Hãy tự xét mình
Mấy năm gần đây người ta hay nhắc đến cuốn sách "Người Trung Quốc xấu xí" của Bá Dương (bản dịch Nguyễn Hồi Thủ), nói việc người láng giềng phương Bắc tự soi gương để nhận diện "cái xấu xí" của mình, "tự sỉ" mong sửa chữa để vươn lên. Bá Dương cũng nêu tấm gương của những người ở Mỹ và Nhật đi trước ông, viết sách tự phê phán "cái xấu xí" của mình.
Ở nước ta, trước ông Bá Dương 60 năm, trước cả cụ Lỗ Tấn, đã có ông Nguyễn Văn Vĩnh từng làm việc đó, trong chuyên mục "Xét tật mình" (Đông Dương Tạp chí), theo tinh thần của Emile Zola: "Nói hết, để biết hết, để chữa hết".
Chúng tôi lại nhớ đến tác phẩm nổi tiếng"Trai nước Nam làm gì" của nhà văn hoá nổi tiếng Hoàng Đạo Thuý (NXB Thời Đại-1943, NXB Lao Động tái bản 1995). (Còn trước cả ông, Đào Duy Anh đã dành một số dòng trong "Việt Nam Văn hoá Sử cương" (1938) để nhận xét về cái tật của người Việt). Trong tác phẩm này, sau khi nhắc đến những tấm gương của tổ tiên như Triệu Vua Bà, Lê Phán Quan, Lê Thái Tổ, Vua tôi nhà Trần, Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Mạc Đĩnh Chi, Võ Tánh, Lê Trực, Roãn Chi, Phạm Tử Nghi, Lê Như Học, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Nguyễn Công Trứ..., Hoàng Đạo Thuý viết:
"Xem qua từ nay về trước ta có thể tự hào là người Nam, những tình huống lúc này ta nên tự ngẫm nghĩ mà tự sỉ "Biết xấu hổ đã là gần bậc mạnh".
"Mình ta
Ta hãy xét mình ta.
Biết mình, biết người mới làm được việc.
Mình có cái hay gì?
- Trí tuệ thì sáng nhanh.
- Học tài lắm, sáng dạ ham học, trọng học thức.
- Khéo tay chân.
- Bắt chước khéo.
- Nhớ lâu.
- Lễ phép.
- Trọng đạo đức.
- Giữ được liêm sỉ ở khu vực mình.
- Khí dân mạnh.
- Yêu gia đình.
- Quấn quýt làng mạc.
- Dám làm.
- Hay nhớ ơn.
- Biết thương người.
- Ưa hoà bình.
- Trên chiến trường có can đảm, kỷ luật.
- Cả giống nòi một tiếng nói (một ý chí - HT).
- Đàn bà đảm đang, tiết nghĩa, cần kiệm.
- Bền chí.
"Nhưng,
Cũng nhiều thói xấu lắm:
- Trốn tránh trách nhiệm.
- Hay quên nước (quên việc chung - HT).
- Ra ngoài khu vực mình thì hay quên liêm sỉ.
- Khoe khoang.
- Dối trá quỷ quyệt.
- Cờ bạc.
- Không đúng giờ, đúng phân tấc.
- Không rõ ràng.
- Đến đâu hay đó, xong thì thôi.
- Làm việc thì ham mê, ít vì chí muốn.
- Bướng mà không quả quyết.
- Không lương tâm.
- Hay ghen ghét, không đồng lòng.
- Rượu.
- Thuốc phiện.
- Không giữ mình.
- Bài bác chế nhạo.
- Xa hoa.
- Thanh sắc.
- Tham.
"Phần hỏng cơ hồ lấn phần được. Xem kỹ hai tấm sổ trên này, thì đức - công có nhiều, đức - tư có ít, khi thường thì tình thường thắng, khi biến thì những tính mạnh mẽ di truyền vẫn phát ra được. Cái cốt vẫn có, nếu chịu chữa chạy bỏ những cái ham muốn một lúc thì có thể mong mỏi (trông mong - HT) được".
Đó là những nhận xét vào thời điểm 1941-1943, nhưng nhiều điểm đến bây giờ vẫn còn ý nghĩa.
Nội dung khác
Tìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuClip: Chúng ta luôn bên nhau
01/01/1900Đánh thức đất trong Tết nguyên đán
01/01/1900Nguyễn Vinh Phúc