Chuyện lỗi lầm

02:15 CH @ Thứ Năm - 13 Tháng Năm, 2010
Thật ra, ai cũng có nhiều lỗi lầm ở thời niên thiếu. Có những lỗi lầm mà ta có thể sửa sai và quên đi, nhưng cũng có những lỗi lầm dù đã sửa sai rồi mà nó cứ bám theo bước chân ta mãi.

Ngày trước, tôi cũng hay phạm nhiều cái sai đối với Nội và cô Mười như có tật làm biếng rồi có tật hay cãi bướng, lại luôn thích chứng minh những lý lẽ một chiều của mình.

Sau này khi lớn khôn hơn, hiểu biết nhiều về cuộc sống hơn thì tôi lại không có nhiều thời gian bên Nội để chuộc lại những sai sót của mình. Và chính điều đó luôn làm tôi ray rức mãi trong lòng.

Bây giờ, mỗi lần nghĩ đến Nội và cô là tôi thấy mình như kẻ phạm tội, như một đứa cháu bất hiếu, như một con ký sinh trùng chỉ có biết bám vào sự khổ cực của Nội và cô. Tôi luôn thấy hối hận!

Nhiều đêm, tôi thao thức và suy nghĩ mọi thứ, tôi ước thời gian quay ngược lại để tôi có cơ hội sửa chữa những sai sót của mình, làm đứa cháu ngoan của những người yêu thương mình nhất.

Nhưng điều đó không bao giờ có được, vậy nên tôi luôn cố gắng làm mọi việc trong hiện tại. Nội đã mất rồi thì còn người cô yêu quý. Tôi không thể đợi đến lúc không còn cô nữa mà khóc lóc, tiếc nuối.

Tôi sống rỏ ràng minh bạch như điều cô thường dạy. Tôi biết suy nghĩ trước sau và không làm cho người khác bị tổn thương tình cảm. Tôi luôn biết trân trọng và yêu quý những gì tôi đang có...

Tôi thường kể cho con gái mình nghe những chuyện ngày trước, những sai sót mà tôi phạm phải. Và tôi dạy con gái đừng làm gì để mình phải thấy hối hận về những việc đã qua...

Trong cuộc sống ta có thể phạm nhiều sai sót, nhưng làm cho những người thương yêu mình đau buồn là điều không nên, bởi những lỗi lầm đó sẽ đi mãi theo cuộc đời ta, gậm nhấm tâm hồn ta....

Tôi hy vọng con mình sẽ mỉm cười khi tôi không còn nữa, bởi nước mắt chỉ làm trôi đi những chuyện buồn nhưng không thể xóa được những nổi đau, hay lòng hối hận...

Cứ mỗi sáng thức dậy, tôi luôn nhìn lại những chuyện của ngày hôm qua, xem mình đã làm đúng và sai điều gì. Tôi luôn tự mình sửa sai ngay ngày hôm nay, để bản thân không phải thấy hối tiếc vào ngày mai...

Tôi luôn muốn thấy nụ cười của những người thân yêu và của chính mình nữa...
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tôi – danh lợi

    11/06/2016Thu San Nguyễn Thế HùngCái tôi hạng cao là cái tôi biết sự đầy đủ của lợi, biết sự trường tồn của danh. Những người sở hữu cái tôi hạng cao biết vượt lên “cái tôi”, dẫn dắt và điều khiển được “cái tôi”, chứ không phải ngược lại.
  • Ba lời khuyên trong đời

    04/06/2016Một lần, một người đi săn bắt được một con chim biết nói bảy mươi thứ tiếng.
    - Hãy thả tôi ra! – Con chim nói – tôi sẽ cho người ba lời khuyên nhủ có giá trị.
    - Hãy nói trước đi! – Người thợ săn đáp
  • Hiện đại hóa lối sống

    20/09/2013Nguyễn Trần BạtViết về những yếu tố cản trở đến quá trình phát triển, người ta thường nói đến thể chế, chính sách... Theo chúng tôi, nói thế không sai, nhưng chưa đủ. Có một nguyên nhân rất quan trọng và rất sâu xa khác, đó là những mặt tiêu cực của truyền thống văn hoá, trong đó đặc biệt phải kể đến lối sống. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của lối sống đối với phát triển đòi hỏi có những công trình khoa học...
  • Danh lợi

    20/08/2010Nghiêm Lương ThànhĐọc sách xưa, thấy các cụ hay nói đến cụm chữ “công danh”. Phải chăng các cụ nhà mình cũng lại rất háo danh? Nếu để ý một chút, thấy trước chữ "danh" bao giờ cũng là chữ "công"...
  • Lối sống quyết định thành công

    14/08/2009Trích sách "Vươn tới sự hoàn thiện" do Công ty First News phát hànhCon người không thể chọn lựa họ hàng của mình, nhưng lại có thể chọn lựa suy nghĩ. Và khi ai đó thay đổi thì cả thế giới có thể đổi thay. Lối sống mới, cách suy nghĩ tiên phong đôi khi còn mang lại nguồn của cải vô giá.
  • Sửa chữa lỗi sai và phát triển Hệ thống

    16/07/2009Nguyễn Tất ThịnhThế giới chứa đựng các Quy luật, Cuộc sống luôn vận động, trong đó diễn ra sự liên tục thay đổi. Bởi vậy, chúng ta luôn có vận hội. Vấn đề là đặt được ra rõ ràng, đúng đắn, dũng cảm và đầy hào hứng đối với bài toán phát triển của chính mình...
  • Đã từng 20, đã từng lạc lối...

    05/07/2009Mai Mẫn NhiTừng qua tuổi 20 không phải là một cuốn tiểu thuyết của những phép màu, nó là những gì thế hệ thanh niên đang hằng ngày đối mặt, trong một thế giới nhiều cám dỗ dễ khiến chúng ta mất phương hướng.
  • Lãnh đạo phải biết nghe lời thẳng, lời thật

    06/04/2009TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnNgười đứng đầu quốc gia mà không chủ động tiếp cận các nguồn độc lập để nắm bắt thông tin, thì chỉ còn hình dung được bức tranh đất nước qua lăng kính do những người thân cận dàn dựng; nếu các cận thần toàn nói dối, thì đến một lúc nào đó, người lãnh đạo sẽ không còn biết gì về chính đất nước của mình.
  • Xin lỗi - yếu tố quan trọng của văn hoá lãnh đạo

    06/11/2008GS. Tương LaiTheo dòng thời sự trên mặt báo, thường đọc thấy những lời xin lỗi, khi thì của Nguyên thủ quốc gia, khi thì của Thủ tướng Chính phủ, khi thì Bộ trưởng, Tỉnh trưởng, Tổng Giám đốc Công ty …Nghĩ kỹ, chính đó là một biểu hiện của văn hoá lãnh đạo.
  • Quen lối mòn

    08/07/2007Thảo ĐanTình trạng sinh viên đi theo lối mòn thật đáng báo động. Những bài tiểu luận đều là copy, cắt dán từ sách này, sách kia. Sinh viên cũng xuề xoà: Anh chị đi trước làm thế, thầy cô chẳng nói gì...
  • Lời nhỏ giữa biển lớn

    19/02/2007Trần Hữu Huỳnh – Trưởng ban pháp chế VCCITừ hồ ra sông, từ sông ra biển, như sự vận động của dòng nước, nền kinh tế Việt Nam nay như con thuyền đang ở giữa Biển lớn. Biển quá mênh mông để các cơ hội được mở tới tận... chân trời. Biển cũng quá huyền bí đủ cho mọi rủi to ở ngay dưới đáy con thuyền nhỏ...
  • Đôi lời bàn về Lực – Trí – Tài - Quyền - Thế - Đạo

    27/10/2006Nguyễn Tất Thịnh...cái Tổ chức đó phải có vị thế đẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong...
  • Mâu thuẫn lợi ích

    24/10/2006Nguyễn Quang AMâu thuẫn lợi ích không phải là sự xung đột của những lợi ích khác nhau củanhững nguôi hay tổ chức khác nhau. Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích là bất cứ tình huống nào trong đó một cá nhân hay một tổ chức được ủy thác trách nhiệm (như quan chức Nhà nước, Giám đốc Công ty, chuyên gia, nhân viên, các tổ chức tư nhân hay Nhà nước) có những lợi ích chuyên môn hay riêng tư của mình đủ lớn để ảnh hưởng (hay tỏ ra có thể ảnh hưởng) đến việc điều hành các trách nhiệm được ủy thác...
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Những lời có cánh

    30/08/2006Dưới đây là những lời có cánh ngọt ngào mà các bạn quốc tế của chúng ta dùng để cưa bóng hồng. Chúc các bạn chúng ta học hỏi từ những kinh nghiệm của họ. Không nhất thiết là 10 câu tán tỉnh này chỉ dành cho những người chưa có một nữa mà nó cũng rất cần thiết cho những ai đã có 1 nữa để hâm nóng tình yêu của mình...
  • Lỗi tại thời gian

    16/05/2006Bàn về những nguyên nhân, hiểm họa và giải pháp khắc phục sự lãng phí thời gian của chúng ta tại công sở...
  • Lỗi chính tả!

    20/04/2006Nguyễn Việt HàMột ông hành nghề thanh tra có vẻ là quan chức đã hồn nhiên và hồn hậu trả lời trên báo, rằng mình có mắc lỗi chính tả trong khi đang vất vả viết báo cáo gửi trình Thủ tướng...
  • xem toàn bộ