Hirohito - vị Thiên hoàng đam mê nghiên cứu khoa học

01:31 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Sáu, 2021

Có lẽ ít ai biết rằng Thiên hoàng Showa, tên huý là Hirohito (sinh năm 1901, trị vì từ năm 1926 cho tới khi băng hà vào năm 1989) không chỉ là Hoàng đế của Nhật Bản mà còn là một nhà sinh học biển.

Bên cạnh việc làm vua của xứ mặt trời mọc thì ông còn nghiên cứu sinh học biển và viết sách về sinh học hải dương. Ông chủ yếu nghiên cứu về Hydrozoa, một lớp động vật không xương sống có họ hàng với sứa và san hô. Khi xuất bản các công trình nghiên cứu, ông dùng tên huý (tên thật) của mình là Hirohito (裕仁). Hoàng cung Nhật Bản có hẳn một phòng thí nghiệm cho nhà vua nghiên cứu khoa học.

Hirohito cũng là Thiên hoàng trị vì lâu nhất trong số 126 vị Thiên hoàng đã và đang trị vì. Khi trị vì, Thiên hoàng Hirohito lấy niên hiệu Showa (昭和, Chiêu Hoà), rút từ sách Thượng thư, phần Nghiêu điển: “Bách tính Chiêu minh, hiệp Hoà vạn bang” (百姓昭明,協和萬邦) nghĩa là “Trăm họ được soi sáng, hoà hợp với muôn nước”. Khi phụ hoàng là Thiên hoàng Taisho (huý là Yoshihito) còn tại vị, Hirohito từng làm Nhiếp chính do cha ông bị nhiều bệnh về thần kinh. Năm 1945, ông tuyên bố Nhật Bản đầu hàng quân Đồng Minh sau khi thua trận trong Thế chiến II.

Sau cuộc chiến, vị nguyên thủ Nhật Bản đóng vai trò là biểu tượng của đất nước và sự đoàn kết của dân tộc ông, cũng như là vai trò lễ nghi, cùng công việc nghiên cứu khoa học hăng say, tỉ mỉ. Vị Thiên hoàng này cũng tích cực đi thăm thú khắp nơi trong nước để khảo sát công cuộc tái thiết đất nước mặt trời mọc thời hậu chiến và được nhân dân Nhật kính nể.

Công cuộc tái thiết này đã đưa Nhật phát triển thần kỳ về khoa học kỹ thuật và kinh tế, trở thành một trong các cường quốc của thế giới khiến các nước kinh ngạc. Báo chí được phép chụp hình nhà vua, và họ đã mô tả ông là một vị quân chủ gần gũi, nồng ấm và yêu thích cuộc sống giản dị đời thường. Hirohito cũng là Thiên hoàng đầu tiên của Nhật đi công du nước ngoài, góp phần cải thiện hình ảnh của Nhật Bản đối với thế giới.

Tư liệu: Getty Image/Asahi Shimbun, Pinterest, Britanica Encycopedia, World Hydrozoa Database, marinespecies

Thiên hoàng Showa có 7 người con, trong đó có 2 trai là Thượng hoàng Akihito và Thân vương Masahito (cũng là một nhà khoa học nghiên cứu ung thư), và 5 con gái là các cựu Nội thân vương Shigeko, Sachiko (chết yểu khi mới được vài tháng tuổi), Atsuko và Takako. Từ năm 1947, theo luật mới, các Hoàng nữ sau khi lấy chồng phải rời khỏi Hoàng gia và trở thành thường dân. (Nội thân vương/Naishinno 內親王 là tước vị cho con gái và cháu gái nội của Thiên hoàng, có từ thời Nara (710 - 794), tương tự chắt và chút nữ của Thiên hoàng mà ông nội, ông cố của họ là Thân vương thì sẽ là Nữ vương/Joo 女王).

Sau khi qua đời, thuỵ hiệu (tên được đặt sau khi mất) của Thiên hoàng Hirohito được đặt theo niên hiệu Showa của ông, và từ đó người Nhật sẽ gọi ông là Thiên hoàng Showa (昭和天皇, Showa Tenno, tức Thiên hoàng Chiêu Hoà). Trước khi lên ngôi, ông được gọi theo phong hiệu của mình là Michi-no-miya (迪宮), khi đang trị vì thì ông được gọi là Kim thượng Thiên hoàng (今上天皇, Kinjo Tenno, tức đương kim Thiên hoàng) hay Thiên hoàng bệ hạ (天皇陛下, Tennō Heika), trong khi nước ngoài vẫn có thể gọi ông là Hirohito. Người hiện được gọi là Kim thượng Thiên hoàng là cháu nội ông, đương kim Thiên hoàng Naruhito với niên hiệu Reiwa (令和, Lệnh Hoà).

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đối thoại với thiền sư Thích Nhất Hạnh về hạnh phúc

    08/12/2014Buổi trực tuyến giữa nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (tổng biên tập VietNamNet) với thiền sư Thích Nhất Hạnh trong chiều 4.5.2008 diễn ra với nhiều nội dung thú vị. Nhưng điều đọng lại lớn lao nhất, ấn tượng nhất trong người nghe là sự lý giải, gợi mở của thiền sư về hai chữ HẠNH PHÚC của con người...
  • John Dewey - Nhà giáo dục, nhà triết học thực dụng Mỹ

    19/03/2019Thân Thị HạnhTheo J.Dewey, do giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài. Cũng do vậy, không thể có một thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người. Người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học, chứ không phải của người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học là trung tâm. Nói cách khác, giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc
  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • E.Husserl (1859 – 1938) – Nhà hiện tượng học

    12/05/2018Nguyễn Thị Mai HoaKmund Gustav Albrecht Husserl (1859 - 1938) là triết gia người Đức gốc Do Thái, người sáng lập hiện tượng học. Sinh ra ở một thị trấn nhỏ thuộc vùng Moravia của đế quốc Áo - Hung, ngay từ nhỏ, Husserl đã say mê nghiên cứu toán học và khoa học.
  • Nguyễn Văn Vĩnh, một nhà xã hội học*)

    27/12/2017Vương Trí NhànĐứng về mặt khoa học nhân văn mà xét, có thể gọi ông Vĩnh là một nhà xã hội học, với một bút pháp không mang chất hàn lâm mà lại rất phổ cập, của một nhà báo đạt trình độ quốc tế...
  • Chúng ta có thể học gì từ người Nhật?

    17/10/2017Nguyễn Trần BạtTrong bối cảnh hiện nay, kinh tế thế giới khủng hoảng, đất nước gặp nhiều khó khăn, chúng ta buộc phải có những thay đổi căn bản và quyết liệt. Nhìn nhận lại những bài học từ Nhật Bản là một việc giúp chúng ta có cái nhìn thực tiễn để bắt đầu cho sự đổi mới sâu sắc, toàn diện...
  • Người Nhật học thế nào?

    20/07/2017Môn Nghiên cứu xã hội (Social Studies tức Đức Dục theo cách gọi hồi xưa) ở Nhật là môn quan trọng thứ 2 chỉ sau môn “Tiếng Nhật”, đứng trên mọi môn khác còn lại như toán lý hóa sinh kinh tế học….và có thời lượng dạy và học rất nhiều...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Nhật Bản mở cuộc duy tân

    07/03/2016Đào Trinh NhấtTừ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, nào là chính trị giáo dục, nào là văn hóa võ bị, nào là công thương, lý tài, nào là cơ khí nghệ thuật, cho đến những chuyện y phục tầm thường, tập quán lặt vặt, chẳng sót một vấn đề nào hay một phương diện nào mà không hóa xưa ra nay, đổi cũ ra mới...
  • Nhật Bản đầu hàng không điều kiện năm 1945

    12/02/2016Bùi Minh10 h đêm ngày 9 tháng 8 năm 1945. Tất cả các bộ trưởng mặc đại lễ cùng với Thủ tướng Suzuki vào Hoàng cung. Cùng giờ này, Nhật hoàng Hirohito mời đủ mặt các nhân vật cao cấp trong nước tới hầm núp của Nhà vua...
  • Nhật Bản duy tân 30 năm: Gương cũ nên soi

    06/08/2015Bạch DươngPhía sau vai trò của Thiên hoàng có hay không những căn nguyên, những đóng góp của các nhân vật khác? Và tại sao trong rất nhiều quốc gia khu vực có chung hoàn cảnh lịch sử, điều kiện xã hội như Nhật Bản lại không có được bước phát triển thần kỳ đó? Thật bất ngờ là lời đáp cho các câu hỏi khiến giới nghiên cứu hiện nay vẫn còn đang trăn trở lại đã được giải đáp một cách đầy đủ và chính xác từ cách đây 80 năm bởi công trình tầm vóc của nhà khảo cứu lịch sử Đào Trinh Nhất, cuốn sách “Nước Nhật Bổn 30 năm duy tân”...
  • Các nhà khoa học nổi tiếng nói gì về vai trò của tâm linh trong khoa học?

    29/06/2015Tara MacIsaac, Epoch TimesMột số người có thể coi khoa học và tâm linh là hai phạm trù không thể đồng thời tồn tại, nhưng một số nhà khoa học vĩ đại nhất thời hiện đại đã nhìn nhận chúng là hai thứ không thể tách rời.
  • Về sự "khách quan khoa học trong phê phán phản biện" của Hà Yên

    28/11/2014Đỗ Kiên CườngTrên chungta.com ngày 12/11/2014 có bài viết “Khách quan khoa học trong phê phán phản biện” của tác giả Hà Yên nhằm bênh vực cho Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) của tiến sĩ Vũ Thế Khanh, một minh họa điển hình cho sự ngụy khoa học trong nghiên cứu ngoại cảm và các hiện tượng dị thường tại Việt Nam.. tôi xin phép được trao đổi với Hà Yên để xem sự “khách quan khoa học” của tác giả này là như thế nào.
  • Cảm nhận Nhật Bản

    01/07/2014Nguyễn Tất ThịnhDù đã học tập sinh sống nhiều năm, đi lại vài lần tại Nhật Bản, nhưng mỗi lần thêm cảm nhận hơn về đất nước con người Nhật….Đến chỗ hay, gặp người hay, trao đổi việc hay…luôn là một điều quý giá : kiểm chứng lại mình, thêm những giá trị mới, hình dung tỏ tường cách đi đến tương lai …
  • Cuộc Duy Tân Minh Trị lần thứ hai của nước Nhật

    19/09/2013Nguyễn Hải HoànhCuộc “Duy Tân lần thứ hai” đầu thế kỷ XXI hoàn toàn do giới tinh anh Nhật Bản chủ động đề xuất tiến hành, xuất phát từ chỗ họ nhận thức được một nguy cơ mới đang đe dọa sự tồn tại của nước Nhật. Đó là cuộc khủng hoảng dân số, và nguy cơ ấy chỉ có thể giải quyết được bằng cách mở rộng cửa nhận thật nhiều dân nhập cư từ khắp thế giới...
  • Vai trò nghiên cứu khoa học phục vụ xã hội trong các trường đại học

    18/06/2007Bạch Ngọc DưTrong những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm đến phát triển GD&ĐT, khoa học & công nghệ, coi GD&ĐT, KH&CN là quốc sách hàng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành TW khóa VIII đã khẳng định: “Các trường Đại học phải là các Trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống”.
  • xem toàn bộ