Lời nhỏ giữa biển lớn

06:23 CH @ Thứ Hai - 19 Tháng Hai, 2007

Từ Hồ ra Biển

Từ hồ ra sông, từ sông ra biển, như sự vận động của dòng nước, nền kinh tế Việt Nam nay như con thuyền đang ở giữa Biển lớn.

Biển quá mênh mông để các cơ hội được mở tới tận... chân trời. Biển cũng quá huyền bí đủ cho mọi rủi to ở ngay dưới đáy con thuyền nhỏ. Bình minh lên – óng ả những sắc màu kêu gọi dấn thân. Đêm tối xuống – rập rình những tiếng sóng va đập vào mũi thuyền nhắc nhở. Không ra khơi xa, không bắt được cá lớn. Đúng quá!

Nhưng khi ra khơi xa, không phải ai cũng bắt được cá lớn và không phải ai cũng biết tránh được phong ba bão táp của biển khơi. Những người bắt cá lớn ở biển khơi dạn dày kinh nghiệm rất rành rẽ điều này, những người ra biển chưa lâu cũng nên khổ công, luyện chí để sớm chinh phục được Biển cả.

Chỉ cầm lái, không cầm chèo

Tạm gọi Nhà nước là Người cầm lái, các thành phần kinh tế là những Người bạn chèo. Đã cầm lái thì không cầm chèo và ngược lại. Làm hết phận sự của những Người cầm chèo đã là một cố gắng lớn lao mà hiệu quả sẽ giúp con thuyền lướt nhanh trên sóng cả. Làm hết trách nhiệm của Người cầm lái, để tránh được những đá ngầm, lượn trên sóng cả để tới những ngư trường lớn lao. Như thế có Bạn chèo nào dám trách cứ gì ở Người cầm lái. Nền kinh tế thị trường cần Nhà nước như những Người bạn chèo cần Thuyền trưởng giỏi và họ sợ nhất chính là khi người Thuyền trưởng loay hoay giữa cầm lái và cầm chèo. Rơi vào cảnh đó, dù có cầm chèo nhưng mái chèo của người Thuyền trưởng cũng sẽ cứ vụng về vì phải phân thân và phân tâm. Các Bạn chèo khác cũng sẽ không hết lòng, vừa chèo vừa e ngại, xung đột với tay chèo của Thuyền trưởng. Đáng buồn hơn là vì phải cầm chèo mà có lúc, tay lái của Thuyền trưởng bị buông, thuyền rất dễ tròng trành, nghiêng ngả.

Vươn lên tầm cao, hướng tới tầm xa

Biển mênh mông nhưng dù mênh mông thì các ngư trường khai thác cũng là giới hạn. Người xưa nói “quần ngư tranh thực” (đàn cá tranh mồi) đúng cả trong trường hợp giữa Biển khơi. Thuyền ta ra khơi, nơi có hàng trăm tàu thuyền treo đủ cờ quốc tịch của cả thế giới. Con thuyền nơi sông xưa chủ yếu là Bạn chèo trong nước thì nay giữa Biển lớn có các Bạn chèo nói đủ các thứ tiếng. Biển thì khác sông, thuyền cũng đã đổi khác, tầm cao của Thuyền trưởng sẽ quyết định tầm xa của con thuyền. Thuyền đủ khả năng ra khơi xa được thì cơ hội bắt được cá lớn và tránh được bão tố sẽ tỷ lệ với nhau. Hòai bão ra khơi xa bao giờ cũng đẹp. Tuy nhiên, Biển cả lại là một trong những nơi ít cho ta cơ hội để sửa chữa sai lầm, đặc biệt là những sai lầm lớn. Đi sau không có nghĩa là đến chậm. Biết học hỏi cái hay của các thuyền bạn, biết xác định ngư trường thích hợp với con thuyền chưa phải là lớn của mình, biết ra khơi và tránh bão đúng lúc, biết động viên và hài hòa hóa lợi ích giữa Thuyền trưởng và các Bạn chèo, giữa các Bạn chèo với nhau để đồng tâm hiệp lực, biết nhanh chóng hiện đại hóa các ngư cụ và hợp lý hóa phương thức đánh bắt, từng bước đánh bắt, từng ấy việc là quá nhiều để Thuyền trưởng hết lòng với vai trò cầm lái. Những bài học ở sông xưa là cần thiết nhưng chắc chắn là không đủ cho con thuyền giữa Biển lớn hôm nay.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • "Đừng để lỡ tàu thêm lần nữa..."

    11/03/2016Nhật LệMột người giản dị và lạc quan suốt 25 năm qua ở ĐH khoa học tự nhiên TPHCM, vị tiến sĩ khoa học về vật lý thực nghiệm đầu tiên của VN đã chuyên cần giảng dạy môn phương pháp luận sáng tạo (gọi tắt là phương pháp luận) - thuộc lĩnh vực chuyên môn thứ hai của ông. Bởi từ trước đến nay ngành khoa học sáng tạo hãy còn quá mới tại VN và chưa được áp dụng giảng dạy trong các trường ĐH nhưng đã được ông gây dựng thành một trung tâm.
  • Con tàu tổ chức và văn hóa của người lãnh đạo

    13/10/2014Nguyễn Tất ThịnhNếu ví doanh nghiệp như con tàu và vai trò của người lãnh đạo như thuyền trưởng, chúng ta có thể xem xét sự thành công và phát triển của doanh nghiệp nhìn từ phương diện vai trò của người lãnh đạo...
  • Ra biển lớn

    15/02/2007Hữu ThọXuân Đinh Hợi này, Nghị định thư Việt Nam tham gia WTO có hiệu lực sau một tháng Quốc hội Việt Nam phê chuẩn trong kỳ họp thứ10 (khóa XI). Thế là nước ta đã tham gia vào dòng chảy thương mại toàn cầu - một thời điểm mới đã bắt đầu khi "ra biển lớn" như nhiều nhà kinh tế đã nói...
  • Thuyền con trước biển lớn

    12/02/2007Phạm Thị Thu ThủyNăm 2007 được ch đisẽ là nămbảnlề mở ra mộtthi kỳ mới v nhc Việt: thời kỳcủanhững cơ hộiHội nhậpvào nềnâm nhạc chung của khu vựcvà thếgiới.Trái ngược với những dự báo khá uám trướcsức bành trướng của phongtrào ca nhạc Hội nghịkhách hàng,ca nhc event cũng như sự xuất hiện củadòng cakhúcgâysc- ca từ huch toẹt, nhữngscsống miđã trỗi dậy mãnhliệt bt ngờ.
  • Chấp nhận ra biển lớn

    09/11/2006Thanh ThảoRa biển thì phải chịu sóng gió điều đó là dĩ nhiên! Nhưng nhiều khi, ngay trên "cạn" vẫn không tránh được những cam go, thậm chí cạm bẫy. Làm doanh nhân là khó, làm doanh nhân Việt Nam còn khổ hơn bội phần. Trong bối cảnh hội nhập nhưng còn thiếu những hành lang pháp lý rõ ràng minh bạch như ở ta, doanh nhân Việt Nam cho tới giờ này vẫn "tự trang bị" cho mình và "tự bươn chải" là chính...
  • Một con tàu và những con người

    22/08/2006Nguyễn HoàChính vào lúc lằn ranh giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh thì tinh thần trách nhiệm với đồng loại thật sự trở thành thước đo phẩm giá của mỗi con người. Vì trách nhiệm, người ta có dám hy sinh vì đồng loại hay không (?) thật sự là câu hỏi mà chỉ có những ai ý thức được vị trí, vai trò của mình mới có khả năng tìm ra một lựa chọn đúng.
  • Biển không bình lặng

    13/06/2006Nam PhanTrong quá trình hội nhập, không phải ai khác chính nông dân, ngư dân là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài thông qua sản phẩm mà họ làm ra. Những hạt gạo, những con tôm, con cá có mặt trên nhiều quốc gia tiên tiến mang xuất xứ VN, đậm vị mồ hôi của những nông dân, ngư dân tảo tần. Nhưng họ có thực sự được quan tâm đúng mức?
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Con tàu Việt sẽ ra khơi!

    16/05/2006Trần Chí HiểnHãy khởi động hết những gì tốt đẹp nhất trong tâm hồn ngàn đời của dân tộc Việt. Hãy xốc lại đội ngũ ở tất cả các vị trí. Hãy khởi động hết mọi năng lượng tươi trẻ, mới mẻ mà bây giờ đã có và đang mạnh mẽ nảy nở trong xã hội chúng ta. Đó là nguồn năng lượng vĩ đại để con tàu Việt Nam vượt trùng khơi, đến những bến bờ thành công cho cả đất nước, và cho mỗi con người Việt...
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • Mô hình con tàu thương hiệu

    15/01/2006... có sự tương đồng thú vị khi so sánh giữa nghề lái tàu và việc xây dựng thương hiệu. Từ những liên tưởng đó, tôi thử phác họa lên bốn yếu tố chính trong mô hình con tàu thương hiệu. Hy vọng mô hình này sẽ giúp bạn đọc hình dung dễ dàng hơn công việc xây dựng thương hiệu...
  • Cái giá của việc "lỡ tàu" WTO

    25/12/2005Việt LâmChúng ta không vào WTO bằng mọi giá nhưng cái giá ở đó là gì không thấy ai nói đến. Và cũng chưa ai trả lời xác đáng câu hỏi: VN phải trả giá như thế nào nếu tiếp tục chậm chân...
  • xem toàn bộ