Về luận điểm “khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp”

06:35 SA @ Thứ Ba - 10 Tháng Mười, 2006

Từ những năm 70 và 80 của thế kỷ trước, trong giới triết học và lý luận chính trị - xã hội ở Liên Xô đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng, khoa học đang biến thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, cũng dã có khá nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy triết học nói riêng, lý luận chính trị nói chung, hoặc là tán thành, tiếp thu, hoặc là có ý kiến không tán thành các ý kiến trên. Xin trích dẫn một số sách báo ở nước ta để giúp những ai có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề này:

"Ngày nay, khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" (Từđiển triết học giản yếu.Hữu Ngọc chủ biên. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1987, tr.282). "Sự tiến bộ của cách mạng công nghệ lại thúc đẩy khoa học phát triền nhanh hơn nữa và đưa khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp" (TS. Trần Quang Lâm. Tácđộng của cách mạngkhoa học và công nghệđối với sự ra đời của nền kinh tế tri thức trong thời đại toàn cầu hoá.Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Số 6, 2001, tr.37).

"Khoa học thực sự đã trở thành lực lượng sản xuất" (Đan Tâm, Hoàđồng công nhân và trí thức.Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, Số 21, 2000, tr.13).

Nhiều tác giả ở Việt Nam còn nói rõ, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã dự đoán (dự kiến) rằng khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

Trong bài Kinh tếtri thức- sự phát triển cao của lực lượng sản xuấtđăng trên Tạp chí Giáo dục lý luận và chính trị quân sự, Số 1, 2002, tr. 64, TS. Phùng Văn Thiết viết: C. Mác và Ph.Ăngghen "đã dự đoán rằng, khoa học sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp". (Xin được nói thêm: TS. Phùng Văn Thiết viết như trên sau khi dẫn và bình luận hai luận điểm của Ph.Ăngghen in trong C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập,T.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.762, hoàn toàn không nói gì về khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp).

Tác giả chương X bộ Giáo trình triết học Mác– Lênin,Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tại trang 437, viết: "C.Mác dự kiến rằng khoa học trở thành "lực lượng sản xuất trực tiếp", trở thành "lực lượng sản xuất độc lập" (nhưng không ghi xuất xứ của những cụm từ này)...

Trong bài Có phảikhoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếpđăng trên Tạp chí Triết học, Số 2, 2002, tr.58 - 62, TS. Nguyễn Cảnh Hồ khắng định: "Trong các tác phẩm của C.Mác, chưa thấy chỗ nào đưa ra dự báo nói trên" (tr.58). TS. Nguyễn Cảnh Hồ còn nhấn mạnh: "Việc đưa ra nhận định sai lầm "khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp” sẽ gây ra những tác hại...vô tình truyền bá quan điểm duy tâm.... Cũng từ đó, người ta có thêm căn cứ để phủ nhận lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác" (tr.62).

Như vậy, trong giới nghiên cứu, giảng dạy lý luận ở nước ta đã có nhiều loại ý kiến khác nhau về vai trò, tác động của khoa học trong sản xuất, về quan điểm của C.Mác đối với vấn đề này. Nhưng tựu trung lại, có ba loại ý kiến cơ bản: 1) khẳng định khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, 2) nhận định khoa học đangtrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cho rằng C.Mác đã dự báo điều này, 3) phản bác lại nhận định khoa học đangtrở thành lực lượng sản xuất trực tiếp và cho rằng C.Mác không dự báo như vậy.

Trong các tác phẩm của C.Mác và Ph. Ăngghen đã được dịch ra tiếng Việt rõ ràng là các ông có khẳng định rằng, tri thức (khoahọc) đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.Cụ thể, trong Phê phánkhoa kinh tế chính trị,bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tưbản, dược viết trong những năm 1807 - 1858, C.Mác đã nhấn mạnh: "Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến [Wissen knowledg] đã chuyển hoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếpdo đó nó cũng là chỉ số cho thấy những điều kiện của chính quá trình sống của xã hội đã phục tùng đến mức độ nào sự kiểm soát của trí tuệ phổ biến và đã được cải tạo đến mức độ nào cho phù hợp với quá trình ấy, những lực lượng sản xuất xã hội đã được tạo ra đến mức độ nào không những dưới hình thức tri thức, mà cả như là những cơ quan thực hành xã hội trực tiếp, những cơ quan trực tiếp của quá trình sống hiện thực".

Như vậy, theo quan điểm của C.Mác, tri thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định (nhà máy, máy móc, công cụ… được dùng trong sản xuất) chuyển hoá đến mức độ nhất định nào đó thì trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Do đó theo chúng tôi, ý kiến cho rằng C.Mác dự báo (dự kiến, dự đoán) khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là không chính xác, không đúng với quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, còn ý kiến cho rằng, ngày nay khoa học đang ngày càng trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đúng với tinh thần, tư tưởng của Mác. Bởi tri thức khoa học khi được con người ứng dụng, sử dụng trong sản xuất, được "chuyển hoá" , vật chất hoá thành máy móc, công cụ sản xuất thì nó trở thành lực lượng sản xuất. Ngày nay, khi mà quá trình ứng dụng khoa học vào sản xuất diễn ra một cách mau chóng, kịp thời thì rõ ràng là khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nói Mác không dự báo khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đúng vì như trên đã dẫn chứng, điều đó đã được Mác khẳng định, chứ không phải mới chỉ được ông dự báo. Và như vậy, ý kiến cho rằng, nếu nhận định khoa học đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp sẽ gây ra những tác hại, là không có sức thuyết phục. Rõ ràng, ngày nay khoa học ngày càng đóng vai trò to lớn trong nền sản xuất xã hội nói riêng, trong đời sống nhân loại nói chung. Nói đúng về một sự thật hiển nhiên về vai trò, tác dụng tích cực, to lớn của khoa học và kỹ thuật (gần đây người ta thường nói và viết là "khoa học công nghệ") thì tại sao lại có chuyện "gây ra những tác hại", "vô tình truyền bá quan điểm duy tâm" như T S. Nguyễn Cảnh Hồ đã nêu trong bài đăng trên Tạp chí Triết học, Số 2, 2002 (?). Nhận đinh khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là nhận định đúng đắn, dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Cũng trong bản sơ thảo đầu tiên của bộ Tưbản, C.Mác đã nhiều lần nói đến điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C.Mác viết: "Sự phát triển của hệ thống máy móc trên con đường ấy chỉ bắt đầu khi nền đại công nghiệp đã đạt đến một trình độ phát triển cao hơn và tất cả các bộ môn khoa học đều được đưa vào phục vụ tư bản, còn bản thân hệ thống máy móc hiện có thì có những nguồn lực to lớn. Như vậy, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, và đối với nghề đó thì việc vận dụng khoa học vào nền sản xuất trực tiếp tự nó trở thành một trong những yếu tố có tính chất quyết định và kích thích". Qua đoạn nghị luận không dài đó, chúng ta thấy, để vận dụng được khoa học vào sản xuất trực tiếp, tức là để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì phải có phát minh, sáng tạo, phải có sự phát triển của hệ thống máy móc. Hơn nữa, C.Mác còn chỉ rõ: "Có một lực lượng sản xuất khác mà tư bản có được không mất khoản chi phí nào, đó là sức mạnh của khoa học... Nhưng tư bản chỉ có thể chiếm hữu được sức mạnh ấy của khoa học bằng cách sử dụng máy móc (phần nào cả trong quá trình hoá học). Sự tăng dân số là một lực lượng sản xuất mà tư bản có được không phải chi phí gì cả... Nhưng vì để có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất trực tiếp, bản thân những lực lượng ấy cần đến một bản thể do lao động tạo ra, nghĩa là tồn tại dưới dạng lao động vật hoá". Như vậy, theo C.Mác, khoa học chỉ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi tồn tại dưới dạng lao động được vật hoá thành máy móc.

Như thế, chỉ trong bản sơ thảo đầu tiên của bộ tưbản, chúng ta đã thấy nhiều lần Mác bàn về vai trò của khoa học dối với sụ phát triển của lực lượng sản xuất và điều kiện để khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. C Mác còn bàn luận rất nhiều về bản chất và vai trò của khoa học trong tác phẩm được viết rất công phu, mang tựa đề Các học thuyết về giá trị thặng dư.C Mác viết: "Khoa học trực tiếplàm cơ sở đặc biệt cho nông nghiệp nhiều hơn cho công nghiệp"...Cũng trong tác phẩm trên, C.Mác đã bàn về tác dụng tích cực của khoa học tự nhiên thông qua nhận thức và vận dụng của con người: "Khoa học tự nhiên dạy cho người ta không nhờ vào máy móc, hay chỉ nhờ vào máy móc như trước kia... mà thay thế lao động của con người bằng các lực lượng tự nhiên".

Trong điếu văn đọc tai Lễ an táng C.Mác, Ph.Ăngghen đã khẳng định: "Đối với Mác, khoa học là một động lực lịch sử, một lực lượng cách mạng". Qua đây, chúng ta thấy, Mác đã đề cao vai trò của khoa học trong lịch sử phát triển xã hội loài người. Về bản chất, vai trò của khoa học, Mác còn viết: "Tư bản có tính chất sản xuất... với tư cách là một lực lượng thu hút và chiếm hữu các sức sản xuất của lao động xã hội...và lực lượng sản xuất xả hội chung, như khoa học chẳng hạn. Trong luận điểm này, Mác khẳng định khoa học là một lực lượng trong lực lượng sản xuất.

Như vậy, ngay từ những năm giữa thế kỷ XIX. C.Mác - vị lãnh tụ vĩ đại nhất của nhân dân lao động toàn thế giới, đã khẳng định khoa học có vai trò cực kỳ to lớn đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất, và nó trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi được "chuyển hoá"', ứng dụng ở một mức độ nhất định nào đó.

Những luận điểm nổi tiếng sau đây của C.Mác tiếp tục làmrõ thêm quan điểm của ông về vai trò của tư tưởng, lý luận khoa học. Trong Gia đình thần thánh(tác phẩm viết chung với Ph.Ăngghen), C.Mác đã nói rõ rằng, "tư tưởng căn bản không thể thực hiệnđược cái gì hết.Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn". Tư tưởng nói ở đây là tư tưởng khoa học. Như vậy, theo C.Mác, tự bản thân khoa học không thể tạo ra bất kỳ một tác động nào, mà phải thông qua sự vận dụng và hoạt động thực tiễn của con người thì nó mới phát sinh tác dụng. Ý tưởng này còn được C.Mác diễn giải trong Lời nói đầu Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêgenbằng một câu có âm hưởng mạnh mẽ và có sức hấp dẫn, nói cuốn độc giả: "Vũ khí của sự phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng". Ở đây, "Vũ khí của sự phê phán" và "lý luận" là khoa học, tư tưởng khoa học, lý luận khoa học, còn "sự phê phán của vũ khí” và "lực lượng vật chất" là hoạt động vật chất, hoạt động thực tiễn của con người. Như vậy, C Mác đã giải trình rất rõ răng, lý luận khoa học phải thông qua hoạtđộng của con người thì mới trở thành lực lượng vật chất.

Khoa học vốn là sản phẩm của tư duy, của trí tuệ. Nếu không thông qua hoạt động của người lao động (công nhân, nông dân, tầng lớp trí thức…), mà chỉ tự bản thân nó thôi, thì như Mác nói khoa học không thể biến thành cái gì cả, không thể sinh ra tác động tích cực hay tiêu cực.

Ngày nay, muốn xây dựng và phát triển kinh tế tri thức với những đặc trưng cơ bản, quan trọng và quyết định nhất hàm lượng khoa học, trí tuệ, chất xám kết tinh rất nhiều ở sản phẩm lao động thì phải ra sức đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào sản xuất một cách triệt đế hơn, trực tiếp hơn so với các nền kinh tế trước đó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lạm bàn về vấn đề “Hoàng hôn của khoa học”

    22/11/2016Lê Văn GiạngCó "buổi hoàng hôn của khoa học" không? Đó là câu hỏi rất lớn, đồng thời rất khó có câu trả lời thuyết phục được mọi người. Nếu câu trả lời là "có” thì sẽ là một thách thức rất nghiêm trọng mà nhân loại phải đối mặt...
  • Một cách tiếp cận khoa học mới của loài người

    28/01/2015Hà Vĩnh TânBằng việc sử dụng máy tính để mô phỏng các phương án phong phú và đa dạng của Hệ tự hành dạng tế bào, đây được xem như một phương pháp nghiên cứu khoa học mới, có hiệu quả và triển vọng nhất để mô tả và giải thích phần lớn các hiện tượng phức tạp của tự nhiên. Sự phát triển lôgic theo hướng nói trên đã dẫn Stephen Wolfram đến việc xuất bản một công trình khoa học lớn - cuốn sách tựa đề "A New Kind of Science"...
  • Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của Triết học

    11/11/2014Lê Văn GiạngNhằm giới thiệu với bạn đọc một cách nhìn tương đối toàn diện về những thành tựu của khoa học cơ bản thế kỷ XX, mà đặc biệt là mối quan hệ tương hỗ giữa khoa học cơ bản và triết học trong thế kỷ này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách Khoa học cơ bản thế kỷ XX đối với một số vấn đề lớn của triết học của tác giả Lê Văn Giạng...
  • Khoa học cứng và khoa học mềm

    03/12/2010Laurent Mucchielli, Đặng Mộng Lân dịchKhoa học cứng và khoa học mềm: khác nhau về đối tượng giữa khoa học về tự nhiên và các khoa học về con người và xã hội, nhưng cùng một phương pháp tiến hành...
  • Kinh tế tri thức - xét từ giác độ lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

    08/10/2006Phạm Ngọc QuangCùng với sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học-kỹ thuật rồi của cách mạng khoa học-công nghệ, cũng như để sử dụng có hiệu quả những thành tựu do các cuộc cách mạng đó mang lại, năng lực trí tuệ của người lao động không ngừng được nâng cao, phần giá trị do lao động trí tuệ của họ tạo ra trong quá trình sản xuất và được kết tinh ở sản phẩm ngày càng tăng...
  • Khoa học hiện đại và triết học

    24/09/2006Nguyễn Văn DũngThế giới ngày nay hiện ra như một tấm thảm rộng mênh mông làm bằng nhiều mảnh bị tung toé ra, không sao ghép lại một cáchkhoa họcđược,- điều không giốngnhư người ta nghĩ trước đây. Đầu thế kỷ chúng ta, khoa học đi chậm lại vì đường đi trước mắt không còn tỏ tường. Triết học đã làmcho con đường đó sáng lên. Khoa học đã nhìn thấy gốc của mình ở siêu hình học và từ đó nó vươn vai đứng lên mạnh mẽ như ngày hôm nay...
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Cách mạng khoa học - công nghệ và nền kinh tế tri thức

    03/08/2006TS. Nguyễn Cảnh Hồ... nếu cơ sở kỹ thuật của nền kinh tế công nghiệp là công cụ cơ khí, thì của nền kinh tế tri thức là máy điều khiển tự động, với hai công nghệ cơ bản là công nghệ tự động hoá và công nghệ thông tin cho phép tự động hoá cả các quá trình sản xuất vật chất và phi vật chất.
  • Sự phân tích của V.I.Lênin về cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên và nhận thức luận hiện đại trong vật lý học các hạt cơ bản

    23/06/2006GS. TS. Nguyễn Duy Quý...triển vọng nhận thức thế giới vi mô bao giờ cũng được xác định bởi mức độ nghiên cứu các chi tiết ẩn giấu sâu xa nhất của thế giới vật chất. Sự hiểu biết về cấu trúc của vật chất trong một phạm vi không - thời gian ngày càng nhỏ hẹp hơn đã và đang đòi hỏi chúng ta phải trả lời câu hỏi: Các hạt cơ bản nhất của vũ trụ là gì và các thuộc tính của chúng là gì?
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Khoa học theo “mốt”

    10/02/2006Nguyễn HoàMốt nào rồi cũng qua đi, mãi mãi còn lại là con người với khát vọng làm đẹp mình, làm đẹp xã hội. Tuy nhiên, khi khoa học chạy đua theo mốt thì chuyện không hoàn toàn như vậy. Phải chăng đây là một trong những nguyên nhân đẩy tới nghịch lý: đất nước nhiều giáo sư tiến sĩ song vẫn thiếu các nhà khoa học đích thực, thiếu các chuyên gia đầu ngành?
  • Khoa học và thực tiễn

    01/01/2006Phan Hồng Giang (Hội đồng lý luận T.Ư)Thực tiễn phát triển đất nước hôm nay đang tiếp tục đặt ra những câu hỏi bức xúc cho các nhà khoa học, các nhà quản lý: Làm sao thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế? Làm sao không bị thua thiệt khi tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá? Làm sao tăng trưởng kinh tế phải song hành với phát triển văn hoá? Làm sao đẩy lùi được quốc nạn tham nhũng?... Trách nhiệm giải đáp các câu hỏi đó trước hết của các nhà nghiên cứu xã hội và các nhà quản lý...
  • Thách thức của nền khoa học máy tính trong tương lai

    10/12/2005Một nhóm các khoa học gia máy tính của Anh đã chỉ ra một số thách thức chính của nền công nghệ thông tin và hy vọng các nghiên cứu của họ sẽ là đường hướng nghiên cứu chính trong thời gian tới...
  • Các giới hạn của khoa học

    13/11/2005Trịnh Nguyên Huân (dịch)Wigner đã xuất phát từ sự tăng trưởng của khoa học để đi đến các giới hạn tự nhiên của khoa học mà nói cho đúng là khoa học “của chúng ta”. Các giới hạn đó, theo cách hiểu ấy về khoa học nằm trong trí tuệ của con người, trong khả năng ham thích và ham học của con người, trong ký ức và các phương tiện dùng cho sự giao lưu của con người, tất cả có liên quan đến một quãng đời nhất định của con người. Khoa học đó không thể tăng trưởng theo kiểu dịch chuyển một cách vô hạn với ngành mới sâu sắc hơn ngành cũ hay ít nhất cũng bao hàm ngành cũ, mà phải là một kiểu khác – sự dịch chuyển kiểu hai, kiểu dịch chuyển này có nghĩa là chúng ta không thể đạt đến sự hiểu biết đầy đủ cho dù là về thế giới vô tri vô giác.
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • Cách mạng và Khoa học

    12/10/2005Cách mạng luôn đi trước và đặt ra nhiều vấn đề cần được tổng kết thành lý luận. Muốn phục vụ kịp thời cho cách mạng, công tác nghiên cứu khoa học cần được đẩy mạnh sao cho thấy được những yêu cầu đặt ra của cách mạng...
  • Khoa học và tôn giáo phụ thuộc lẫn nhau

    15/07/2005Đây là bản lược dịch bài Science & Religion are interdependent của nhà bác học Albert Einstein. Nó cũng đồng thời phản ánh rõ nhất quan điểm của nhà bác học về vấn đề Tôn giáo...
  • Cạnh tranh thời nay thực tế là bằng trí tuệ, thông qua giáo dục và khoa học

    08/02/2003GS. Hoàng TụyChúng tôi xin lược trích ý kiến của Gs. Hoàng Tụy (Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia) phát biểu tại cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học nhằm đóng góp ý kiến sửa đổi, bổ sung Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội IX của Đảng, do Bộ KH,CN&MT tổ chức ngày 28/2/2001- (tin trang 1). Đề bài là của Tòa soạn.
  • xem toàn bộ