Tại sao giáo dục Singapore tạo ra được những đứa trẻ thông minh nhất thế giới?

06:49 CH @ Thứ Sáu - 16 Tháng Mười, 2015

Thành công trong giáo dục đã giúp Singapore trở thành một nền kinh tế thịnh vượng và con đường đất nước này xây dựng cho hệ thống giáo dục có thể trở thành những bài học quý cho cả thế giới...

Marc Tucker, Chủ tịch trung tâm giáo dục và kinh tế quốc gia Mỹ, cho biết: “Singapore từng là một cảng lớn của nước Anh trước Thế chiến thứ II. Khi người Anh rút quân và đóng cửa căn cứ của mình, Singapore cũng bị rơi vào tình cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cho đến nay, Singapore đang trở thành một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất trên toàn thế giới. Họ đạt được phần nhiều là do giáo dục và đào tạo ”.

Nếu quá trình đi lên ngoạn mục của Singapore gây dựng từ giáo dục thì bí quyết của hệ thống giáo dục chính là chất lượng đội ngũ giáo viên. Ông Tucker giải thích: “Giáo viên của họ được tuyển chọn từ những học sinh xuất sắc nhất tại trường trung học”.


Sáng tạo với kiến thức

Trong những năm hậu chiến, nhân công nước này rẻ, tay nghề thấp và những lý do đó đủ cho hệ thống giáo dục xây dựng mục tiêu xóa mù chữ.

Đến những năm 1970, nhu cầu của nền kinh tế thay đổi. Nó nhanh chóng chuyển hướng tới công nghệ cao, yêu cầu các công việc văn phòng và hệ thống giáo dục cần theo kịp. Ngay sau đó, mục tiêu được đặt ra là có được nền giáo dục đẳng cấp thế giới cho mọi học sinh và điều đó có nghĩa rằng sẽ chuyển từ việc học vẹt sang việc khuyến khích sáng tạo.

Andreas Schleicher, giám đốc giáo dục của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD nói: “Họ có một hệ thống chuyên sâu với một phương án duy nhất chính là mở rộng hệ thống giáo dục nhanh chóng. Nhưng khi đạt được điều này, họ tiếp tục là những người đầu tiên nghĩ về những gì trẻ em sẽ cần để thành công trong nền kinh tế tương lai. Một điều rõ ràng với họ rằng kinh tế thế giới không còn là phần thưởng cho mọi người vì những gì họ biết. Google biết tất cả mọi thứ. Kinh tế thế giới trao thưởng cho mọi người vì những gì họ có thể làm với vốn kiến thức đó. Việc tập trung vào ứng dụng và sử dụng kiến thức linh hoạt là một trong những thế mạnh ở Singapore”.

Điều quan trong trong việc giáo dục chính là quan tâm giáo dục trẻ em từ khi còn nhỏ, trước khi bước vào bậc tiểu học.

Diana Ong, Hiệu trưởng trường mầm non Pat's Schoolhouse Sembawang Country Club, phía bắc Singapore cho biết: “Với tư cách là những nhà giáo dục mầm non, chúng tôi tạo ra nền tảng cơ bản. Tôi cho rằng việc giáo dục trẻ từ những năm đầu đời rất quan trọng. Sự tự tin của con bạn sẽ giúp chúng có những năm tháng tiểu học tốt đẹp. Bạn không chỉ muốn con bạn thông minh, bạn còn muốn chúng kiên cường”.

Ông Schleicher cho rằng một phần văn hóa của nhiều nước châu Á chính là việc các bậc phụ huynh coi giáo dục trẻ con là một ưu tiên.

Ông nói: “Nó bắt nguồn từ sự đầu tư, những ưu tiên mà họ dành cho giáo dục. Ở nhiều quốc gia, cha mẹ, ông bà sẽ dành những tài sản cuối cùng của bản thân để cho con cái học được học hành. Đó chính là vấn đề về sự ưu tiên. Bạn có thể nhìn thấy trong các chính sách công, giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Đó là tương lai của bạn”.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ CNN, một kênh truyền hình nổi tiếng của Mỹ, thuộc sở hữu tập đoàn Time Warner. CNN là một trong những kênh thông tin uy tín nhất thế giới.

Nguồn:Infonet
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Năng suất lao động Việt Nam chỉ bằng 1/10 Singapore

    08/07/2019Tây GiangSáng ngày 23.6, bộ Lao động - thương binh và xã hội cùng với Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã công bố báo cáo xu hướng lao động và xã hội năm 2009 và 2010.
  • Lá thư hè Singapore

    19/03/2016Nguyễn Xuân XanhSingapore không mất đi vẻ thu hút mãnh liệt đối với tôi. Tôi xin ghi lại vài ấn tượng và suy nghĩ hời hợt gửi đến Anh Chị, và cũng như từ góc độ Singapore tìm hiểu xem tại sao Trung Quốc như thế mà Việt Nam không như thế...
  • 45 năm Singapore và ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Danh ĐứcNgày 9-8-2010, người dân đảo quốc sư tử sẽ kỷ niệm 45 năm ngày thành lập đất nước, gắn liền với tên tuổi nhà lãnh đạo Lý Quang Diệu. “Con tàu” Singapore trong tay thuyền trưởng họ Lý đã vượt sóng đại dương như thế nào suốt 45 năm qua?
  • 10 bài học rút ra từ một Singapore thành công của ông Lý Quang Diệu

    10/08/2015Phúc DuyHôm 29.3.2015, Singapore tổ chức lễ truy điệu ông Lý Quang Diệu, cựu thủ tướng đầu tiên của Singapore, từ trần vào ngày 23.3 ở tuổi 91. Ông là người đã đưa Singapore đạt được thành công đáng kể trong việc chuyển mình từ một nước thế giới thứ ba trở thành một nước thế giới thứ nhất và các quốc gia có thể rút ra nhiều bài học từ sự thành công này...
  • Singapore - xây dựng chế độ học tập suốt đời

    26/10/2013Trong lễ khai trương Trung tâm phát triển kỹ năng của Singapore ngày 11-2-1999, Thủ tướng Singapore ông Goh Chok Tong đã tuyên bố: "Singapore sẽ lập ra chế độ học tập suốt đời trong nhân dân cả nước". Ông nói: dưới chế độ học tập suốt đời - còn được gọi là trường học suốt đời (School of Lifelong Learning), mọi công nhân viên chức, người lao động sẽ nhận được các nguồn thông tin liên quan đến việc tham gia học tập, huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp, ...
  • Cảm nhận về nền giáo dục đại học của Singapore

    17/09/2012ThS. Hoàng Thái HàChúng tôi thật sự ngạc nhiên với các bạn sinh viên của họ mới học năm thứ 2 thôi mà các bạn đã rành rọt quy chế về đào tạo khi họ trả lời thắc mắc của đoàn công tác, vì sao họ lại rành quy chế đào tạo? Tìm hiểu kỹ hơn chúng tôi được biết việc tổ chức công tác cố vấn học tập của NUS rất quy củ, ngoài các giáo sư cố vấn học tập chính, mỗi sinh viên năm cuối được làm cố vấn học tập cho một hoặc hai nhóm (khoảng 5-6 sinh viên) khóa sau…
  • Singapore thu hút hiền tài

    22/10/2005Nguyễn Minh VũChưa bao giờ cạnh tranh thu hút nhân tài lại gay gắt như hiện nay, trong đó Singapore được nhìn nhận là nước có sách lược thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất. Việt Nam cũng không thể không nghĩ đến vấn đề “lưu thông chất xám”.
  • Singapore muốn trở thành New York của châu Á

    10/02/2003Singapore, quốc đảo xinh đẹp và nhỏ bé của Đông Nam Á đang có kế hoạch vươn mình trở thành một trong những thành phố năng động ngang tầm với London, New York và San Francisco.
  • xem toàn bộ