Đồng nhân dân tệ lên giá và kinh tế Việt Nam

Nhật Bản
08:42 SA @ Thứ Ba - 06 Tháng Bảy, 2010

Ngày 19-6 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tuyên bố sẽ áp dụng chính sách linh hoạt đối với tỷ giá đồng nhân dân tệ (RMB), tức là chấm dứt chính sách buộc RMB vào đồng đô la Mỹ (USD) với một tỷ giá hầu như cố định.

Sẽ lên giá từ từ nhưng liên tục

Chính sách lần này thật ra chỉ là sự vận dụng mềm dẻo hơn chính sách đã áp dụng từ tháng 7-2005 đến tháng 7-2008. Từ khoảng năm 2003, trước tình hình nhập siêu ngày càng tăng, Mỹ đã phê phán chính sách tỷ giá của Trung Quốc.

Để đối phó với áp lực này, vào tháng 7-2005, Trung Quốc tăng giá RMB 2% (từ 8,28 lên 8,11 RMB/USD) và cho tỷ giá dao động trong biên độ 0,3%, sau đó tăng lên 0,5%. Từ đó Trung Quốc theo chế độ thả nổi có quản lý đồng RMB, mỗi ngày định tỷ giá chuẩn (bench mark) và chỉ cho dao động trong biên độ 0,5%.

Sau ba năm áp dụng chính sách này, RMB tăng giá thêm khoảng 20% (trung bình mỗi năm độ 6%) và tỷ giá vào tháng 7-2008 là 6,83 RMB/USD. Trước khuynh hướng bất ổn ngày càng mạnh của kinh tế thế giới, Trung Quốc quyết định không cho tỷ giá biến động, giữ cố định ở mức 6,83 RMB/USD. Dĩ nhiên Mỹ phê phán chính sách này và gây áp lực mạnh. Đó là bối cảnh đưa đến quyết định mới của Trung Quốc gần hai tuần trước.

Gọi là chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý nhưng trên thực tế yếu tố “quản lý” mạnh hơn. Mỗi ngày ngân hàng trung ương nước này công bố tỷ giá chuẩn và cho RMB dao động với biên độ 0,5%. Khác với thời kỳ 2005-2008, lần này Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ tham khảo tỷ giá cuối ngày hôm trước để định tỷ giá chuẩn của từng ngày trước khi thị trường ngoại hối mở của. Nếu liên tục lấy tỷ giá cuối ngày hôm trước làm tỷ giá chuẩn cho ngày hôm sau thì, với quy mô xuất siêu của Trung Quốc hiện nay (năm 2009 xuất siêu trong cán cân ngoại thương là 195,6 tỉ đô la, trong cán cân vãng lai là 284,1 tỉ đô la), tỷ giá của RMB sẽ tăng hết biên độ 0,5% và như thế RMB sẽ tăng rất nhanh, lên đến khoảng 3% trong một tuần và trên 10% trong một tháng.

Nhưng chắc chắn Trung Quốc sẽ không để RMB tăng nhiều như vậy. Tuy tuyên bố sẽ tham khảo tỷ giá cuối ngày hôm trước nhưng Ngân hàng Trung ương Trung Quốc vẫn có thể chọn lựa và đưa ra một tỷ giá chuẩn phù hợp với tình hình kinh tế và với khả năng và tốc độ điều chỉnh các chính sách kinh tế khác.

Trước áp lực của Mỹ và thế giới, Trung Quốc không thể không cho tăng tỷ giá RMB, nhưng tăng với tốc độ như thế nào? Yếu tố lớn nhất để Trung Quốc quyết định tốc độ tăng tỷ giá là khả năng thích ứng của doanh nghiệp xuất khẩu. Trước khi đưa ra quyết định về chính sách tỷ giá lần này, Trung Quốc đã cho điều tra tình hình doanh nghiệp xuất khẩu và kết quả cho thấy nếu mỗi năm tỷ giá tăng 3-4% thì hầu như không có ảnh hưởng.

Theo Tiến sĩ C. H. Kwan, chuyên gia hàng đầu về kinh tế Trung Quốc, tác giả cuốn sách China as Number One mà tôi có dịp nhắc đến trong bài viết trước (TBKTSG số ngày 31-12-2009), trong những năm tới, RMB có lẽ sẽ tăng mỗi năm 5-6%. Nói chung, RMB sẽ không tăng đột biến như trường hợp đồng yen của Nhật vào đầu thập niên 1970 và giữa thập niên 1980 nhưng tăng từ từ và liên tục trong nhiều năm tới.

Ảnh hưởng đối với Việt Nam?

Khuynh hướng này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Đây là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sâu. Trước mắt tôi có vài suy nghĩ sơ bộ như sau:

Thứ nhất, trong ngắn và trung hạn, nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc sẽ giảm khả năng cạnh tranh, xuất khẩu sẽ chững lại. Thêm vào đó, tiền lương ở Trung Quốc đang tăng và có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nên những ngành có hàm lượng lao động cao sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, sức mua trong thị trường nội địa và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này có được phát huy hay không còn tùy thuộc năng lực sản xuất và khả năng cải tiến năng suất của Việt Nam.

Các doanh nghiệp Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, sẽ đối phó với khuynh hướng tiền lương tăng và đồng RMB tăng giá bằng nỗ lực tăng năng suất. Do đó, Việt Nam cũng phải có nỗ lực tương đương mới tận dụng được cơ hội mới. Hiện nay, tình trạng thiếu điện, thiếu lao động quản lý trung gian, thiếu chuyên viên kỹ thuật và sự yếu kém về hạ tầng giao thông đang là trở ngại làm giảm khả năng sản xuất hàng công nghiệp tại Việt Nam. Nếu tình hình này không được cải thiện ngay thì những thay đổi ở thị trường Trung Quốc ít có tác động tích cực đến Việt Nam.

Thứ hai, do sức mua của RMB tăng, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng. Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn sang Việt Nam. Cần phân tích sâu hơn hiện tượng này. Nếu đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn trong các lãnh vực công nghệ thấp, hoặc tập trung trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và trong những ngành ảnh hưởng đến môi trường thì đó không phải là hiện tượng đáng hoan nghênh. Việt Nam cần quan tâm hơn đến dòng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy.

Thứ ba, những doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốc, đặc biệt doanh nghiệp của Nhật và Đài Loan có thể sẽ chuyển dịch nhiều nhà máy sang các nước khác để đối phó với khuynh hướng mới về tỷ giá và tiền lương ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong rất nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong các ngành liên quan đến các loại máy móc như xe hơi, máy móc phục vụ dịch vụ văn phòng (máy in, máy tính...), do họ đã hình thành mạng lưới cung cấp tại các cụm công nghiệp ở vùng Hoa Nam, việc di dời nhà máy sang Việt Nam hay các nước khác không phải là sự chọn lựa dễ dàng.

Trong dịp đi khảo sát ở Quảng Châu vào tháng 3 năm nay (lúc đó tiền lương ở Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh), tôi gặp nhiều giám đốc doanh nghiệp có vốn của Nhật cho rằng dù tiền lương tăng họ vẫn bám trụ tại Trung Quốc bằng cách thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động. Do đó, rất có khả năng chỉ có những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng (supply chain) của các ngành máy móc mới được chuyển sang Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng không phải là khuynh hướng tốt đối với Việt Nam.

Thứ tư, sức mua của RMB tăng nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Dĩ nhiên hiện tượng này sẽ giúp các ngành dịch vụ du lịch phát triển. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc chuyển thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam nên trong thời gian tới số người này sẽ nhiều hơn và việc quản lý sẽ gặp khó khăn. Việt Nam cần lường trước khả năng này để có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.

Tóm lại, RMB tăng giá sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tùy theo chính sách, nỗ lực của Việt Nam mà ảnh hưởng ấy sẽ diễn tiến theo hướng thuận lợi hay bất lợi.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    19/03/2018Nguyễn Hải HoànhVì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy...
  • Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

    03/05/201620 năm sau khi viết cuốn "Lương tâm của một sát thủ kinh tế", John Perkins - một cựu sát thủ kinh tế (EHM) - đã phải chứng kiến những sự kiện kinh hoàng trên thế giới. Bản thân tác giả đã có lúc bị níu chân bởi "những lời đe dọa hay những khoản đút lót"...
  • Sống chủ động trong thông tin toàn cầu

    22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới và những nhiệm vụ của năm 2009

    09/01/2009Nguyễn Trần BạtTrong thời đại đã toàn cầu hoá ngày nay, không quốc gia nào có quyền nói về những hiện tượng phát triển của mình mà không quan tâm, không phân tích hiện tượng tương đương của thế giới. Phải nói rằng, cho đến phút này, giới học giả và chính phủ trên thế giới chưa hình dung được đầy đủ cơ cấu của hiện tượng khủng hoảng kinh tế...
  • Ngân hàng Northern Rock

    26/09/2008Anh mới đây thông báo sẽ quốc hữu hóa ngân hàng đang lâm vào khủng hoảng Northern Rock, sau khi Bộ Tài chính nước này cầu cứu các tập đoàn tài chính lớn, mà không nơi nào dám mạo hiểm chi tiền trong bối cảnh những bất ổn trên thị trường tín dụng thế giới ngày một lan rộng.
  • Kinh tế học siêu vĩ mô

    28/08/2008Nguyễn Bình Giang, Tống Quốc ĐạtTrong thời đại của mình, Lênin đã chỉ ra sự câu kết giữa tư bản công nghiệp và tư bản tài chính với sự tập trung cao độ, thành các đầu sỏ tài chính. Lênin đã nhận xét rằng chỉ có ba, năm nhóm tư bản tài chính khống chế, thống trị toàn bộ nền kinh tế của một nước. Vậy trong thời đại ngày nay sự câu kết của tư bản đó có hình thái mới như thế nào? Các nhà tư bản đã có những mối liên kết chặt chẽ hơn hay lỏng lẻo đi?
  • Vượt qua khủng hoảng tài chính & suy thoái kinh tế

    25/06/2008Linh VũLàm thế nào để vượt qua khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, như đã từng xảy ra ở các nước Châu Á thời điểm 1997-1999 và hiện đang xảy ra tại Mỹ? Trong phạm vi bài báo này người viết sẽ điểm qua bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc vượt qua khủng hoảng và suy thoái trên con đường phục hồi kinh tế...
  • Sự phát triển đuổi kịp các nước tiên tiến

    20/06/2008Nguyễn Bình GiangMơ hồ về tính chất khốc liệt và tàn bạo của cuộc chiến tranh kinh tế sẽ phải trả một giá rất đắt, trong đó phải kể đến các cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội, sự mất mát các tài sản quốc gia, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp trong đất nước, và quan trọng hơn là mất quyền điều hành kinh tế siêu vĩ mô của nước đó...
  • Việt Nam hội nhập quốc tế

    19/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrả lời phỏng vấn của các phóng viên Hãng Strategic Media (SM) do bà Toni De Chang và ông Nikitas Papadopoulos thực hiện tại Hà Nội ngày 15/6/2005 cho chuyên đề “ Vietnam Going Global" của tạp chí Foreign Affairs (Hoa Kỳ)...
  • Sự lớn mạnh của các lực lượng đa quốc gia

    15/04/2007Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupTrong những trào lưu và xu thế mới, một trong những xu thế nổi bật nhất có lẽ là sự lên ngôi của các lực lượng đa quốc gia trên vũ đài quốc tế...
  • Thị trường cổ phiếu OTC: Lời lắm lỗ nhiều...

    13/03/2007Yến TrangThị trường cổ phiếu OTC (cổ phiếu chưa niêm yết) đang sốt từng ngày chẳng thua gì cổ phiếu niêm yết. Do chưa được kiểm soát chặt chẽ nên thị trường này đang có những diễn biến khó lường...
  • Rủi ro... cũng có định luật

    30/03/2006Nhật AnhKhi suy ngẫm sự thành công hay thất bại của một số nhà kinh doanh tên tuổi, lịch sử thương mại dường như thu hẹp định luật Murphy: "Nếu trong kinh doanh nghiêm túc có cách làm nguy hiểm, người ta sẽ làm theo cách đó"...
  • Đừng quên lợi thế kinh doanh

    01/12/2005Lê Văn HàTập đoàn loại hàng đầu thế giới về công nghệ thực phẩm tới Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài vào lĩnh vực sản xuất men vi sinh thực phẩm cao cấp. Một trong những điểm được ưu tiên trong chiến lược đầu tư của họ là "phải tìm cho được đối tác có kinh nghiệm, có uy tín và hiểu biết tốt về thị trường Việt Nam".
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Nền kinh tế eBay

    11/10/2005Khi bà Margeret C.Whitman, Giám đốc điều hành, tuyên bố "Ebay là một nền kinh tế tự điều chỉnh và năng động” thì ai cũng phải đồng ý. Tại sao vậy? Sao có thể coi một "chợ trời" trên mạng là một "nền kinh tế"?
  • Những con số biết nói

    23/09/2005Nguyễn Xuân HãnĐầu tư tăng chất lượng GD tăng? Số lượng HS-SV năm 1998 là 21,1 triệu em, đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục là 13,7% tương ứng là 11.754 tỷ đồng (ĐVN), đến 2004 là 22,7 triệu em (tăng 1,6 triệu em), song đầu tư của riêng Nhà nước cho giáo dục đã tăng 17,1% tương ứng là 34.400 tỷ ĐVN (tăng 3 lần)...
  • Xung quanh vấn đề giảm giá sách và tỷ lệ phát hành

    24/12/2003Thu Hồng“Suốt 5 năm tôi làm việc ở Bộ Văn hóa - Thông tin, chưa bao giờ “ông xuất bản”, “ông in” và “ông phát hành” ngồi lại với nhau như hôm nay. Trước hết chúng ta phải hiểu nhau đã và hãy nói với nhau tất cả để giá sách đến tay bạn đọc trong năm 2004 phải giảm” - đó là lời “kêu gọi” của Chủ tịch Hiệp hội Xuất bản Phan Khắc Hải tại hội thảo về “Giải pháp giảm giá sách và tỷ lệ phát hành” do Cục Xuất bản tổ chức....
  • xem toàn bộ