Dọn rác đạo đức - Spa lương tâm

10:14 SA @ Thứ Sáu - 04 Tháng Ba, 2016

1. Ở các điểm dừng, các ngã tư thành phố… ta thường bắt gặp hình ảnh các tiếp thị viên phát tờ rơi quảng cáo về một sản phẩm hoặc dịch vụ gì đó cho khách đi đường. Khi nhận những tờ rơi, khách đi đường thường có những thái độ sau: Một số rất ít cầm lấy, liếc qua rồi nhét vào túi; còn lại đa phần là không quan tâm, thản nhiên chạy xe đi, mặc cho tờ giấy ấy rơi rớt dọc đường, thậm chí có người còn vội chụp lấy tờ giấy và quăng ngay xuống đường cho khỏi vướng.

Thái độ “xả rác” của số đông này, ngoài việc xấu là xả rác nơi công cộng theo nghĩa đen, còn là một hành xử thiếu lịch sự nếu không nói là kém đạo đức.

Những nhân viên tiếp thị - đa phần là sinh viên học sinh, những người thu nhập thấp, cần việc làm thời vụ để kiếm những đồng tiền ít ỏi - ắt không khỏi có cảm giác bị coi thường, hất hủi… trước hành xử rất khiếm nhã của đồng bào mình.

Hãy thử một phút đặt mình vào vị trí những nhân viên tiếp thị ấy để thông cảm, để thương yêu… mà không nên có những hành xử vô tình gây tổn thương – dù rất nhẹ - đến tâm lý người khác. Có tốn công gì nhiều đâu khi ta mang những tờ rơi ấy bỏ vào thùng rác nhà mình.

Làm được như thế, không chỉ là tránh khỏi hai việc nhỏ là xả rác nơi công cộng và không làm tổn thương, gây khó chịu cho người khác mà còn mang đến một lợi ích lớn hơn nữa là nhắc nhở ý thức yêu thương, thông cảm, trân trọng người khác trong chính con người của ta, tự làm cho ta trở nên văn minh hơn, từ ái hơn.

Ai cũng mong muốn mình trở thành một người tốt hơn, nhưng lại không biết chú ý tự làm cho mình tốt hơn từ những việc nhỏ nhặt nhất mà mình có điều kiện và khả năng làm dễ nhất.

2. Đi xe buýt, có nhiều người đã ngồi vắt vẻo trên ghế rất thoải mái rồi, nhưng khi nhân viên bán vé đến thì bị họ đưa cho mấy mảnh tiền lẻ nhàu nhò với thái độ rất vênh váo và người bán vé phải vất vả kéo xếp lại mấy mảnh tiền kia trong tư thế ngã tới ngã lui vì xe chạy.

Tại sao khi ta đã được ngồi yên, tay chân rất rảnh, ta làm cái việc kéo xếp mấy tờ tiền kia cho thẳng thớm sẽ dễ dàng hơn người bán vé (phải đứng chông chênh suốt ngày trên xe) mà ta hổng làm giúp họ?

Vừa là một hành xử văn hóa khi đưa tiền cho người một cách tử tế, vừa là cách thể hiện lòng cảm thông, giúp người của ta.

Chuyện hết sức nhỏ nhặt như thế, nhưng nếu biết chú tâm thì dù chuyện nhỏ, lâu ngày sẽ hình thành dần một tính cách lớn, đó là sự tôn trọng và lòng biết cảm thông, chia sẻ nỗi cực nhọc của người khác.

Làm được những việc nhỏ như thế, ngoài việc đem lại lợi ích cho người, trước tiên là đem lại lợi ích cho ta, ta tự nâng mình lên với những hành xử có tính nhân văn nhẹ nhàng tinh tế như thế.

3. Khi ăn uống ở một quán ăn, nhà hàng nào đó, nghĩ rằng ta có quyền ăn uống xả rác bày bừa bãi trên bàn, quanh khu vực ta ngồi vì ta đã trả tiền cho phí phục vụ, và sẽ có hầu bàn dọn dẹp, nên nhiều người đã hết sức “hoang dã” xả rác, làm dơ bẩn hết ga: Nhai và nhổ thức ăn thừa, quăng bừa hoặc trưng ra trên bàn một cách hết sức thoải mái.

Sao ta không nghĩ rằng cái mẫu thức ăn do chính ta thải ra mà nếu ta tự tay nhặt nó lên dọn đi thì ta cũng gớm rồi, huống là người khác. Hoặc khi ta đứng lên nhìn chén muỗng chỏng chơ tá lả trên bàn, chỉ cần một vài thao tác rất nhỏ, không mấy tốn công sức như: để cái muỗng lật ngang kia vào cái chén, đẩy hai chiếc đũa nằm góc 40 độ kia xếp lại kề nhau trước khi ta đứng lên để “quang cảnh” bàn tiệc dòm bớt “hoang tàn đổ nát” một chút.

Đó vừa là hành động chứng tỏ đẳng cấp văn hóa, vừa là tấm lòng nghĩ đến người phải dọn dẹp cho ta. Thế nhưng có người lại nghĩ rằng bắt người khác phục vụ mình càng nhiều thì càng chứng tỏ mình sang trọng. Dù là mình đã trả tiền để được phục vụ, nhưng chớ vì thế mà “đày đọa” người khác cho “đáng đồng tiền bát gạo”.

Khi có thể bớt được điều gì có thể bớt, để không phải làm người khác vất vả vì mình thì ta nên bỏ chút công sức thừa thải của mình để bớt việc cho người khác. Đó là cách ta làm đẹp cho lương tâm mình.

Ta luôn chú ý làm đẹp hình thức bên ngoài mà không quan tâm đến chuyện làm đẹp cho lương tâm mình. Một vài động tác tự “chăm sóc” nhỏ thôi như thế nhưng cũng sẽ giúp mình như đi spa cho lương tâm vậy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21

    09/05/2008Phong DoanhĐây là lần thứ hai trong cuốn sách nhỏ này tôi lại viết về tre, cây tre Việt Nam. Nói như ai đó, đã ngàn đời nay tre và người là đôi tri kỷ. Tre mọc thành bụi, thành bờ, thành lũy trong mọi làng quê. Nhà thơ Nguyễn Duy trong bài "tre xanh" có câu " thân gầy guộc lá mong manh, mà sao nên lũy, nên thành tre ơi"...
  • Người Việt có xấu xí thật không?

    07/06/2016Linh ThủyNgười Việt xấu hay không xấu không phải bởi vì họ vốn thế. Đó không phải là những giá trị bất biến, và tất nhiên là không đáng bi quan.
  • Tính chất tiểu nông

    02/03/2016Lý LanViệt Nam gia nhập WTO rồi mà sức cạnh tranh kém là do kinh tế nước mình còn mang tính chất “tiểu nông”; xã hội Việt Nam nhếch nhác vì còn nhiều “dư lượng” của văn hóa tiểu nông; thủ đô lụt lội, bừa bộn hàng rong, hoa kiểng bị bẻ phá, đường xá rác rưởi… là do đầu óc quản lý “tiểu nông”, thói quen làng xã “tiểu nông”; đến văn học thiếu tác phẩm “lớn” cũng vì nền văn học “tiểu nông”. Đó là những nhận định, phán xét thường thấy trên các phương tiện truyền thông.
  • Thói hư tật xấu của người Việt: tha hóa tự nhiên, đáng chê cười

    20/04/2015Vương Trí NhànNước ta, đạo Khổng Mạnh dĩ đức báo oán là chữ nhãn, dĩ tiểu sự đại là chữ trí, ai chết mặc ai không học chữ kiêm ái, dở khôn dở dại cứ giữ đạo trung dung(1), trải mấy ngàn năm vua tôi cha con quan dân thầy trò từ trên chí dưới cứ ở trong phạm vi cái đạo đức ấy đã gây nên một nến văn hóa rất có đặc sắc cho đến ngày nay...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Co mình trong hủ lậu, Văn nặng về đùa giỡn, Lười và hay nói hão

    06/04/2015Vương Trí NhànKìa những kẻ ham mê đàn sáo, đầu hồ, bài lá, cờ tướng, đố thơ, đánh chữ, số tướng, địa lý, phù thủy ngày ngày dốc cả trí khôn vào những thứ vô dụng, sống say chết mộng, chả kể làm gì. Những hạng cao hơn, đỗ đạt lên một tý được cái tiếng quèn đã vội khủng khỉnh ta đây kẻ cả, tự xưng là bậc giữ gìn thế đạo...
  • Tìm về văn hóa để hiểu hôm nay

    07/06/2014"Nhân nào quả ấy" là một tập phiếm luận về văn hóa đương thời tổng hợp các bài viết ngắn của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn. Ông đặt câu hỏi về tầm vóc văn hóa hay đúng hơn là sự thiếu văn hóa ẩn hiện đằng sau nhiều hiện tượng gây nhức nhối trong xã hội Việt Nam thời nay...
  • Số đếm của ô tô

    15/06/2009Nguyễn Việt HàEinstein lỗi lạc hơn một lần nói, văn minh phương Tây vĩnh viễn chịu ơn phương Đông ở con số không (zéro). Khởi thủy, cả người Ả Rập và La Mã yêu tính toán đều bắt đầu hệ số đếm của mình từ một. Tất nhiên, từ một sẽ có hai, sẽ có ba và dài dài nữa. Nhưng nếu chỉ có vậy thì số học mãi mãi sẽ không minh họa nổi tự nhiên, nó sẽ tủi thân loay hoay dưới chân đỉnh Ôlanhpơ tri thức...
  • Người Việt không xấu xí

    05/02/2009Nhà văn Nguyễn Quang ThânXem ra trong cuốn "Người Trung Hoa xấu xí" của Bá Dương, cái đức xấu nhất, nổi tiếng nhất, mà từ nhà văn Lỗ Tấn đến ông Bá Dương đều nhấn mạnh là phép thắng lợi tinh thần vô địch của người Trung Hoa.
  • Sự nghèo nàn của văn hóa sách ở Việt Nam

    02/02/2009Vương Trí NhànTrước khi đòi hỏi người đọc Việt Nam đến với sách, nên nhớ là chúng ta, những người làm văn hóa, thường chỉ đưa đến họ những cuốn sách tẻ nhạt phù phiếm xa lạ với cuộc sống của chính họ. Sự nghèo nàn của văn hóa sách Việt Nam là một căn bệnh kéo dài kinh niên trong lịch sử...
  • Tự nhiên như người Hà Nội

    08/01/2009Nguyễn Trương QuýChẳng rõ có phải vì mang thân là thủ đô tập quyền về đủ mọi mặt từ xưa đến nay (những đứt quãng không nhiều so với toàn cục) mà Hà Nội mặc nhiên được coi như là khuôn vàng thước ngọc cho các giá trị, nhất là văn hoá của đất nước. Cô gái đẹp thì ai cũng đồng ý là đẹp, nhưng được bầu làm hoa hậu thì khốn khổ, sẽ có ngay ý kiến bình luận liệu cô ấy có xứng đáng chưa, hoa hậu thì phải trả lời ứng xử tốt nữa...
  • “Đồ giả” xa lạ với “văn minh”

    28/10/2006Hạnh My (Hà Nội)Thói quen dùng đồ giả ở nước mình bây giờ dường như lan tỏa từ nông thôn tới thành thị. Từ người sang đến kẻ hèn. Từ ngoài đường len vào mỗi gia đình...
  • Hà Nội “bớt” thanh lịch - Đừng đổ hết lỗi cho giới trẻ!

    15/01/2006Trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội tiếp nhận nhiều luồng văn hoá khác nhau, thể hiện rõ nét nhất trong lối sống của giới trẻ. Nét thanh lịch của người Hà Nội đang có phần chìm lắng, và đó không phải là lỗi của riêng giới trẻ!
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Hà Nội: Bao giờ “xuất khẩu”... thanh lịch?

    16/10/2005N.M.HàDịch giả Thúy Toàn trích lời một du khách nước ngoài từng đến HN năm 1987, nay quay trở lại: “Người HN bây giờ không thân thiện bằng người HN hồi đó. Phố xá HN hồi đó sạch sẽ và yên tĩnh hơn bây giờ nhiều”...
  • Văn minh giao tiếp thời hội nhập

    04/08/2005Diệu TrangVăn hoá thấm từng giọt, còn tiền thì có thể đến một cách ào ạt chẳng hạn như ngày mai anh trúng số độc đắc bỗng nhiên trở thành người giàu có. Đánh giá một con người văn minh, văn hoá, người ta không nhìn theo kiểu cứ là quan chức thì phải bút Monblank, ví Cartier, giày Christian Dior... Cái đó không quan trọng vì họ cũng rất biết về Việt Nam và không phải là mong đợi sự sang trọng đập vào mắt họ mà là người này tầm nhận thức thế nào, hiểu bên ngoài ra sao và mục đích anh đi ra thế giới để làm gì? Vậy nên "văn minh" ở đây là nắm bắt xu thế của thế giới đồng thời khẳng định được đặc thù của bản thân.
  • xem toàn bộ