Năm Hổ nói chuyện... báo

09:59 SA @ Thứ Sáu - 05 Tháng Hai, 2010

Cuối năm, tiếp xúc với một ông bạn quan chức đầu tỉnh, ông ấy thẳng tưng: Xưa người ta sợ hổ, nay người ta sợ báo. Báo ở đây là phương tiện thông tin đại chúng. Ngẫm cũng đáng nghĩ. Câu nói vừa hàm chứa trách móc, răn đe và nhiều phần ghét bỏ.

Ai sợ báo?

Trước hết, có lẽ là mấy ông làm ăn tào lao. Báo chí là đưa tin. Thói thường tốt khoe xấu che. Ai chẳng muốn che cái xấu. Nhưng quả là khó làm điều đó với mấy ông nhà báo mắt diều hâu, mũi chó sói. Nhất là mấy tay nhà báo cực đoan, chuyên đi săn tin kiểu một tin xấu là một tin tốt.

Báo chí làm sáng tỏ những vấn đề cuộc sống đặt ra. Ông nào khuất tất hẳn phải sợ báo. (Mà ngay cả chữ khuất tất ở đây cũng cần phải làm sáng tỏ, xưa nó mang nghĩa là khụy đầu gối xuống, nay lại chuyển nghĩa là làm điều gì đó mờ ám. Thế đấy, nhà báo luôn làm nhiều việc và... lắm chuyện đến phát sợ!).

Chẳng sợ mà công chức bây giờ ghi vào vạt áo phương châm: Không giây với nhà báo (Không lếu láo với cấp trên/Không đưa hết tiền cho vợ).Quan chức cũng truyền nhau 5 điều răn: Không lơ là với nhà báo (Không lếu láo với cấp trên/Không quên các bậc tiền bối/ Không bối rối với chị em/Không lèm nhèm với cấp dưới).

Báo có đáng sợ?

Xin thưa, câu trả lời là có. Đây là vấn đề toàn cầu. Trong một bài phát biểu sau khi mãn nhiệm, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nói: “Báo chí truyền thông 24 giờ ngày nay như con thú hoang, nó đang xé con người và thanh danh trong đời sống xã hội của họ ra thành từng mảnh. Ông nhấn mạnh, ông nói ra điều này không phải như một lời phàn nàn, mà như một đối chứng sau 10 năm ở ngôi cao quyền lực trong vai trò Thủ tướng, te tua nhiều với báo chí – truyền thông và đã trải nhiều kinh nghiệm thương đau, cả vui lẫn buồn. (Prime Minister Tony Blair’s Reuters speech on public life on 12 June 2007).

Theo nhà báo Ola Sigvardsson, Tổng biên tập Báo Corren, Thụy Điển, trong hơn 250 năm hình thành báo chí tự do ở nước này, có ít nhất 3 lần các chính khách e sợ báo chí và muốn hạn chế báo chí, muốn trói chân chú báo đáng sợ. Đấy là từ 1766, khi vương quyền được nới lỏng, công cuộc đổi mới báo chí diễn ra mạnh mẽ, báo chí được tự do viết, nhưng nhìn lại báo chí thời đó sẽ thấy nhiều phản cảm so với ngày nay. Lần thứ hai vào những năm sau 1915, bùng nổ số lượng người đọc báo. Nhiều tờ báo mới ra đời, tự do cạnh tranh, tự do viết về bạo lực đẫm máu, tình dục... Các chính trị gia lại muốn kìm hãm báo chí. Đến năm 1960, báo chí lại một lần nữa đứng trước nguy cơ bị siết lại khi nó đi vượt quá đạo đức xã hội, nghề nghiệp. Cả 3 lần, sự kìm hãm báo chí đều không xảy ra, bởi báo chí đã tự điều chỉnh kịp thời với gói giải pháp: Lập câu lạc bộ những nhà xuất bản báo để đưa ra đạo đức báo chí (1784), lập tòa án danh dự để bảo vệ người bị báo chí xúc phạm (1916), lập tổ chức tự thanh tra báo chí (1960). Sau mỗi lần như vậy, con báo giấy lại tiến hóa hơn rất nhiều về đạo đức, về tính nghiêm túc và tính chuyên nghiệp.

Quá trình tiến hóa với sự khẳng định của vai trò đạo đức báo chí đã làm cho báo chí Thụy Điển ngày càng chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Nhưng, đến nay, truyền thông ở Thụy Điển lại nảy sinh vấn đề mới, không phải ở báo chí mà là ở internet. Con báo điện tử mới thật là ngông cuồng và hung hãn. Con báo điện tử ngày nay mới thật là đáng sợ. Những gì mà báo in đã không còn làm vì đạo đức, thì báo điện tử sẵn sàng làm. Thụy Điển bây giờ đang muốn sửa đổi luật báo chí, điều chỉnh cả internet, nhưng họ lại còn ngần ngại không biết có làm hạn chế tự do báo chí đi không?

Bởi, cũng giống như lời ông Tony Blair đã dẫn ở trên, một mặt ông cay đắng với báo chí truyền thông 24 giờ, mặt khác ông cũng khẳng định: Báo chí tự do là một phần quan trọng của xã hội tự do.

Let it be

Như vậy, trên phạm vi thế giới, trải mấy trăm năm, kéo dài đến xã hội văn minh ngày nay, rất nhiều lần người ta sợ, muốn buộc chân báolại. Tuy nhiên, người ta đã rất minh triết khi đã không làm điều đó, mà chỉ tác động để nó tự điều chỉnh theo hướng luật pháp, đạo đức, chuyên nghiệp.

Ở Việt Nam cũng không khác. Phương châm quản lý tốt để phát triển tốt cũng là một quan điểm tích cực và tiến bộ không kém các nước có lịch sử báo chí dài hơn gấp đôi. Dự án liên kết quốc tế để phát triển báo chí Việt Nam do Cục Báo chí trực tiếp xây dựng và thực hiện trong hơn một thập niên qua là minh chứng, làm nên một diện mạo đổi thay đáng ngạc nhiên.

Một vài quan chức đầu tỉnh nào đó, nếu có ghét bỏ hổ hay báo thì cũng dễ hiểu, khi họ chỉ nhìn vào mặt trái của tấm huy chương. Sự nhìn nhận có tính cá nhân, nhất thời và phiến diện có thể gây tổn thất cho cân bằng sinh thái xã hội. Theo G. Troieponski, ở Liên Xô trước đây, một dạo Liên đoàn săn bắn ra quyết định về việc cần tiêu diệt chim ác là, dường như là trên cơ sở quan sát của một số nhà sinh vật học nào đó. Người ta nghĩ ác là chuyên đi phá hoại các tổ chim, đánh cắp trứng. Mà không nghĩ rằng nhờ ác là, các loài chim biết xây tổ tốt hơn. Tận diệt ác là để cứu rừng nhưng thực tế là làm chết rừng. Bởi chúng là những chiến sĩ vệ sinh viên xuất sắc và là bạn đường của xã hội loài người. Nó giúp làm sạch rác rưởi, cũng như nhà văn trào phúng quét sạch những rác rưởi tinh thần trong xã hội . Rồi diều hâu, rồi quạ xám, cũng bị số phận định đoat oan khuất như vậy. Đặc biệt là chó sói. Diệt được một con chó sói được thưởng 300 rúp. Nộp một cặp cẳng diều hâu hoặc ác là được thưởng 10 côpêc (tiền cũ).

Mọi việc đã khác ngay sau đó, lệnh cấm tiêu diệt được phát ra mạnh mẽ hơn cả lệnh tiêu diệt. Còn giờ thì chiến dịch bảo vệ động vật hoang dã đang triển khai ráo riết trên toàn thế giới, như là chuyện đương nhiên.

Người ta không ai còn nghĩ khác, không ai còn sợ ác là, sợ quạ xám, sợ chó sói.

Và cũng sẽ không ai còn sợ... báo!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Giá trị mới của báo chí và trí tuệ tập thể

    25/01/2018Michael Skoler - Thúy Hiền (dịch từ Nieman Reports)Mạng xã hội đang dần đáp ứng được nhu cầu của chúng ta bởi chúng hội tụ được nhu cầu của những người khác. Nền văn hóa báo chí mới này giá trị ở chỗ nó có thể giúp cho mọi người có được cơ hội chia sẻ thông tin, khiến họ bị kinh ngạc trước những thông tin, kinh nghiệm, kiến thức của những người khác cùng chia sẻ thông tin với họ.
  • Một số quan điểm về tính khách quan, chân thật trên báo chí hiện nay

    21/06/2017Trần Thị Cẩm ThúyVề lý thuyết, uy tín và hiệu quả của báo chí phụ thuộc vào tính khách quan, chân thật của những thông tin mà nó đem đến cho công chúng. Một tờ báo đưa tin sai, dù sau đó đính chính, sẽ tự hạ thắp vị trí của mình trong lòng độc giả.
  • Báo chí - nhà báo và sự hình thành tầng lớp trí thức hiện đại đầu thế kỷ XX

    21/06/2017Trần Văn ToànKhái niệm trí thức hiện đại ở đây được hiểu trong sự đối nghĩa với trí thức - kẻ sĩ trong xã hội Việt Nam truyền thống. Sự hiện diện của tầng lớp trí thức hiện đại, trên thực tế, mới chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Bài viết này sẽ tập trung làm sáng tỏ vai trò của báo chí - một thiết chế văn hóa có nguồn gốc phương Tây - đã đóng vai trò như một dung môi, một tiền đề vật chất cho sự xuất hiện của tầng lớp trí thức hiện đại như thế nào...
  • Đọc lại Mác về báo chí tự do

    03/05/2016Nguyễn Khắc MaiBáo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do. (Các Mác)
  • Trao cho báo chí

    17/05/2011Trần Dĩ HạThưa các vị đại biểu. Tình hình tham nhũng đã đến lúc báo động hết cấp. Nếu chúng ta không tích cực chống tham nhũng thì nước ta sẽ rơi vào tình trạng thắng trong chiến tranh, thua trong hòa bình, quá khứ hào hùng nhưng tương lai thì tụt hậu...
  • Đạm Phương nữ sử - nữ kí giả Việt Nam tiên phong đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ

    28/11/2009TS. Đỗ Hằng- ThS. Phương HàĐạm Phương Nữ Sử là một phụ nữ xuất thân từ hoàng tộc, một công nương của nhà Nguyễn, với rất nhiều tác phẩm có giá trị, bà không chỉ là gương mặt nổi bật trong lĩnh vực văn chương báo chí, mà còn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
  • Báo chí cần làm gì cho nền kinh tế?

    08/09/2009Nguyễn Trần BạtTrong những năm đổi mới vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể với tốc độ tăng trưởng khá cao, vào khoảng 7% trong vòng 15 năm, giúp Việt Nam tăng gấp đôi thu nhập bình quân. Nhưng chúng ta cần phải phân biệt giữa những thành tích của nền kinh tế với những thành tích của các doanh nghiệp, giữa những thành tích về lượng và những thành tích về chất...
  • Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình

    15/08/2009Dương Bình Nguyên thực hiệnGiáo sư Tương Lai có thể làm chuyên gia trong nhiều lĩnh vực bởi ông là một kho tri thức sống quý giá. Hơn thế, ông là người luôn nóng lòng phản biện trên báo chí trước những vấn đề lớn của xã hội. Và từ đó, góc nhìn của Giáo sư Tương Lai với báo chí cũng là góc nhìn đầy thực tế và mang tính xây dựng cao...
  • Mối quan hệ báo chí- kinh tế: Nhìn từ lịch sử

    27/07/2009Về lịch sử báo chí buổi sơ khai, có quan điểm cho rằng, nó bắt nguồn từ nhu cầu thông tin kinh tế mà các nhà buôn thông qua một mạng lưới rất nhiều những người trong giới thuơng nhân, các nhà thám hiểm hay các tăng lữ cung cấp qua thư tín rồi tổng hợp lại thành những bản tin tức để cung cấp phục vụ việc buôn bán, tìm kiếm sản phẩm, thị trường và giao thương.
  • Tản mạn về nhà báo và doanh nhân

    01/07/2009GS. Dương Trung QuốcSự gần gũi, mối liên minh và cả sự cạnh tranh giữa báo chí và doanh nghiệp, giữa nhà báo và doanh nhân hay giữa tất cả hai giới chúng ta là lẽ thường tình như một quy luật mà ta đã đọc thấy trong pho lịch sử báo chí của những cái đã trải qua...
  • Nhân ngày tôn vinh nhà báo

    21/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaCho tới một ngày đủ tự tin hơn nữa, quyền được biết và được nói của dân chúng sẽ giúp báo chí có thêm năng lực phản biện chính sách và dẫn dắt công luận. Thật quý bởi có một ngày để tôn vinh nghề báo, những mong từ một ngày tôn vinh hướng tới cả năm tôn trọng.
  • Từ hành chính sự nghiệp tới tập đoàn báo chí

    18/06/2009TS. Phạm Duy NghĩaBài viết ngắn dưới đây lạm bàn về vai trò của giới truyền thông trong quản trị quốc gia và nhu cầu thay đổi cách quản lý lĩnh vực này trong thời đại ngày nay.
  • Suy nghĩ về sự lạm dụng quyền lực thứ tư

    16/01/2007Lê Thiết HùngLâu nay, báo chí vẫn được coi là cơ quan quyền lực thứ tư (sau lập pháp, hành pháp và tư pháp). Báo chí không trực tiếp giải quyết vụ việc, nhưng thông qua thế mạnh truyền thông của mình, có thể làm giảm uy tín, làmđiêu đứng, thậm chí đánh sập một cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân nào đó nếu phát hiện thấy đối tượng có điểm yếu...
  • Tìm lại chân dung một nhà báo hàng đầu Việt Nam

    20/06/2006Hôm nay, chúng ta ít nói đến nhà báo Phan Khôi - một nhà báo tài năng, một người cổ vũ cho tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân. Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới lạ, đa văn hóa từ Hongkong, Trung hoa dân quốc, Nhật bản, Pháp...
  • xem toàn bộ