Câu chuyện tình yêu tinh khiết lay động mọi trái tim

12:16 CH @ Thứ Năm - 12 Tháng Ba, 2020

Bức ảnh đẹp "Buổi sáng" cùng câu chuyện tình yêu tinh khiết được tác giả Phan Việt Hùng kể lại như một món quà dịp 8/3 tới bạn bè...


Bức tranh "Buổi sáng"

Năm 1954, nữ họa sĩ Liên Xô Tatyana Yablonskaya (hai lần đoạt giải thưởng Lenin) vẽ bức tranh "Buổi sáng" tại căn hộ mình sinh sống ở Kiev, thủ đô Ukraina. Tác phẩm này ngay lập tức đã trở nên nổi tiếng sau khi tham gia Triển lãm tác phẩm của Viện hàn lâm nghệ thuật Liên Xô.

"Buổi sáng" ngay sau đó đã được Bảo tàng tranh Tretyakov nổi tiếng mua (vẫn được lưu giữ đến tận ngày nay), được in trong sách giáo khoa, trên bưu thiếp. Phiên bản của bức tranh in trong các cuốn họa báo được nhiều gia đình treo lên tường, như một bức tranh quý.

Bức tranh có màu sắc trong trẻo, mô tả một cô gái trẻ vươn vai tập thể dục trong một căn phòng ngập tràn ánh nắng buổi sáng, với cây xanh, với làn không khí ấm áp đưa vào phòng từ ban công cũng ngập tràn màu xanh cây cỏ...

Nguyên mẫu của bức tranh, chính là Lena Otroshenko, cô con gái 13 tuổi của nữ họa sĩ. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Lena lên Moskva, vào học Học viện mỹ thuật công nghiệp quốc gia mang tên Stroganov. Trong lớp, có một chàng trai trẻ đến từ Kazakhstan tên là Arsen Beisembinov đem lòng thầm yêu trộm nhớ cô.

Trong một tiết học, Arsen đã nhờ chuyển đến tay Lena bức chân dung của cô, do anh vẽ với lời đề tặng "Tặng cậu bức tranh này. Đừng vứt nó đi nhé". Và một thời gian sau, Arsen tỏ tình với Lena. Hết năm thứ nhất, Arsen mời Lena về Alma-Ata chơi.


Arsen và Lena

Thời đó, đây là thủ đô của nước cộng hòa XHCN Kazakhstan. Khi vào căn hộ nhỏ của gia đình Arsen, cô bất ngờ nhìn thấy trên tường bức tranh "Buổi sáng".

Thì ra, ngay từ khi còn là một cậu nhóc, Arsen đã mê mẩn bức tranh này, và tất nhiên là yêu mến cả cô gái mảnh mai, trong căn phòng ngập tràn ánh sáng buổi sớm mai. Cậu đã cắt bức tranh, treo lên tường phòng khách của gia đình mình.


Bức ký họa tỏ tình, do Arsen vẽ tặng Lena trong giờ học năm 1960

Lena xúc động thốt lên:"Ôi, đây chính là em. Bức tranh của mẹ vẽ em đấy". Và lúc này, chàng họa sĩ trẻ tuổi Arsen mới ngạc nhiên biết người yêu mình chính là cô bé trong bức tranh nổi tiếng năm xưa.

Arsen và Lena lấy nhau khi vẫn là sinh viên. Sau khi tốt nghiệp đại học, Lena cùng chồng chuyển về Alma-Ata sống. Cả hai vợ chồng đều làm họa sĩ, đúng với chuyên ngành mình học ở Moskva. Họ có một con trai là Zangar, sau này cũng nối nghiệp bố mẹ.


Bức tranh do nữ họa sĩ Tatyana Yablonskaya vẽ tặng 2 con nhân ngày cưới, năm 1962.

Năm 2000, Arsen bị ốm nặng do biến chứng bệnh tiểu đường. Tám tháng liền, Lena luôn ở bên cạnh chăm sóc chồng.

Bà đọc cho Arsen những cuốn sách triết học mà ông yêu thích. Một hôm, bà hỏi chồng:" Ngày mai, mình sẽ nghe sách của ai?". Ông đáp:" Sách của Nietzsche nhé". "Được thôi, Arsen thân yêu, ngày mai ta sẽ đọc sách của Nietzsche". Nhưng ngày hôm sau, Arsen trở bệnh qua đời, không còn kịp nghe lời đọc của người vợ yêu cuốn sách của nhà triết học Phổ Nietzsche được nữa.

Hiện nay, nữ họa sĩ Nga Lena Beisembinova sống ở một thị trấn nhỏ gần Alma-Ata (thủ đô cũ của Kazakhstan).


Cô bé Lena, 13 tuổi, làm mẫu cho mẹ vẽ bức "Buổi sáng", 1954.

Trong căn phòng nhỏ, bà vẫn lưu giữ những kỷ vật: bức tranh ký họa mà Arsen vẽ tặng khi còn học năm thứ nhất, bức tranh vẽ trên giấy ăn của Arsen trong một chuyến tàu đi Leningrad năm xưa. Vẫn còn đó bức tranh mà mẹ của bà, Tatyana Yablonskaya, vẽ tặng 2 con vào dịp đám cưới năm 1962, mô tả cặp vợ chồng trẻ đang say sưa giấc nồng.

"Tôi luôn được Arsen cho gối đầu tay khi ngủ"-nữ họa sĩ, giờ đã là bà nội, chia sẻ với phóng viên, ánh mắt bà lấp lánh niềm vui khi nhớ đến những năm tháng hạnh phúc giờ đã xa.


Bà Lena hiện nay

Khi sáng tác bức tranh "Buổi sáng" vào năm 1954, nữ họa sĩ Xô viết Tatyana Yablonskaya hẳn không ngờ tác phẩm của mình sẽ có vai trò lớn như vậy trong cuộc đời cô con gái nhỏ của mình.

Buổi sáng. Khoảng thời gian tinh khiết bắt đầu của một ngày mới. "Buổi sáng", bức tranh đem đến cho chúng ta câu chuyện về tình yêu cũng tinh khiết như vậy.

Nguồn:Vietnamnet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phái đẹp qua hội họa

    08/03/2020Vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp hình thể và vị trí thiên nhiên mà tạo hoá đã ban tặng cùng thiên chức của người phụ nữ đã được đề cao và khai thác đến đỉnh điểm, để từ đó khẳng định và chứng minh một chân lý: Không có phụ nữ, không có nhân loại và cũng không thể có nền văn hoá – văn minh trên trái đất...
  • Sắc xanh mát lành trong tranh họa sĩ Anh

    10/10/2018Hải LanHọa sĩ Michael James Smith đưa đồng quê yên bình, thanh tĩnh vào các tác phẩm của mình, mang lại cho người xem cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản...
  • 103 nhân vật nổi tiếng đông tây kim cổ trong một bức tranh sơn dầu

    14/12/2017Đây là một bức đại ảnh sơn dầu vẽ 103 nhân vật lịch sử văn hóa từ Cổ đến Kim, từ Đông sang Tây, từ Tần Thuỷ Hoàng đến Bin Laden, từ Từ Hy Thái Hậu cho đến đến nữ hoàng Elizabeth II…
  • Họa sĩ thế giới tiếc thương cậu bé Syria chết đuối

    04/09/2015Bình MinhAylan Kurdi, cậu bé 3 tuổi người Syria dạt vào bờ biển gây sốc thế giới, được chắp thêm đôi cánh, đang ngủ trên giường hay nằm giữa đống đồ chơi trong các bức vẽ của họa sĩ...
  • 10 họa sĩ vĩ đại nhất thế kỷ 20

    31/10/2013H.L. (theo The Times)Pablo Picasso, danh họa người Tây Ban Nha, đứng đầu top 200 nghệ sĩ tạo hình lớn nhất thế giới thế kỷ 20 do tạp chí The Times, Anh, công bố. Cuộc bình chọn thu hút sự tham gia của 1,4 triệu người.
  • Họa sĩ Việt Nam - giàu lên hay nghèo đi?

    09/06/2010Lê Mỹ ÝỞ thời điểm bây giờ, nói về chuyện một lớp họa sĩ Việt Nam giàu có nhờ bán tranh cũng chẳng có gì mới. Nhưng tướng là chuyện cũ, chuyện của những năm đầu Việt Nam mở cửa, hoá ra lại không cũ tý nào. Bởi cho đến hôm nay, vẫn còn đó những họa sĩ Việt Nam đang phất lên nhờ bán tranh
  • Trò chuyện cùng họa sĩ

    11/03/2010Lê Mỹ ÝNgười ta luôn chê trách phê bình mĩ thuật (và văn nghệ nói chung) nhưng không thể phủ nhận vai trò tối quan trọng của nó và truyền thông đối với sự phát triển của nghệ thuật, nhất là trong thời đại thông tin. Những người như tác giả cuốn sách này không chỉ đóng vai người quan sát (như họ thường tự nhận) mà đã trở thành một tác nhân trong đời sống mĩ thuật, văn hóa.
  • Họa sĩ - vĩ đại và mong manh

    17/08/2009Nguyên HưngĐó là một họa sĩ bậc thầy! Đó là một đỉnh Thái Sơn trong hội hoạ. Người ta vẫn hay nói về một vài họa sĩ như thế. Phải chăng trong hội họa có những đỉnh cao, đỉnh thấp? Và, cách đặt vấn đề như thế phỏng có lợi ích gì không?
  • Xem lại những bức tranh thiếu nữ của Dương Bích Liên

    27/07/2009Trịnh ChuDương Bích Liên không những thể hiện được tâm hồn mà còn vẽ được cái duyên của người phụ nữ - là cái khó nhất, mơ hồ nhất. Các cô gái trong tranh Dương Bích Liên đẹp, nữ tính đúng nghĩa, dịu dàng, thùy mị, đằm thắm… và rất Việt Nam. Tranh ông thường quan tâm đặc tả chi tiết (chủ yếu là ánh mắt).
  • Họa sĩ THANH TRÍ : giữa thế giới sắc màu tâm ảnh

    24/05/2005Mỹ thuật là nghệ thuật của cái đẹp và họa sĩ là người đem những sắc màu và cảm xúc từ trong tâm thức của chính mình để sáng tạo thế giới: Một thế giới mang tính tượng trưng vừa hiện thực, vừa mơ mộng của cái đẹp.  Do đó, mỗi tác phẩm hội họa là một vũ trụ thu nhỏ tâm ảnh của người họa sĩ.  Mỗi họa phẩm là một mảnh tâm hồn của họa sĩ.  Màu sắc, đường nét, bố cục của mỗi bức tranh, do đó, vừa mang tính khách quan của thế giới hình tướng nhưng cũng vừa mang tính chủ quan sáng tạo của người nghệ sĩ...
  • xem toàn bộ