Nói về sự khủng bố và trải lòng nhân thế

06:45 CH @ Thứ Tư - 11 Tháng Chín, 2013

Cách đây 10 năm nước Mỹ bị những kẻ khủng bố tấn công vào tòa tháp đôi WTC ! Trong tòa nhà đó là những giá trị lao động đang được theo đuổi, nung nấu và hoàn thiện, những sinh mạng và danh dự, sự kì vọng, nguồn sống của cả xã hội và bao nhiêu gia đình…

Chúng tấn công vào Giá trị của nước Mỹ ! Dù nước Mỹ không hoàn hảo, dù bên trong tòa nhà chắc có cả những người rất bình thường, nhưng đó là cú tấn công của ác Quỷ mà cả thế giới đều phẫn nộ bởi ai cũng biết rằng những kẻ thích nó thì đã mất đi lương tri cơ bản nhất mà để ác Quỷ nhảy nhót trong tâm hồn, chúng bị ám ảnh kinh sợ hơn cả những người vô tội bị thiệt mạng !

Tôi, ngày đó có mặt trong một hội đồng chuyên gia kinh tế để hội thảo sự kiện đó. Có nhiều người mà trong mắt xã hội rất khả kính, ấy thế mà tôi đã nghe được vài người trong số họ phát ngôn hả hê : thật đáng đời nước Mỹ bấy lâu chuyên đi đánh người nay lại bị tấn công trong chính nước mình, vào những biểu tượng tối cao của kinh tế, chính trị và quốc phòng. Không có một lời lên án chủ nghĩa khủng bố, thật tiếc rằng đáng ra ở đó, từ họ phải là những lời đánh giá tin cậy mang tính chuyên môn sâu, phân tích và dự báo những thay đổi,hình thành những tư tưởng và giải pháp mới thì mới phải đạo. Nhưng bởi cái tâm như vậy nên những nhận định của họ sai lầm và chả có ý nghĩa gì. Ví như họ khẳng định thích thú Nước Mỹ mục thất mới hồi phục được, báo hiệu cận kề sự sup đổ của đế chế rồi. Tôi cố tham gia tích cực và lắng nghe được cả những ý kiến tốt, tuy nhiên những ý kì thị như thế đã làm loãng đi đáng kể, kém đi giá trị tinh thần khoa học thực sự. Một chuyên gia trẻ, lần đầu đi dự, tâm sự với tôi : Anh ạ, em đã bị thất vọng sâu sắc ! Cá nhân tôi đã không bao giờ tham dự những buổi ‘hội thảo’ như thế nữa cả ! Hoàn toàn không phải do vấn đề yêu hay ghét nước Mỹ!


Ngày hôm nay, với một số các tổ chức khác, đang ngày đêm cố gắng làm ăn bất chấp bão giá, khủng hoảng tiền tệ và bao nhiêu gian nan khác….Họ không nản lòng thoái chí , đã nỗ lực vươn lên…nhưng thật phũ phàng và bất lường như như gặp bọn khủng bố bất lương - họ cũng va đụng bươu đầu phải không ít những kì thị và thậm chí là bị đa dọa với muôn cách thức khác nhau. Phổ biến nhất là sử dụng các ‘quả bom thông tin nhiễu’ ,với cái cách không xa lạ gì : lợi dụng diễn đàn phổ cập, những địa chỉ mạng, khai thác hội chứng ‘không ăn đạp đổ, không ưa thì dưa có dòi’ của một bộ phận người, dùng những ngôn từ bỉ báng, thủ đoạn xa lạ với danh dự, trái ngược với tính lương thiện, vung bùn hủy hoại, thóa mạ giá trị của những cá nhân và những tổ chức khác... Thực ra họ không mấy liên quan, không là thành viên chính thức, không có sự thực và không bị gây tổn hại….Nói chung người ta đã biết những kẻ hủy hoại là ai vì cái bản chất ấy ! Họ nhược tiểu từ tâm thức, tự thất bại trong lối sống và làm ăn mà không đủ lòng tin và tư cách nên nặc danh, từ chối tiếp cận minh bạch, thiện chí đối thoại mà tiếp tục lẩn vào bóng tối, quấy đục đám đông, hù dọa bằng những ám ảnh… Sự thật là điều đó cũng đã gây ra nhiễu nặng làm nhiều người phân tâm, phân hóa mà bị lôi cuốn, mất thời gian vào những việc hữu ích của mình, Nhưng tuyệt đại đa số các cá nhân và tổ chức đã không sa vào cách dễ dàng nhất là nói xấu lại, làm tổn hại, trả thù kẻ chơi tồi, hay ác liệt bắt họ phải đền bù thiệt hại đã gây ra. Vì lẽ đơn giản: điều đó không phải là biện pháp tốt phù hợp với sứ mệnh và các hoạt động có ý nghĩa của những tổ chức tốt và những con người chính trực ! Giá trị đích thực, tư cách hơn người, trí tuệ sáng suốt của họ cùng các đối tác, đồng nghiệp xứng đáng sẽ là thành trì vững chắc, là điều căn bản nhất để chứng tỏ : sự xấu xa độc ác không thể hủy hoại, không thể bẻ gãy được điều tốt theo cách nó muốn. Đẳng cấp cao không bao giờ lấy cách hạ đẳng để đối xử lại với sự xấu xa. Tai họa với những kẻ ác chính là do suốt ngày chúng phải lần mò tìm kiếm thủ đoạn trong bóng tối , thì sẽ nhiễm phải sự độc địa mà thành tương lai của chúng : Thứ theo dõi chặt chẽ nhất và ám ảnh ghê gớm nhất của họ chính là những tội lỗi mà họ đã gây ra ! Như Tổng thống G.Bush đã nói ngay sau ngày thảm họa 11.9 rằng : Các bạn hãy sống bình thường, hãy tích cực lao động, hãy cố gắng tốt đẹp hơn nữa để cho bọn khủng bố cùng những kẻ đồng lõa vỗ tay trong bóng tối thất vọng rằng sự độc ác của chúng không khiến ai phải sợ hãi, không làm sụp đổ được ý chí sống lương thiện, không phá vỡ được sự hiệp tác xây dựng của chúng ta – những người lao động để kiến tạo !

Như chúng ta đã biết : không ai, không tổ chức nào có thể hoàn hảo, luôn có những sơ hở.Thậm chí vì những thiện ý tốt đẹp mà đã cởi mở phơi ra những điểm nhạy cảm, hơn nữa châm chước vài quy tắc nội bộ nhằm tránh nguy hiểm tiềm ẩn với nghiệp vụ của mình. Kẻ xấu dễ dàng trà trộn vào thấy và lợi dụng được những điều đó, và đem nó cắt tỉa theo mục đích sử dụng xấu mà làm hại người khác cũng như mong kích động tha hóa công đồng. Nỗi niềm thay: Người Quân tử có thể thắng Trời nhưng nhiều khi thua kẻ Tiểu nhân ! Nhưng thật cảm động và hạnh phúc khi nhận ra được rằng : Viên Kim Cương vật chất có thể bị đập vỡ nhưng không thể nói rằng nó không phải là Kim Cương. Còn giá trị sống và lao động, tinh thần của chúng ta là ưu trội thật thì tuy có lúc bị tổn hại, bị hiểu sai, bị làm méo mó thì không có cách gì đập vỡ đi được, vì nó nằm trong công quả mà bao nhiêu người khác đã từng được hưởng lợi.Không ai tử tế mà đồng tình, muốn cộng hưởng, a dua, bị rủ rê với các ác, cái xấu vì động cơ của chúng ta là tốt đẹp, là mạnh mẽ, là sáng sủa…Tất cả làm nên những chính kiến, những tư cách tư tôn, tự trọng mà không phải dễ dàng mà kẻ ác có thể vấy bẩn, nhuốm đen, xúc phạm cho được ! Chúng ta muốn được tự hào về nhưng nơi chúng ta tham gia, những gì đã bỏ công lao động bằng tất cả sự nỗ lực chân chính của mình ! Chúng ta có ánh sáng của thiện tâm và có sức mạnh chiến thắng đạp qua sức lôi kéo ma mị, thâm hiểm, ráo riết của tội lỗi!

Mỗi một ngày tôi và các bạn đi làm, có thể chứng kiến bao nhiêu sự tận tụy, lễ độ, những cử chỉ đầy nhẫn nại, những ý nghĩ trăn trở, nhưng tiếng thở dốc, xả tâm nhiệt huyết của bao nhiêu người lao động khác nhau…Cảm thấy được điều đó để trân trọng con người và quý hóa những gì ta được hưởng từ họ… Có bao nhiêu doanh nhân, trí thức, học sinh cuối ngày lại tìm đến những học tập để hoàn thiện mình…

Những kẻ khủng bố, những kẻ chuyên nghĩ xấu, sẽ tìm thấy ở những ai khác chúng một số những lý do mà chúng coi là kẻ thù, sung sướng với thất thiệt, vạch những điều không hoàn hảo của người mà tìm cách chia rẽ, kích động hận thù, làm mất lòng tin và nản chí đối với tất cả ? Những kẻ xấu xa ác độc sẽ có thể làm tiếp những gì chúng muốn, cũng như cuộc sống này chưa bao giờ hết những điều đó cả.

Nước Mỹ đã trải qua 10 năm sau khủng bố 11.9 nhưng vết thương to lớn không phải đã lành hẳn…Không ít các tổ chức đàng hoàng, những cá nhân xuất chúng cũng lao đao, nhiều người hàng ngày cũng chạnh lòng…đó chính là lẽ thường trong cảm xúc khi chúng ta đã nỗ lực đến thế, lao tâm khổ tứ đến thế mà chưa được yên ổn, lại còn phải mất nhiều tâm sức đối phó với những việc tồi tệ nữa hay sao ? Nhưng dù có thế nào, Nhân Trí phát triển là niềm mong mỏi của chúng ta, của nhân dân, của đất nước…để chúng ta đi qua thị phi, điều tiếng, để chúng ta thấy những nỗi khổ của chúng ta dù sao cũng rất xứng đáng. Nếu ai đó chỉ giành thời gian hủy hoại những nỗ lực, danh tiếng và thành quả của nhau, và người khác thì họ trở thành ai? Nhiều kẻ như thế sẽ biến một Đất Nước như thế nào đây ? Chúng ta tiến lên phía trước, gai góc và xây xẩm mặt mày, bị hạ nhục, đôi khi sa xuống hố, đụng đầu vào tường đá…nhưng chúng ta vẫn cố mà đi lên phía trước, tới tương lai, với cộng đồng của chúng ta : ngày đêm giành sự tốt đẹp cho lao động và học tập. Vì sự lương thiện, tử tế và cầu thị, hoàn thiện luôn là cái còn lại của mỗi người, là cái giá trị gắn kết đội ngũ.

Nước Mỹ không vì khủng bố mà ngừng phát triển, Nhật Bản không vì thảm hóa động đất và sóng thần mà bị cuốn chìm. Thủ tướng Naoto Kan nói đầy tâm trạng : trong lúc cả nước đang nỗ lực khắc phục sự cố, bất chấp có những kẻ hả hê nói : thấy chưa ai bảo cứ phát triển điện hạt nhân ... Hơn tất cả, chúng ta hãy đứng dậy trên đổ nát, mất mát và đau thương để tiếp tục khắc phục và lao động xây dựng những thành phố và công trình hiện đại hơn! Không vì khủng bố, không vì lời thóa mạ của kẻ xấu mà sụp đổ: giá trị của chúng ta là năng lượng đi qua mọi cửa ải, chìa khóa của chúng ta là : Sự thật, Tâm thành và Hữu ích

Chúng ta có thể quảng đại sống mà nói về tương lai của mình thánh thót trong những giọt mồ hôi đầm đìa, nhìn qua những giọt nước mắt đôi khi tủi hờn. Nhưng Giá trị của chúng ta là thiêng liêng, là điều không một sự xấu xa nào có thể vùi dập. Chúng ta mạnh hơn, cao hơn, tốt hơn…chuyển hóa và chuyển giao tích cực cho nhau bởi giá trị : Dù ai xấu ngả xấu nghiêng. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. Dù ai có cố vẩy phân. Ta đi xuống ruộng hai chân cấy cày !
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giao tiếp liên văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa: một số vấn đề triết học

    28/11/2019TS. Nguyễn Vũ HảoGiao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Bản thân sự giao tiếp liên văn hóa không phải là một hiện tượng mới mẻ, mà đã trải qua lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với số phận của tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới....
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Ích kỷ, cái gốc của mọi tính xấu

    21/08/2016Thu HuyềnCon người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kỹ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một cái gốc mà ra. Đó là tính ích kỷ. Theo định nghĩa từ điển tiếng Việt, ích kỷ là "chỉ biết, chỉ vì lợi cho riêng mình mà không biết đến người khác. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỷ muốn vơ hết về mình...
  • Lộng hành

    16/11/2015Nguyễn Trần BạtSự lộng hành của các khuynh hướng chính trị luôn ám ảnh nhân loại suốt từ cuối thế kỷ XIX đến nay. Lộng hành chính là kết quả của việc một khuynh hướng chính trị, khuynh hướng tư tưởng, khuynh hướng văn hoá, khuynh hướng tôn giáo không được kiểm soát và không được cân bằng bởi những khuynh hướng khác...
  • Cơ hội thứ tư - toàn cầu hóa

    18/04/2004Nguyễn Trần BạtMỗi một dân tộc đều tranh luận với các dân tộc khác về hệ thống giá trị, về định nghĩa con người của mình mà không dịch chuyển đến cái ngưỡng của nó. Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, trên thế giới xuất hiện một trào lưu mới, một hiện tượng văn hóa mới và rộng lớn, đó là hiện tượng toàn cầu hoá. Hiện tượng này đã phá vỡ từng mảng một sự cát cứ về tinh thần trên toàn thế giới...
  • “Các Giả thuyết” về ngày tận thế năm 2012

    23/11/2012Nguyễn HườngKiểm chứng giả tưởng và thực tế đằng sau các kịch bản phổ biến nhất về ngày tận thế được cho là sẽ xảy ra vào năm 2012...
  • 9 năm vụ khủng bố 11/9 - Mỹ vẫn dính 'bẫy'

    12/09/2010Thanh HảoLoạt vụ tấn công ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ để lại hậu quả tồi tệ hơn nhiều so với những gì trùm khủng bố Osama bin Laden có thể tưởng tượng. Không những cướp đi sinh mạng của 3.000 con người, đòn đau này còn giáng thẳng vào trung tâm quyền lực quân sự và tài chính Mỹ. Nhưng đó mới chỉ là "mồi nhử" và nước Mỹ vẫn chưa thoát khỏi "cạm bẫy".

  • Thánh chiến

    11/09/2009Cao Huy ThuầnTôi có hai hình ảnh nước Mỹ ở trong lòng: một nước Mỹ siêu cường đã thả bom trên đất nước tôi và một nước Mỹ rất nhạy cảm với lý tưởng đã chống lại việc thả bom đó. Chiến tranh Việt Nam kết thúc, phần chính là nhờ ở sức chiến đấu của dân tộc tôi, nhưng cũng nhờ ở sự đóng góp rất lớn của chính dân tộc Mỹ. Vì sao? Vì dân tộc Mỹ rất nhạy với lý tưởng và chiến tranh Việt Nam rốt cục đã đặt ra cho dân tộc Mỹ một vấn đề đạo đức, một vấn đề lương tâm
  • Giữa đất và trời

    25/03/2009GS. Cao Huy ThuầnRất khó định nghĩa như thế nào là một người trí thức, nhưng bất cứ người trí thức nào cũng có lúc đặt phải câu hỏi cho chính mình: giữa những nguyên tắc trong veo mà mình nuôi dưỡng trong đầu với thực tế trái ngược mà mình phải đương đầu trước mắt, có thể nào dung hòa được không trong hành động?
  • Tổng thống Obama và vị trí của Mỹ trên chính trường thế giới

    21/11/2008Trần Sĩ ChươngNgày 4/11/2008, một người Mỹ da màu với cái tên lạ thường là Brack Hussein Obama - lớn lên không có cha, sống với ông bà ngoại, gia đình không giàu, không có thế lực - đã được bầu làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
  • Khi những nỗi sợ hãi không còn... đáng sợ

    16/10/2008Hương GiangNghịch lí mà tác giả Dan Gardner đưa ra trong cuốn sách NGUY CƠ là: con người hôm nay phải đối mặt với ít rủi ro hơn bất cứ một thời điểm nào trong lịch sử. Thế nhưng, thật trớ trêu - chúng ta lại lo lắng nhiều hơn. Vậy phải nhìn nhận các hiện tượng, vấn đề như thế nào để con người không phải "nhát gan" như thế nữa?
  • Những rủi ro toàn cầu

    16/03/2007Bích Thủy"Nền kinh tế toàn cầu đang phát triền mạnh mẽ hơn bao giờ hết nhưng nó vân rất dễbị tổn thương. Mức độ nghiêm trọng của những rủi ro đang tăng lên do Chính phủ các nước và giới doanh nghiệp trên thế giới giữa quan tâm đúng mức, đó là đánh giá trong một báo cáo vừa được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ở Oavos, Thụy Sĩ công bố.Theo đó, có 23 rủi ro toàn cầu cốt yếu nhất trải rộng trên 5 lĩnh vực khác nhau.
  • Những thách thức của toàn cầu hóa

    27/10/2006Nguyễn Trọng ChuẩnToàn cầu hoá được nói đến ở đây trước hết và chủ yếu là toàn cầu hoá kinh tế. "Toàn cầu hoá kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn kinh tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh", vừa tạo ra những cơ hội cho sự phát triển...
  • Sự va chạm của các nền văn minh

    04/07/2005Lam KiềuVài năm gần đây, bạo lực liên tiếp leo thang ở nhiều nơi trên thế giới, các cuộc khủng bố đẫm máu đe dọa cuộc sống của bao người dân vô tội. Hơn thế nữa, các tài sản văn hoá vật thể, minh chứng cho sức mạnh vĩ đại của con người cũng bị phá huỷ. “Trong các cuộc chiến tranh giữa các nền văn hoá, thì văn hoá bao giờ cũng là kẻ chiến bại”. Đó là một trong rất nhiều nhận xét sâu sắc và đầy tâm huyết mà Samuel Shungtington đưa ra trong cuốn sách của mình.
  • xem toàn bộ