Vài nét về vai trò của trí thức - quan điểm từ châu Âu

Viện Nghiên cứu Châu Âu
07:26 CH @ Thứ Sáu - 03 Tháng Sáu, 2016

Lịch sử văn hóa văn minh châu Âu là lịch sử của những dòng chảy tư tưởng mà các chủ thể đã tạo ra các dòng chảy đó chính là những người có thể được gọi theo nhiều cách theo nghề nghiệp của họ - nhà khoa học, triết gia, nghệ sĩ, giáo viên, nhà báo v.v...và chung nhất với tên gọi còn nhiều tranh cãi „trí thức” (intellectual). Một vài nét sơ lược về những đóng góp, vai trò và sứ mệnh của họ đối với xã hội châu Âu nói chung và văn hóa tư tưởng châu Âu nói riêng sẽ được thảo luận dưới đây.

1. Vai trò tiên phong của các nhà khoa học, nhà tư tưởng và nhà văn hoá trong cải tạo xã hội

Ngày nay Corpecnic được tôn sùng như một trong những nhà khoa học tiên phong, người đặt mốc khởi đầu cho thời kỳ Phục Hưng ở châu Âu, chấm dứt sự áp đặt của nhà thờ làm xơ cứng khoa học và văn hoá suốt bao thế kỷ, làm tiền đề cho cuộc cách mạng khoa học lần thứ nhất ở châu Âu vào thế kỷ 16. Thuyết Nhật tâm (mặt trời làm trung tâm) của ông giờ đây là kiến thức sơ đẳng trong nhà trường nhưng vào cuối thời Trung Cổ lại là một phát kiến mang tính cách mạng, lật đổ những giáo điều Nhà thờ Thiên Chúa giáo tồn tại hơn 10 thế kỷ. Bất chấp sự đe doạ, thậm chí án tử hình từ phía Nhà thờ, Corpecnic đã dũng cảm bảo vệ quan điểm của mình, bảo vệ chân lý khoa học.

Cuộc cách mạng khoa học với những phát kiến của Galileo về vũ trụ, của Newton về quy luật của tự nhiên, khiến con người khao khát chế ngự được thiên nhiên vốn đầy bí ẩn trước đó. Đồng thời, các nhà khoa học đòi hỏi khoa học phải phục vụ đời sống, phục vụ xã hội và coi con người là động lực để phát triển khoa học. Ba nhà khoa học nổi bật cuối thời Phục Hưng, đồng thời là những nhà cải cách đã tìm kiếm con đường đưa khoa học phục vụ các chương trình xã hội. Họ chính là những người đặt nền móng tư tưởng cho phong trào Khai sángsau đó. Đó là Giordano Bruno (1548-1600), Francis Bacon (1561-1626) và Rene Descartes (1596-1650). Những nhà khoa học này đặt khởi đầu cho một xã hội châu Âu thế tục, thu hẹp ảnh hưởng của nhà thờ, hướng tới những giá trị nhân văn đích thực. Bacon cho rằng khoa học phải mang tính mở, tự do, mọi ý tưởng phải đến được với công chúng. Khoa học phải phục vụ những mục tiêu vì con người: cải thiện điều kiện vật chất, cải thiện thương mại và công nghiệp, đề ra những phương pháp tiên tiến cho sản xuất của cải vật chất phục vụ xã hội. Ngoài ra, con người có thể dùng khoa học để chế ngự thiên nhiên.

Đến thời Khai sáng, các nhà khoa học, tư tưởng đã có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng nên một xã hội văn minh, đồng thời là một xã hội vì con người.Chính họ là những người xây dựng hình mẫu cho xã hội công dân thay thế cho xã hội phong kiến quân chủ trước đó. Locke, Montesquieu, Russeau đã xây dựng học thuyết về chính trị và quản lý nhà nước, chủ trương mô hình nhà nước dân chủ với sự tham gia tối đa của công dân vào các quyết định chung. Khẳng định tự do của cá nhân, các nhà Khai sáng hiểu rằng không dễ dàng giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân tự do và xã hội kỷ cương có trật tự. Trong vấn đề này, Kant đã đề xuất một cách tiếp cận mang tính tiên nghiệm cho rằng có một xã hội với sự hài hoà tuyệt đối giữa con người tự do và nhà nước pháp luật, tuy nhiên không ai biết được khi nào sự hoàn hảo đó sẽ đến. Do đó, tất cả mọi người đều phải nỗ lực không mệt mỏi để đạt đựơc điều đó và yếu tố để có thể đạt được chính là Thiện chí, là khát vọng hoàn thiện của con người. Như vậy, cá nhân được trao toàn quyền trong việc lựa chọn cách thức và con đường để vươn lên. Một trong những đóng góp quan trọng của Phong trào Khai sáng là tư tưởng Khoan dung (chủ yếu xuất phát từ Khai sáng Pháp), hình thành quan điểm chấp nhận và không can thiệp sự khác biệt trong lối sống, phong tục tập quán, tư tưởng, một yếu tố văn hoá ngày càng được khẳng định ở châu Âu.

Phong trào Khai sáng đã tạo ra một châu Âu trưởng thành và phát triển trong thế kỷ 19. Tuy nhiên, cũng chính trong sự phồn thịnh của chủ nghĩa Tư bản, các nhà tư tưởng, văn hoá đã cảm nhận thấy những mầm mống nguy hiểm và sự đe doạ của nó đối với xã hội. Các Mác, xuất phát từ chủ nghĩa lãng mạn Đức đã nghiên cứu để nhận thấy sự thối nát của xã hội Tư bản, đồng thời phát hiện ra nguyên nhân thịnh vượng của chủ nghĩa Tư bản là dựa trên bóc lột sức lao động công nhân, từ đó đề ra cuộc cách mạng bảo vệ cho giai cấp lao động. Những nghiên cứu và công bố của Mac đã ảnh hưởng sâu sắc đến xã hội châu Âu, nâng cao vai trò và bảo vệ quyền lợi của giai cấp lao động, đồng thời buộc giới chủ tư bản phải thay đổi thái độ và chính sách đối với người lao động. Đây cũng chính là tiền đề cho những thay đổi chính sách xã hội tầm vĩ mô của các quốc gia châu Âu.

Cuối thế kỷ 19, khi chủ nghĩa Tư bản biến thái thành chủ nghĩa đế quốc hiếu chiến, châu Âu bành trướng thế lực ra khắp thế giới, cũng là lúc các nhà tư tưởng châu Âu cảm nhận được nguy cơ suy thoái của văn hoá châu Âu, khi mà những giá trị truyền thống về đề cao giá trị con người bị xâm phạm nghiêm trọng. Đồng thời họ là những người đầu tiên lên tiếng cảnh báo cho xã hội châu Âu về những nguy cơ ấy. Durkheim đã phát hiện ra sự mâu thuẫn của một xã hội hiện đại khi vật chất dồi dào, đời sống được cải thiện thì các mối liên kết xã hội lại trở nên lỏng lẻo, thậm chí bị triệt tiêu, đẩy con người vào trạng thái cô đơn, lạc lõng, thất vọng và chán nản.

Xã hội càng phát triển, những biểu hiện của nó càng trở nên phức tạp. Để có thể hiểu được bản chất của xã hội cũng như của con người là những cá thể tạo nên xã hội đó, các nhà tư tưởng, các nhà văn, các nhà khoa học và xã hội học đã tiếp cận, nghiên cứu, phân tích dựa trên nhiều phương pháp. Chủ nghĩa duy lý của thời Khai sáng không làm thoả mãn những người theo chủ nghĩa lãng mạn đầu thế kỷ 19. Không theo kịp với đà phát triển của xã hội, chủ nghĩa lãng mạn đề cao trực giác và cảm giác lại nhường chỗ cho chủ nghĩa hiện thực giữa thế kỷ 19. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, chủ nghĩa phi lý với Nietzsche, Dostoevsky, Freud đã đi đến những kết luận thú vị về bản chất con người, từ đó đưa ra những giải thích về hành vi và những xung đột giữa con người với xã hội văn minh.

Khủng hoảng của văn minh châu Âu trong nửa đầu thế kỷ 20 dường như đã được dự báo trước bởi các nhà văn hoá. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu đã liên kết lại trong Liên minh châu Âu và mơ đến một ‘ngôi nhà chung châu Âu’, trong đó các nhà tư tưởng của châu Âu đã sớm nhận thấy văn hoá ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một diện mạo riêng cho ngôi nhà đó, gắn kết các thành viên chung sống dưới một mái nhà. Một trong những gương mặt tiêu biểu của trí thức châu Âu thời kỳ này là Pierre Bourdieu, người kế tục truyền thống của các thế hệ trí thức Pháp từ Voltaire tới Foucault. Vào khoảng giữa những năm 1990, Bourdieu đã xuống đường biểu tình bảo vệ quyền lợi cho công nhân thất nghiệp và lên án học thuyết kinh tế tự do mới ngày càng đào sâu hố ngăn cách giữa người giàu và người nghèo, giữa quốc gia phát triển và quốc gia chậm phát triển. Bourdieu đã rời bỏ các thư viện, giảng đường, viện nghiên cứu để xuống đường, từ một nhà nghiên cứu xã hội học (được đánh giá là nhà xã hội học hàng đầu tại Pháp) thành một nhà hoạt động xã hội tích cực. Niilo Kauppi viết ‘Lý thuyết cần có nền tảng luân lý để biến thành thực tiễn, khoa học cần cơ sở đạo đức để nắm quyền lực’ , khi đánh giá cao giá trị con người Đạo đức, bên cạnh con người Khoa học của Bourdieu, người luôn đứng về phía quần chúng để bảo vệ cho lợi ích của họ. Ở Pháp và châu Âu, hình ảnh của ông được ví với ‘người trí thức anh hùng của nước Pháp, một điển hình của trường phái Lãng mạn một mình chống lại những thiên kiến tập thể, người dũng cảm nói lên sự việc như nó đang xảy ra trên thực tế’ .

2. Trí thức Anh, Pháp- sự khác biệt

Nếu trí thức Nga, Đức, Pháp luôn tự nhận về mình những trách nhiệm cao cả đối với xã hội, quyền lực của họ được đánh giá tương ứng, trong nhiều trường hợp, ngang với quyền lực chính trị, thì ở Anh, „trí thức không mấy được để ý đến” , bất chấp những tên tuổi như Isaac Newton, John Locke, Adam Smith, Jeremy Bentham, William Wordsworth, Charles Dickens, Charles Darwin... Thậm chí ở Anh „không ai muốn được gọi là trí thức, vì họ hoàn toàn không có chút quyền lực và ảnh hưởng nào” . Thái độ của người Anh đối với khái niệm „trí thức” không hề giống với những gì mà ngừơi Pháp tôn trọng „ ở hầu hết các nước nói tiếng Anh, tên gọi ‘trí thức’ không hàm ý khen ngợi, ngược lại nó có nghĩa dè bỉu hoặc bị lạm dụng” , bởi vì, người Anh được giáo dục rằng „tính cách quan trọng hơn trí tuệ”.

Trên thực tế, trong khi trí thức Pháp và Nga luôn cảm thấy trách nhiệm xã hội nặng nề của mình thì trí thức Anh, với bản tính „phớt Ang-lê”, „không bao giờ thích được ưu tiên và trao quyền lực”. Đối với người Anh, nước Pháp tiêu biểu cho „chủ nghĩa thế giới, nhân tạo, lệ thuộc vào mốt, khôn khéo và láu cá” . Trong khi người Anh tự cho mình là thẳng thắn, tự nhiên, „mang chất đàn ông”, chất phác, nghiêm túc. Trí thức Anh tìm cách lánh xa các hiện tượng bề nổi, các danh hiệu, tước phong và định hướng tới „thực tại, kinh nghiệm”. Cũng chính vì thế mà trí thức Anh bị chỉ trích là „đại diện cho tầng lớp trung lưu „Philistanh”- những người ham làm hơn là ham nghĩ ngợi, những nhà đạo đức mà thiếu „sự ngọt ngào và ánh sáng tư tưởng”, đặc điểm khiến cho trí thức Anh khác với trí thức Pháp và Đức vốn là những người khởi xướng ra chủ nghĩa lãng mạn.

Tuy nhiên, nếu như trí thức Anh không hướng tới quyền lực thì giới quyền lực và tinh hoa của Anh lại có xuất thân từ các gia đình có truyền thống học thức lâu đời, nhiều trong số họ là các nhà chuyên môn, các chuyên gia đỉnh cao. Họ tạo nên một giới „quý tộc có học thức”, liên kết với nhau bởi các mối quan hệ gia tộc và hôn nhân như Macaulays, Trevelyans, Wedgwoods, Darwins, Stephens, Stracheys..Vào thế kỷ 18, 19, và những thập kỷ đầu thế kỷ 20, tầng lớp quý tộc này được đào tạo ở những trường học nổi tiếng, có bề dày thành tích hàn lâm. Họ đổ nhiều tiền của đầu tư cho nhà trường, phát triển các kho sách, thư viện, và tới lượt con cái họ được thừa hưởng những di sản học thức được vun đắp qua nhiều thế hệ.

Vậy thì ở nước Anh, khái niệm „trí thức” (intellectual trong tiếng Anh, intellectuele trong tiếng Pháp) mang hàm ý gì? Trước hết, người Anh dùng khái niệm „intellectual” để nói về văn hóa của họ, một nền văn hóa được đúc kết từ trí tuệ của con người. Sau sự kiện Dreyfus ở Pháp , nước Anh mới tập trung vào „intellectual” như là một giai tầng đặc biệt và vấn đề trách nhiệm của họ đối với xã hội. Trước thế kỷ 19, khái niệm „intellectual” hoặc „intelligentsia” không được sử dụng để chỉ một „giai tầng”. Những người làm việc trí óc được mô tả qua các từ „clerisy” (trí thức), „man of letter”, „literary men” (kẻ sĩ), hoặc „cultivators of science” (người vun trồng khoa học). Sau những năm 1870, 1880 mới dùng các từ „intellectual”, „intellectual life” (trí thức, đời sống trí thức) , trong đó „đời sống trí thức” bao gồm thơ ca, nghệ thuật, triết học, và tôn giáo. Đến cuối thời Vitoria (cuối thế kỷ 19), „đời sống tri thức” bao hàm hoạt động trong các trường đại học. „Trường đại học là một tổ chức của đời sống trí thức của đất nước; đó là nơi học tập, nơi nuôi dưỡng khát vọng khoa học, là viện hàn lâm, là tổ ấm của học thức, là nơi trú ẩn của kẻ sĩ và những kẻ thích trầm tư” . Năm 1910, Từ điển bách khoa Encyclopaedia Britannica định nghĩa „trí thức” là „người làm việc với lý thuyết và nguyên tắc hơn là với thực hành, lý thuyết của họ thường liên quan đến những vấn đề trừu tượng: họ xa rời thế giới, và họ chủ yếu thuộc giới dạy học và văn hóa, những người ít chú ý đến những thú vui tầm thường” . Hayek phân biệt năm ý nghĩa khác nhau của khái niệm „trí thức”.

  • Ý nghĩa thứ nhất, như đã nói đến ở trên, trí thức là „học giả”.
  • Ý nghĩa thứ hai, „trí thức” được dùng như tính từ có nghĩa là „trí tuệ”: trí thức là người có trí tuệ, thường có nghĩa bổ sung là người có học thức cao, phân biệt với những ngừơi làm việc tay chân.
  • Ý nghĩa thứ ba, trí thức là người có tư duy độc lập và có đầu óc phê phán. Họ phải luôn nuôi dưỡng trong mình thái độ khách quan, đứng ngòai chính trị. Ý nghĩa này được khởi xướng bởi triết gia và nhà văn Pháp Julien Benda, người chống lại những thiên kiến chính trị, chủng tộc và dân tộc của các trí thức cánh tả.
  • Ý nghĩa thứ tư, trí thức là người thực hiện các chức năng xã hội hoặc vì xã hội. Xung quanh vấn đề này có nhiều bàn cãi, chẳng hạn chức năng này bao gồm những nhiệm vụ cụ thể nào hoặc cần phải thực hiện ở mức độ nào. Nhìn chung, đối với trí thức Anh thì chức năng này được hiểu là những định hướng văn hóa cho xã hội, trong khi đối với trí thức Pháp và Nga thì trí thức phải tiên phong trong các phong trào cách mạng và xả thân cùng những biến động xã hội.
  • Ý nghĩa thứ năm, người trí thức, ngòai chức năng định hướng văn hóa còn có vai trò định hướng chính trị và xã hội- điều mà các trí thức Nga và Pháp coi là trách nhiệm hàng đầu. Họ phải có vai trò can thiệp vào đời sống chính trị và có tiếng nói đối với nhà cầm quyền dựa trên quan điểm khoa học.


3. Trí thức Đông Âu

Năm 1986, khi bức tường Berlin còn chưa sụp đổ, sau khi Đại hội 27 ĐCS Liên Xô tuyên bố về PerestroikaGlasnost, Vaclav Havel viết ‘Người trí thức phải thường xuyên can thiệp, tận mắt chứng kiến nỗi khổ của nhân dân, đồng cảm với nỗi khổ ấy và nổi dậy chống lại những áp bức vô hình hay hữu hình, là những người luôn đặt mối nghi ngờ đối với hệ thống, với quyền lực và những bùa chú, xuyên tạc mà những quyền lực đó đặt ra’ . Có thể thấy, trách nhiệm ‘dám nói lên sự thật’, tự nhận là ‘người nô bộc khiêm tốn và dũng cảm của sự thật’ đã được nhiều trí thức Đông Âu đảm nhiệm. Đông Âu, cũng như Nga, có một đội ngũ trí thức được hình thành như một giai tầng trong xã hội -„inteligentsia”, đội ngũ được xây dựng sau chiến tranh Thế giới thứ hai, gồm nhiều trí thức tiến bộ tập hợp như một lực lượng chống Phát xít.

Giới trí thức đóng một vai trò quan trọng trong các quốc gia XHCN, như hai trí thức mac xit người Hungary, George Konrad và Ivan Szelenyi nhận định . Theo hai học giả này, quyền phân phối thặng dư trong xã hội tư bản thuộc về chủ tư bản, còn trong xã hội XHCN, do không có tư bản, quyền này thuộc về giới cầm quyền- trí thức. „ Ngay khi thị trường được thay thế bằng kế hoạch hóa, những người nắm tri thức sẽ lên nắm quyền, thay cho những người sở hữu tư bản”. Quá trình phân phối sản phẩm „duy ý chí” được hình thành, thay cho việc phân phối sản phẩm dựa vào thị trường. Ngòai ra Konrad và Szelenyi còn nhận định rằng trong xã hội XHCN vai trò của giới trí thức sẽ được coi trọng hơn trong xã hội TBCN, bởi vì giới trí thức ở các nước XHCN, khi bị đẩy ra ngòai rìa, sẽ có xu hướng cầm đầu phong trào „nổi loạn” chống lại quyền lực chính trị. Do đó, bộ máy cần o bế họ để phục vụ các mục tiêu chính trị, cũng như dùng họ để nuôi dưỡng lý luận và tuyên truyền. So với giai cấp công nhân thì trí thức có vẻ được ưu đãi hơn rất nhiều. Họ kiếm được „căn hộ” dễ dàng hơn, có nhiều thời giờ rảnh rỗi, nhiều cơ hội giải trí hơn, tạo nhiều mối quan hệ và gây được nhiều ảnh hưởng hơn, cũng như được giới lãnh đạo „dè chừng”, „vị nể” hơn . Tuy nhiên nếu đi chệch hướng thì họ có thể phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc.

Một trong những đóng góp quan trọng của trí thức Đông Âu là nỗ lực hình thành nên „xã hội dân sự” ở những nước này. Ngay trong thời kỳ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Liên Xô, ở các nước Đông Âu Ba Lan, Tiệp Khắc và Hungary, dưới lớp vỏ ngoài của xã hội tập trung bao cấp đã có những mầm mống của xã hội dân sự với “những giai tầng đa dạng, những nền văn hóa, truyền thống lịch sử, các thiết chế chính trị-kinh tế khác biệt” . Cho đến thập niên đầu của thế kỷ XX khu vực này vẫn chịu ảnh hưởng của các đế chế xung quanh: Nga ở phía Đông, Thổ ở phía Tây và Áo ở phía Nam. Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ I kết thúc, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary và Nam Tư mới giành lại độc lập. Như một phản xạ nhằm đối phó lại với phạm vi ảnh hưởng của những đế chế nói trên, những quốc gia-dân tộc này tìm mọi cách để duy trì và lưu giữ những nét đặc sắc văn hóa xã hội riêng của mình, trong đó các trí thức đóng một vai trò to lớn.

Một trong những phong trào nổi bật trong sự hình thành các nhóm, các tổ chức mang tính quần chúng, góp phần xây dựng xã hội dân sự ở Đông Âu là các hoạt động bảo vệ môi trường. Quá trình công nghiệp hóa ở nhiều nước Đông Âu đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, trong khi chính quyền đã không đưa ra những giải pháp kịp thời cho vấn đề ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm, các nhóm trí thức đã sớm nhận thức được hiểm họa tàn phá môi trường và tác động tiêu cực của nó tới dân sinh. Tuyên ngôn đầu tiên của hội những người bảo vệ môi trường được đưa ra ở Ba Lan, khi Câu lạc bộ sinh thái Ba Lan được thành lập ở Cracow vào tháng 9 năm 1980. Nhiều nhà khoa học môi trường đã tập trung ở đây để khai mạc cho Câu lạc bộ này bằng một bức thu ngỏ gửi lên chính phủ yêu cầu có những điều luật nghiêm khắc hơn nữa nhằm bảo vệ môi trường sống. Nhiều hội thảo đã được tổ chức, nhiều kết luận về tình trạng ô nhiễm cũng như tác hại đối với sức khỏe người lao động, các khuyến nghị tới chính phủ đã được đệ trình. Sau sự kiện Chernobyl ở Ukraina, nhóm vì Hòa bình và Tự do đã tổ chức các cuộc biểu tình phản đối việc bưng bít thông tin về vụ nổ, khoảng 2000 người đã tham gia tuần hành ở Cracow. Tại Bialystok, khu vực gần Chernobyl, khoảng 3000 người đã ký lời kêu gọi ngừng xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Ba Lan có tên là Zarnowiec. Phối hợp với các nhà khoa học và nhà báo, tổ chức này đã gây sức ép buộc chính quyền đóng cửa nhà máy thép Siechnice gần Wroslaw do làm ô nhiễm nguồn nước trong khu vực. Chính quyền khu vực này cam kết sẽ chấm dứt hoạt động của nhà máy trước năm 1992. Ngoài ra, danh sách 500 nhà máy cũng được liệt kê vì đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Kể từ năm 1978, phong tràoHiến chương 77 ở Tiệp Khắc đã coi môi trường là một trong những vấn đề quan trọng trong chương trình hành động. Tháng 7 năm 1983 nhóm giám sát nhân quyền đã soạn thảo một văn bản chi tiết cảnh báo chính quyền về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở miền bắc Bohemia. Tháng 2 năm 1984, Hiến chương 77đã phát hiện và in lại một báo cáo mật của chính phủ do Viện Hàn lâm Tiệp Khắc soạn thảo năm 1983 về vấn đề môi trường, trong đó thông báo tình trạng môi trường đang bên bờ thảm họa và những hậu quả sức khỏe nghiêm trọng đối với dân chúng. Báo cáo nêu rõ, kể từ năm 1960, số người bị mất khả năng lao động tăng 50% do các lý do về sức khỏe. Ở các khu công nghiệp, tỉ lệ người người mắc bệnh phổi, tử vong ở trẻ em tăng mạnh. Tương tự, cây cối và động vật cũng bị ảnh hưởng do mưa axit, ô nhiễm nguồn nước và không khí cũng như sử dụng hóa chất tràn lan trong nông nghiệp. Năm 1986, Hiến chương 77đã ra văn bản trình lên Quốc hội phàn nàn việc chính phủ Tiệp Khắc chậm trễ phản ứng với khủng hoảng Chernobyl, trong đó đề nghị phải ngay lập tức đưa đầy đủ thông tin về mức tăng phóng xạ ở Tiệp Khắc và ý kiến của chuyên gia về các biện pháp giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe con người. Năm 1987, tổ chức này ra hai văn bản về tình trạng môi trường ở Tiệp Khắc, trong đó đề nghị vấn đề môi trường phải được đưa ra bàn luận rộng rãi trong công chúng. Các văn bản này được gửi tới nhiều cơ quan của chính phủ, đòi hỏi các nhà máy xí nghiệp dùng than có hàm lượng thấp phải lắp đặt các máy lọc không khí, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và cảnh báo nguy cơ cao đối với các nhà máy hạt nhân.. Tuy nhiên những yêu cầu này đều không được giải đáp.

Ở Hungary, phong trào bảo vệ môi trường cũng được dấy lên bởi các tổ chức phi chính phủ. Nhóm Danube Circle (do nhà báo và nhà sinh vật học Janos Vargha thành lập năm 1984) kết hợp với Hiến chương 77 thành lập ra một Dự án liên kết Tiệp-Hung về những nguy hiểm đối với môi trường do đập thủy điện Gabciko-Nagymaros đang xây dựng có thể gây ra. Dự án này tiến hành nghiên cứu và soạn thảo các văn bản đệ trình lên chính phủ hai nước về những nguy cơ hủy diệt môi trường của khu vực sông Đa nuyp. Cũng chínhnhóm Danube Circle đã gửi một bức thư lên Quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng Hungary về những tác hại của ô nhiễm môi trường và kêu gọi nhận thức đúng đắn về vấn đề này với chữ ký của khoảng 5000 người trong đó có 50 đại diện hoạt động trong lĩnh vực khoa học và văn hóa. Nhóm Danube Circle tuyên bố không liên quan đến các phong trào chống đối hay vì các mục tiêu chính trị mà chỉ là một tổ chức quan tâm đến các vấn đề sinh thái môi trường. Tuy nhiên chính quyền không công nhận nhóm này là một tổ chức chính thức và đã bác bỏ đề nghị của họ. Vào năm 1985, nhóm này mới được phục hồi trở lại sau khi họ được nhận giải thưởng “Sinh kế đúng đắn” với số tiền 95.000 đola, và được nêu tên tại lễ trao giải tại Nghị viện Thụy Điển. Hai năm sau họ mới được chính phủ Hungary đồng ý cho nhận giải bằng tiền Hungary với lý do không được nhận giải bằng ngoại tệ. Nhóm này đã dùng số tiền thành lập ra Quỹ Danube với cam kết “hỗ trợ cho các cá nhân và phong trào tư nhân có các hoạt động gìn giữ môi trường và thiên nhiên có liên quan đến vùng sông Đanuyp”. Nhiều dự án đã được đệ trình để xin Quỹ hỗ trợ. Nhóm Danube Circle còn huy động nhân dân yêu cầu chính phủ thay đổi chính sách. Cuộc trưng cầu ý kiến về đập thủy lợi đã thu được 2655 chữ ký nhưng không thu được đánh giá tích cực từ phía chính quyền (dẫn theo Janusz Bugajski và Maxine Pollack, 1989:214) . Tháng 4 năm 1986, 30 trí thức Hungary đã gửi in một quảng cáo trên một trang của tờ báo ở Viên, thủ đô nước Áo, có tên là Die Presse, với ý định kích động dân chúng Áo phản đối việc xây đập trên dòng Đanuyp trên đất Hung, do phần lớn tín dụng để xây đập là từ Viên và 70% gói thầu xây dựng đập sẽ trao cho các hãng của Áo. Quảng cáo tuyên bố “Một xã hội dân chủ- và chúng tôi tin xã hội Áo là như vậy- không cho phép nó khai thác sự thiếu dân chủ ở một nước khác vì những lợi ích vật chất của nó”. Một số các nhà môi trường và chính trị gia của Áo đã tỏ thái độ thông cảm . Tháng 7 năm 1986 19 thành viên của Danube Circle đã gửi đơn thỉnh cầu lên Nghị viện Viên, thúc dục họ xem xét lại lần cuối hiệp định Áo-Hung về việc xây đập. Ngoài Danube Circle ở Hungary còn một số nhóm các nhà môi trường khác, trong đó thành công hơn cả phải kể đến nhóm “Blues” (Nhóm Xanh, chỉ màu xanh của nước biển và làm nhắc lại các nhóm Xanh vì môi trường của Tây Âu). Thành lập năm 1985, nhóm Xanh trẻhơn và hăng hái hơn nhóm Danube Circle. Họ tham gia vào các phong trào giáo dục công cộng, chủ yếu với các tuyên truyền bảo vệ sông Đa nuyp. Mặc dù họ không ra ấn phẩm thường kỳ nhưng lại sử dụng các tờ rơi để đến với dân chúng. Tháng 9 anưm 1985, họ lần đầu tiên phân phát 10 ngàn tờ rơi trên khắp Hungary để phản đối việc xây đập thủy điện Gabciko-Nagymaros. Ngoài ra nhóm này cũng gửi thư lên Quốc hội và các nhà trí thức trong khu vực sông Đa nuyp, trong đó trình bày những nguy hại của đập đối với môi trường. Trong một bài phỏng vấn với tạp chí samizdat, các thành viên của nhóm Xanh đã tuyên bố các mục tiêu của mình “trên thực tế là vượt quá định hướng bảo vệ môi trường, và mong muốn khuyến khích tư duy độc lập trong mọi lĩnh vực đời sống và chủ trương tự quản hơn nữa trong cách mọi người sống và làm việc. Chúng tôi muốn mọi người kết hợp lại và chấm dứt sự phân chia trong xã hội” (dẫn theo Janusz Bugajski và Maxine Pollack, 1989:215) . Tháng 3 năm 1988 đại diện của 13 nhóm môi trường độc lập đã nhóm họp ở Budapest, thành lập ra một ủy ban phối hợp chung gọi là Mạng lưới thông in của các nhóm bảo vệ môi trường và có một tờ tạp chí riêng là Tuleles (Sống sót) ra hai tháng một số. Trong số các đại diện của Mạng lưới này có nhóm Danube Circle, nhóm Quỹ Danube, nhóm Câu lạc bộ sinh thái của trường Đại học Eotvos Lorand nhóm Kal Basin Friendsship Circle, nhóm liên minh Petofi và nhóm hòa bình 4-6-0 . Những nhóm này có quan hệ với một số tổ chức chính thức như KISZ (Đoàn Thanh niên) và Bộ Môi trường.

Nhìn lại lịch sử tư tưởng châu Âu, chúng ta thấy thái độ và quan điểm đối với trí thức khác nhau ở từng khu vực và từng giai đoạn phát triển. Dù cho thuật ngữ “intellectual” mới được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ 19, chúng ta hiểu rằng, trí thức, dưới những hình ảnh khác nhau của các triết gia, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ…đã xây dựng nên một châu Âu vô cùng đa dạng và giàu bản sắc, họ là những thành tố quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, dẫn dắt dư luận, diện mạo văn hóa của xã hội châu Âu.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí thức và thói háo danh

    05/02/2018Vương Trí NhànTrí thức là một thành phần quan trọng, đóng vai trò định hình tư tưởng, dẫn dắt xã hội. Tuy vậy, theo nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, không phải toàn bộ nhưng ít nhất một bộ phận trong số họ có những nhược điểm cố hữu...
  • Trí thức salon?

    08/09/2020Lê Thị Liên HoanNgày hôm nay, tôi thấy ở ta, lại có một loại thành phần mới, mang tên mới là trí thức salon. Họ salon ở kiểu gì? Kiểu mới nhìn qua thì hiện đại. Họ bằng cấp đầy mình, và kinh ngạc thay đều là bằng thật. Rồi sao nữa? Rồi họ dùng bằng cấp này làm cơ sở để… lấy thêm bằng cấp kia.
  • Trí thức: bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội

    09/08/2019D. S. Likhachev (Viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga) - Phạm Xuân Nguyên dịchTừ “trí thức” trong các thứ tiếng khác được coi là vay mượn từ tiếng Nga. Tôi muốn gọi trí thức là bộ phận độc lập về trí tuệ của xã hội. Đây không đơn giản là học vấn và những người có học làm việc trong lĩnh vực lao động trí óc. Sự độc lập trí tuệ là đặc điểm tối quan trọng của trí thức. Độc lập với các quyền lợi đảng phái, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, thương mại và thậm chí đơn giản là công danh.
  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Thử tìm hiểu tầng lớp trí thức Việt Nam

    04/03/2019TS Chu HảoỞ nước ta hiện nay có một số khá đông người được xã hội, hoặc tự mình, coi là trí thức. Nhưng “thế nào là một trí thức?” thì hình như chưa bao giờ được cắt nghĩa một cách rõ ràng. Có thể đã có nhiều cá nhân trí thức, nhưng những con người đơn lẻ ấy đã quy tụ lại thành một giai tầng của xã hội như là tầng lớp trí thức chưa?
  • Bồi dưỡng tri thức

    29/06/2018Andres MauroisDù bạn quyết định muốn làm nghề gì thì cũng cần có một tri thức căn bản. Đó là một nấc đầu trong cái kim tự tháp của bạn. Vậy chúng ta bàn về điểm đó nhé?
  • Tâm đàm về cái Sự học, Tri thức và Trí thức

    01/05/2018Nguyễn Tất ThịnhNgày xưa, người có trình độ như ông Giáo Thứ (trong Sống Mòn của Nam Cao) có thể được xem là Trí thức. Nói chúng họ có vẻ như là người học rộng biết nhiều, và có trình độ được đào tạo cao hơn mặt bằng chung, thuộc tầng lớp được xã hội gọi là ‘Thày’, như Thày Giáo, Thày cãi, Thày thuốc…
  • Quản lý tri thức có nghĩa là quản lý bản thân

    29/05/2017Peter F. Drucker - Nguyễn Quang A dịchTôi không muốn kết thúc sự nghiệp của mình ở nơi tôi đang làm việc hiện nay!
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Trí thức là ngươi nắm bắt tương lai

    12/05/2016Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Thông tuệ và nhiệt tình, GS Tương Lai đã có cuộc trò chuyện với PV SVVN xung quanh vấn đề tri thức.
  • Tri thức và trí thức

    25/03/2016GS. Nguyễn Ngọc LanhTrong xu hướng tiến hóa của xã hội, vai trò của tri thức và trí thức ngày càng quan trọng hơn. Bài viết thứ hai của Giáo sư Nguyễn Ngọc Lanh trong chủ đề thảo luận "Trí thức Việt Nam" phân tích một số nhận thức về vai trò của tri thức.
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Xã hội cần những trí thức suy nghĩ độc lập

    01/02/2016Thượng Tùng thực hiệnTiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Phó Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, là một trong những chuyên gia trẻ được nhiều người biết. Anh là thành viên nhóm nghiên cứu của Trường Kennedy thuộc Đại học Harvard (Hoa Kỳ), tham gia thực hiện bốn bài thảo luận chính sách theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, là “cánh chim báo bão” nhẫn nại với nhiều bài báo đề cập những giải pháp tháo gỡ khó khăn từ một số chính sách của Nhà nước.
  • Tinh thần mở, tri thức mở

    31/01/2016TS. Ngô Quang Hưng (Giảng viên ĐH New York)Tinh thần mở chính là sự chuyển dịch mẫu hình của khoa học và công nghệ thế giới trong hơn 30 năm bùng nổ CNTT vừa qua. Tự do tí toáy đang dần san phẳng bao nhiêu rào cản. biên giới địa - chính trị, kinh tế, văn hóa tri thức… tạo nên một "thế giới phẳng"...
  • Trí thức và nhận thức pháp quyền

    30/10/2015B. A. Kistiakovski - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchMột số người cho rằng pháp luật chỉ có giá trị tối thiểu về đạo đức, một số khác lại cho rằng cưỡng chế, nghĩa là bạo lực, là thành tố không thể tách rời của pháp luật. Nếu đúng là như thế thì chẳng có cơ sở nào để chê trách giới trí thức của chúng ta trong việc coi thường pháp quyền hết. Giới trí thức của chúng ta luôn hướng tới những lý tưởng tuyệt đối và trên đường đi của mình nó có thể bỏ qua cái giá trị thứ cấp này.
  • Không gian mới của trí thức

    25/09/2015Huy Đức - Mỹ Lệ lược thuậtNhà văn Nguyên Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, cùng với Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa đã gặp mặt đầu năm 2008 cùng Sài Gòn tiếp thị, để từ những sự kiện văn hóa diễn ra gần đây, nghĩ về vai trò của trí thức...
  • Trí thức Việt và hàng nghìn năm lề thói làng xã

    23/05/2015Lê Mỹ ÝNhà phê bình mĩ thuật Phan Cẩm Thượng là người ít nói. Ông ưa ngồi lặng lẽ trầm tư, ưa “lánh mình” về những nơi chốn thâm nghiêm, yên tĩnh như những cổ tự, đình miếu...nơi ông đã có nhiều năm gắn bó, nghiên cứu, khảo sát các di sản văn hoá cổ. Tư chất của người làm nghiên cứu văn hoá khiến nhiều tác phẩm của ông đi ra ngoài phạm vi nghiên cứu chuyên biệt về mĩ thuật cổ.
  • Trí thức là ai?

    10/04/2015Phạm Xuân NguyênTrí thức là người có tri thức và biết suy nghĩ khác biệt và độc lập, và là người chỉ truy cầu một mục đích: chân lý. Từ vị thế này, trí thức mới có thể tác động và ảnh hưởng đến sự phát triển và tồn vong của xã hội và quốc gia...
  • Sự trung thực của trí thức

    30/08/2014Lê ĐạtTheo nghĩa truyền thống, kẻ sĩ là một người có học. Còn học nên biết lẽ phải trái để “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Cái dũng của họ không phải cái dũng chém tướng đoạt thành mà là hệ quả của cái trí, nhằm làm sáng tỏ đạo thánh hiền. Đó là một công việc khó khăn, thậm chí nguy hiểm.
  • Luận bàn về trí thức

    17/06/2014TS. Nguyễn Quang AVài tháng nay các trí thức Việt Nam (trong và ngoài nước) sôi nổi đóng góp cho Đề án "Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế" mà Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X, dự kiến sẽ thảo luận và thông qua.
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Trí thức nửa mùa

    09/09/2013Oleshuk Iu.FỞ nước Nga, trong thế kỷ XX đã hình thành một tầng lớp xã hội, được coi là trí thức, nhưng trên thực tế lại không phải là như thế. Chính các đại diện của tầng lớp này, chứ không phải giới trí thức, đã đóng vai trò chủ yếu trong những cuộc cải cách đầy tai họa hồi những năm 80 và những năm 90 của thế kỷ vừa qua. Đấy là tầng lớp trí thức nửa mùa.
  • Sĩ phu, trí thức nước nhà xưa và nay

    08/09/2013TS. Chu HảoKhông ai nâng cao được vai trò của trí thức nếu giới trí thức của chúng ta không tự khẳng định được mình! Không ai san sẻ trách nhiệm với trí thức được; chỉ có trí thức mới thi hành được thiên chức của mình; vinh quang và cay đắng gắn liền với thiên chức ấy cũng chỉ dành riêng cho giới trí thức mà thôi!
  • Aristoteles và sự quản trị tri thức

    04/08/2010Bùi Văn Nam SơnTrong lịch sử cổ kim, không có ai tích luỹ nhiều tri thức trong thời đại mình bằng Aristoteles (384-322 tr. CN). Không chỉ tích luỹ, ông còn góp phần quyết định trong việc khai sinh ra chúng. Tri thức nhiều quá dẫn tới việc làm sao quản trị nó. Ngày nay, việc quản trị tri thức càng quan trọng và không chỉ đặt ra cho các công ty, xí nghiệp mà cho từng cá nhân và cả xã hội.
  • Nho sĩ và trí thức hiện đại

    12/09/2009Nguyễn Khắc ViệnGiống như quan lại thời xưa, mấy nghìn trí thức được đào tạo dưới thời thuộc địa ở các trường đại học bên Pháp hay ở Hà Nội đều sống xa nhân dân. Chúng tôi là những người thành thị thuần túy trong một nước mà 95% dân sống ở nông thôn. Khi các nho sĩ ra lời kêu gọi, cả nước từ Nam ra Bắc đều hưởng ứng, vì sống trong làng, hàng ngày, nhà nho có quan hệ mật thiết với nông dân. Chúng tôi thì bị chìm giữa đất nước, không có kim chỉ nam, không có gậy chỉ đường.
  • Quan niệm về trí thức và vị trí của trí thức với sự phát triển xã hội

    03/08/2009Đất nước đang tiến vào tương lai trong thời đại loài người tăng tốc chia sẻ nguồn tài nguyên tri thức bằng sự phát triển vũ bão của CNTT, truyền thông, thế giới Internet kỳ diệu. Quốc gia nào cũng khao khát làm chủ nền kinh tế tri thức mới. Vai trò và trách nhiệm của trí thức ngày càng trở nên quan trọng, thúc bách. Chungta.com xin trân trọng giới thiệu chủ điểm về Người Trí Thức, tổng hợp lại các bài nghiên cứu hoặc tranh luận nhằm tạo ra một góc nhìn đa diện, nhiều chiều về chân dung người trí thức nói chung và vai trò, vị trí của họ đối với sự phát triển của cộng đồng, xã hội, quốc gia, dân tộc.
  • Khủng hoảng trí tuệ và sứ mệnh tầng lớp trí thức

    30/07/2009N. A. Berdaev* - Phạm Nguyên Trường dịch và chú thíchTình hình trong lĩnh vực trí tuệ và các đại diện của nó, tức là tầng lớp trí thức, càng ngày càng trở thành nặng nề và nguy hiểm. Sự độc lập trong tư duy, tự do trong sáng tạo đang bị những phong trào đầy sức mạnh của thời đại chúng ta phủ nhận. Các thế hệ hiện nay và các lãnh tụ của chúng không công nhận vai trò định hướng của trí tuệ và tư duy. Trong lĩnh vực này thì thế kỷ của chúng ta khác xa với các thế kỷ XIX và XVIII. Những người trí thức, những người sáng tạo văn hóa tinh thần hiện nay cần phải thực hiện các đơn đặt hàng của đời sống, phải phụng sự các quyền lợi của xã hội và ước muốn bá quyền.
  • Tôn vinh trí tuệ và trí thức Việt

    09/07/2009LS Trương Trọng NghĩaVN là một quốc gia nhỏ nhưng đã lập nước và giữ nước thành công suốt hơn hai thiên niên kỷ, cho dù có lúc phải sống dưới ách nô dịch và dã tâm đồng hóa trong gần 1.000 năm Bắc thuộc.
  • Chế độ xã hội với trí thức

    03/07/2009Nguyễn Ngọc LanhMỗi chế độ xã hội đều có tầng lớp lao động trí óc của mình với tiêu chuẩn và tên gọi riêng. Nói một cách danh chính và chặt chẽ, trí thức đúng nghĩa chỉ xuất hiện trong những xã hội đã có dân chủ, tự do; nhất là tự do báo chí. Cách mạng tư sản Pháp thành công năm 1789, nhưng hơn một thế kỷ sau mới ra đời từ trí thức; chính là vì phải đợi cho tự do, dân chủ phát triển đạt yêu cầu. Nhưng ở thế kỷ XX, nhiều nước châu Á tuy rất nặng căn phong kiến mà chỉ cần vài thập niên đã có đủ dân chủ, tự do để trí thức “đúng nghĩa” xuất hiện. Thế ký XXI hẳn phải nhanh hơn nữa.
  • Trí thức và công thức bổ nhiệm minh bạch

    23/06/2009TS. Nguyễn Ngọc HiếuĐể trí thức đóng góp tốt hơn vào sự nghiệp phát triển thì chúng ta cần có trí thức trưởng thành và chuyên nghiệp. Muốn có điều đó lại cần đề cao tính chuyên nghiệp, bổ nhiệm theo thực tài với cả những đối tác của trí thức, kể cả những người chủ, chính trị gia và nhà quản lý trong cả xã hội.
  • Phẩm cách quan trọng của người trí thức

    21/06/2009Lê Ngọc Sơn (thực hiện)Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ với SVVN về tư cách của trí thức, và sứ mệnh của trí thức trong sự nghiệp đưa đất nước ngày một cường thịnh.
  • Karl Marx dưới con mắt của một trí thức Đông Âu

    20/05/2009Kornai JánosTôi e rằng tất cả những gì có thể nói về Karl Marx đã được viết cả rồi. Hàng ngàn bài báo, bài nghiên cứu và hàng trăm cuốn sách đã được xuất bản trong đó có thể thấy đủ mọi thứ từ ca tụng cuồng nhiệt, phân tích khách quan, đến căm thù giận dữ. Cái tôi có thể thêm vào kho tài liệu mênh mông này chỉ là quan điểm cá nhân mà từ đó tôi xem xét công trình của Marx...
  • Suy nghĩ về khái niệm trí thức

    14/04/2009GS - Nhà giáo nhân dân, Nguyễn Ngọc LanhCó nhiều định nghĩa trí thức, rất dễ tìm trên internet. Không chỉ nhiều, mà rất nhiều, cho thấy đến nay định nghĩa trí thức vẫn chưa thật định hình. Do vậy, khi bàn về trí thức thường người ta phải xác định khái niệm trước khi bàn tiếp. Nhiều nhà trí thức lớn cũng đưa định nghĩa của mình, trong đó có những định nghĩa mới chỉ nêu tính cách đặc trưng hơn là nêu bản chất.
  • Sự lộng hành của yếu tố ảo trong nền kinh tế tri thức

    08/04/2009Phan Thế HảiSự kiện 15/09/2008, khi Lehman Brothers tuyên bố phá sản được coi là vụ nổ tài chính lớn nhất trong vòng 80 năm qua của nền kinh tế thế giới. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu không chỉ làm hao tốn tiền bạc, tốn giấy mực của báo chí mà còn báo hiệu sự lung lay của triết học kinh tế mà WTO theo đuổi suốt 15 năm qua.
  • Tri thức đột biến

    16/09/2008Hà Văn ThịnhBộ GDĐT vừa công bố tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT lần hai là xấp xỉ 50%, tính chung cả hai lần thi là 86,57%. Trong đó, 15 địa phương có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT lần hai trên 90% - tính chung cả hai lần thi, cũng có 10 tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp trên 90% (!).
  • Nghĩ về người tri thức

    12/09/2008G.S Tương LaiTừ đòi hỏi phát triển của xã hội hiện đại mà hiểu sâu hơn cái logic của tư duy truyền thống khi đặt kẻ “ sĩ” đứng đầu trong thang bậc phận vị xã hội khi các cụ ta từng hiểu rõ “ phi thương bất phú, phi công bất hoạt, phi nông bất ổn, phi trí bất hưng”. Khi tiến trình phát triển và hội nhập của đất nước đi vào chiều sâu, vấn đề tri thức và trí thức càng nổi rõ...
  • Để tri thức của nhân viên trở thành của doanh nghiệp

    31/08/2008Hoàng Văn ThịnhDoanh nghiệp nào khi tuyển nhân viên cũng mong muốn tuyển được những người có tri thức, hơn nữa là tri thức phù hợp với yêu cầu công việc. Các doanh nghiệp luôn mong muốn người được tuyển dụng suy nghĩ và làm việc độc lập, biết tự tìm giải pháp hiệu quả xử lý công việc.
  • Trí thức Việt Nam

    19/05/2008GS Vũ KhiêuGS Vũ Khiêu day dứt, làm thế nào để ngày nay, trí thức Việt Nam có thể nhanh chóng vươn lên đỉnh cao của trí tuệ, đề ra được những kiến giải mầu nhiệm nhất cho mọi vấn đề lớn nhỏ, thực hiện được những hoài bão chung của cả dân tộc trên con đường tiến lên của đất nước...
  • Trí thức là ai?

    30/01/2007Tiến sĩ Nguyễn Quang ATrong thế giới toàn cầu hóa ngày nay (với cách mạng công nghệ thông tin và truyền thông, với sự phổ biến của Internet, với sự bành trướng sức mạnh của thông tin, của biểu tượng, với sự tiến nhanh đến nền kinh tế tri thức) thì vai trò và trách nhiệm của trí thức là rất lớn lao. Trên Vietnamnet đang có cuộc tranh luận về trí thức Việt Nam mạnh hay yếu. Bài này mong góp vài ý kiến về chủ đề này....
  • Tri thức và thường kiến

    04/09/2006Có thật là có tri thức không hay tất cả đều là thường kiến? Hình ảnh của thế giới và lối sống của chúng ta đã thay đổi quá nhiều trong năm mươi năm qua khiến tôi băn khoăn không biết chúng ta có thể có được tri thức chắc chắn về một điều gì đó không?
  • Luận bàn về Tri thức

    26/07/2006Châu Hồng LĩnhKhi luận bàn về một sự vật hay hiện tượng, trước hết chúng ta phải xác định một định nghĩa cho nó. Vậy Tri thức là gì ? "Tri thức" có vai trò như là một từ của một ngôn ngữ, đồng thời, "Tri thức" cũng có vai trò là sự diễn tả nguồn gốc, sự phát triển và các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
  • Tri thức về tri thức

    01/03/2006Phạm Khiêm ÍchVấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói, tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người...
  • Thế nào là người trí thức?

    13/12/2005Paul Alexandre Baran (Phạm Trọng Luật dịch)Câu trả lời hiển nhiên nhất có lẽ như sau: đấy là người lao động với trí tuệ của mình, và kiếm sống (hoặc trong trường hợp không phải bận tâm vì sinh kế, thoả mãn lợi ích riêng của mình) nhờ bộ óc hơn là bằng bắp thịt. Tuy khá giản tiện và trực tiếp, nhìn chung, định nghĩa này vẫn không thích hợp. Đúng cho bất cứ ai không làm việc tay chân, rõ ràng là nó không ăn khớp với nghĩa thông thường của từ «trí thức».
  • xem toàn bộ