Hội nhập ngược về văn hóa

09:26 CH @ Thứ Ba - 25 Tháng Tám, 2009

Với tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh.

Cạnh tranh và xung đột

Động lực nào giúp xã hội phát triển? Dĩ nhiên là cạnh tranh. Nhưng cạnh tranh cũng có nhiều kiểu: lành mạnh, không lành mạnh. Cạnh tranh thái quá sẽ dẫn đến xung đột. Và với tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, bức tranh cạnh tranh toàn cầu đang dần đổi sắc. Sự đua tranh để giành được vị trí ấm áp dưới ánh mặt trời trên Trái đất giờ đã vượt xa ra ngoài biên giới một quốc gia. Đó không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia: EU, Mỹ, Nhật, ASEAN hay giữa các khu vực Âu, Á, Mỹ... mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh. Người đầu tiên đề xuất ý tưởng và cảnh báo về sự xung đột giữa các nền văn minh là nhà sử học nổi tiếng người Anh Arnold Toynbee vào giữa thế kỷ XX. A.Toynbee đã thống kê trong lịch sử nhân loại từ trước tới nay có cả thảy 47 nền văn minh. Và theo ông hiện đang có 5 nền văn minh “sống sót”, là: văn minh Cơ đốc giáo (phương Tây); văn minh Chính thống giáo; văn minh Hồi giáo; văn minh Ấn Độ giáo và văn minh Phật giáo. Bẵng đi một thời gian dài, phải đến tận đầu thập niên 1990, vấn đề xung đột giữa các nền văn minh mới được các nhà nghiên cứu nhìn nhận lại một cách nghiêm túc. Năm 1993, S. Huntington, khi đó là Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã công bố bài báo nổi tiếng: Sự va chạm của các nền văn minh?. Tuy nhiên, ngay tiêu đề cho thấy tác giả vẫn có phần hoài nghi: Liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không?

Năm 1996, Huntington tiếp tục phát triển dự báo của mình thành cuốn sách Sự va chạm của các nền văn minh và việc thiết lập lại trật tự thế giới. Lần này thì ông khẳng định chắc chắn sự đụng độ khó tránh khỏi của các nền văn minh trong tương lai không xa. Dựa trên những phân tích xác thực, Huntington đã làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân lực lượng giữa các nền văn minh, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới đang được thiết lập lại trên nền tảng văn hóa. Đây là một kết luận quan trọng. Bởi nó cho ta thấy nguồn gốc sâu xa của các xung đột trên thế giới sẽ không phải là hệ tư tưởng, là kinh tế nữa, mà chính là văn hóa, hay nói chính xác hơn, là sự khác biệt giữa các nền văn hóa. Theo Huntington, trong thế kỷ XXI, sự xung đột giữa các nền văn hóa sẽ là nhân tố chủ đạo quyết định thể chế nền chính trị thế giới. Sự va chạm này sẽ phát triển theo 2 cấp độ: vi mô và vĩ mô. Ở cấp vi mô, những nhóm người sống dọc theo các tuyến đứt gãy giữa các nền văn minh sẽ tiến hành đấu tranh, thường là có đổ máu, để giành giật đất đai và quyền lực đối với nhau. Ở cấp vĩ mô, các nước thuộc các nền văn minh khác nhau sẽ cạnh tranh giành ảnh hưởng trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, quyền kiểm soát các tổ chức quốc tế và các nước thứ ba, cố gắng khẳng định, buộc người khác phải chấp nhận hoặc tuân theo các giá trị văn hóa và tôn giáo của mình.

Ai hòa tan ai?

Rõ ràng cạnh tranh về văn hóa sẽ là yếu tố sống còn trong tiến trình hội nhập. Giờ thì ta hiểu vì sao nhiều người lo ngại về năng lực cạnh tranh của Việt Nam khi vào sâu hơn trong sân chơi toàn cầu. Làm thế nào để hòa nhập chứ không hòa tan? Tuy nhiên, xin các bạn đừng lo, văn hóa của chúng ta cũng không dễ dàng bị hòa tan, đặc biệt là văn hóa kinh doanh.

Ghé Đại siêu thị Metro tại Hà Nội, hồi đầu, tôi đã giật mình vì cứ mỗi lần đẩy xe hàng ra cửa, lại được hai cô bảo vệ ra tay “săn sóc”. Cô thứ nhất kiểm tra thực hàng với hóa đơn xem có lấy thừa thứ gì không. Cô thứ hai ước lượng số hàng để phát túi nylon sao cho không thừa không thiếu. Nhưng như thế vẫn chưa là gì. Cái tôi tình cờ được chứng kiến mới đây, cũng tại Metro, mới thực sự gây “sốc”. Đó là lúc một anh nhân viên của siêu thị có việc phải ra ngoài qua cửa thanh toán đã phải dừng lại, dang tay dang chân cho hai cô gái bảo vệ kiểm tra người, y như khi người ta kiểm tra vũ khí trước khi lên máy bay. Dẫu biết đây là những biện pháp bất đắc dĩ, chắc phải thế nào người ta mới mạnh tay như vậy, nhưng thật khó tin khi nó đang được một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong làng bán buôn thế giới áp dụng, mà không ở đâu xa, lại chính ngay tại Thủ đô nghìn năm văn hiến của ta. Nếu không tin, bạn có thể dạo khắp mấy nghìn cửa hàng của METRO Cash & Carry ở khắp 26 nước trên thế giới, chắc bạn cũng khó tìm thấy cảnh thứ hai. Cho nên xin đừng vội vàng lo ngại: Chưa biết ai hòa tan ai trong môi trường hội nhập phức hợp hôm nay.

Thế mới thấy cạnh tranh về văn hóa không đơn giản. Những tưởng các đại gia nước ngoài vào ta mang theo tầm văn hóa kinh doanh mới, ai dè chính họ đang bị văn hóa kinh doanh Việt nhấn chìm. Những tưởng vào Việt Nam họ sẽ đưa giày cho chúng ta thử, ai dè chính họ đang cố sức gọt chân mình cho vừa giày của ta. Cho nên ai thắng ai? Ai hòa tan ai? là những câu hỏi không hề đơn giản. Nhưng chẳng nhẽ chúng ta hội nhập chỉ để đi tìm xem giày của ai chuẩn hơn? Nền văn hóa nào cao cơ hơn? Thực chất cái duy nhất chúng ta cần đó là chất lượng cuộc sống phải ngày một tốt hơn, đặc biệt là đời sống văn hóa.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Muốn hội nhập, phải thoát khỏi văn hoá làng xã

    29/09/2015M. T. ghiViệt Nam là một dân tộc ngàn đời nay sống bằng nghề nông trồng lúa nước, cho nên toàn bộ văn hoá VN, xã hội VN, cái hay cái dở của VN đều từ văn hoá làng xã mà ra...
  • Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa

    21/01/2015Đinh Quang TổnToàn cầu hóa là một xu thế không thể cưỡng lại đối với tất cả các quốc gia. Chủ động để hội nhập là một thái độ tích cực, khôn ngoan. Chủ động hội nhập là khẳng định đường hướng có chiến lược, có chiến thuật, có kế hoạch cho tùng bước đi. Chủ động hội nhập sẽ khai thác được nhiều nhất những thuận lợi, những cơ hội để dân tộc có nhiều lợi ích nhất...
  • Dòng chảy Việt trong “làn sóng" hội nhập

    17/01/2009Ths. Hà Huy TuấnDòng chảy Việt từ trước và cho đến hôm nay vẫn là những đương đầu và thách thức. Năm mới Kỷ Sửu – năm con trâu – trước những thách thức về kinh tế và hội nhập, thương hiệu Việt Nam hy vọng sẽ ngày càng tỏa sáng trên bản đồ kinh tế và văn hóa nhân loại.
  • Truyền thống và hội nhập

    16/01/2009Tô PhánLịch sử luôn có thăng trầm nhưng xu thế là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó hội tụ đủ những giá trị truyền thống tốt đẹp như một sự kế thừa tất yếu di sản, đồng thời thích nghi trong chọn lọc giá trị thời đại...
  • Giao lưu văn hóa trong thời hội nhập

    12/08/2008GS. TS Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa (GLVH) trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi bản lĩnh văn hóa Việt Nam. Bản lĩnh, bản sắc dân tộc là cội rễ của GLVH. Trong mọi hoạt động văn hóa, Đảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại...
  • Văn hóa thời hội nhập: Sắp xếp trong hỗn độn

    25/03/2008Phạm NguyễnTrong lịch sử văn hóa Việt Nam, ít nhất chúng ta đã trải qua hai lần biến đổi lớn về văn hóa xã hội và phải nói rằng hệ quả của nó đã đưa tới những biến đổi tích cực, theo hướng đi lên của dân tộc. Lần một, sự biến đổi ấy đã kéo dài và phát triển trong ngót nghét hai thiên niên kỷ mà ảnh hưởng của nó là văn hóa phương Đông , rõ nét và mạnh mẽ hơn, nhanh chóng hơn trong một bối cảnh toàn cầu hóa...
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • Văn hóa và hội nhập

    24/11/2006Vương Trí NhànVới hội nhập, chúng ta đã tự khác đi bao nhiêu để rồi trong thâm tâm lại biết rằng ngày mai còn khác nữa, tuy rằng cái cốt cách lớn của dân tộc thì chẳng bao giờ suy suyển...
  • Một văn hóa mới cho hội nhập hôm nay

    28/10/2006Nguyên NgọcVăn hóa vốn bao giờ cũng là nền tảng quyết định của xã hội, rõ ràng bây giờ đang cần có một văn hóa khác: một văn hóa cho sự phát triển mạnh mẽ, sâu sắc toàn diện nhất củatừng cá nhân, từng cá nhân không phải chìm trong cộng đồng, mà tự mình thật mạnh, cho cộng đồng, đất nước mạnh...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • xem toàn bộ