Thói hư tật xấu của người Việt: Gì cũng cười, Nói năng lộn xộn, Học hời hợt
Gì cũng cười
(Nguyễn Văn Vĩnh, Đông Dương Tạp chí, năm 1914)
An
Có kẻ bảo cười hết cả cũng là một cách của người hiền(2). Cuộc đời muôn việc chẳng qua là trò phường chèo hết thẩy, không có chi là nghiêm đến nỗi người hiền phải nhăn mày nghĩ ngợi... Nhưng mà xét ra cái cười của ta nhiều khi có cái vô tình độc ác, có cái láo xược khinh người, có câu chửi người ta...
Gì bực mình bằng rát cổ bỏng họng, mỏi lưỡi tê môi để hỏi ý một người, mà người ấy chỉ đáp bằng một tiếng hì, khen chẳng ơn, mắng chẳng cãi, hỏi chẳng thưa, trước sau chỉ có miệng cười hì thì ai là không phải phát tức?
(1) sai, trái với lẽ phải.
(2) người có đức hạnh, tài năng.
Nói năng lộn xộn
(Phạm Quỳnh, Pháp du hành trình nhật ký, năm 1922)
Người mình không những nghề diễn thuyết chưa biết, mà đến nói câu chuyện cho có đầu đuôi manh mối cũng ít người nói được. Khi Hội đồng(1) thời(2) chẳng khác gì như họp việc làng, tranh nhau nói, ồn ào lộn xộn mà ít ai nói được câu gì cho có nghĩa lý, chỉ bẻ hành bẻ tỏi nhau những cái vặt vặt chẳng đâu vào đâu. Khi yến tiệc thời đương câu chuyện vui, gặp có tiếng gì buồn cười, nhất là nói tiếng bẩn, ông nào to miệng cả tiếng thở ra một cái cười hà hà, cử toạ đều cười ầm cả lên đến vo đổ nhà, thế là câu chuyện tan. Chỗ công môn thời ông quan nói, muốn ra oai mặt sắt chỉ nói nhát gừng, cách một vài câu lại điểm những tiếng nghe chưa? nghe chưa? thằng dân thưa thốt gãi tai gãi đầu, chỗ nghe những tiếng bẩm bẩm dạ dạ nói không ra lời. Mấy cậu thiểu niên thời toa toa moa moa(3)ngậu xị cả đường phố câu chuyện không những vô vị mà thường bất thành ngôn(4) nữa. Thời buổi nhố nhăng, ngữ ngôn bác tạp, anh bồi chú bếp con bạc làng chơi ả giang hồ cậu công tử, Tây không ra Tây, Tàu không ra Tàu, ta không ra ta, có nhiều cái xã hội không biết họ nói thứ tiếng gì. Thử tìm khắp trong nước được mấy người là biết nói năng lịch sự? Thật ít quá.
(1) Cuộc họi họp đông người để bàn việc công (nghĩa cũ)
(2) thì
(3) mày mày tao tao
(4) không nên lời
Hời hợt trong sự học
(NguyễnTrọng Thuật, Cùng aiTrong ban Tây học, Nam phong,năm 1933)
Vô luận Tây học hay Nho học, hễ
(1) phần sáng suốt thiêng liêng (nghĩa cũ)
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh