Về sự suy thoái của khoa học

Chủ tịch/ Tổng Giám đốc, InvestConsult Group
09:40 SA @ Thứ Bảy - 14 Tháng Chín, 2013
Sự suy thoái của khoa học và những phương pháp nghiên cứu của nó không phải là điều hoàn toàn mới mẻ. Khoa học là tư duy dựa trên các khái niệm, điều đó ai cũng biết. Nhưng đời sống xã hội phát triển nhanh đến mức các khái niệm lạc hậu dần, và trong thời đại ngày nay, chúng lạc hậu từng ngày so với đời sống. Ở đây, chúng ta đang đề cập đến một vấn đề có tính cốt lõi của khoa học hiện đại.

Sự suy thoái thể hiện trên hai khía cạnh: Sự suy thoái của các khái niệm và sự suy thoái của các phương pháp luận logic.

Lý do của sự suy thoái này thật ra rất đơn giản. Khoa học được cấu thành và liên hệ lẫn nhau nhờ các khái niệm và logic. Các khái niệm được hình thành trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định và logic tư duy sẽ dẫn nhà khoa học đến những kết luận và khái niệm khác. Nhưng một khi có tính lịch sử, các khái niệm không phải là bất biến. Nội hàm của chúng thay đổi, vai trò của chúng cũng vậy. Sự suy thoái của các khái niệm tạo ra các khái niệm và các kết luận sai. Đồng thời, sự lạc hậu của logic tư duy cũng làm cho người ta rút ra các kết luận các kết luận lạc hậu hoặc sai lầm.

Chúng ta hãy thử lý giải sự suy thoái này.

Trước hết là về sự suy thoái các khái niệm. Theo tôi, trong khoa học cũng có hiện tượng tương tự với cái mà ta thường gọi là quan liêu trong đời sống xã hội. Sự quan liêu khoa học, ta có thể nói như thế. Khi người ta ngủ ngon trên các khái niệm thì người ta chỉ tư duy trên các khái niệm sẵn có. Các khái niệm, một khi được sùng bái, được tuyệt đối hoá, sẽ dần dần xa rời đời sống tự nhiên của con người. Chúng sẽ trở thành những đối tượng tồn tại độc lập và bắt đầu lên tiếng. Chúng đặt ra những tiêu chuẩn, những quy tắc trói buộc tư duy. Cuối cùng, con người trở thành nô lệ cho chúng, những khái niệm tưởng chừng hiền lành do chính họ tạo ra. Đó là hiện tượng suy thoái phổ biến nhất của các khái niệm.

Tiếp theo là sự suy thoái các phương pháp luận. Phương pháp luận khoa học chính là công cụ, hay đúng hơn, là kim chỉ nam cho các thao tác khoa học. Ai cũng biết rằng các kết luận khoa học phụ thuộc không chỉ vào hệ thống các khái niệm được chấp nhận làm cơ sở, vào các thao tác khoa học cụ thể mà còn vào định hướng thực hiện các thao thác ấy. Thậm chí còn hơn thế nữa: giống như chúng ta thấy rõ trong môn điều khiển học, chính tín hiệu điều khiển, còn trong xã hội là tư tưởng, mới là quyết định. Định hướng đúng mới có thể đưa các thao tác, các hành động cụ thể đến một kết quả tốt đẹp. Sự lựa chọn một phương pháp tư duy lô gích, vì thế luôn luôn phải đặt ra. Ở đâu người ta tôn thờ một loại phương pháp tư duy, ở đâu người ta hạn chế sự lựa chọn các công cụ tư duy logic, thì chính ở đó người ta đang hạn chế khả năng của chính mình trong việc tham gia vào quá trình sáng tạo và cạnh tranh. Và nó tạo ra khía cạnh thứ hai của sự suy thoái khoa học: tính đơn điệu của đời sống logic.

Sự suy thoái của khái niệm, suy cho cùng, chính là suy thoái của thông tin.

Thiếu thông tin khiến cho chúng ta không thể theo kịp những thay đổi không ngừng của cuộc sống, và kết quả là những khái niệm của chúng ta lạc hậu. Giống như những mắt xích trong một dây xích, điều đó kéo theo sự suy thoái của nhận thức và của văn hoá nói chung. Cho nên, cần phải có sự cảnh báo đối với đời sống xã hội về việc bổ sung, làm cho các khái niệm gần lại cuộc sống, hay nói cách khác, phải làm tươi mát các khái niệm theo những tiêu chuẩn của cuộc sống.

Vậy nhiệm vụ của chúng ta là làm thế nào để khoa học thông tin có giá trị bổ sung cho các khái niệm.

Thông tin là một trong những giải pháp của nhân loại để chống lại sự suy thoái của các khái niệm và phương pháp luận. Tin học, và đặc biệt là internet, chính là một trong những giải pháp của nhân loại làm ra theo yêu cầu nóng bỏng của cuộc sống để chống lại sự suy thoái theo xu hướng quan liêu hoá các khái niệm. Tất nhiên, giống như tất cả mọi phát minh, sáng chế, hay nói một cách khái quát, giống như mọi thứ trên đời, Internet cũng đặt ra những thách thức mới đối với nhân loại. Nhiều người lo ngại Internet sẽ dẫn đến tình trạng tràn lan của bạo lực và sự đầu độc trẻ em bằng tình dục và ma tuý... Những lo ngại này không phải là không có cơ sở, nhưng trong một xã hội "không chỉ ở Việt Nam", nơi nhiều người dân đang đói hoặc thậm chí không có thông tin, thái độ cảnh giác thái quá sẽ cản trở hiệu quả của một giải pháp vĩ đại mà nhân loại phát minh ra để chống lại sự suy thoái của các khái niệm. Theo tôi, nhân dân càng có nhiều thông tin thì các khái niệm càng gắn bó với cuộc sống và do đó càng có giá trị khoa học cao hơn.

Nhân loại cũng đã sáng tạo ra các giải pháp để chống lại sự suy thoái của khoa học theo xu hướng đơn điệu hoá đời sống tư duy logic của nó. Giải pháp đó chính là dân chủ. Chính việc dân chủ hoá đời sống xã hội, nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân, điều mà Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xướng và đang tiến hành có hiệu quả cùng với chính sách đổi mới, sẽ cho phép chúng ta phát huy tối đa sức sáng tạo của nhân dân trong việc lựa chọn các giải pháp để phát triển. Chính nhờ nền dân chủ mà những logic tư duy cũ nhanh chóng bộc lộ những hạn chế của nó và nhanh chóng nhường chỗ cho logic tư duy mới. Đổi mới là chìa khoá thành công, còn dân chủ là điều kiện tiên quyết cho thành công của quá trình Đổi mới.

Tóm lại, thông tin và dân chủ - đó là hai chìa khoá cơ bản để khắc phục một cách cơ bản tình trạng suy thoái của khoa học.
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy thử lấy mắt Đạo Học nhìn Khoa Học

    19/03/2019Thượng tọa Thích Thông Huệ (1)Người ta nghĩ Khoa học chính là nền tảng của tiến bộ, phải là thước đo cho mọi tiến bộ. Người ta lấy mắt Khoa học nhìn vào mọi chuyện để định hay dở, đôi khi phải trái. Thế nhưng, cùng với cao độ của nền kinh tế thế giới nhờ Khoa học, những thống khổ của con người - thương vong và tử vong vì chiến tranh lan rộng, giết chóc, tàn phá, chạy chốn, giam cầm,tra tấn, tù đầy, căm thù, báo oán, đói khổ, phá hoại môi sinh..- vẫn không giảm sút, mà chỉ có chiều hướng gia tăng
  • Khoa học, Lý trí và Nhân tình thế thái

    14/10/2018Hà YênTự nhiên được chi phối bởi các qui luật phổ biến mà trí tuệ loài ngưới có thể lĩnh hội được. Niềm tin vào tính hợp lý của Thế giới, đã vượt cả ra ngoài lĩnh vực Vật lý và xâm nhập vào mọi địa hạt hoạt động của con người trong suốt nhiều Thế kỷ, bởi tin rằng, đó chính là hiện thực, là vĩnh cửu...
  • Nhận thức thế giới trong thời đại thông tin

    01/02/2018Nguyễn Trần BạtCon người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhau hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đâu?
  • Vài ngộ nhận về khoa học thường gặp

    02/07/2016Nguyễn Văn TrọngỞ nước ta hầu như mọi người chỉ thấy giá trị của khoa học ở những ứng dụng công nghệ thiết thực cho đời sống vật chất, cho nên người ta chỉ quan tâm đến tác dụng kinh tế của khoa học. Sự thực lịch sử cho thấy khoa học xuất hiện trước tiên ở phương Tây như một loại hình hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của con người...
  • Khoa học cần tự do

    14/06/2016Đỗ Quốc AnhLúc nhỏ học vật lý, tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao lại tranh cãi nảy lửa giữa chuyện Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất làm gì. Về mặt vật lý, hai điều này tương đương nhau hoàn toàn vì chuyển động là tương đối: Vật thể A quay quanh vật thể B, thì vật thể B cũng quay quanh vật thể A. Sau này mới hiểu thêm là nếu diễn tả cả một hệ vận động, thì việc chọn đúng tâm điểm của cả hệ (ở đây là Mặt trời) sẽ có tác dụng tinh giảm lý thuyết rất nhiều, và tạo ra một lý thuyết đẹp.
  • Khoa học phức hợp – khoa học của thế kỷ 21

    22/04/2016CC biên dịch“Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21” . Phát biểu trên của Heinz R. Pagels tác giả cuốn sách – Mơ ước của lý trí: Máy tính và sự phát nguyên của khoa học phức hợp là một lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp...
  • Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

    11/12/2015Trường GiangTrình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Giới hạn của nhận thức

    23/09/2014Đỗ Kiên Cường“Tự nhiên như người đàn bà ưu làm đỏm, khi thì phơi bày phần này, khi thì phơi bày phần khác trên cơ thể của mình. Và người chiêm ngưỡng kiên nhẫn đến một lúc nào đó sẽ nhìn thấy tất cả”. Đầu thế kỷ XIX, nhằm ca ngợi khả năng vô hạn của nhận thức, nhà khoa học Pháp lừng danh, hầu tước Laplace (1749-1827), được người đương thời xem là có đóng góp khoa học chỉ sau Newton, đã thốt lên nhận định bất hủ như vậy. Hỏi còn gì ve vuốt trí tuệ loài người hơn?
  • Hãy đưa khoa học vào đời sống của bạn

    06/09/2014Nguyễn Xuân XanhLời khuyên của giáo sư Brian Greene, Đại học Columbia (Mỹ). Theo giáo sư Biran Greene, "cuộc sống không có khoa học là bị tước mất đi một cái gì có thể mang lại cho trải nghiệm"...
  • Cái nhìn đường hầm của khoa học

    01/08/2009M.Scott PeckĐôi khi các bác sĩ tâm bệnh gặp những bệnh nhân bị rối loạn thị giác rất lạ; những bệnh nhân này chỉ có thể thấy một vùng rất hạn hẹp ngay trước mặt họ. Họ không thể thấy bất cứ cái gì ở bên trái, hoặc bên phải, bên trên hoặc bên dưới cái tiêu điểm hạn hẹp của họ. Họ không thể thấy hai vật gần kề nhau đồng thời một lúc, họ chỉ có thể thấy một lúc một vật mà thôi và phải quay đầu nếu phải nhìn một vật khác. Người ta so sánh triệu chứng này với việc nhìn xuôi theo một đường hầm, chỉ có thể thấy một vòng tròn sáng rõ nhỏ ở cuối đường hầm.
  • Tôi chọn cả Thượng đế và khoa học

    27/04/2009Đỗ Kiên CườngTrong tác phẩm Thượng đế và Khoa học, Jean Guitton - học trò của Bergson và là một trong những nhà triết học Cơ đốc giáo nổi tiếng nhất hiện nay, theo đánh giá của NXB Grasset (Pans) - cùng hai anh em tiến sĩ vật lý Igor (thiên văn) và Grichka Bogdanov (lý thuyết) đã dùng vật lý hiện đại để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế (năm 2001, NXB Đà Nẵng ấn hành tác phẩm này qua bản dịch của Lê Diễn).
  • Tư duy lại khoa học

    26/02/2009Tôi hy vọng rằng các ý tưởng và kiến giải đó sẽ tạo được những ấn tượng đậm nét trong suy tư của bất kỳ ai quan tâm đến tiền đồ phát triển của khoa học trong một giai đoạn bước ngoặt hiện nay, khi thực tế tự nhiên và xã hội - các đối tượng nhận thức của chúng ta - đã và đang bộc lộ rõ các đặc trưng phức tạp, hỗn độn và bất định của mình, mà tầm nhìn và năng lực nhận thức của chúng ta thì vẫn đang còn loay hoay nhiều trong vòng vây cố hữu của tư duy cơ giới với niềm tin vào các luật nhân quả giản đơn, tuyến tính, tất định trong một thế giới ổn định và tiên đoán được.
  • Tận cùng của khoa học phải chăng là tâm thức

    14/02/2009Cao Minh ToànTâm thức và khoa học là hai phạm trù nghe có vẻ dường như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức ảnh hưởng của tâm thức đến con người, mà hơn thế nữa sự tận cùng của khoa học có lẽ lại chính là tâm thức.
  • Sự bất định của khoa học và các giá trị

    03/12/2008Nguyễn Văn Trọng dịchQuy luật cũ có thể không đúng. Làm sao mà một quan sát lại có thể không đúng? Nếu nó đã được kiểm tra cẩn thận, làm sao lại có thể sai? Tại sao các nhà vật lý lại cứ luôn thay đổi các quy luật? Câu trả lời là: thứ nhất, các quy luật không phải là những quan sát, và thứ hai, các thí nghiệm luôn luôn không chính xác.
  • Cần một cái nhìn khoa học tỉnh táo và khách quan

    12/07/2008Đỗ Kiên CườngĐại tá, nhà nghiên cứu Đỗ Kiên Cường tại Trung tâm Khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự - Bộ Quốc phòng, vừa qua trên tờ Thể thao & Văn hóa đã có một loạt bài viết bổ ích, trình bày về các hiện tượng dị thường khác nhau dưới một cách nhìn khoa học...
  • Khoa học "rởm" và căn bệnh hiếu danh

    17/03/2008Trần Ngọc TrungChức danh giáo sư là một danh hiệu cao quý, do nhà nước phong tặng, thể hiện sự ghi nhận những thành quả và cống hiến to lớn đối với nhà khoa học nào đó trên từng lĩnh vực cụ thể. Người được phong chức danh giáo sư cũng thường được xã hội đề cao, coi trọng. Trong các hội thảo, trên giảng đường..., sự xuất hiện của một giáo sư luôn được đón nhận với niềm hứng khởi và lòng kính trọng...
  • Cần một cuộc du nhập khoa học mới!

    15/05/2007Phạm Duy HiểnTrong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu vào quá trình toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết rất cần một bước đột phá về nhận thức trong giới khoa học và đại học về thực trạng đội ngũ khoa học để cấp thiết tiến hành một cuộc du nhập khoa học lần thứ hai nghiêm túc và bài bản hơn lần trước. Có như vậy khoa học & công nghệ mới có thể thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
  • Niềm tin và xây dựng niềm tin khoa học

    14/09/2006TS. Trịnh Đình BảyVấn đề niềm tin từ lâu trở thành đối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học bởi vai trò định hướng hết sức quan trọng của nó đối với con người. Không có niềm tin, đặc biệt là niềm tin khoa học, con người sẽ sống và hoạt động không có định hướng, luôn bi quan, dao động và không phát huy được khả năng chủ động sáng tạo của mình…
  • Phép phản biện trong khoa học

    07/09/2006Nguyễn Văn TuấnPhép biện chứng là phương cách tiến hành những thực nghiệm không phải để xác minh mà để phê phán các lý thuyết khoa học và có thể coi đây như là một nền tảng cho khoa học thực thụ. Nó đánh đổ những cách hiểu cố hữu đương thời cho rằng khoa học chỉ dựa trên phép quy nạp hợp lý và xác minh bằng thực nghiệm...
  • Hiện trạng khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta

    31/08/2006Trần Ngọc VươngTrên cơ sở mô tả tổng trạng và dựa vào những mốc lớn của lịch sử trong một thế kỷ vừa qua, tuy không quên ghi nhận những thành tựu mà đội ngũ những người lao động trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta đã đạt được, bài viết được xây dựng chủ yếu trên cảm hứng phê phán và tự phê phán, tự xác định mục tiêu chủ yếu là chỉ ra một số phương diện yếu kém, bất cập từ trong lịch sử và cả ở hiện trạng của lĩnh vực lao động mà tác giả là một người trong cuộc...
  • Giới hạn của khoa học và khoa học về giới hạn

    17/12/2005Phạm Việt HưngTrong khi các nhà khoa học có xu hướng chứng minh rằng những cái tưởng là bất khả thực ra là khả, thì ngược lại các nhà triết học có cái nhìn sâu xa hơn rằng nhiều cái tưởng là khả hóa ra lại là bất khả. Từ đó Barrow làm một cuộc tổng kiểm kê các thành tựu nhận thức của nhân loại trong thế kỷ 20 để chỉ ra hàng loạt bài toán bất khả mà loài người đã từng phải trả giá cho thấy thực ra hiện tượng bất khả xuất hiện trên mọi lĩnh vực nhận thức, từ hội họa, nghệ thuật, đến kinh tế, khoa học, chính trị…
  • xem toàn bộ