Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?
Làm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
Theo Chủ tịch Hội văn nghệ dân gian Việt Nam Tô Ngọc Thanh, những giá trị văn hoá đến từ các nước đang phát triển đang ảnh hưởng trực tiếp đến nếp sống, lối tư duy của đại bộ phân thanh niên các nước đang phát triển. Hiện tượng này khiến lớp trẻ quay lưng lại với truyền thống văn hoá dân tộc, dẫn đến nguy cơ toàn cầu hoá, nhất thể hoá về văn hoá. "Nguyên nhân chính là ở chỗ lớp trẻ thiếu "nội lực" văn hoá do hiểu biết rất ít về các giá trị văn hoá dân tộc, vốn chiếm tỷ lệ ít ỏi trong chương trình dạy học ở cả phổ thông và ĐH", ông Thanh phân tích. Để bù đắp sự thiếu hụt này, lớp trẻ đã vay mượn các giá trị ngoại lai, tự hiện đại hoá bản thân bằng cách thu nhận tất cả những gì mà họ cho là hiện đại, bỏ qua những giá trị văn hoá truyền thống. Nhiều người chỉ là những cá nhân mang trong mình những yếu tố "tây hoá" nửa vời, không có hoặc hiểu biết rất ít, lơ mơ về lịch sử, văn hoá dân tộc. "Như vậy làm sao họ có thể tham gia đối thoại văn hoá được mặc dầu đó là những chủ nhân của thiên niên kỷ mới?", ông Thanh lo lắng.
Điều tra về lòng tự hào dân tộc ở 1725 người, có 90,15% số người được hỏi tự hào là người Việt Nam, 88 % tự tin về truyền thống văn hoá Việt Nam khi tiếp xúc với các giá trị văn hoá thế giới. |
Tuy nhiên, những cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu Thanh Niên đã phản ánh những thông số khá lạc quan khi có tới 99,7% số người được hỏi khẳng định hội nhập quốc tế và giao lưu văn hoá là cần thiết. Theo họ, hội nhập quốc tế là để bắt kịp tiến trình phát triển chung của thế giới chứ không phải chỉ là các mục tiêu đơn thuần như được đi nước ngoài. Phần lớn thanh niên đã chuẩn bị cho sự hội nhập của bản thân bằng cách củng cố, nâng cao trình độ về chuyên môn, học vấn, ngoại ngữ, tin học, luật pháp... đáng chú ý, tỷ lệ quan tâm tìm hiểu phong tục văn hoá truyền thống dừng ở mức 47,2%. Bên cạnh đó, lối sống của một bộ phận thanh niên đã xuất hiện sai lệch văn hoá, thực dụng đề cao hưởng thụ và dục vọng cá nhân, coi nhẹ các chuẩn mực của cuộc sống gia đình...
Giải pháp nào để khắc phục sự thiếu hụt, lỗ hổng về văn hoá trong thanh niên Việt Nam? Đó chính là việc xây dựng một nền giáo dục chất lượng mà theo Tổng giám đốc Tổ chức UNESCO K.Matsuura khẳng định: Trong kỷ nguyên khi căng thẳng khu vực, sắc tộc và tôn giáo gia tăng thì giáo dục lại càng cần thiết hơn bao giờ hết nhằm tăng cường hiểu biết, thúc đẩy đối thoại, khoan dung và tôn trọng quyền con người tại mỗi nền văn hoá khác nhau.
Giáo dục có chất lượng có nghĩa là phải hiểu biết được quá khứ, thích ứng với hiện tại trong khi hướng tới tương lai phản ánh tính năng động của văn hoá, ngôn ngữ, các giá trị cá nhân trong một xã hội cụ thể. Cần phải cho người học đạt tới trình độ học vấn cơ bản, hiểu được các nền văn hoá, văn minh và tôn giáo chính trên thế giới.
Những biện pháp cấp bách được các nhà văn hoá đưa ra để cung cấp "nội lực" văn hoá dân tộc cho thanh niên Việt Nam là: tăng cường tối đưa nội dung chương trình, chuyên ngành học các giá trị văn hoá cổ truyền; tổ chức cho thanh niên tiếp xúc và tham gia vào các hoạt động văn hoá cổ truyền; khôi phục một số hoạt động văn hoá, lễ hội tạo môi trường văn hoá dân tộc cho thanh niên.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt