Chuyện của hai ông

07:50 CH @ Thứ Ba - 03 Tháng Tám, 2010
Ông Ph. Là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của tỉnh G. và là người thường đi truyền đạt nghị quyết. Với ông, quan trọng nhất của người lãnh đạo là phải giỏi lý sự, phải “làu thông thiên kinh vạn quyển”, phải biết “thuật tâm công”, truyền đạt sự hiểu biết đó cho thật hay, thật hấp dẫn.

Theo ông, đó là cái “đạo” ở đời, mà người lãnh đạo tài ba cần biết nắm lấy; và chỉ cần có cái “đạo” ấy thôi ắt là có tất cả. Còn những việc cụ thể, ông xem chỉ là chuyện đời thường, nhỏ nhặt; và., việc giải quyết chúng, ấy thuộc về bổn phận của cấp dưới. Có lẽ vì thế, ông chẳng để tâm nhiều lắm đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, đời sống của dân khó khăn đến đâu ông không quan tâm, thậm chí tên gọi của một số cán bộ chủ chốt cấp huyện, sở, ban, ngành… ông cũng chỉ nhớ mang máng.

Một lần, ông có kế hoạch đi huyện K., một huyện nông nghiệp được xếp vào hạng khó khăn nhất tỉnh. Ông chuẩn bị bài giảng về Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX rất kỹ, tầm chương trích cú, ca dao hò vè, cả những câu ngạn ngữ của ta, của tây. Ông rất yên tâm với sự chuẩn bị của mình và kéo theo một đoàn gần chục người cùng đi cho thêm phần “oai phong lẫm liệt”. Thời gian chuyến đi của ông là hai ngày rưỡi và với một chương trình rất cụ thể.

Hai ngày đầu diễn ra rất “thông đồng bén giọt”, khiến ông hết sức đắc chí. Ngoài sự tán dương hết lời của đoàn tháp tùng, ông còn được nghe lãnh đạo huyện “khâm phục về chất lượng bài giảng của ông. Đến ngày thứ ba, ông mang cái hào khí ấy xuống thăm và dự hội nghị rất trọng thể của xã có vài trăm người dự. Chủ tịch xã H., còn rất trẻ, báo cáo mạch lạc mọi công việc của địa phương với ông; nêu những khó khăn như: có gần 300 hộ dân hiện nay đang ở diện nghèo, trong lúc xã chưa có cách nào giải quyết; trường học thì dột nát, học sinh buổi học, buổi không; trạm y tế xã thì không có thuốc, thiếu giường cho bệnh nhân; cán bộ xã một số người xin nghỉ vì chế độ quá thấp không bảo đảm cuộc sống… Nghe xong, ông Ph. phát biểu một cách hùng hồn: Tôi vừa nghe đồng chí chủ tịch báo cáo rất rõ tình hình khó khăn của xã ta. Tôi rất mừng là khó khăn như thế mà các đồng chí vẫn duy trì tốt tình hình, các đồng chí rất tốt, bà con xã ta đều rất tốt. Nếu các đồng chí chịu khó đọc nhiều sách báo, am hiểu nhiều vấn đề, học được nhiều kinh nghiệm thì nhất định chúng ta sẽ vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ sung sướng… Xin chúc xã ta giàu có nhất huyện, huyện ta hùng mạnh nhất tỉnh, tỉnh ta sẽ đứng đầu cả nước… Ông nghĩ những lời động viên, khen ngợi ấy sẽ được mọi người đồng tình tán thưởng, nào ngờ cả hội trường lặng ngắt bởi người nghe thấy chỉ là những lời khen ngợi “sáo rỗng”, thiếu thực tế. Rồi thưa thớt mấy tiếng vỗ tay lộp độp.



Sau lần đó, ông Ph. nhận ra rằng bấy lâu nay ông chỉ biết nói suông, mà không nắm sâu sắc được gì ngoài những điều trong lý thuyết, sách vở… Rồi sau đó ông vẫn đi giảng, nhưng ít hơn và điều quan trọng là bài giảng của ông đã chứa đựng được thêm cái chất mặn mòi của cuộc sống.

Còn tại tỉnh Z., vị thủ trưởng K. lại có quan niệm ngược hẳn với ông Ph. – Ông K. thường chỉ chú ý đến vốn kinh nghiệm sẵn có. Ông bảo: Lý thuyết chỉ là màu xám, cây đời kia mới mãi mãi xanh tươi. Ông nói với cấp dưới rằng: Từ thực tiễn cuộc sống mới đẻ ra lý thuyết; không phải lý luận nhiều, cứ làm rồi sẽ hiểu, sẽ biết, sẽ thành công. Đấy mới thực là “đời”. Có đời là có lý luận. Và, ông chúa ghét những anh hay lý sự.

Đùng một cái, ông K. được tổ chức cử đi học lớp lý luận chính trị ở Hà Nội chín tháng liền. Vẫn theo thói quen, lúc đầu ông đem những “sự đời” của mình ra và bày la liệt trong những bài tiểu luận, bài thu hoạch. Và, tất nhiên, ông chẳng thể cắt nghĩa nổi, vì sao nó lại thế. Rốt cuộc, ông nhận được những đánh giá không lấy gì làm khả dĩ của thầy, của đồng nghiệp trong lớp học. Thì ra, lý luận là thứ được tổng kết từ những cái “rất đời”, chẳng có gì quá cao siêu. Nó lại như những bản hướng dẫn để ta tránh được điều mà cuộc đời thường vấp ngã. Càng nghĩ, ông càng thấm thía chuyện ông cho làm thử việc đổi mới bộ giống cây trồng ở tỉnh. Ông đã trực tiếp chỉ đạo, làm đi làm lại, tốn cả trăm triệu đồng mà vẫn thất bại. Ông rất ân hận việc ông kỷ luật đồng chí kỹ sư – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp, chỉ bởi tội “trứng khôn hơn vịt”, dám phê phán cách chỉ đạo lai tạo giống theo kinh nghiệm của ông và xin đưa ra phương án khác. Ông thầm hứa với mình, nhất định sẽ sửa sai chuyện ấy.

Kết thúc lớp học, ông K. về tỉnh. Và trong một phiên họp bàn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, ông đã bày tỏ quan điểm của mình một cách chân thành rằng: Phương án đổi mới bộ gien giống cây trồng của Sở Nông nghiệp đã đề xuất là một phương án được nghiên cứu kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học và đúng hướng, nhất định chúng ta sẽ thực hiện. Mọi người đều thấy ông nói đúng, và tin rằng, ông sẽ làm đúng như thế.

Ấy là chuyện của hai ông ở hai tỉnh, tôi được biết, xin được ghi chép lại mà không bình luận gì thêm.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây nhà trên cát

    12/12/2019Nguyễn Đăng TiếnChúng ta có bài học nhãn tiền, một số nước phát triển quá “nóng”, không hài hòa với xã hội, với thiên nhiên đã phải trả giá đắt, chứ không phải bây giờ. Tôi chỉ mong con, cháu chúng ta sau này không ca thán, oán trách rằng các đời trước đã xây cho nó cái nhà trên cát mà thôi.
  • Chuyện ông và cháu

    14/08/2017Nguyễn Đặng TiếnTiếng là ông cháu mà mấy năm rồi mà chẳng gặp nhau. Cháu đi học nghiên cứu sinh ở thành phố khác, còn ông thì công tác ở trung ương nên công việc bận như thời đi chiến khu xưa... Mấy ngày nghỉ 30-4 và 1-5 ông cháu mới có dịp gặp nhau...
  • Kinh nghiệm - thực chất và ý nghĩa

    29/06/2016Vũ Anh TuấnKinh nghiệm là một khái niệm quan trọng trong triết học, nó thực sự có tác dụng không chỉ trong hoạt động nhận thức mà cả trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Song xung quanh khái niệm này hiện đang có nhiều cách hiểu và cách đánh giá khác nhau. Bài viết này xin góp phần làm rõ một số nội dung về thực chất và ý nghĩa của nó...
  • Ba điều ước

    27/03/2016Nguyễn Đăng TiếnChúng ta nói rất nhiều đến thời cơ và thách thức. Nhưng cái thách thức day dứt nhất lại chính từ bên trong của hệ thống bộ máy công quyền của ta. Tỉnh ta họp nhiều quá, "xuất bản" nhiều nghị quyết nhiều văn bản. Khi tổng kết đọc báo cáo thấy năm nào cũng rưa rứa như nhau, có những vấn đề cứ nêu đi, nêu lại rồi để đấy, như câu chuyện "mẹ đĩ nhà hề với con mèo ấy"...
  • Ảnh hưởng của văn hóa lạc hậu đối với tiến trình phát triển

    04/08/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa và phát triển có mối quan hệ biện chứng sâu sắc. Nếu có bề dày kinh nghiệm văn hoá, chúng ta sẽ có khả năng đồng cảm với những cộng đồng khác trong quá trình tương tác. Sự hiểu biết lẫn nhau sẽ khiến mỗi cộng đồng trở nên tinh tế hơn trong các hành vi tìm kiếm lợi ích của mình...
  • Tính lạc hậu tương đối của văn hóa và tính tất yếu phải cải cách văn hoá

    11/09/2013Nguyễn Trần BạtVới tư cách là sản phẩm của quá khứ, văn hóa không thể tự mình tạo nên những kinh nghiệm mà con người chưa từng trải qua. Chính điều đó tạo ra tính lạc hậu của văn hóa so với sự phát triển của cuộc sống...
  • Cần một chữ dũng

    24/11/2010Nguyễn Đăng TiếnÔng M. nghỉ hưu cách đây đã 5 năm ở chức Bộ trưởng. Bốn năm qua, mỗi lần đến dự tổng kết năm của Bộ, ông được mời đại diện cho cán bộ hưu phát biểu nhưng một mực từ chối. Vậy mà hôm nay ông hăm hở bước lên bục và nói: Khi nghỉ được vài năm, tôi đã tự nhủ "mũ ni che tai" là tốt. Song tôi nghĩ rằng mình phải nói ra điều bấy lâu nay chưa nói được
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh thành tích

    24/09/2010Nguyễn Trần BạtChúng ta đều biết rằng, theo logic thông thường, một thể chế tốt sẽ tạo ra thành tích và một thể chế bất hợp lý sẽ không tạo ra thành tích. Tuy nhiên, trên thực tế, một số thể chế bất hợp lý vẫn tạo ra thành tích. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
  • Cái ao rau muống

    07/01/2010Nguyễn Đăng TiếnNhững câu hỏi thôi thúc tôi xách máy ảnh đi miết các vùng ven thị, với hy vọng muốn góp một bức ảnh, một mẩu tin để tìm câu trả lời thiết thực giải quyết tình trạng không còn ruộng, ao cho người nông dân vùng đang đô thị hóa!
  • Quyền lực, lý luận và… bánh rán

    18/07/2009Đỗ Minh TuấnQuan niệm coi trọng tình cảm hơn lý lẽ đã khiến người Việt không ưa kiện cáo, nhưng lại sa đà vào những cuộc đôi co vặt triền miên. Xưa nay, người Việt thường có xu hướng tìm kiếm cái cốt lõi đời sống, cái tâm thế sinh tồn đằng sau những vấn đề phức tạp để giải quyết cái “căn nguyên của mọi căn nguyên” thay vì đối mặt với chính những vấn đề nan giải....
  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • Tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động thực tiễn

    09/01/2009Trần Thị Thuận VũBài viết góp phần làm rõ thêm tư duy kinh nghiệm và vai trò của nó trong hoạt động nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan của con người. Theo tác giả, tư duy kinh nghiệm có những giá trị, ưu thế nhất định, song cũng có những hạn chế mà tự nó không thể vượt qua. Do đó, để phát huy vai trò của tư duy kinh nghiệm, cần phải đặt nó trong một liên hệ thống nhất với tư duy lý luận, bởi chỉ có tư duy lý luận mới khắc phục được tính chất phiến diện, hạn hẹp của tư duy kinh nghiệm.
  • Thể chế lạc hậu và căn bệnh tham nhũng

    13/04/2008Nguyễn Trần Bạt
  • Phát triển xã hội bền vững và hài hòa những vấn đề lý luận và thực tiễn chủ yếu hiện nay

    15/06/2007Lương Đình HảiTrong bài viết này, tác giảđã luận chứng để làmrõ rằng, phát triển xã hội bền vững và hài hoà là một xu hướng tấtyếu, khách quan của thời đại. Phát triển bền vững không thể dựa trên khuôn mẫu tư duy cũ, các quan niệm và giá trịcũ, nó đòi hỏi phảicó tưduy mới, khoahọc hơn, nghĩalà cần có một thế giới quan triếthọc mới. Theo tác giả, vấnđề cấp thiết, đặc biệt quan trọng đặt ra hiện nay không chỉ là giữ gìn,bảo vệ, mà cònlà cải thiện môi trường sinh thái.Do vậy,nội dung của quan niệm phát triển xã hội bền vững và hài hoà phảibao gồm tăng trưởng kinh tế, hiệnđại hóa hay phát triển xã hội gắn với việc giữ gìn,bảo vệ và cải thiện môi trường.
  • Về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

    11/05/2007Vi Thái LangVấn đề quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có tầm quan trọng đặc biệt trong triết học xã hội của chủ nghĩa Mác. Tầm quan trọng đó không chỉ ở chỗ: "Quan điểm về đời sống về thực tiễn, phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức".
  • Khái niệm lý luận

    04/12/2006Lưu Hà Vĩ"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hy vọng, vấn đề khái niệm lý luận được trình bày khái quát trong bài viết này sẽ góp một tiếng nói lý trí cùng với đội ngũ trí thức cách mạng của chúng ta cống hiến ngày càng hiệu quả hơn cho sự nghiệp phục sinh và chấn hưng dân tộcvì dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng,dân chủ, vănminh....
  • Triết học - hạt nhân lý luận của thế giới khách quan

    27/10/2006Vũ Gia HiềnĐể tồn tại, loài người phải thích nghi với môi trường sống của mình, nhưng con người không thích nghi với thế giới bên ngoài một cách thụ động, mà luôn luôn tìm cách biến đổi thế giới đó theo những yêu cẩu cuộc sống của mình. Muốn vậy, con người phải hiểu thế giới xung quanh cũng như về chính bản thân con người. Thế giới quanh ta là gì?
  • Tổng - tích hợp lý thuyết - một đóng góp quan trọng cho tiến trình phát triển tư duy lý luận

    16/09/2006TS. Tô Duy HợpGần đây, trong giới nghiên cứu triết học, ngày càng có nhiều tác giả quan tâm tớitrào lưu tổng - tích hợp lý thuyết. Chẳng hạn, trong bài viết Triết học phương Tây hiện đại:một cái nhìn kháiquát, Đỗ Minh Hợp đã ghi nhận các song đề lý thuyết trong triết học hiện đại:Triết học chống tôn giáo - triết học tôn giáo, Triết học thực chứng - triết học hiệnsinh, Triết học duy lý - triết học phi duy lý…
  • Cần đổi mới công tác lý luận

    01/06/2006Tuấn GiangMột số nhà lý luận phát hiện ra sự bảo thủ, già cỗi, không thực tiễn của lý luận mỹ học nghệ thuật quy chiều vào nền nghệ thuật kinh tế thị trường, nhưng họ lại không đề ra được mô hình định hướng lý luận mỹ học mới và phát triển lâu dài. Đây là những biến động khủng hoảng, diễn biến phức tạp về nhận thức lý luận giữa bảo thủ và đổi mới...
  • Đổi mới triết học trong quá trình đổi mới hoạt động lý luận ở nước ta

    13/03/2006GS. Trần NhâmĐổi mới hoạt động lý luận, trước tiên là đổi mới tư duy triết học, đổi mới phương pháp học tập, giảng dạy và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin với ba bộ phận cấu thành của nó...
  • Mấy điều kinh nghiệm

    01/10/2005X.Y.ZMuốn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đó là một chân lý nhất định. Sau đây là những kinh nghiệm rõ ràng...
  • Không thể có sự đổi mới phương pháp trên nền tảng một nội dung lạc hậu

    11/11/2003Vừa qua Bộ GD-ĐT và Công đoàn GDVN có tổ chức một cuộc hội thảo bổ ích về đổi mới phương pháp dạy và học ở đại học. Tôi có được tham gia phát biểu một số ý kiến như sau với hội thảo, tuy bàn trực tiếp về đại học nhưng cũng có nhiều phần chung cho cả các cấp học.
  • xem toàn bộ