Văn hóa trong phát triển

06:45 SA @ Thứ Tư - 11 Tháng Chín, 2013
Văn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa.

Bàn về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển, Giáo sư Trần Văn Giàu đã nhận xét rất xác đáng: "Chung quy người vẫn là vốn quý nhất, mà văn hóa phát triển là cách hay nhất để phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người, ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý. Lao động cần văn hóa cao, quản lý cẩn văn hóa cao, lãnh đạo cần văn hóa cao hơn nữa, hiên nhiên vãn hóa không phải chỉ là kiến thức, kiến thức chỉ là một phần của văn hóa: Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa không chỉ bao gồm kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn, kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ năng lực sử dụng thiết bị tin học... mà phải bao gồm cả đạo đức, tâm lý, triết học, nếp sống, sức khỏe...

Đứng trước những mặt yếu kém, khó khăn, vướng mắc đã bộ lộ ra trong xã hội ta, những nhân tố đang làm cản trở tốc độ phát triển kinh tế đang làm suy giảm sự ổn định của xã hội đang làm xói mòn niềm tin vốn dĩ rất sâu sắc của nhân dân đối với chủ nghĩa xã hội chúng ta có thể thấy rất rõ những nguyên nhân hoàn toàn có liên quan mật thiết đối với văn hóa.

Vì sao "Bộ máy Nhà nước ta chưa thật trong sạch, vững mạnh, tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu còn nghiêm trọng, chưa được ngăn chặn, hiệu lực quản lý điều hành chưa nghiêm, kỷ cương xã hội bị buông lỏng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ta?”.

Có lẽ chính vì chúng ta đã không gìn giữ được tốt truyền thống văn hóa của cha ông ta và chúng ta cũng đã không thực hiện được đúng như những lới căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) chủ trương "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, có nhân, có trí, có anh hùng" (Bảo kính cảnh giới), "Những việc dùng nhân tài, nghe can gián, ra một chính sách, một mệnh lệnh, phát một lời nói, một việc làm đều giữ chính trung, dùng theo thường điển, ngõ hầu trên có thể đáp thiên tâm, dưới có thể thỏa nhân vọng thì quốc gia mới được yên vững lâu dài” (Chiếu răn bảo thái tử), "Theo ý mình mà nức lòng người, tất đến trăm năm oán giận"(Chiếu truyền bách quan).

Lê Thánh Tông (1442 - 1497) xây dựng một nền tảng văn hóa dựa trên "Pháp trị" và "Đức trị”, Bộ luật Hồng Đức nổi tiếng là tỉ mỉ và nghiêm minh, nâng cao dân trí, chấn chỉnh lại việc học hành ở Quốc Tử Giám. Suốt 38 năm ông làm Vua là thời kỳ đất nước thanh bình, bờ cõi vững chắc, nhân dân no đủ, xã tắc nghiêm minh.

Lê Thánh Tông chủ trương tuyển dụng nhân tài ra làm quan thông qua thi cử nghiêm minh, quản lý đất nước bằng pháp luật, khuyến khích học hành, cho phép mở cả trường tư, đề cao việc trọng nông, ban bố chế độ "'quân điền" khuyên bảo quân quan chớ vi tham vọng cá nhân mà làm tổn đến lợi ích của dân, của nước. Đường lối cai trị của Lê Thánh Tông là "Thái bình thiên tử tráng quan hà" (Đấng Thiên tử thói thái bình phải làm cho quan hà đẹp đẽ), "Trừ tàn khử bạo đế vương nhân" (Trừ khử kẻ bạo tàn là tấm lòng của Đế vương).

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng mà còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một bậc "Đại trí, đại nhân, đại dũng”.

Chỉ một tháng sau ngày Cách mạng tháng Tám, Bác đã viết bài "Chính phủ là công bộc của dân" đăng trên báo Cứu Quốc (19/9/1945). Bác căn dặn thật là tỉ mỉ: “UBND là ủy bab có trách nhiệm thực hiện tự do, dân chủ cho dân chúng, việc gì có lợi cho dân thì làm, việc gì có hại cho dân thì phải tránh, UBND thận trọng hết sức trong chỗ chi dùng công quỹ không dám tùy ý tiêu tiền vào những việc xa phí như ăn uống, không lợi dụng danh nghĩa ủy ban để gây bè tìm cánh, đưa người trong nhà trong họ vào làm việc với mình".

Trong suốt cuộc đời mình Bác không những nêu cao tấm gương cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư mà còn nói và viết không biết bao lời khuyên răn ân cần căn dặn cán bộ phải biết quý trọng dân ("Gốc có vững cây mới bên, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân, Nêu biết dựa vào dân thì việc gì cũng xong, Phải thiết thực quan tâm đến đời sống của nhân dân, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu”).

Bác chủ trương sử dụng vũ khí "Tự phê bình và phê bình" để đoàn kết và tự làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên ("Do tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên mà chúng ta đoàn kết chặt chẽ, càng đồng tâm nhất trí, càng chắc chắn thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam hòa bình thống nhất, độc lập dân chủ và giàu mạnh”).

Ngay từ năm 1949 Bác đã chỉ thị “Pháp luật phải biết thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”. Năm 1951 Bác đã nói tại Trường Công an Trung ương: “Trong nội bộ Công an cũng phải phê bình nhau. Đối với người không sửa được thì phải tẩy trừ ra khỏi ngành kẻo để lại thì con sâu bỏ rầu nồi canh”.

Bác rất coi trọng công tác đào tạo, rèn luyện cán bộ "Nêu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được", "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, vì vậy huân luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, "Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng cây cối quý báu, người cán bộ cậy quyền thế mà khoét dân, ăn của đút, hoặc trộm của công làm của tư… đều là tham lam, đều là bất liêm”.

Bác cho rằng: Muốn trừ sạch nạn tham ô lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch nạn quan liêu”. Bác giải thích rất tỷ mỉ vì những người và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế không theo dõi và giáo dục cán bộ. không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt không vào sâu vấn đề, chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn.

Văn hóa là tổng thể các giá trị và chuẩn mực trong đời sống tinh thần của một cộng đồng xã hội, một dân tộc, là nhân tố hàng đầu bảo đảm cho sự phát triển bền vững như ý kiến của Giáo sư Trần Văn Giàu: "Bây giờ chúng ta chạy đua với thời gian. Trong cuộc chạy đua này, tôi nghĩ rằng chúng ta vì là nước có chính quyền nhân dân, vì cuộc cách mạng đã thành công, nên vai trò của cái văn hóa trong sự phát triển kinh tế có đầy đủ khả năng phát huy tác dựng như là động lục, như là mục tiêu như là yếu tố điều tiết của sự phát triển. Sẽ là một điều sai lầm nếu ta mở trống cho cái kinh tế nó tự tung, tự tác, sự tự phát và sự chạy cuồng theo lợi thuộc về bản chất của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Còn chúng ta thỉ còn phải và có sức điều tiết sự phát triển nhằm lại ích toàn dân, nhằm phát triển toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Văn hóa và Tăng trưởng

    25/11/2016Nguyễn Trần BạtỞ đâu con người có năng lực nhận thức tốt hơn, có năng lực và điều kiện hưởng thụ tốt hơn, có điều kiện để tư duy một cách tự do và sáng tạo hơn, có sức cạnh tranh tốt hơn, tóm lại, ở đâu con người cảm thấy hạnh phúc thì ở đó có sự phát triển....
  • Vai trò của nhân tố văn hoá trong nền văn minh

    26/05/2016TS. Hồ Sĩ QuýTới tận hôm nay, những định nghĩa về văn hóa được coi là có giá trị nhất vẫn chưa làm thỏa mãn giới nghiên cứu. Vì thế việc định nghĩa khái niệm này còn đang được xem như một điều thách thức - những định nghĩa mới, xuất phát từ những cách hiểu khác nhau tiếp tục xuất hiện...
  • Tính lạc hậu tương đối của Văn hoá

    25/05/2016Nguyễn Trần BạtTrong số những cuộc xung đột, những xung đột về văn hóa tuy không phải luôn hữu hình và quyết liệt, nhưng âm thầm, bền bỉ, dai dẳng và có sức cản rất lớn đối với tiến trình phát triển chung của nhân loại. Nghiên cứu về tính lạc hậu tương đối của văn hóa với tư cách một thuộc tính tự nhiên của văn hóa và ảnh hưởng của nó đối với tiến trình phát triển và toàn cầu hóa là việc làm rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp các dân tộc hạn chế khả năng xảy ra xung đột trên cơ sở đó, khai thác những ảnh hưởng tích cực của văn hóa...
  • Văn hoá và Hiện tại

    26/08/2015Nguyễn Trần BạtToàn bộ đời sống tinh thần của chúng ta hiện nay là gì, nếu không phải là sản phẩm của văn hoá?
  • Văn hoá và Tương lai

    17/05/2014Nguyễn Trần BạtTương lai không phải là của văn hoá, tương lai là của con người với tư cách là một thực thể văn hoá. Trình độ nhận thức của con người đã đạt đến mức con người nhận thấy văn hoá trở thành quan trọng....
  • Quyết định luận kinh tế

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtTrong một thời gian dài trước đây, do quan niệm văn hoá một cách chật hẹp, và còn do chủ nghĩa duy vật thô thiển, người ta vẫn cho rằng văn hoá là một cái gì đó phát sinh từ kinh tế, rằng văn hoá chỉ là kết quả, là sự phản ánh trình độ phát triển kinh tế mà thôi...
  • Xã hội tương lai

    13/09/2006Hạnh TâmTrong tạp chí Nhà Kinh tế 01/2001, Peter Drucker - người được đánh giá là nhà tương lai học có uy tín nhất trên thế giới đã viết loạt bài nghiên cứu về những xu hướng lớn của tương lai: xã hội tương lai, mô hình dân số mới, lực lượng lao động mới, nghịch lý của công nghiệp chế tạo, liệu các Công ty sẽ còn tồn tại và con đường phía trước, khẳng định xã hội của ngày mai đã đến gần hơn chúng ta nghĩ....
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Về mối quan hệ giữa lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần trong sự phát triển của xã hội ta hiện nay

    17/04/2006Nguyễn Linh KhiếuThực tế cuộc sống cho thấy, các lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất đang chi phối hết sức mạnh mẽ cả nhận thức và hành động của các cá nhân và cộng đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoạt động căn bản của xã hội ta trong giai đoạn hiện nay là lao động sản xuất và kinh doanh...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Văn hoá và đổi mới

    30/01/2006Phan NgọcHiện nay, ai cũng thấy những đổi mới có thể nói kỳ lạ đến mức ta không thể hình dung được...
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Văn hóa và văn minh

    27/10/2005Theo nghĩa cơ bản của nó, thuật ngữ “văn hóa” nghĩa là sự cải thiện hay sự hoàn thiện bản chất. Nông nghiệp cải thiện đất đai và thể dục phát triển cơ thể. Vậy văn hóa con người là sự phát triển tất cả các khía cạnh thuộc bản chất con người – đạo đức , trí tuệ và xã hội. ...
  • Toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá

    18/07/2005Dương Thuấn, Mai Văn HaiVăn hoá Việt Nam đang có nguy cơ bị văn hoá nước ngoài lấn át và mất dần đi bản sắc dân tộc! Đã có không ít bài viết cảnh báo về vấn đề này và bày tỏ sự quan ngại đó. Thực tế có đáng lo như vậy hay không? Trước tình hình toàn cầu hoá nhanh chóng như hiện nay, hội nhập là tất yếu, không có con đường nào khác nếu muốn phát triển. Để làm sáng tỏ về vấn đề này, chúng tôi muốn nói đến việc toàn cầu hoá và sự đa dạng văn hoá.
  • xem toàn bộ