Khó và không khó

09:58 CH @ Thứ Bảy - 17 Tháng Sáu, 2006

Giáp ranh không phải cái vô hình mà là cái hữu hình. Ở đô thị giáp ranh giữa các quận các phường, tội phạm và kẻ xấu hay tụ tập vì chính quyền bên này ngóng chính quyền bên kia ra tay – Cái giây phút chần chừ ấy thường là dân cư mất yên ổn.

Còn ở các cơ quan nhà nước thì sao?

Giáp ranh ở cơ quan nhà nước thường là lúc thủ trưởng mới về thay thủ trưởng cũ. Thủ trưởng mới mất thời gian làm quen, thủ trưởng mới học việc. Không thể làm quen, học việc một tháng, hai tháng mà có khi là cả một thời gian dài – Kẽ hở là ở đó.

Cụ thể ư? Tổng thanh tra Nhà nước trả lời chất vấn sáng hôm qua ở Hội trường Ba Đình nói rồi đấy. Ông bảo cái vụ việc ấy xảy ra khi ông mới về một tháng nên nó thế, nó khó cho ông, nó làm ông phân vân...

Và, hậu quả là thế. Và, nhân dân nhìn vào thấy buồn thế.

Có lẽ phải hạn chế cái giáp ranh, cái ranh giới thời gian và địa lý bằng một cách khác – Bằng tư duy chuyên nghiệp. Không hiểu địa bàn thì đừng quản lý. Còn, đã nhận thì ngay phút đầu, giờ đầu theo quyết định bổ nhiệm quy định (các cá nhân được bổ nhiệm chẳng mong chờ phút quyết định có hiệu lực đó sao?) hiệu quả của dấu ấn cá nhân phải có. Phải chịu trách nhiệm trọn vẹn. Phải ra được quyết định chỉ đạo mà không phải phân vân.

Chắc là khó. Nhưng, cũng còn có nhiều người cho là không khó.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Thất phu hữu trách

    16/07/2015Vương Trí NhànĐiều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó... tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông...
  • Công chức thiếu động lực và kỹ năng để làm việc tốt ?

    16/10/2014Theo điều tra của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý, 43% cán bộ công chức và 33% công dân và doanh nghiệp cho rằng công chức không đủ trình độ và khả năng giải quyết công việc...
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Cầu nối bị đứt gãy

    08/06/2006PGS-TS Chu HảoNhững bài học không thể nào quên rút ra từ sự cố cơn bão Chanchu còn phải được tiếp tục phân tích một cách thấu đáo. Bài học trước tiên đương nhiên là về công tác dự báo khí tượng thuỷ văn. Vẫn biết dự báo khí tượng thuỷ văn là một công việc hết sức khó khăn!
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Lòng tự trọng

    18/03/2006Phan Trọng HiềnTrông người, ngẫm ta mà buồn! Nhiều năm qua, ở nước ta xảy ra biết bao vụ tiêu cực “động trời” ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhưng hầu như chỉ mới có một vị bộ trưởng xin từ chức, còn lại đều “bình chân như vại”, xem như chuyện “của ai đó”, không liên quan gì đến mình (!)
  • Người tài bị đố kỵ và không được trọng dụng

    12/02/2006Nguyễn TrungNgười tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí suy thường báo hiệu thời mạt vận sắp đến. Sự "cố thủ" của một số người sẽ triệt tiêu cơ hội cho những người tài - với nghĩa là cả đức và tài - được thể hiện mình trên cương vị chèo lái con thuyền quốc gia.
  • Những yếu kém cần phải thay đổi trong hệ thống

    12/02/2006Nguyễn Trung"Tha hóa và bất cập trong hệ thống chính trị và quản lý nhà nước có nguyên nhân nằm trong hệ thống, khắc phục những yếu kém này nhất thiết phải khắc phục những yếu kém của hệ thống".
  • Trách nhiệm mơ hồ(?!)

    28/12/2005Tô Phán8 vị nguyên là lãnh đạo hoặc là lãnh đạo đương nhiệm ở các cơ quan nhà nước đã giải trình về trách nhiệm trong vụ Nguyễn Đức Chi lừa đảo. Thật trùng hợp, các bản giải trình đều có chung ít nhất 4 điểm cơ bản...
  • Hỏi và trả lời

    28/11/2005Nhà văn Nguyễn Quang ThânNgười dân không biết điều gì thì hỏi, cán bộ biết thì giải thích, giải thích không thông dân lại chất vấn và lại trả lời. Dân tin mới hỏi. Người trả lời thật lòng, không sĩ diện giấu dốt, cũng không thủ đoạn đối phó với dân. Ôi...
  • Để tự phê bình và kiểm điểm không trở thành cái “mốt”

    27/11/2005Hữu KhánhTrên các trang báo hằng ngày, những câu chữ như "trình độ cán bộ bất cập", "quản lý lỏng lẻo", "quy hoạch kém", "thiếu tinh thần trách nhiệm", "tình trạng tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu ngày càng phức tạp, tinh vi", "cấp dưới không nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh cấp trên"... xuất hiện với một tần suất khá cao. Thành khẩn nhận khuyết điểm, sai lầm là biểu hiện thái độ nghiêm túc ý thức trách nhiệm đối với quần chúng...
  • xem toàn bộ