Một góc nhìn khác về bằng cấp

04:15 CH @ Thứ Ba - 22 Tháng Ba, 2016

Trong xã hội hiện nay, có nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi.

Một tình huống, dù không phổ biến lắm nhưng đã xảy ra trong thực tế với hai loại người, có bằng cấp và không có bằng cấp. Khi đứng trước cơ ngơi của công ty nào đó mà cả hai đều muốn đặt chân vào:

- Người có bằng cấp sẽ giải quyết việc này thật đơn giản; đàng hoàng, đĩnh đạc bước vào chưng bằng cấp, học vị, nêu nguyện vọng với người tuyển dụng, rồi đề nghị mức lương tương xứng – Có khi cao đến nỗi làm người trả lương phải đắn đo.

- Người không bằng cấp thừa biết mình khó có thể vượt qua cửa ải này cho nên đã tìm một con đường vòng để lọt vào bên trong Công ty. Bằng cách nào? - Quyết định tìm cách mua đứt cơ ngơi này! Trong hoàn cảnh nghiệt ngã với người này có thể là rào cản, nhưng với người kia có khi lại là một lực đẩy giúp họ bật dậy vươn lên, vượt qua chính bản thân mình!

Một công việc khai thác hết sở trường, một môi trường làm việc đủ để tung hoành khai phá, một mức thù lao cao, ổn định.., luôn là điểm nhắm hấp dẫn đối với nhiều người ... Để chiếm giữ những vị trí sáng giá này, kẻ trước người sau xếp hàng lũ lượt. Cái hàng rồng rắn đó được xếp khít khao đến nỗi người không có bằng cấp khó có thể chen chân.

Khó chen chân thì tìm cách khác vậy. Một số người nổi trội đã quyết định bay lên…, lúc đó sẽ không còn hàng, lối, thứ tự trước sau, ngã ba, ngã tư, đèn xanh đèn đỏ hay barie gì gì cả.

Tận dụng mọi nỗ lực của bản thân, người không bằng cấp quyết đạt bằng được điều mình khao khát – thay vì nhận lương họ phấn đấu trở thành người trả lương! Trong trường hợp này, xã hội thường mở lòng thừa nhận, nhưng không phải là không có người xét nét, quay lưng.

Sự nỗ lực vươn lên của những người không bằng cấp thường rất cay nghiệt, chỉ có những người đồng cảnh ngộ mới thấu cảm. Họ không bị áp lực bởi giờ lên lớp, hạn nộp bài, ngày thi cử vì, 24 giờ trong ngày với họ đều là giờ học tập! Thầy, cô của họ vào ban ngày là những người mà họ tiếp xúc, giao tiếp, là công việc; vào ban đêm là sách vở, tài liệu, máy tính... Họ tận dụng mọi cơ hội để tích lũy thêm kiến thức. Bởi, họ ý thức được rằng: tự học và tự đào tạo sẽ giúp con người ta thích nghi mọi hoàn cảnh và là một trong những con đường ngắn nhất tìm đến sự thành công một cách bền vững.

Và rồi cũng đến ngày hái quả, bằng cấp của họ không phải là tờ giấy chứng nhận tốt nghiệp của những trường danh tiếng nào đó mà chính là những gì họ cống hiến cho xã hội: Những công ty hay tập đoàn do họ làm chủ, những thế hệ kế thừa do họ đào tạo, những công ăn việc làm do họ tạo ra cho nhiều người, những công trình kiến trúc do họ làm chủ đầu tư, những quyển sách chính họ là tác giả, những công trình nghiên cứu cũng chính họ là chủ đề tài. Và…v.v...

Tuy vậy, trong xã hội hiện nay số người tiềm tàng tố chất làm chủ có, nhưng chưa nhiều, vì nhiều lẽ. Trong đó, không thể không đề cập: dù có không ít người trân trọng thành quả của những người tự học, tự đào tạo, có ý chí vươn lên, nhưng môi trường chung của xã hội hiện nay là chưa thật màu mỡ để giúp họ ươm mầm khát vọng. Đành rằng việc học ở trường sẽ giúp con người ta thu nạp kiến thức một cách có hệ thống, bài bản; nhưng, không phải ai ai trong xã hội cũng chọn, hoặc có điều kiện đến trường để học.

Đề khẳng định mình, những người không bằng cấp gần như phải tự bơi trong dòng nước ngược. Vừa bươn chải kiếm sống, vừa tự học, tự đào tạo rất cật lực mới có thể được xã hội thừa nhận. Còn thì trong quá trình loay hoay tìm đường vươn lên, có không ít trường hợp, dù đã tích lũy được kiến thức, đạt được trình độ chuyên môn ngang ngửa hoặc vượt trội hơn người có bằng cấp, nhưng một số người trong họ vẫn chưa được đối xử công bằng.

Sự ưu ái thái quá đối với bằng cấp đã làm không ít người xem con đường thi cử là con đường duy nhất để tiến thân, dẫn đến gian lận trong thi cử, mua bán bằng cấp... Lại có một số người trẻ cho rằng thi rớt là dấu chấm hết của cuộc đời mình, rồi hành xử tiêu cực... Trong khi đó cơ chế sử dụng nhân lực còn nhiều khiếm khuyết là một trong những nguyên nhân dẫn tới hệ quả như hiện nay: nhiều người biết làm việc nhưng không có việc làm, nhiều người được việc làm nhưng không làm được việc.

Để công bằng hơn với những người tự học, tự đào tạo, để khuyến khích ý chí tự học ở mỗi người, xã hội và Nhà nước cần thay đổi tư duy sử dụng nhân lực. Lấy chất lượng bằng cấp, thực tài, đạo đức của mỗi con người làm trọng. Và có lẽ từ nay từng người trong chúng ta nên bắt đầu hình thành một thói quen trong giao tiếp, ứng xử. Thay vì hỏi: “Bạn có bằng cấp gì?” thì hãy hỏi một câu khác thực tế và nhân văn hơn: “Bạn đã và sẽ làm được những gì?”

….Đức Phật có nói “Giáo lý của ta là ngón tay chỉ mặt trăng”. Mặt trăng là chân lý. Ngón tay chỉ cho ta chân lý đó. Cho nên đừng lầm ngón tay là mặt trăng. Chỉ một câu nói này thôi khiến đạo Phật khác hẳn các tôn giáo khác. Lời dạy đó có thể áp dụng cho mọi trường hợp, từ chuyện cao siêu nhất, đến chuyện tự học và tự đào tạo của con người, nhất là những người trẻ vừa thi rớt đại học vừa qua. Thay vì sầu não, tiêu cực hãy một mình tìm đến ngôi chùa nào đó thanh tịnh nhất, nhìn Phật, rồi suy nghiệm: bằng cấp không phải là mặt trăng, chỉ là ngón tay, mà chưa chắc là ngón tay duy nhất. Có thể có ngón tay khác, ngón tay chỉ mặt trăng đang nằm trong lòng của mỗi chúng ta.

Những người trẻ ơi, hoài bão của các bạn chính là mặt trăng đấy.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Một cuốn sách có thể thay đổi cuộc đời bạn

    03/04/2017Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi của báo chí và độc giả trên khắp thế giới về tác phẩm "7 Thói quen để thành đạt" và tác giả Stephen R. Covey...
  • Chân dung người học suốt đời

    14/04/2014Học tập suốt đời trước hết là vấn đề của mỗi cá nhân vì mục tiêu cuối cùng của các chính sách hay chương trình hành động giáo dục dù ở cấp độ quốc gia hay toàn cầu là giúp cho mỗi cá nhân đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ mới để đối phó với những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh xã hội...
  • Nói với thế hệ trẻ

    03/10/2013Tốt nghiệp đại học mới chỉ là cơ sở để mở đầu cuộc đời của người cán bộ nghiên cứu. Có bằng tiến sĩ cũng là bắt đầu con đường nghiên cứu khoa học. Hãy ghi nhớ lời dạy của Bác Hồ: “Học để làm việc, làm người, làm cách mạng. Học để phục vụ nhân dân”...
  • Học làm giàu thời WTO

    30/05/2007Bùi Dũng
    Học làm giàu thời WTO, phác họa con đường đến thành công của doanh nhân Việt đương đại. Cuốn sách chia sẻ cùng bạn đọc những tâm tư, suy nghĩ của các doanh nhân tuy mang tính cá nhân xong phần nào lột tả được bức chân dung các doanh nhân Việt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam “vươn ra biển lớn”...
  • Chọn nghề chính là chọn cho tương lai

    02/05/2007Vân AnhNhiều người thường nghĩ rằng việc tìm hiểu về một ngành nghề, lĩnh vực chỉ cần thiết khi bạn đi phỏng vấn. Tuy nhiên, thực tế cho thấy đây là việc quan trọng hơn nhiều và càng làm việc này sớm, bạn sẽ càng thấy nó có ích thế nào trong quá trình làm việc sau này.
  • Hành trang vào đời

    15/08/2006Tác giả Bùi Hữu Giao đã bỏ ra nhiều công sức tâm huyết viết nên cuốn sách này. Tác giả tổng kết từ kinh nghiệm cá nhân, những kiến thức qua quá trình đọc, nghiền ngẫm và hệ thống. Những đúc kết kinh nghiệm của tác giả có giá trị nhất định giúp cho bạn trẻ làm hành trang vào đời. Nó cũng gợi ý cho các bậc làm cha làm mẹ những ý tưởng để dạy dỗ con cháu nên người tốt, có ích cho xã hội....
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Ước muốn và khả năng

    08/03/2006Đàn ông luôn có nhiều ước muốn nhưng khả năng có hạn. Còn phụ nữ thường chỉ ước muốn những điều có trong khả năng...
  • Đại học để... làm gì?

    18/12/2005Nhà văn Nguyên NgọcCâu hỏi nghe có thể thật vớ vẩn. Còn để làm gì nữa, ai mà chẳng biết: để đào tạo ra những người có đủ kiến thức, năng lực đáp ứng những yêu cầu ở một cấp nào đó, mà ta thường gọi là cấp cao, của xã hội (đại học hiểu theo nghĩa bao gồm cả cái mà ở ta thường gọi là “trên đại học”). Đúng rồi. Nhưng có phải chỉ có chừng ấy?
  • Bí quyết cho cuộc sống

    06/08/2005Thất bại không giết được ta... mà chỉ có thể làm ta mạnh mẽ hơn! Nhà triết học Nietzsche đã viết dòng châu ngọc này trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời ông, nhờ đó ông có thể nhìn thấy ánh sáng nơi cuối đường hầm. Những yêu cầu của thời cuộc đôi lúc thúc ép bạn phải đạt được thành công.
  • Khoa học hoá cách suy nghĩ, làm việc, học tập

    13/07/2005Tác giả Đào Văn TiếnCuốn sách do nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản năm 1982 với lời tựa của tác giả: "Tặng các bạn thanh niên, niềm hy vọng của đất nước". Mở đầu là lời nói của Vladimia Cuocganop: ".... Nếu thanh niên không quan tâm tới khoa học, xã hội sẽ nhanh chóng suy thoái về văn hóa và vật chất..."
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • Người lớn tuổi có thể dạy chúng ta nhiều điều

    07/07/2005Theo Askmen
  • Học những gì và học thế nào?

    06/07/2005Trần Trọng Gia VinhMột doanh nhân trẻ, chủ một doanh nghiệp tư nhân có tinh thần cầu tiến. Và mặc cho áp lực công việc hằng ngày, anh vẫn thu xếp để tham gia vào một chương trình đại học tại chức vào buổi tối. Tuy nhiên, anh luôn cómột câu hỏi: “Liệu sẽ ứng dụng những cái gì học được vào công việc quản lý như thế nào?”. Câu hỏi đó từ hơn hai năm qua vẫn chưa có lời giải đáp.
  • Hãy biết tận dụng những thế mạnh của bạn

    07/07/2005Để có được mọi thứ bạn phải tự mình dành lấy chúng. Bạn cần trở thành một nhà lập kế hoạch chiến lược lành nghề cho cuộc sống và công việc của bạn. Nhưng thay vì hướng tới tăng tiền lợi thu được dựa trên cổ phiếu bạn có với mức lợi không cố định, bạn hãy chuyển sang sử dụng năng lực tiềm tàng cá nhân.
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • Sinh viên trước những câu hỏi của trường đời

    11/01/2004Sinh viên thì hẳn phải tự học, tự nghiên cứu, tự bổ sung những gì nhà trường chưa - hay không đủ sức trang bị cho mình. Ngay ở những nước phát triển, khoảng cách giữa nhà trường và thị trường nhân lực, cuộc sống luôn đặt ra yêu cầu không ngừng đuổi bắt cập nhật, và bao giờ nó cũng có một khoảng cách đòi hỏi người sinh viên phải tự khám phá và lấp đầy...
  • xem toàn bộ