Biển không bình lặng

08:22 CH @ Thứ Ba - 13 Tháng Sáu, 2006

Trong quá trình hội nhập, không phải ai khác chính nông dân, ngư dân là những người đi tiên phong trong việc giới thiệu, quảng bá hình ảnh VN ra nước ngoài thông qua sản phẩm mà họ làm ra. Những hạt gạo, những con tôm, con cá có mặt trên nhiều quốc gia tiên tiến mang xuất xứ VN, đậm vị mồ hôi của những nông dân, ngư dân tảo tần. Nhưng họ có thực sự được quan tâm đúng mức? ở đây phải nói đến vai trò của các cơ quan chuyên trách, hữu quan trong việc đã, đang và sẽ hỗ trợ, nâng cao năng lực không chỉ ngành hải sản mà của toàn nền kinh tế như thế nào trong tiến trình ra "biển lớn"- hội nhập . Nhất là khi VN chuẩn bị gia nhập WTO bởi trong tiến trình hội nhập, muốn thành công không thể thiếu thông tin, kỹ năng, kiến thức...

Cơn bão Chanchu đã qua nhưng cơn bão tự vấn mình của chúng ta mới bắt đầu. Mặc dù Nhà nước đã đầu tư cho công tác điều tra nghiên cứu lĩnh vực khí tượng - thuỷ văn nhưng công tác dự báo biển vẫn chưa được coi trọng. Khả năng của Trung tâm khí tượng thuỷ văn cũng chỉ dự báo được trong vòng 24 h. Toàn bộ quá trình dự báo về cơn bão số 1 được coi là hoàn toàn đúng theo quy định của Chính phủ về báo bão, áp thấp, thiên tai cho thấy quy trình này không còn phù hợp bởi hiện nay các hoạt động kinh tế, quốc phòng, dân sinh của nước ta đã mở rộng phạm vi ra biển xa hơn gấp 3 lần đất liền. Qua thông tin mà các nhà chuyên môn, những người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí, chúng ta chưa có được những đảm bảo khoa học và cơ chế triển khai phối hợp giữa các cơ quan bộ phận liên quan trong quá trình xây dựng và chuyển phát thông tin cảnh báo đối với ngư dân trên biển. Những thông tin dự báo khí tượng thuỷ văn, hải văn trên các phương tiện thông tin của VN còn quá lạc hậu và không chỉ thiếu thông tin, việc trang bị những kỹ năng cho người đi biển còn rất hạn chế. Trong đó có việc cung cấp kiến thức sử dụng thiết bị an toàn hàng hải.

Một câu hỏi giá như lại được đặt ra, giá như những ngư dân có ý thức hơn trong việc sử dụng thiết bị cứu hộ thì có lẽ thiệt hại về người chưa hẳn đã lớn như vậy. Nhưng trên thực tế, ngư dân đi biển chưa được trải qua các khoá đào tạo bài bản để ứng phó với các tình huống tương tự mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Những dự án đóng tàu đánh bắt xa bờ, phục vụ khai thác tài nguyên biển đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế là cần thiết nhưng cũng cần xem lại phương thức đầu tư bởi với những dự án đóng tàu từ 100 - 200 CV không thể đảm bảo an toàn cho ngư dân, đặc biệt là trong bối cảnh thời tiết có những diễn biến rất phức tạp trong thời gian gần đây và cả trong những năm tới.

Bây giờ mới là đầu mùa bão, không thể biết biển còn nổi cơn thịnh nộ bao nhiêu lần nữa. Sau Chanchu, biển đã lặng còn trong lòng ngư dân vẫn bộn bề hoang mang. Nhưng họ cũng không thể không ra biển, bởi đó là cái nghiệp mưu sinh gắn với cuộc đời họ. Câu hỏi lớn vẫn còn đau đáu làm sao để có thể giảm thiểu tổn thất cho những người đi biển? Để cho dù có xa cách đất liền họ vẫn vững tin. Những tổn thất đau thương từ cơn bão Chanchu còn là bài học chung khi Việt Nam hoà cùng "biển lớn" mà biển thì chẳng bao giờ bình lặng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Gia nhập WTO, doanh nhân quyết tâm xung trận

    12/06/2006TS. Lê Đăng DoanhChúng ta đang học được rất nhiều khi phân tích thất bại chứ học được rất ít từ những lời tụng ca. Cuộc chiến đấu này không có chỗ cho những người được nuông chiều, quen được ưu đãi, quen được bảo hộ hay kiếm lợi bằng những mối quan hệ bất chính, sống trong những nhà kính được che chắn, không chịu được gió bão...
  • Cầu nối bị đứt gãy

    08/06/2006PGS-TS Chu HảoNhững bài học không thể nào quên rút ra từ sự cố cơn bão Chanchu còn phải được tiếp tục phân tích một cách thấu đáo. Bài học trước tiên đương nhiên là về công tác dự báo khí tượng thuỷ văn. Vẫn biết dự báo khí tượng thuỷ văn là một công việc hết sức khó khăn!
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Một số “rào cản” cần vượt qua để phát triển đối với các dân tộc Châu Á trong bối cảnh toàn cầu hóa

    31/05/2006TS. Đỗ Lan HiềnCó thể nói, ảnh hưởng của nền văn hoá Khổng giáo, Phật giáo, Lão giáo, Ấn Độ giáo... cùng với những điều kiện xã hội, tự nhiên (sinh thái) khác biệt đã tạo ra những “rào cản" về mặt văn hoá - xã hội đối với các dân tộc Châu Á, khi hội nhập với thế giới. Với những "rào cản" này, các dân tộc Châu Á không dễ dàng tiếp nhận toàn cầu hoá. Do vậy, để có thể vượt qua những "rào cản" này khi hội nhập với thế giới, các dân tộc Châu Á không chỉ cần phải tự tin, vững bước phát triển và mạnh dạn hiện đại hoá, mà còn cần phải biết điều chỉnh cả thái độ lẫn đường lối, chính sách để khai thác tốt những cơ hội mới do toàn cầu hoá hiện nay mang lại...
  • Gia nhập WTO, cần tránh một cơn bão Chanchu

    31/05/2006TS. Lê Đăng Doanh9g sáng chủ nhật 28-5-2006 tại phòng phát sóng trực tiếp của Đài Tiếng nói VN (Hà Nội), ba diễn giả tham gia diễn đàn về chủ đề “Gia nhập WTO và các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN” đã nói về cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ VN khi gia nhập WTO.
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • Học phí "xa bờ"

    23/05/2006Trần ĐăngCách bờ biển nước ta khoảng 600km, bão số 1 đột ngột đổi hướng khiến ngư dân trở tay không kịp...". Từ mấy ngày qua, trên các phương tiện truyền thông cũng như các nhà chức trách đều đưa ra lý do nêu trên, để lý giải vì sao hàng trăm ngư dân bị tử nạn trong lúc bão số 1 không đổ bộ vào Việt Nam...
  • Ra biển, phải bắt đầu từ bờ

    16/05/2006Hà Văn ThịnhVòng đàm phán thứ 12 Việt - Mỹ là vòng đàm phán cuối cùng để bước vào "con tàu" WTO mà Việt Nam sẽ trở thành thành viên chính thức của "thuỷ thủ đoàn" thương mại thế giới. Có thể nói, "duyên nợ" Việt - Mỹ luôn kịch tính đến phút chót...
  • WTO - Bao nhiêu “nhà” là đủ

    15/05/2006GS. Võ Tòng XuânMột loạt cơ hội trước mắt sẽ dâng đến cho mọi người Việt Nam làm giàu, với một điều kiện tiên quyết: có khả năng cạnh tranh cao và lành mạnh. Việc này đòi hỏi từng nhà quản lý ở từng cơ sở, từng ban ngành trong mọi lĩnh vực kinh tế, phải biết người biết ta và biết nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranh của mình để không bị thua trên sân nhà mình...
  • xem toàn bộ