Viết tiểu thuyết lịch sử không nên lệ thuộc vào chính sử

04:04 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Chín, 2010
Sau 20 năm miệt mài, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã hoàn thành hai bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ về nhà Trần và nhà Lý đúng vào thời điểm cả nước chuẩn bị chào đón đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. “Phổ cập lịch sử là trách nhiệm của nhà văn”, ông chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị trong ngày ra mắt hai tác phẩm lớn của mình – “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần”.


Hai bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Trần và nhà Lý được hoàn thành trên cơ sở những nguồn sử liệu nào, thưa ông?

- Kho sách Hán Nôm của Viện Viễn Đông Bác cổ, đó là nguồn quan trọng nhất. Hiện tại ở đấy vẫn còn 3.000 cuốn sách về lịch sử chưa có người dịch. Một nguồn khác cũng quan trọng không kém là tài liệu của Phật giáo. Không có nó, tôi không hoàn thành nổi bộ tiểu thuyết lịch sử về nhà Lý. Ngoài ra, chính sử của Trung Hoa, Nhật Bản, Ba Tư… đều có đề cập đến một số sự kiện diễn ra tại nước ta. Tuy nhiên, độ chính xác không cao. Bởi vậy, tôi đã tham khảo thêm một nguồn tư liệu có thể tin cậy được là các cuốn hồi ký, bi ký, thần phả, gia phả, và cả những câu chuyện được dân gian lưu truyền.

Theo ông, nhà Trần và nhà Lý có những điểm nhấn quan trọng nào mà những người muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà không nên bỏ qua? Và kinh nghiệm trị quốc nào của hai triều đại phong kiến này các nhà lãnh đạo hôm nay nên triệt để học hỏi?

- Điểm nhấn của nhà Lý là tam giáo đồng nguyên, văn hoá và dân sinh. Nhà Lý đã tổng hợp được những nét tinh tuý nhất của ba tôn giáo lớn - Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thành định hướng chính trị, đưa xã hội phát triển theo ba tiêu chí: Kỷ cương; Thiện hoá; Hoà hợp với thiên nhiên. Các vua nhà Lý luôn có ý thức xây dựng một cuộc sống thân thiện với thiên nhiên. Chẳng hạn, mùa xuân cấm không được chặt cây non, mùa cá đẻ cấm không được đánh bắt cá, mùa thú động hớn cấm không được săn bắn… Nhắc đến nhà Lý là nhắc đến tính nhân văn, thể hiện ở chính sách thân dân. Thời Lý, đạo Phật là quốc đạo. Nhà chùa giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Người tu hành cũng đồng thời là người hướng dẫn tâm linh; khai trí (dạy học cho người dân) và là thầy thuốc. Từ những lớp học trong chùa, khi điều kiện cho phép, nhà Lý mở khoa thi tiến sĩ. Không quá lời khi nói rằng, các vị vua nhà Lý đã đặt cơ sở cho nền văn hiến Việt Nam. Điểm thú vị là trong thời đại ấy, nếu như nhà Lý có thể tam giáo đồng nguyên thì tại châu Ấu, chiến tranh tôn giáo diễn ra triền miên.

Điểm nhấn của nhà Trần là giữ nước, đồng thời tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu nhà Lý đạt được. Vẫn dùng đạo Phật làm quốc đạo. Vẫn dùng chính sách “Ngụ binh ư nông”. Thậm chí thực hiện bán chịu ruộng cho dân. Ngoài ra, nhà Trần hết sức chú trọng mở khoa thi tiến sĩ, đào tạo nhân tài.

Rất nhiều bài học lịch sử có thể rút ra từ hai triều đại này. Điểm quan trọng nhất là: muốn đất nước cường thịnh thì trước hết phải an dân. Và phải làm cho dân tin. Nói chung, lịch sử Việt Nam có nhiều trang oanh liệt, để lại biết bao bài học quý giá cho hậu thế. Nhưng không phải thời đại nào, người lãnh đạo nào cũng lĩnh hội hết được. Có điều chắc chắn, nếu biết tiếp thu bài học lịch sử thì trí khôn và sức mạnh của chúng ta sẽ tăng lên gấp bội.

Ông có cho rằng, dân ta chưa thông thạo sử ta, một phần do thiếu các tiểu thuyết lịch sử hấp dẫn?

- Đúng vậy. Phổ cập lịch sử, nhiệm vụ ấy không thuộc về giới sử học, mà chủ yếu đặt lên vai các nhà văn. Một ví dụ về hiệu quả của chủ trương tích cực văn chương hoá lịch sử, điện ảnh hoá lịch sử là nước láng giềng Trung Quốc. Truyền hình của chúng ta, ngày nào cũng có ít nhất 20 kênh chiếu phim Trung Quốc. Còn về sách, thị phần sách Trung Quốc chiếm ít nhất 40% thị trường sách Việt Nam. Đừng hỏi vì sao giới trẻ Việt Nam đa số thuộc sử Trung Quốc hơn sử Việt Nam. Đấy chính là nguy cơ xâm lấn văn hoá. Nhà nước phải có chính sách phổ cập hoá lịch sử trong nhân dân thì mới khiến dân ta thông thạo sử ta được. Mà muốn phổ cập hoá lịch sử, không gì bằng văn chương hoá nó.


Hai bộ tiểu thuyết lịch sử “Tám triều vua Lý” và “Bão táp triều Trần” của nhà văn Hoàng Quốc Hải

Theo ông, cái khó nhất khi văn chương hoá lịch sử là gì?

- Phải vẽ cho ra một bức tranh toàn diện về thời đại lịch sử ấy.

Người ta nói rằng, sở dĩ các nhà văn né đề tài lịch sử, là vì khó viết cho hay?

- Đi vào tiểu thuyết lịch sử có nhiều cản trở. Trước hết là tư liệu. Ngoài ra, nhà văn phải có khả năng cảm thụ lịch sử. Và quan trọng hơn, phải có đủ năng lực để thông qua trang viết, truyền tải lịch sử đến bạn đọc.

Hầu hết các nhân vật lịch sử lỗi lạc của chúng ta đều đã được huyền thoại hoá. Nhà văn sẽ phải làm gì để có thể vừa trung thành với lịch sử, vừa không làm tầm thường hoá những hình tượng đã in sâu trong tâm trí nhiều thế hệ?

- Muốn giải quyết được bài toán đó thì phải giải mã được lịch sử. Muốn giải mã được lịch sử chỉ có cách đi vào lịch sử. Trước tiên phải cố gắng hình dung ra cả một xã hội trong thời đại đó. Rồi trên cơ sở ấy, mới tìm cách thâm nhập vào. Tức là, để hiểu rõ về nhân vật và các sự kiện lịch sử, nhà văn phải tái hiện thực tế lịch sử đến hai lần. Các nhân vật lỗi lạc như Lý Công Uẩn, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn… thường hay được huyền thoại hoá, được thiêng hoá, chứ thực ra họ đều có một lý lịch rất rõ ràng. Nếu biết cách khai thác, chính những chi tiết rất “người” ấy lại làm tăng độ hấp dẫn cho nhân vật.

Ông đã bao giờ phải dùng dằng giữa việc tôn trọng chính sử và phổ biến đúng sự thật lịch sử?

- Nhà văn khác với nhà sử học. Họ cần lịch sử làm chất liệu, nhưng không nhất thiết phải lệ thuộc vào lịch sử. Độ tin cậy của chính sử, tôi nghĩ rằng cũng không hẳn là tuyệt đối. Ví dụ, chiến thắng Bạch Đằng thời Trần, sử ta chép lại, quân ta bắt sống được Thoát Hoan. Nhưng điều này không chính xác. Nếu cứ khăng khăng bám sát chính sử thì tức là, tôi đã phổ biến sai lịch sử. Vì vậy, nhà văn mới cần phải mất công đối chiếu chính sử với các nguồn sử liệu nước ngoài.

Sau hai bộ tiểu thuyết về nhà Trần và nhà Lý, ông sẽ văn chương hoá tiếp những triều đại phong kiến khác, những nhân vật lịch sử khác?

- Tâm trạng của tôi sau khi hoàn thành xong hai bộ tiểu thuyết này là… buồn, buồn vô cùng. Hụt hẫng và trống vắng. Có lẽ vì phải chia tay với những nhân vật của mình. Còn viết tiếp, hiện giờ tôi chưa nghĩ đến, và cũng chưa dám. Biết dừng lại đúng lúc có lẽ hay hơn.

Khá lâu sau khi hoàn thành, hai bộ tiểu thuyết lịch sử của ông mới có thể ra mắt độc giả. Phải chăng xuất bản sách lịch sử hiện tại vẫn gặp khó khăn?

- Đương nhiên là có những lý do tế nhị.


Sinh năm 1938 tại thành phố Hải Dương, nhà văn đã bước sang ngưỡng thất thập Hoàng Quốc Hải là tác giả của nhiều tiểu thuyết gây chú ý: Chiến luỹ đá, Sau mùa lá rụng, Chờ đến ngày mai, Đêm qua làng…, nhiều tác phẩm nghiên cứu về văn hoá phong tục Việt Nam, phê bình tiểu luận, tạp văn… Ông cũng là một trong số ít nhà văn chuyên sâu vào đề tài lịch sử với hai bộ tiểu thuyết đồ sộ nhiều tập, dày 6.442 trang giấy in khổ lớn: Tám triều vua Lý, Bão táp triều Trần, khắc hoạ bức tranh toàn cảnh về hai thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc. 4 tập đầu tiên của Bão táp triều Trần (trọn bộ 6 tập) xuất bản lần đầu năm 2003, tái bản nhiều lần, đã giúp nhà văn Hoàng Quốc Hải giành được giải thưởng Bùi Xuân Phái – Vì tình yêu Hà Nội năm 2008
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học lịch sử

    04/08/2019Phạm QuỳnhLịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng. Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.
  • Giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ: Suy nghĩ từ thực tế của một số nước

    17/02/2017Vũ Minh GiangĐưa nội dung lịch sử vào các cuộc thi trí tuệ, kiến thức là một hình thức khuyến khích thanh niên tìm hiểu lịch sử. Làm cho thanh thiếu niên thấy một cách tự nhiên rằng hiểu biết lịch sử là một tiêu chuẩn đánh giá sự uyên bác và trí tuệ. Trong hầu hết các cuộc thi trí tuệ ở nước ngoài tôi thấy hầu như ở đâu cũng có những câu hỏi liên quan đến lịch sử...
  • Lịch sử điều khiển học và khoa học hệ thống

    17/01/2014Bùi Quang MinhTheo Norbert Wiener, đối tượng nghiên cứu của Điều khiển học là cơ chế điều khiển các cơ thể sống và máy móc, dựa trên ý tưởng điều chỉnh hoạt động bởi vòng phản hồi ngược. Trong khi đó, Claude Shannon và Warren Weaver phát triển lý thuyết thông tin được coi là lý thuyết chung của tổ chức và quan hệ điều khiển trong các hệ thống khác nhau....
  • Lịch sử là khoa học, không phải công cụ giáo dục tư tưởng

    27/08/2009Cẩm Thúy (thực hiện)Giáo sư sử học Lê Văn Lan đã trao đổi cùng phóng viên Đại đoàn kết về việc dạy và học lịch sử trong nhà trường hiện nay.
  • Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

    27/07/2009Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.
  • Sự công bằng lịch sử được trả lại (*)

    16/06/2009Nguyên NgọcLà một trong những người dịch ông, tôi thấy có lẽ Phạm Quỳnh là một trong những người Việt viết tiếng Pháp hay nhất, một thứ tiếng Pháp trong sáng, sang trọng, trang nhã và đầy âm vang, chỉ có thể có được trên cơ sở một vốn tri thức uyên thâm về văn hóa và văn minh không chỉ của Pháp mà còn của cả phương Tây cổ kim.
  • Ý nghĩa Lịch sử

    14/06/2009Một ít người hóm hỉnh từng nhận xét rằng tất cả những gì ta học được từ lịch sử là: ta không học được gì từ lịch sử cả. Chúng ta có thể rút ra được sự hiểu biết hoặc sự hướng dẫn nào từ việc nghiên cứu lịch sử...
  • Triết học và lịch sử

    12/06/2009Hồ Ngọc ĐạiBài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng.
  • Chỉ tại lịch sử

    11/11/2008Hà ThịHôm nọ lang thang trên mạng, em đọc được một bài viết có cái titre hào hùng thế này Lịch sử đã hình thành nên tính cách đàn ông Việt", vội vào đọc. Tưởng có nghiên cứu gì mới lạ độc đáo, không nhiều thì ít cũng tải cho mình được một góc nhỏ trong một lĩnh vực mênh mông đầy bí ẩn là tính đàn ông Việt...
  • Nghệ thuật – tiếng nói của lịch sử con người (*)

    08/11/2008Trần DuyKhi con người nguyên thuỷ biết vẽ là loài người đã biết khẳng định sự tư duy của mình, biết phối hợp chân tay và đôi mắt có nghĩa là đã có một ý thức rõ về vũ trụ của mình. Và cũng từ lúc loài người biết lấy hang đá làm nơi ở thì “kiến trúc thích nghi với thiên nhiên” ấy đã có tranh vẽ của người tiền sử cách đây 40 nghìn năm.
  • Tôn trọng lịch sử - tiêu chí của đổi mới

    22/07/2007GS, TS Ngô Văn LêNếu học sinh từng bước được trang bị kiến thức về cội nguồn dân tộc, truyền thống đánh giặc giữ nước, truyền thống lao động cần cù sáng tạo và những giá trị văn hóa, tinh thần mà ông cha mình, cũng như các nhà khai sáng đã gây dựng, giữ gìn bao đời thì chắc chắn từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, một thế giới quan đầy tính nhân văn sẽ được hình thành...
  • Lịch sử và giáo dục thời hội nhập

    18/06/2007Hà Văn ThịnhThời đại đang làm biến đổi sâu sắc xã hội loài người, bao gồm cả việc đánh giá đúng các giá trị cơ bản. Lịch sử lẽ ra phải là điều khó thay đổi nhất, bởi vì chẳng ai thay đổi được những gì đã xảy ra. Thế nhưng, cách nhận thức lịch sử, cách để chúng ta vận dụng những bài học kinh nghiệm của lịch sử trong công cuộc giáo dục - trồng người lại đòi hỏi các nhà giáo dục học phải thay đổi thật nhiều…
  • Hướng chảy ở dòng sông lịch sử

    01/02/2007Tương Lai“Lịch sử cổ xưa và hiện đại của dân tộc này cho thấy họ luôn luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải”. Nhận xét đó của Edonard de Penguilly, một kiến trúc sư người Pháp tại cuộc Hội thảo về truyền thống và hiện đại trong kiến trúc tại Hà Nội vào quãng giữa thập niên 90, đã giữ lại trong tôi một gợi ý để suy ngẫm về những thách đố gay gắt đối với sự phát triển của đất nước trong bối cảnh của “toàn cầu hóa”.
  • Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI

    27/08/2006Nguyên NgọcThomas L. Friedman là người giữ chuyên mục đối ngoại của tờ The New York Times, ba lần đoạt giải thưởng Pulitzer, tác giả cuốn sách nổi tiếng Chiếc Lexus và cây ôliu viết về toàn cầu hóa - mà bây giờ ta đã biết đấy là cuộc toàn cầu hóa lần thứ hai, từ khoảng năm 1800 đến năm 2000, theo như cách phân chia của ông...
  • Hãy đánh thức tình yêu lịch sử

    30/07/2006Lịch sử là trí nhớ của một dân tộc. Nếu một dân tộc không có sự hiểu biết, giữ gìn đúng đắn lịch sử của mình thì cũng giống như một người mất trí nhớ hoặc thiểu năng trí tuệ...
  • Định hướng lịch sử

    23/07/2006Hà Thúc MinhNăng suất, tốc độ phát triển kinh tế đương nhiên là thành tựu đáng tự hào, nhưng không phải lúc nào cũng không phải là tiêu chí duy nhất để minh chứng cho tính chính xác của định hướng lịch sử. Tốc độ con tàu không phải lúc nào cũng thống nhất với phương hướng của nó. Một khi con tàu đã lệch hướng thì càng chạy nhanh bao nhiêu càng không biết mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu giữa đại dương mênh mông...
  • Lịch sử tự nhiên chân chính

    17/06/2006Hà Thúc MinhChỉ mới cách đây không lâu lắm, nói đến lịch sử là người ta chỉ biết đến lịch sử xã hội, lịch sử của con người, chứ chẳng ai buồn đả động gì đến lịch sử của tự nhiên. Bởi vì người ta, cho rằng tự nhiên làm gì có lịch sử, chẳng phải quan niệm quá quen thuộc rằng "dưới ánh mặt trời không có cái gì mới" đã làm cho người ta không thể nghĩ gì khác hơn ngoài điều đó...
  • Lịch sử vũ trụ và thuyết vụ nổ lớn

    19/07/2005Đỗ Kiên CườngTrên xưa & nay số 96 (144) tháng 7-2001 có bài viết “thuyết Big Bang” về sự phát sinh vũ trụ. Thiển nghĩ một bức tranh khái quát và chính xác về lịch sử nhận thức vũ trụ cũng cần thiết đối với các nhà sử học. Đó là lý do bài viết này.
  • Chẳng mấy cần đến lịch sử

    09/07/2005Phạm Toàn dịchEric Hobsbawm, ngôi sao sử học lớn nhất đang còn sống, nổi danh về công trình nghiên cứu sự phát sinh chủ nghĩa tư bản, về khái niệm quốc gia-dân tộc và về thời đại các đế chế, tuần qua đã tới Delhi giảng bài nhân ngày tưởng niệm Nikhil Chakravarty. Trong cuộc trả lời phỏng vấn do Prem Shankar Jha thực hiện, nhà sử học 87 tuổi nổi tiếng suy ngẫm về lý do tại sao lại có “thói sát nhân dã man trong thế kỷ 20” và liệu thế kỷ 21 có thể làm gì cho nhân loại nếu các nhà lãnh đạo của họ không tìm được cách cắt đứt với quá khứ.
  • xem toàn bộ