận vì những hành vi nhằm thoả mãn các nhu cầu này.

Những người có điểm thấp ở tiểu trắc nghiệm này thường dễ dàng kiểm soát, làm chủ được những nhu cầu như vậy. Họ là những người có sức chịu đựng cao, ít chán nản khi gặp thất bại. Thuật ngữ này về mặt lý thuyết có nhiều cách hiểu khác nhau. Tuy nhiên trong phạm vi đo lường của tiểu trắc nghiệm này không nên nhầm lẫn xung tính với tính bột phát, mức độ mạo hiểm, thời gian quyết định quá nhanh…

+ Vulnerability (N6): Dễ bị thương tổn

Tiểu trắc nghiệm này đo lường khả năng dễ bị thương tổn khi gặp các tình huống gây stress. Những người đạt điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này ít có khả năng ứng phó với stress. Họ là những người dễ bị phụ thuộc, thụ động, thiếu niềm tin, kém tự tin hay thất vọng hoặc hay hoảng sợ khi phải đối mặt với các tình huống khó khăn. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này được xem là những người có năng lực giải quyết những vấn đề của họ trong các tình huống, hoàn cảnh khó khăn bất lợi.

b) Mặt E (Hướng ngoại):
Những người có nhân cách hướng ngoại thường là những người có năng lực hoạt động xã hội. Tuy nhiên năng lực xã hội chỉ là một đặc điểm nhân cách được đo ở mặt này, phạm vi đo lường của mặt này bao quát một phạm vi rộng hơn. Vì những người quảng giao là những người thích tham gia vào các hoạt động xã hội họ cũng là những người có tính tự khẳng định, ưa hoạt động mới mẻ. Họ thích tìm kiếm sự kích thích, có xu hướng lạc quan và có những xúc cảm tích cực. Thang đo này tập trung đo lường 6 thang đo sau đây:

+ Warmth (E1): Có mở, thân thiện

Cởi mở thân thiện là một khía cạnh đặc trưng trong mối quan hệ giữa các cá nhân. Những người có điểm cao trong tiểu trắc nghiệm này có tính cởi mở thân thiện là những người giàu tình yêu thương và giàu tình bè bạn. Họ yêu thích mọi người và dễ dàng hình thành sự gắn bó thân thiết với người khác. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này không phải là những người có tính thù địch, cũng không nhất thiết là những người thiếu tình thương, mà chủ yếu họ là những người nghiêm nghị, luôn giữ khoảng cách với người khác hoặc kín đáo dè dặt hơn những người điểm cao.

+ Gregariollsness (E2): Quảng giao

Đây là khía cạnh thứ hai của miền đo này. Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này thích giao du ưa thích kết bạn với người khác. Những người này thích tụ họp với người khác và thích vui vẻ với người khác. Những người có điểm thấp trên tiểu thang đo này có xu hướng thích sống một mình, họ không thích tìm kiếm, thậm chí tránh né những kích thích về mặt xã hội.

+ Assertiveness (E3): Tự khẳng định, quả quyết

Những người đạt điểm cao trên tiểu thang đo này là những người thích nổi trội, mạnh mẽ, có uy lực và uy thế về mặt xã hội. Họ nói năng tự nhiên và thường trở thành các thủ lĩnh nhóm. Những người có điểm thấp trên tiểu thang đo này thường thích đứng ở sau hội trường và để người khác nói và điều khiển.

+ Activity (E4): Tích cực hoạt động

Những người đạt điểm cao trên tiểu thang đo này được xem là những người có tính cách mạnh mẽ, nhanh nhẹn (nhìn từ góc độ năng lượng sinh học) và có nhu cầu thích bận rộn. Những người này thích hợp với nhịp sống nhanh, gấp gáp Những người điểm thấp thích nhịp sống đều đều nhàn tản, mặc dù họ không nhất thiết là những người lề mề, chậm chạp hoặc lười nhác.

+ Exeitement-seeking (E5): Tìm kiêm sự kích thích, cổ vũ

Đạt điểm cao trên tiểu thang đo này là những người khao khát sự cổ vũ, kích thích. Họ thích những màu sặc sỡ, những môi trường ồn ào náo nhiệt. Những người điểm thấp ít có nhu cầu tìm kiếm sự kích thích và thích một cuộc sống mà những người có điểm cao có thể cảm thấy nhàm chán.

+ Positive Emotions (E6): Những xúc cảm tích cực

Tiểu trắc nghiệm này đánh giá khuynh hướng trải nghiệm những xúc cảm tích cực chẳng hạn như: vui mừng, hạnh phúc, tình yêu và sự hân hoan. Những người có điểm cao trên tiểu thang đo này là những người dễ cười và thường xuyên cười. Họ là những người vui tính, lạc quan. Những người có điểm thấp không nhất thiết phải là những người bất hạnh. Đơn giản họ chỉ là những người ít hồ hởi và ít hăng hái. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng tiểu trắc nghiệm này có thể làm những dự báo phù hợp nhất về mức độ cảm nhận hạnh phúc của cá nhân.

c) Mặt O (Cởi mở):

Đây cũng là mặt rất cơ bản của nhân cách mặc dù nó ít được đề cập hơn hai mặt trước. Mặt này liên quan đến sự ham hiểu biết, cầu thị. thích khám phá. Các thành tố chủ yếu của mặt này là giầu trí tưởng tượng, nhạy cảm thẩm mỹ, chú ý tới những tình cảm bên trong, tò mò về trí tuệ, ham hiểu biết, độc lập trong xét đoán. Những đặc tính này đóng vai trò quan trọng trong các lý thuyết cũng như các phép đo về nhân cách.

Những người ham học hỏi, cầu thị là những người tò mò muốn tìm hiểu cả thế giới bên trong và bên ngoài cá nhân. Họ có cuộc sống giầu có phong phú về sự trải nghiệm. Họ mong muốn trải nghiệm những ý tưởng lãng mạn, mơ mộng, những giá trị không có trong quy ước. Họ trải nghiệm cả những xúc cảm tích cực và tiêu cực.

Người ta cũng thường đặt một cái tên khác cho mặt này như là "trí tuệ". Các nghiên cứu cho thấy mặt này thường có tương quan với học vấn, đặc biệt tương quan với các thành tố của trí thông minh chẳng hạn như tu duy phân kỳ (cái được xem là cơ sở tạo ra sự sáng tạo). Tuy nhiên thang đo này không nên xem là tương đương như một phép đo về trí thông minh. Một số người rất thông minh nhưng lại có phạm vi trải nghiệm hẹp. Cũng vậy một số người có phạm vi trải nghiệm rất phong phú nhưng lại tương đối hạn chế về khả năng trí tuệ.

Những người có điểm số thấp (dù là nam hay nữ) trên thang đo này thường có xu hướng luôn tôn trọng tuyệt đối tuân thủ các quy ước về hành vi và họ thường bảo thủ trong cách nhìn. Những người này thường có phạm vi hẹp hơn và tập trung hơn về các hứng thú và họ có xu hướng bảo thủ hơn về mặt chính trị, xã hội. Những người có điểm trắc nghiệm cao ở mặt này là những người không quá lệ thuộc vào các quy ước, họ mong muốn chất vấn chính quyền và sẵn sàng tiếp nhận những ý tưởng mới về chính trị, xã hội cũng như đạo đức. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa rằng họ là những người vô nguyên tắc. Mặt nhân cách này có 6 thang đo sau:

+ Fantasy (O1): Giàu tưởng tượng

Những người có điểm cao là những người có trí tưởng tượng sinh động và có đời sống lãng mạn, mơ mộng. Họ chìm đắm trong suy tư mơ mộng không đơn giản là sự chạy trốn mà như là một cách khám phá thế giới bên trong đầy thú vị. Họ thích thí nghiệm, phát triển sự mơ mộng của mình và tin rằng trí tưởng tượng tạo ra một cuộc sống sáng tạo và làm phong phú tâm hồn. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này là những người ít lãng mạn, dung tục hơn. Họ quan tâm hơn đến những nhiệm vụ trước mắt thực tế hơn.

+ Aesthetic (O2): Óc thẩm mỹ

Những người có điểm cao trên thang đo này có hứng thú chiêm ngưỡng nghệ thuật và vẻ đẹp. Họ yêu thích, rung động với thơ ca âm nhạc và bị nghệ thuật cuốn hút. Họ cần, không phải để trở thành một tài năng nghệ thuật, cũng không nhất thiết là cái mà mọi người đều ưa thích, mà chủ yếu hứng thú của họ đối với nghệ thuật sẽ đưa họ đến chỗ phát triển những hiểu biết rộng hơn và có khả năng thưởng thức tết hơn những người bình thường khác. Những người có điểm thấp, ít nhạy cảm và không thực sự yêu thích nghệ thuật và vẻ đẹp.

+ Feelings (O3): Hiểu xúc cảm, tình cảm nội tâm

Tìm hiểu khám phá các loại xúc cảm, tình cảm bên trong của cá nhân và đánh giá chúng là một phần rất quan trọng trong cuộc sống nội tâm của mỗi người. Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này là những người có phạm vi trải nghiệm những trạng thái xúc cảm, tình cảm đa dạng hơn, phong phú hơn, sâu sắc hơn. Họ cảm nhận cả hạnh phúc và bất hạnh đều ở mức mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn những người bình thường khác. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này cảm nhận các trạng thái xúc cảm, tình cảm có cái gì đó hời hợt, ít nhạy cảm, ít sâu sắc. Và họ tin rằng các trạng thái xúc cảm, tình cảm không thật quan trọng đối với họ.

+ Actions (O4): Hành động

Khía cạnh này thể hiện ở sự mong muốn thử nghiệm mình qua các loại hoạt động khác nhau để đa dạng hoá hoạt động nhằm tìm kiếm sự thay đổi như: đi đến những nơi mới lạ, hoặc thưởng thức những món ăn lạ. Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này thích lãng mạn và thích làm phong phú, đa dạng những gì đã quen thuộc, đường mòn. Họ thường thích tham gia vào một loạt các loại hoạt động ưa thích khác nhau. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này là những người khó thay đổi thói quen, nếp nghĩ. Họ chỉ ưa thích tiếp tục những gì mình đã từng làm, đã được coi là đúng.

+ Ideas (O5): Giàu ý tưởng

Khía cạnh này liên quan đến sự tò mò về mặt trí tuệ. Họ là những người không chỉ tích cực theo đuổi những hứng thú về trí tuệ cho riêng mình mà thường có tâm hồn rộng mở, ham học hỏi và mong muốn tiếp cận tìm hiểu cái mới, dù là những ý tưởng ngoài những quy ước, không có tiền lệ. Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này thích những tranh luận triết học và thích động não. Không nhất thiết họ phải là những người có trí tuệ cao, mặc dầu đây là cơ sở để phát triển các tiềm năng về trí tuệ. Những người có điểm trắc nghiệm thấp là những người ít tò mò, không ham tìm hiểu, và nếu đó là người thông minh thì họ chỉ tập trung những nguồn lực của họ vào một số rất ít những vấn đề.

+ Values (O6): Các giá trị

Khía cạnh này đánh giá khả năng sẵn sàng xem xét lại những giá trị tôn giáo, chính trị, xã hội. Những cá nhân không có tính cầu thị đối với các giá trị, có khuynh hướng chấp nhận những giá trị chính thống. Họ nói chung có tính bảo thủ, ít để ý đến sự xuất hiện của các đảng phái chính trị. Những người có điểm cao thường là những người đối nghịch với chủ nghĩa giáo điều.

d) Mặt A (Dễ thương, dễ chấp nhận):

Cũng giống như mặt thứ 2 (mặt E: hướng ngoại), mặt thứ 4 này đo những xu hướng trong mối quan hệ liên cá nhân: xu hướng chấp nhận người khác hay không chấp nhận người khác.
Những người dễ chấp nhận người khác thường là những người vị tha, dễ cảm thông với người khác, mong muốn giúp đỡ người khác và tin rằng những người khác cũng là những người hay giúp đỡ. Những người khó chấp nhận hay chống đối người khác có xu hướng ích kỷ, hay nghi ngờ những ý định tốt đẹp của người khác. Họ có xu hướng ganh đua hơn là hợp tác.
Những người dễ chấp nhận người khác là những người khoẻ mạnh hơn về mặt tâm lý và được ưa thích hơn về mặt xã hội. Tuy nhiên. tính sẵn sàng đấu tranh cho những lợi ích của cá nhân ở góc độ nào đó vẫn có lợi. Mặt khác, tính dễ chấp nhận không phải là điều tốt trong những cuộc chiến hoặc ở toà án. Cũng vậy, tính hoài nghi tư duy phê phán lại tỏ ra có lợi, góp phần tạo ra sự phân tích chính xác trong nghiên cứu khoa học.

Như vậy, không có cực nào của mặt này về bản chất tốt hơn cực kia, xét từ quan điểm tính đa dạng xã hội. Cũng vậy, không có cực nào nhất thiết tốt hơn cực nào ở góc độ sức khoẻ tâm thần của cá nhân. Honney đã xem xét hai khuynh hướng bất thường: chống đối mọi người và theo đuôi mọi người. Chúng giống như những hình thức cực đoan của tính dễ chấp nhận và tính dễ chống đối. Những người có điểm rất thấp trên thang đo này thường liên quan đến những rối nhiễu nhân cách kiểu tự mê mình, chống đối xã hội, hoang tưởng. Trái lại, những người có điểm trắc nghiệm rất cao ở thang đo này có thể liên quan đến rối nhiễu nhân cách kiểu phụ thuộc.

+ Trust (A1): Lòng tin

Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này có đặc điểm luôn tin rằng những người khác là trung thực và có ý định tốt. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này có xu hướng nghi ngờ, không tin người khác và hay cho rằng người khác có thể không trung thực hoặc nguy hiểm.


+ Straight forwardness (A2): Thẳng thắn, chân tình

Những cá nhân có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này là những người trung thực, chân thành và khéo léo. Những người có điểm thấp thường muốn lôi kéo người khác dù có phải dùng đến những thủ đoạn như nịnh hót, tâng bốc, xảo trá hoặc lừa gạt. Họ xem những chiến thuật này như là những "kỹ năng xã hội" cần thiết và có thể coi những người thẳng thắn như là những kẻ chất phác, ngây thơ.

Khi phân tích điểm số trên tiểu trắc nghiệm này, điều đặc biệt quan trọng là luôn nhớ rằng điểm số phản ánh mối quan hệ thường trực đối với các cá nhân khác. Những người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này thích đánh bóng sự thật hoặc thích bảo vệ những tình cảm thật của mình, không muốn người khác biết. Nhưng điều này không nên hiểu rằng họ là người không trung thực, lèo lá. Đặc biệt, tiểu thang đo này không nên xem là một thang đo mức độ nói dối hoặc đánh giá độ hiệu lực của chính phép đo này hoặc làm những dự báo về tính trung thực trong việc quyết định thuê mướn nhân công.

+ Altruism (A3): Vị tha

Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm (thang đo) này có mối quan tâm đặc biệt đến phúc lợi của người khác, thể hiện ở sự độ lượng, ân cần với người khác và mong muốn giúp đỡ người khác. Những người có điểm thấp trên tiểu thang đo này thường chỉ quan tâm đến mình, không quan tâm đến những vấn đề của người khác hoặc chỉ miễn cưỡng khi buộc phải quan tâm đến người khác.

+ Compliance (A4): Phục tùng

Tiểu trắc nghiệm này xem xét những phản ứng đặc trưng đối với những xung đột liên nhân cách. Những người có điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này có xu hướng thích làm theo người khác, kiềm chế tức giận, dễ bỏ qua, dễ tha thứ. Họ là những người nhu mỳ, hiền lành có tính khí ôn hoà, dịu dàng. Những người có điểm thấp là những người hay nóng nảy, thích ganh đua hơn là hợp tác, dễ nổi xung.

+ Modesty (A5): Khiêm tốn

Những người có điểm cao trên tiểu thang đo này là những người khiêm nhường, thích ẩn lánh, nép mình mặc dù không nhất thiết họ là những người thiếu tự tin hoặc thiếu tự trọng. Những người có điểm thấp trên tiểu thang đo này thường tự cho rằng mình là người siêu phàm và thường bị người khác đánh giá là người hay tự phụ, kiêu ngạo hoặc ngạo mạn. Thiếu tính khiêm tốn ở mức nghiêm trọng là một phần của cái gọi là rối nhiễu tâm lý kiểu tự mê mình.

+ Tender-Mindedness (A6): Nhân hậu

Tiểu trắc nghiệm này đánh giá thái độ đồng cảm và sự quan tâm đến người khác. Những người có điểm cao thường hay quan tâm đến nhu cầu của người khác và luôn coi trọng mặt nhân văn của các chính sách xã hội. Người có điểm thấp trên tiểu trắc nghiệm này là những người coi trọng lý trí, họ ít bị lay chuyển (mủi lòng) do tình cảm. Họ thường tự xem mình là người có đầu óc thực tế, họ thường làm những quyết định hợp lý dựa trên những logic lạnh lùng.

đ) Mặt C (Có ý chí phấn đấu):

Một số lớn các lý thuyết nhân cách, đặc biệt là lý thuyết động thái tâm lý rất quan tâm đến việc kiểm soát xung tính. làm chủ ham muốn. Trong quá trình phát triển háu hết các cá nhân đều học cách làm thế nào để kiểm soát những ham muốn của mình. Không có khả năng kiềm chế, kiểm soát xung tính, không làm chủ được các ham muốn, cám dỗ - đó là những người không ổn định về tâm thần như đã đề cập ở mặt thứ nhất.

Tuy nhiên, tự kiểm tra, kiểm soát còn liên quan đến một quá trình tích cực khác gồm lập kế hoạch, tổ chức, thực hiện và mỗi cá nhân thường có sự khác nhau ở quá trình này. Đây là nội dung chính được đánh giá ở mặt thứ năm này. Những người có khả năng tự kiểm tra, kiểm soát, làm chủ bản thân trong phạm vi đánh giá của thang đo này là những người làm việc có mục đích rõ ràng, có nghị lực, ý chí mạnh và có tính quyết đoán. Có thể một vài người trở thành các nhà soạn nhạc lớn, hoặc các vận động viên điền kinh không có những mức độ cao của các phẩm chất nhân cách này.

Digman and Takemoto-chock (1981) xem mặt này như là ý chí, nhu cầu muốn thành đạt. Ở mặt tích cực, những người có điểm cao trên thang đo này thường là những người thành đạt ở học đường, thành đạt trong nghề nghiệp, nhưng ở mặt tiêu cực, họ có thể là những người khó tính đến mức khó chịu, ngăn nắp trật tự một cách thái quá hoặc những người chỉ biết có công việc, quá ham mê công việc. Những người có điểm cao nói chung là người tỉ mỉ, cẩn trọng, đúng giờ và đáng tin. Những người có điểm thấp không nhất thiết là những người thiếu các nguyên tắc đạo đức, mà đơn giản họ là những người thiếu nhiệt tình, thiếu quyết tâm trong việc nỗ lực đạt mục đích của bản thân. Có những bằng chứng nói rằng những người điểm thấp có cái gì giống như những người ham thích khoái lạc, ham thích tình dục.

+ Competence (Cl): Năng lực

Khái niệm năng lực liên quan đến quan niệm cho rằng đó là một người có khả năng, nhạy cảm, khôn ngoan và làm việc có hiệu quả. Những người có điểm cao trên tiểu thang đo này cảm thấy họ được chuẩn bị tốt để ứng phó với những vấn đề trong cuộc sống của họ. Những người có điểm thấp là những người đánh giá thấp các năng lực của bản thân và thừa nhận rằng họ thường không có sự chuẩn bị tốt và dường như họ luôn không có khả năng. Trong số tất cả các tiểu trắc nghiệm của mặt này. tiểu thang đo năng lực có tương quan cao nhất với lòng tự trọng và sự tự kiềm chế.

+ Order (C2): Ngăn nắp

Những người đạt điểm cao trên tiểu trắc nghiệm này là những người ngăn nắp gọn gàng và là người biết sắp xếp có thứ tự. Họ là những người giữ đồ vật đúng cho quy định. Những người điểm thấp không có khả năng sống gọn gàng, ngăn nắp và họ tự mô tả mình như là những người hay vứt đồ đạc bừa bộn, không có trật tự. Tuy nhiên những người quá ngăn nắp có thể có nguy cơ dễ mắc loại rối nhiễu nhân cách ép buộc.

+ Dutifulness (C3): Trách nhiệm, bổn phận

Những người có điểm cao đặc biệt trung thành với các nguyên tắc đạo đức của họ và thường là người rất cẩn trọng khi thực hiện các nghĩa vụ đạo đức của họ. Những người có điểm thấp thường xuề xoà hơn trong những vấn đề như vậy và có cái gì đó ít bị phụ thuộc hoặc không đáng tin cậy.

+ Achievement Stiving (C4): Nỗ lực thành đạt

Những người có điểm cao trên tiểu thang đo này thường có nhu cầu rất cao và làm việc cật lực để đạt các mục đích của họ. Họ là những người siêng năng. chịu khó và luôn có mục đích, có định hướng (hoài bão) trong cuộc sống. Người có điểm rất cao, tuy nhiên, có thể là người quá đam mê công việc. đam mê nghề nghiệp (trở thành kẻ "tham công tiếc việc”. Những người điểm thấp là những người thiếu quan tâm, thiếu nhiệt tình và thậm chí là người lười biếng. Họ là những người ít hoặc không có nhu cầu thành đạt họ không có hoài bão và thường thiếu những mục đích có ý nghĩa để nỗ lực phấn đấu. Họ cũng là những người luôn cảm thấy thoả mãn với mức độ thấp của sự thành đạt (kiểu an phận).

+ Self-Discipline (C5): Kỷ luật tự giác

Người có kỷ luật tự giác là người có khả năng bắt đầu các nhiệm vụ và kiên trì thực hiện chúng cho đến khi hoàn thành dù là công việc đó không hấp dẫn thậm chí nhàm chán. Những người có điểm cao trên tiểu thang đo này là những người có năng lực tự động viên mình hoàn thành công việc. Những người có điểm thấp là những người ngay từ đầu đã hay trì hoãn thực hiện nhiệm vụ và thường dễ chán nản mong muốn bỏ cuộc giữa chừng.

Người có kỷ luật tự giác thấp dễ nhầm với xung tính, cả hai đều minh chứng cho sự thiếu khả năng làm chủ được mình, nhưng trên thực nghiệm chúng có sự khác nhau. Người có điểm cao trên tiểu thang đo xung tính thường khó hoặc không thể kháng cự lại cái họ không muốn làm. Nhưng người có điểm thấp trên tiểu thang đo kỷ luật tự giác không thể buộc họ làm cái họ phải làm - Cái trước liên quan đến sự ổn định về xúc cảm, cái sau liên quan đến mức độ động cơ hoá.

+ Deliberation (C6): Thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng

Tiểu thang đo này đánh giá mức độ mỗi cá nhân suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động. Những người có điểm cao là những người thận trọng, chín chắn làm gì cũng cân nhắc, suy nghĩ kỹ càng. Những người có điểm thấp là người bộp chộp vội vàng thường nói và hành động không tính đến những hậu quả xẩy ra sau đó. Tuy nhiên ở cực tốt của những người có điểm thấp là khả năng làm quyết định nhanh.

3. Cách cho điểm

Nếu người trả lời không trả lời từ 41 item trở lên thì không dùng kết quả này để phân tích. Nếu ít hơn 41 item bị bỏ không trả lời thì các item này có thể được cho điểm như là những ý kiến trả lời trung lập hoặc cho điểm như điểm trung bình của mẫu. Khi có trên 3 tiểu thang đo bị bỏ thì việc giải thích kết quả nên thận trọng.

Kết quả phân tích trên mẫu chuẩn hoá cho thấy có 99% số người trả lời đồng ý, rất đồng ý với ít hơn 150 item và cũng có 99% số người trả lời đồng ý, rất đồng ý với trên 50 item. Do vậy, nếu cá nhân nào có trên 151 item chọn câu trả lời đồng ý, rất đồng ý và dưới 50 item chọn câu trả lời đồng ý, rất đồng ý thì phải thận trọng (có thể những cá nhân này đánh bừa hoặc trả lời mà không hiểu câu hỏi).

Cũng dựa trên sự phân tích các nhóm đối tượng trả lời từ mẫu chuẩn hoá, hãy cẩn thận với những cá nhân có các kiểu trả lời sau đây:
- Rất phản đối liên tiếp từ 7 item trở lên,
- Phản đối liên tiếp từ 10 item trở lên,
- Trung lập liên tiếp từ 11 item trở lên,
- Đồng ý liên tiếp từ 15 item trở lên,
- Rất đồng ý liên tiếp từ 10 item trở lên.

Bộ trắc nghiệm NEO PI-R được tính theo bảng điểm chuẩn (điểm thô được quy đổi ra điểm chuẩn T - Scores. Có bảng điểm chuẩn cho người lớn từ 21 tuổi trở lên và cũng có bảng điểm chuẩn cho sinh viên, học sinh từ 17-20 tuổi. Có bảng chuẩn cho nam riêng, nữ riêng.
NEO PI-R, có thể được giải thích theo phạm trù chẩn đoán. Nếu ở thang đo N (Nhiễu tâm), người làm trắc nghiệm có điểm số T-scores > 70 điểm thì nên xem đó như là một chỉ báo về tâm bệnh.

V. Vài kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn sâu trường hợp doanh nhân thành đạt

1. Đặc điểm nhân cách của doanh nhân thành đạt theo các mặt của NEO PI-R

Mặt N (Nhiễu tâm): Hầu hết các doanh nhân thành đạt được phỏng vấn đều không đánh giá cao mặt N đối với sự thành đạt, cụ thể là: Cả 5 người đều cho rằng các mục của cân bằng xúc cảm (N) như lo âu, thù địch, trầm cảm, mặc cảm, kiểm soát xung tính, dễ tổn thương không quan trọng lắm đối với sự thành đạt của con người. Nhìn chung các doanh nhân thành đạt là những người có xúc cảm khá cân bằng thể hiện ở sự chín chắn trong suy nghĩ, nhận xét và đánh giá. Các doanh nhân thành đạt tỏ ra lạc quan, không lo lắng, ngược lại rất tự tin vào tương lai nghề nghiệp, vào thế hệ trẻ nói chung và vào bản thân mình vì cho rằng bản thân có đủ kinh nghiệm có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhờ kinh nghiệm sống và học tập, họ đều có vẻ là người kiểm soát được xung tính, không dễ tổn thương thể hiện trong sự tự tin khi giao tiếp và biết cách giao tiếp thu hút khách hàng, có người còn chiều khách hàng theo phương châm "Mọi khách hàng đều đúng và ý thích của khách là ý thích của mình" để đạt được mục đích của bản thân.

Mặt E (Hướng ngoại): Theo kết quả phỏng vấn, các doanh nhân thành đạt đều là những người tích cực hoạt động, nỗ lực phấn đấu tự khẳng định mình, đánh giá cao các yếu tố của mặt E trừ xúc cảm tích cực. Có người đánh giá cao các mục của mặt E, tỏ ra cởi mở, quảng giao, tích cực hoạt động, tự khẳng định mình thể hiện trong cách nói chuyện, trong quan niệm về việc chú trọng giao tiếp với khách hàng và qua việc cố gắng phấn đấu, bươn trải trong kinh doanh để từ một công nhân trở thành một người quản lý mấy cửa hàng kinh doanh. Có người có quan niệm cởi mở về bí quyết nghề, cho rằng trong xã hội công nghiệp tiên tiến không cần giữ bí quyết nghề, nên truyền lại cho nhân viên, khuyến khích họ làm ăn riêng, hình thành một mạng lưới hợp tác lẫn nhau. Mọi doanh nhân thành đạt đều chú trọng đến tầm quan trọng của quan hệ trong kinh doanh của mình.

Mặt O (Cởi mở): Các doanh nhân thành đạt đều đánh giá cao việc đa dạng hóa hoạt động, giàu ý tưởng, hiểu bản thân mình, các giá trị, tỏ ra là người khá linh hoạt song không đánh giá cao những yếu tố như óc thẩm mỹ, giàu trí tưởng tượng (duy nhất có 1 người do đặc trưng nghề thì đánh giá cao). Ví dụ, Ph. không đánh giá cao tất cả các mục của mặt O, chỉ có hai yếu tố "đa dạng hóa hoạt động" và "giàu ý tưởng" được anh cho là khá quan trọng đối với sự thành đạt, thực tế cuộc sống của anh cũng cho thấy điều đó: anh không phải là người ra trường là vào luôn một nghề, anh đã làm nhiều nghề, học nhiều thứ với quan niệm rằng người quản lý không trực tiếp làm kỹ thuật vẫn cần phải nắm kỹ thuật. Tuy nhiên các mục còn lại khác như giàu trí tưởng tượng, óc thẩm mỹ và hiểu bản thân và nhất là quan điểm giá trị thì anh lại cho là hoàn toàn không quan trọng.

Mặt C (Có ý chí phấn đấu): Doanh nhân thành đạt có nỗ lực thành đạt cao, có ước mơ và quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực, đánh giá cao tính thận trọng, kỷ luật, ngăn nắp và trách nhiệm. Họ đánh giá cao các phẩm chất năng lực, thận trọng, và nỗ lực thành đạt - những nét tính cách có thể thấy trong quãng đời nghề nghiệp của họ - nỗ lực thực hiện những năng lực của mình (trong việc nắm bắt thị trường, thị hiếu khách hàng và biết cách quản lý kinh doanh). Có người cho rằng trong trường hợp của mình, nỗ lực bản thân chiếm đến 70% ngoài ra mới là sự hỗ trợ của gia đình, bè bạn. Tính thận trọng thể hiện ở phương châm mở rộng quy mô kinh doanh một cách chắc chắn (từ 1 cửa hàng đã khá vững chắc rồi mới mở cửa hàng thứ 2, và tương tự cửa hàng thứ 2 chắc rồi mới đến cửa hàng thứ 3). Tuy nhiên có người lại không đánh giá cao trách nhiệm và kỷ luật, nhất là “ngăn nắp" bị cho là hoàn toàn không cần thiết đối với sự thành đạt. Điều này có lẽ cũng là một biểu hiện của tính "thiếu bài bản" trong tầng lớp kinh doanh của ta.

Mặt A (Dễ thương): Các doanh nhân thành đạt có niềm tin vào bản thân, lạc quan và có đánh giá nhất định đối với các yếu tố của mặt A (như khiêm tốn, vị tha, nhân hậu) trừ phục tùng. Ví dụ, có người chỉ đánh giá cao niềm tin, tính khiêm tốn cũng được coi là khá quan trọng đối với thành đạt còn thẳng thắn, vị tha, phục tùng, nhân hậu bị xếp vào vị trí không quan trọng lắm, mặc dù đánh giá cao sự kiên nhẫn và chân thành đối với khách hàng. Trọng tiếp xúc người này cũng tỏ ra là người cởi mở, khiêm tốn, rất tin tưởng vào tương lai, không có những lo lắng không cần thiết.

Tóm lại, hầu hết những nét tính cách của 4 nhân tố (E, O, A, C) đều được các doanh nhân thành đạt đánh giá như những phẩm chất quan trọng đối với sự thành đạt, ngoại trừ mặt cân bằng xúc cảm (N). Tuy nhiên trên thực tế họ đều có vẻ là những người khá cân bằng về cảm xúc vì vậy có thể nói rằng mặt N (nhiễu tâm hay cân bằng thần kinh, cảm xúc) cũng là một nhân tố quan trọng đối với sự thành đạt theo nghĩa muốn thành đạt trước hết phải là người cân bằng về cảm xúc (điểm N thấp). Hầu hết các doanh nhân thành đạt đều nhấn mạnh mặt đạo đức (giữ chữ tín) trên cả năng lực kiến thức, điều đó cho thấy trên thực tế quan điểm giá trị đóng vai trò lớn trong sự thành đạt của họ.

2. Đặc điểm doanh nhân thành đạt theo phiếu hỏi bổ sung

Các doanh nhân thành đạt có nhu cáu, động cơ thành đạt rất rõ rệt, thể hiện ở những ước mơ và nghị lực, quyết tâm phấn đấu thực hiện.

Về quan điểm giá trị thể hiện ở mặt thái độ, niềm tin. các doanh nhân thành đạt đều sống lạc quan, tin tưởng vào tương lai của nghề của bản thân và tương lai của thế hệ trẻ Việt Nam. Họ đánh giá (có thái độ) tích cực xu hướng quốc tế hóa, mở cửa hội nhập, có thái độ tích cực đối với cuộc sống thể hiện ở tinh thần thái độ lao động nghiêm túc, biết dung hòa giữa công việc và nghỉ ngơi, rèn luyện cả trí óc lẫn sức khoẻ, làm việc với tinh thần trách nhiệm với bản thân và với người khác, có thái độ đúng mực với đồng tiền, có ý thức kỷ luật vì vậy có cơ sở để tin rằng họ là những người biết tôn trọng luật pháp.

Có thể cho rằng họ là những người biết cách thích ứng với sự thay đổi của cuộc sống thể hiện ở năng lực học tập và ý chí vươn lên tự khẳng định mình (học thêm về tin học, kinh tế, tiếng Anh), có khả năng tự tìm và tạo việc làm cho bản thân mình.

Họ có những quan niệm khác nhau về thành đạt, người thì nhấn mạnh vào năng lực quản lý và đồng tiền, cho rằng có nhiều tiền là biểu hiện của thành đạt, hoặc nhấn mạnh vào những gì sẽ để lại tên tuổi cho đời sau…Người lại cho rằng bí quyết (thành công) nghề là chế độ đãi ngộ (quản lý) đối với nhân viên để làm sao giữ được nhân viên không bỏ nghề, bỏ Công ty.
Ba yếu tố của phiếu hỏi bổ sung là kĩ năng nghề, kiến thức và tính hiệu quả đều được các doanh nhân thành đạt đánh giá cao cho rằng đó là những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành đạt của một doanh nhân. Họ đều có tinh thần cầu thị, muốn nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề, luôn tự đúc rút cho mình kinh nghiệm qua những thực tế kinh doanh thành đạt và thất bại của chính bản thân, luôn chú trọng học hỏi và học hỏi lẫn nhau từ cả nhân viên và khách hàng.

Liên quan đến những tiêu chí khác (thái độ đối với đất nước cuộc sống, và công việc), có thể nói họ đều là người sống có ước mơ, có lòng lin vào thế hệ trẻ Việt Nam (sẽ không thua kém với thế giới), có thái độ tích cực đối với xu hướng hội nhập quốc tế, muốn học tập những cái tốt của nước ngoài, hiểu được điểm yếu của doanh nhân Việt Nam so với nước ngoài, luôn vươn tới phía trước, không sợ thất bại, không tuyệt đối hóa vai trò của đồng tiền nhưng rất chú trọng vào yếu tố vốn trong kinh doanh, Có ý thức tôn trọng pháp luật biểu hiện ở chỗ nhận ra điểm yếu của doanh nhân Việt Nam là không hiểu về luật pháp nên muốn có biện pháp khắc phục điểm này trong chính sách đào tạo nhân lực. Có thái độ tích cực đối với công việc, yêu công việc (khát vọng làm giàu) và có tính năng động tự tìm và tạo việc làm cho bản thân, có tinh thần học tập và năng học hỏi, có tính cạnh tranh song cũng có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp, nhân viên. Tuy nhiên kế hoạch học tập để nâng cao bản thân về chuyên môn chưa rõ ràng.


VI. Vài kết quả nghiên cứu qua phỏng vấn sâu trường hợp trí thức thành đạt

1. Đặc điểm nhân cách trí thức thành đạt theo các mặt của NEO PI-R

Mặt N (Nhiễu tâm): Kiểu nhân cách này với những nét đặc thù như lo âu, thù địch, mặc cảm, tự ti, trầm cảm, dễ bị tổn thương đều được tất cả những người được phỏng vấn cho là những nét nhân cách cần phải khắc phục nếu thực sự muốn trở thành người trí thức thành đạt. Cho dù có những nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhà soạn nhạc xuất chúng cũng mang một vài nét nhân cách này song cần thấy rằng những nét nhân cách này thường gây những tác động tiêu cực hơn là tích cực. Trong khi đó, áp lực công việc triền miên hay những thất bại nghề nghiệp lại có thể phá vỡ sự cân bằng nhân cách, đẩy nó vào trạng thái nhiễu tâm với những hậu quả không lường trước được. Chính vì thế, song song với việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, việc chú trọng phát triển các mối quan hệ thân ái, tương trợ, hiểu biết lẫn nhau, xây dựng "văn hóa tổ chức" gắn kết các cá nhân - nhân cách lại với nhau là điều hết sức cần thiết.

Mặt E (Hướng ngoại): Có sự nhất trí cao giữa những người được phỏng vấn về vai trò quyết định của nhân tố này đối với thành công hay thất bại của những người trí thức. Trong thời đại thông tin và toàn cầu hóa, khi mà giá trị của phát minh, sáng chế hay các sản phẩm trí tuệ khác thay đồi liên tục và bất thường, mẫu trí thức "tủ kính", đơn độc giam mình trong "tháp ngà" để suy tư đang mai một dần, hay nói đúng hơn là đang bị đào thải nhanh chóng. Ngay cả sự phổ biến của trao đổi trực tuyến qua Internet ũng không ngăn cản được xu thế này, mặc dù các phương tiện truyền thông hiện đại có thể hỗ trợ phần nào cho những cá nhân cứng nhắc, ngại giao tiếp, sợ va chạm. Kiểu nhân cách hướng ngoại rõ ràng nhiều cơ hội thành công hơn và các trí thức "sở hữu” những nét nhân cách của nó thường thành đạt hơn. Không phải ngẫu nhiên trong số các nét nhân cách này 3 phẩm chất: quảng giao, tự khẳng định, tích cực hoạt động được xếp hàng đầu.

Quảng giao hay quan hệ rộng hàm ý năng lực giao tiếp, kỹ năng xã hội, khả năng phối hợp hành động vượt trội. Các quan hệ này, mà việc xây dựng chúng đòi hỏi sự đầu tư về thời gian và sức lực không nhỏ, nhiều lúc phải hy sinh cả những lợi ích cá nhân, là phần vốn xã hội quan trọng của từng con người. Những trí thức thành đạt cho thấy, họ đều phát triển được các mối liên kết về nghề nghiệp cũng như xã hội hữu hiệu theo cả chiều ngang - giữa những người đồng nghiệp, đối tác... và chiều dọc - với cấp trên và cấp dưới. Hợp tác theo chiều ngang giúp họ mở rộng cơ hội việc làm, xử lý nhanh chóng các vấn đề phát sinh trong công việc (Bác sĩ K), cọ sát, rèn luyện, phát huy triệt để nặng lực bản thân thông qua việc tiếp cận ý kiến chuyên gia, cũng như sự động viên, hỗ trợ vật chất và tinh thần từ bên ngoài (chị H, chị T), thông qua hợp tác, phân công lao động trong tập thể để hoàn thành những công việc nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn lớn, phức tạp mà từng cá nhân riêng rẽ không thể làm được (GS.Tr). Hợp tác theo chiều dọc giúp người trí thức thăng tiến nhanh hơn. Nó đòi hỏi ở họ, ngoài kiến thức chuyên môn sâu rộng, là năng lực lãnh đạo khả năng "thu phục nhân tâm", biết quản lý, bố trí, sử dụng đội ngũ nhân viên đúng nơi, đúng chỗ, phát huy được sở trường từng con người, biết lắng nghe ý kiến của người khác, thậm chí ý kiến phê bình, phản đối với sự bình tĩnh, sáng suốt, chân thành.

Đáng tiếc rằng, theo đánh giá thống nhất của tất cả những người được phỏng vấn, sự thiếu hụt các vốn xã hội kể trên lại chính là điểm yếu chung của giới trí thức nước ta, hạn chế nghiêm trọng khả năng phát huy tri thức, kinh nghiệm cũng như các năng lực sáng tạo khác. "Một nhà khoa học Việt Nam thì rất đáng khâm phục, nhưng nếu có ba nhà khoa học đó cộng tác với nhau thì họ sẽ tự đánh mất sự khâm phục bới sự tự đề cao cá nhân của mình" - đó là nhận xét chứa đựng nhiều sự thật của các đồng nghiệp nước ngoài theo lời kể của GS.Tr. Vấn đề không hoàn toàn xuất phát từ việc giáo dục kỹ năng hợp tác đã không được coi trọng bồi dưỡng, phát triển ngay từ gia đình và nhà trường. Trong khi mức độ năng động cá nhân hay là sự năng nổ đã gia tăng đáng kể nhờ công cuộc cải cách kinh tế-xã hội, những hạn chế kể trên dẫn đến một hệ quả hầu như tất yếu, đúng như chị H đã nhận xét, không phải sự hợp tác, chia sẻ mà là sự ganh đua, thói chơi trội, mong muốn khẳng định vị trí độc tôn, duy nhất, không giống ai của cá nhân lại chiếm ưu thế. Khoảng trống trong nhân cách người trí thức do sự phá bỏ những cung cách giao tiếp, hợp tác của thời kỳ cũ để lại nhưng chưa được thay thế bằng những cấu trúc mới lập tức bị chiếm chỗ bởi thái độ ghen ghét, đố kỵ, dẫn đến những hành vi đua tranh thái quá, thậm chí không lành mạnh. Có thể nói đây là mặt trái của xu hướng muốn tự khẳng định mình.

Bản thân nỗ lực tự khẳng định mình, như những trí thức thành đạt được hỏi đều khẳng định, là một nét nhân cách có vai trò quan trọng đối với thành công. Nhu cầu mãnh liệt này kích thích nhân cách huy động và tập trung tối đa thể lực, trí lực và tâm lực cho công việc. Sự khẳng định bản thân trong môi trương trí thức nói riêng và trong xã hội nói chung đòi hỏi mỗi cá nhân trước hết phải có chuyên môn sâu, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, liên tục được trau dồi, cập nhật. Bằng cách này người trí thức thành đạt luôn tự trang bị cho mình công cụ lao động tốt nhất - đó là tri thức mới bao gồm cả tri thức về chuyên môn lẫn quản lý hiện đại Tuy nhiên, công cụ lao động tốt mới chỉ là điều kiện cần để có thể vươn lên, mà chưa phải là điều kiện đủ. Phân tích kết quả phỏng vấn đưa đến một nhận xét thú vị rằng, những phụ nữ thành đạt thường nhạy bén, cảm nhận sớm các thách thức và uyển chuyển hơn trong việc xử lý các tình huống khó khăn, trong khi nam giới lại hay dùng cách giải quyết trực diện, mạnh và táo bạo hơn. Khác biệt này dẫn đến việc nam giới có vẻ như có năng lực vượt thử thách lớn hơn và do vậy thường thăng tiến nhanh hơn, nhưng trong trường hợp ngược lại cũng thường thất bại nặng nề hơn nữ giới. Một nhận xét nữa là cả nam và nữ trí thức thành đạt đều có tư duy logic rất mạch lạc, rõ ràng. Họ nắm chắc "nghệ thuật biết thắng từng bước", nghĩa là biết hoạch định lộ trình hợp lý bao gồm những bước đi nhỏ để đạt được mục tiêu lớn.

Các tố chất tâm lý còn lại của kiểu nhân cách hướng ngoại như cởi mở thân thiện. tìm kiếm sự kích thích xúc cảm tích cực chỉ được những trí thức thành đạt đánh giá là các yếu tố có ý nghĩa hỗ trợ cho thành công. Những tố chất này rất cần thiết cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, tiếp thị, biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao…nhưng đối với hoạt động trí óc như nghiên cứu, giảng dạy… chúng chỉ có vai trò khiêm tốn.

Mặt O (Cởi mở): Có sự khác biệt lớn khi những người trí thức trẻ thành đạt đánh giá cao hai phẩm chất: giàu ý tưởng và đa dạng hóa hoạt động (chị H, anh K, chị T), còn GS.Tr, đại diện cho thế hệ trí thức đi trước lại cho rằng: yếu tố quan điểm giá trị mới là quan trọng nhất.
Những trí thức trẻ thành đạt thực sự coi trọng việc thể hiện bản thân. Nhiệt tình của tuổi trẻ, chuyên môn vững vàng và thành công đến sớm làm họ cảm thấy rất tự tin, sẵn sàng thử sức mình trong những công việc, môi trường mới. Là con đẻ của một xã hội đang chuyển đổi đi lên nhanh chóng, "tầng lớp sáng tạo mới" này thích nghi tốt hơn, dễ chấp nhận hơn những cái khác mình, những quan điểm mới nhiều khi trái ngược với họ, cởi mở hơn với sự đa dạng về nhân cách, chủ động đề đạt, bày tỏ chính kiến của mình về các vấn đề khác nhau… nhưng đồng thời họ cũng là những người thực dụng, cá nhân và ích kỷ hơn. Theo anh K, điểm mạnh nổi bật của những người trẻ tuổi thành đạt so với các bậc thầy là ngoài năng lực chuyên môn, họ còn là những người hết sức năng động, phản ứng rất nhanh, biết xoay chuyển tình thế, gỡ rối những khó khăn, nhạy bén nắm bắt các thông tin quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Ý tưởng phong phú chính là câu trả lời của họ đối với sự đa dạng hóa môi trường sống xung quanh.
Còn theo GS.Tr con người muốn thành đạt phải có lẽ sống, cách sống, lối sống hay nói khái quát hơn là phải có lý tưởng sống vì lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng, cái mà thiếu nó thì người trí thức giỏi lắm cũng chỉ đi được những đoạn đường ngắn, thành công từng phần nhưng quyết không thể đi xa được. Thành đạt lớn là đem đến cho nhiều người những giá trị thực sự những cái làm nên sự phát triển bền vững. Ông phê phán nhiều người trong lớp trẻ hiện nay chạy theo những giá trị ảo, kiến thức ảo.

Chúng tôi cho rằng sự khác biệt trong quan niệm giá trị trên giữa lớp trí thức trẻ và những người đi trước là tất yếu và không quá nghiêm trọng, tuy rằng trong không ít trường hợp nó cản trở quan hệ liên thế hệ, thậm chí dẫn đến những mâu thuẫn vì dù sao giá trị cũng là cơ sở cho cá nhân nhận xét, đánh giá sự vật, từ đó quyết định về hành vi của mình.

Các tố chất còn lại của kiểu nhân cách này là óc thẩm mỹ, trí tưởng tượng, hiểu xúc cảm của mình hầu như không được những người tham gia nhắc đến. Điều này hoàn toàn khác với kết luận của một số nghiên cứu trước đây về những người thành đạt. ít nhất là việc hiểu được cảm xúc của mình và trí tưởng tượng phong phú luôn được đánh giá cao trong sáng tạo nghệ thuật. Tuy nhiên những nét nhân cách đem lại thành công trong lĩnh vực này có thể không thật quan trọng trong hoạt động khác.

Mặt A (Dễ thương): Tất cả các trí thức tham gia phỏng vấn đều thống nhất đánh giá cao vai trò của niềm tin, sự thẳng thắn, chân thành, vị tha đối với sự thành công. Vững tin vào công việc mình làm, lạc quan nhìn về tương lai là những nét nhân cách chung ở những người thành đạt. Không có sự thẳng thắn chân tình thì sẽ không có được những mối quan hệ bền vững. GS.Tr nói: "Trong công việc chung với các đồng nghiệp nếu tôi không đối xử với họ thành thật và trong sáng thì họ cần gì tôi, họ chỉ bị lừa một lần thôi". Tuy nhiên, trong môi trường xã hội hiện nay còn nhiều dối trá, lươn lẹo, nịnh nọt. Hơn thế nữa không hiếm khi những nét nhân cách đối lập này đan xen nhau trong hành vi của một người, không phải vì người đó xấu mà đơn giản vì lý do tồn tại theo số đông.

Đức tính khiêm tốn được hai người đánh giá là rất quan trọng đối với thành công, vì nó cho phép đánh giá đúng năng lực bản thân giúp người hành động đưa ra những quyết định chính xác. Trong khi hai người còn lại chỉ coi khiêm tốn là đức tính tết, đồng thời hết sức đề cao sự thận trọng, một phẩm chất trong kiểu nhân cách tự chủ có tác dụng giúp người hành động đánh giá đúng tình huống và hoàn cảnh xung quanh.

Lòng vị tha quan trọng đối với sự thành công, đặc biệt là đối với những người ở vị trí lãnh đạo vì nó đem lại sự nể phục, tin tưởng của cấp dưới đối với cấp trên, tạo bầu không khí chan hòa, đoàn kết trong tập thể. Lòng nhân hậu là rất quan trọng đối với con đường dẫn đến thành công vì nó giúp cho ta định hướng đi đúng, tạo nên chân giá trị của con người .

Mặt C (Có ý chí phấn đấu): Năng lực là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mọi trí thức vì nó là "công cụ sản xuất chính" của họ. Năng lực được phát triển từ các khả năng bẩm sinh thông qua quá trình xã hội hóa nhân cách. Nó là thước đo giá trị chuyên môn của những người làm công tác nghiên cứu, sáng tạo. Những người được hỏi đều đánh giá cao việc tự học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, đúc kết kinh nghiệm. Đặc biệt họ cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ những thất bại của chính mình. Chị H, nói: "Càng năng nổ, càng hăng hái, thì càng sai nhiều. Vấn đề là sau những cái thất bại không được dừng lại. Phải rút ra được những điều có ích từ những lán vấp ngã, biến chúng thành bài học kinh nghiệm cho lần sau. GS.Tr nói: "Kinh nghiệm tích luỹ từ các thành công và thất bại. Mỗi thất bại là bài học đau đớn. Bậc thầy cũng có thể thất bại. .Mỗi bài học thất bại mình sẽ ghi nhớ và truyền đạt lại cho các lớp sau. Anh K thậm chí còn cho rằng, thất bại là rất quan trọng, vì "thất bại là mẹ thành công", là tiền đề cho những bước tiến tiếp theo. Rõ ràng những con người thành đạt này không phải chỉ thất bại một đôi lần. Thất bại, dù lớn hay nhỏ, đều gây trạng thái "sốc” làm mất thăng bằng nhân cách (nhiễu tâm) - trạng thái vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến việc nhân cách có thể tồn tại và đưa ra những quyết định và hành vi hợp lý. Trong trạng thái này, ngay cả những người tưởng chừng rất mạnh mẽ cũng có thể chùn bước. Chỉ có sự tự chủ, kiểm soát bản thân cao mới giúp họ chiến thắng "tâm lý thất bại" như mất tập trung, hoang mang, bi quan, chán nả… giữ vững động lực vươn lên.

Những người được hỏi đều tỏ ra hài lòng với những gì mình đạt được, nhưng tất cả cùng không cho rằng thế là đủ. Chị T cho rằng, những gì chị đạt được mới chỉ là bước đầu và chị cần phải cố gắng hơn nữa để hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng nghề. Còn anh K nhận xét, "Nhiều lúc mình tự bảo học xong cái này thì thôi vì nghĩ mình còn phải lo cuộc sống cho vợ con. Đến khi mình đạt được rồi, mình lại muốn vươn lên nữa".

Khả năng thích nghi cũng được nhắc đến như một năng lực cán thiết cho thành công, đặc biệt là trong hoàn cảnh môi trường trí thức nước ta đang trải qua những thay đổi quan trọng không chỉ xuất phát từ sự đổi mới tri thức về khoa học-công nghệ và tổ chức-quản lý diễn ra vũ bão, mà còn từ quá trình cải cách kinh tế-xã hội. Về bản chất, thích nghi chính là sự thiết lập lại được sự cân bằng trong nhân cách bên trong (không bị nhiễu tâm) trước những thay đổi của môi trường bên ngoài. Một mặt khả năng này liên quan đến mức độ bền vững của nhân cách trước những "sốc" tâm lý như trên đã đề cập, mặt khác nó cũng được quyết định bởi sự mềm dẻo, linh hoạt của nhân cách đó. Biết sắp xếp, tổ chức công việc phù hợp với điều kiện thực tế, nhạy bén, hòa nhập nhanh chóng với những thay đổi bên ngoài là những phẩm chất không thể thiếu đối với sự thành đạt.

Một phát hiện thú vị là trong khi tố chất phục tùng thuộc kiểu nhân cách Dễ chấp nhận không được những người được hỏi đánh giá cao, thì ý thức kỷ luật tự giác lại rất được coi trọng. Chỉ dựa vào bổn phận, buộc một trí thức thực hiện một mệnh lệnh không có luận chứng đáy đủ là một điều không dễ đàng. Do mức độ tự do, nhất là tự do nghề nghiệp, tự do tranh luận, trong môi trường trí thức thực sự cao hơn nhiều so với những môi trường chuyên môn khác nên kỷ luật ở đây dựa một cách đáng kể vào tính tự giác cao của mỗi cá nhân. Đáng tiếc rằng đây là điểm yếu của trí thức Việt Nam. Theo chị H, ngày nay, tính kỷ luật là quan trọng lắm cán phải rèn luyện, trí thức ngày nay còn nhiều hiện tượng vô tổ chức. So sánh với các trí thức nước ngoài, anh Kphàn nàn rằng "về tự giác thì ta không bằng họ, cái đó như là bản năng, là cái gốc của con người họ. Nhưng họ làm việc rất khoa học, giờ giấc thì nghiêm chỉnh, làm việc thì hết mình, chấp hành kỷ luật cao, rất tự giác". Yếu kém về ý thức kỷ luật tự giác là một cản trở lớn trong việc nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, giảng dạy, ứng dụng khoa học kỹ thuật ở nước ta.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Về sự hình thành nhân cách

    13/11/2014Cao Thu HằngTrên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nhân tố sinh học và nhân tố xã hội trong con người, bài viết lý giải sự hình thành nhân cách dưới tác động của môi trường xã hội và tính tích cực của mỗi cá nhân. Theo đó, nhân tố xã hội cơ bản có ảnh hướng lớn đến sự hình thành nhân cách là tồn tại xã hội, hoàn cảnh sống mang tính lịch sử - cụ thể mà cá nhân đó sống . Còn tính tích cực xã hội của mỗi cá nhân, một mặt, phụ thuộc nào nhu cầu và lợi ích của họ, mặt khác, phụ thuộc vào môi trường xã hội và khuynh hướng tiên bộ xã hội, như nền dân chủ. các quan hệ xã hội…
  • Vấn đề giá trị quan Châu Á: nghiên cứu so sánh Châu Á và phương Tây

    18/10/2014Hồ Sĩ QuýNgười Châu Á coi “cần cù, yêu lao động” là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi "tự lực cánh sinh"' mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng chỉ đứng thứ ba sau “tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân”...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Để hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam trở thành một hệ thống giá trị xã hội

    25/01/2008TS. Nguyễn An NinhTác giả đã phân tích một cách khái quát hệ giá trị của giai cấp công nhân biểu hiện trên một số khía cạnh cơ bản: lao động, công bằng, bình đẳng, sự phát triển tự do và toàn diện, phân tích những tiền đề, điều kiện cần thiết cho sự hình thành và phát triển hệ giá trị của giai cấp công nhân. Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề đang đặt ra trong quá trình xác lập và phát triển hệ giá trị giai cấp công nhân ở Việt Nam, tác giả đã luận chứng những yêu cầu về mặt nhận thức và mặt hành động nhằm khẳng đinh và phát huy hệ giá trị của giai cấp công nhân Việt Nam đưa hệ giá trị đó trở thành một hệ giá trị xã hội.
  • Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên

    17/01/2008Kết quả đo đạc điều tra những đặc điểm giá trị nhân cách của một khối lượng lớn số mẫu đại diện cho các tầng lớp người Việt Nam (học sinh, sinh viên, nông dân, công nhân, giáo viên, trí thức, doanh nhân) và một số điển hình thành đạt đã tạo cơ sở rút ra những nhận định chung về mặt mạnh, mặt yếu của người Việt Nam hiện nay...
  • Đông Á và sự phát triển của các giá trị phổ biến

    05/02/2007Nguyễn Ngọc ToànTrong sựbiến đổi văn minh hiện nay, vaitrò quan trọng của triếthọc là nhận biết các giátrị tham gia vào các nền văn minh chủyếu, đặc biệt là nền văn minh Châu Âu và Châu Á,đồng thời, chỉ ra sự tươngđồng của các nền văn hoá- cáicó khả năng liên kết những dântộc, những xãhội khác biệt...
  • Phương pháp tiếp cận nhân văn: nhân cách người dạy - nhân cách người học

    21/12/2006Phạm Minh HạcCách tiếp cận nhân văn trong giáo dục, trong nhà trường, trong phương pháp dạy-học gắn liền vôi cách tiếp cận giá trị là một quy luật tổng quát trong xã hội có nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trước hết mỗi một con người, mỗi một hoạt động như hoạt động dạy và hoạt động học ở đây, mỗi một cuộc sống riêng của cá thể người phải được coi là một giá trị, mà trong thời cổ đại Protagor (khoảng 490 - 420 TCN) đã coi "con người là thước đo của vạn vật".
  • Giáo dục nhân cách sáng tạo và phát triển bền vững

    09/09/2006Vũ Minh TâmNhân cách sáng tạo là một phẩm chất phát triển của con người, trong đó con người, thông qua hoạt động sống của mình, tạo nên những giá trị tinh thần, giá trị vật chất có tính mới về chất đối với nhu cầu và lợi ích của sự phát triển xã hội. Bản chất con người vốn có khả năng sáng tạo, song, tiềm lực này có được "thực tế hóa" hay không, lại phụ thuộc vào điều kiện xã hội, giáo dục cộng đồng và ý thức cá nhân...
  • Giá trị đạo đức truyền thống và những yêu cầu đạo đức đối với nhân cách con người Việt Nam hiện nay

    10/08/2006Cao Thu HằngNhững giá trị tinh thần và đặc điểm của nhân cách con người Việt Nam có nguồn gốc sâu xa và bắt nguồn từ những hoàn cảnh địa lý, môi trường tự nhiên, lịch sử và xã hội...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân

    07/07/2006Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Nhìn lại việc giáo dục nhân cách cho Sinh viên

    01/09/2005Tương LaiNếu trong một thời gian dài, lòng trung thành được nói đến nhiều hơn sự trung thực thì đã đến lúc cần xếp lại vị trí ưu tiên cho cái cần được chăm lo bồi dưỡng, “Cái đang thiếu mà nếu thiếu cái đó, thì cái còn lại còn gì là đáng giá” kể cả lòng trung thành!
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • xem toàn bộ