Nguyên nhân nhà đổ

06:54 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Chín, 2007
Một ngôi nhà bị đổ có thể do lỗi của thi công, mà cũng có thể do lỗi của thiết kế. Trong cái sự đổ nhà, vì vậy, điều quan trọng là cần làm rõ lỗi nằm ở đâu - ở khâu thi công hay ở khâu thiết kế.

“Ngôi nhà tin học 112” cũng vậy. Nó đã đổ, nhưng không phải tự nhiên mà nó đổ. Nó có thể đã đổ do lỗi của thi công, cũng có thể nó đã đổ do lỗi của thiết kế.

Thoạt nhìn, rõ ràng “những người thi công” có lỗi. Theo như những gì được báo chí phản ánh, những người quản lý và điều hành dự án đã để xảy ra khá nhiều vi phạm. Những chuyện như nâng giá sách đào tạo tin học, cung cấp những phần mềm dùng chung kém chất lượng, ký hợp đồng đào tạo lòng vòng... không thể không ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của “ngôi nhà tin học 112”.

Tuy nhiên, công bằng mà nói, chúng ta sẽ không khỏi băn khoăn khi cho rằng chừng ấy vi phạm đã làm sụp đổ cả một ngôi nhà có giá trên ba ngàn tỉ đồng.

Không khỏi phải băn khoăn là hàng loạt câu hỏi cơ bản nhất liên quan đến dự án 112 vẫn còn bỏ ngỏ. Ví dụ, làm sao một dự án tin học hóa quản lý hành chính có thể triển khai được khi những người làm dự án tin học và những người quản lý hành chính ít có mối liên quan gì với nhau? Làm sao một dự án tin học hóa quản lý hành chính có thể phát huy tác dụng, khi việc nó sẽ giúp cải tiến hoạt động quản lý hành chính như thế nào không được làm rõ? Làm sao có thể xây dựng các trung tâm tích hợp hệ thống, khi hệ thống ít có gì để tích hợp? Làm sao có thể xây dựng các dịch vụ công nếu như CPNet chỉ kết nối những cơ quan nhà nước với nhau?...

Trên đây chỉ là một số trong vô vàn các câu hỏi cần được làm rõ liên quan đến dự án. Các câu hỏi như vậy lại chỉ có thể làm rõ được bởi những người thiết kế dự án, thiết kế “ngôi nhà tin học 112”, chứ không phải bởi những người thi công ngôi nhà đó. Rất tiếc, chúng, nói chung, đều đang bị bỏ ngỏ. Mà như vậy thì có vẻ như việc thiết kế cũng không phải là không có vấn đề.

Tất nhiên, vấn đề của việc thiết kế khác với vấn đề của việc thi công. Và chế độ trách nhiệm cũng khác. Một bên là chế độ trách nhiệm pháp lý, một bên là chế độ trách nhiệm chính trị. Nếu chế độ trách nhiệm đối với những người thi công có thể áp đặt được bởi các cơ quan hành chính và tòa án, thì chế độ trách nhiệm đối với những người thiết kế chỉ có thể áp đặt được bởi Quốc hội.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Nguồn cội của pháp quyền

    30/10/2014TS. Nguyễn Sĩ DũngHiện nay, theo nhận thức của đa số người Việt chúng ta, Nhà nước pháp quyền là Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. So với việc quản lý xã hội bằng mệnh lệnh hành chính, cách hiểu này là một tiến bộ to lớn trong tư duy pháp lý của người Việt. Tuy nhiên, pháp quyền là một cái gì đó vĩ đại và tốt đẹp hơn như thế rất nhiều...
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Thế sự - Một góc nhìn

    16/05/2007TS. Nguyễn Sĩ DũngCuốn Thếsự - Một góc nhìnlà một tuyển tập các bài viết của TS. Nguyễn Sĩ Dũng từ năm 2000 trở lại đây. Ônglà một công chức của QuốcHội, đồng thời là một nhà nghiên cứu. Trước khi làm Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội, ông đã có 6 năm phụ trách cơ quan nghiên cứu của Văn phòng Quốc Hội là Trung tâm thông tin, Thư viện và Nghiên cứu khoa học. Ở đây, ông đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu nhiều vãn đề liên quan đến Nhà nước pháp quyền, pháp luật, chính sách và các mặt của đời sống xã hội.
  • Cần tư duy mới, hành động mới

    16/02/2007Nguyễn Kim Khánh thực hiệnTiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng là người rất gần gũi với báo chí và công chúng. Ông nhìn nhận, đánh giácác vấn đề xã hội theo cách riêng của mình, thường là với những lập luận sắc sảo và đầy tinh thần trách nhiệm.
  • Phản biện Nguyễn Sĩ Dũng…

    15/02/2007Đỗ Doãn HoàngÔng luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội. Trong mắt tôi, ông có cái tráng chí của kẻ sĩ đang hành đạo, một thuyết khách thời cổ mang nhiều khát vọng “Rời lều tranh xuống núi”, dâng kế giúp đời. Công việc ấy, xã hội ngày này gọi là phản biện xã hội, một đòn bẩy cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào...
  • Những mặc cả trong việc lựa chọn mô hình

    04/07/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNhớ lại thời kỳ bao cấp, mặc dù chưa phải đã hết khó khăn, nhưng chúng ta ít khi phải thấy cảnh thất nghiệp, ăn xin. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều tương đối nghèo…
  • Cải cách phân quyền chi tiêu

    20/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngThượng sách mà không ít địa phương sử dụng trong quá trình chạy Dự án xin tiền TW là “lấy mỡ nó, rán nó”. Hậu quả là một tỉ lệ lớn “mỡ” của TW bị “rán” ngay trên đường từ địa phương đến Hà Nội và từ Hà Nội trở về...
  • Bài toán xã hội hóa

    03/05/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngXã hội hóa và đổi mới tư duy vẫn là hai thứ khác nhau. Mối quan hệ giữa chúng nhiều khi cũng tế nhị như mối quan hệ giữa bình và rượu...
  • Năng lực tư duy toàn cầu

    23/03/2006TS Nguyễn Sĩ Dũng (thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng)Trong một đất nước đang xây dựng hòa bình và chủ động hội nhập, thì việc nâng cao sức chiến đấu không biết sẽ cần thiết và hữu ích đến đâu, nhưng việc nâng cao năng lực lãnh đạo đúng là một đòi hỏi hết sức cấp bách...
  • Đảng viên làm kinh tế

    03/02/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngChuyện cho phép Đảng viên làm kinh tế là những chuyện rất nhạy cảm. Đã nhạy cảm thì các ý kiến sẽ rất khác nhau. Vô số các ý kiến sẽ ủng hộ và vô số ý kiến sẽ chống lại...
  • Trò truyện thời hội nhập

    27/01/2006Trần Đăng Khoa ghiCâu chuyện chúng tôi là chuyện về thời hội nhập. Một vấn đề lớn, mang tính toàn cầu. Bởi thế không thể nói qua quýt trong mấy vốc chữ...
  • Cải cách là xoá bỏ các rào cản

    18/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngCải cách gắn với thời đại và với việc phát huy tiềm năng của con người. Vì thời đại chúng ta đang sống là thời đại của toàn cầu hoá nên cải cách chính là việc tìm cách trở thành một khâu không thể thiếu trong quy trình sản xuất hiện đại và toàn cầu hóa của thế giới...
  • Bài toán hội nhập

    16/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngKhoảng thời gian từ nay đến lúc nước ta chính thức gia nhập WTO và hội nhập thật sự vào nền kinh tế thế giới còn lại không nhiều. Những cơ hội và thách thức to lớn đang chờ ở phía trước. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được những cơ hội và hóa giải được những thách thức nói trên. Và đây là bài toán không ai có thể giải thay được cho chính chúng ta...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Không thể bó chặt cơ thể con mình

    17/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngNếu chiếc áo đã trở nên quá chật so với cơ thể đang lớn lên của đứa con thì bạn sẽ làm gì? Nới rộng chiếc áo, hay bó chặt cơ thể của con mình lại? Phương án mà lãnh đạo Hà Nội đã từng chọn là bó chặt cơ thể đứa con lại...
  • Tản mạn về tài sản vô hình

    02/12/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngChúng ta đang sống trong một thế giới đã thay đổi. Chỉ nói riêng về kinh tế, cuộc cách mạng đang diễn ra không phải là cuộc cách mạng về tốc độ, cũng không phải là cuộc cách mạng về năng suất mà là cuộc cách mạng về khái niệm. Thế giới đang được xây dựng theo một hệ thống khái niệm hoàn toàn mới.
  • ICT hay IT? Vấn đề nhận thức

    04/11/2005TS. Nguyễn Sĩ DũngỞ nước ta, công nghệ thông tin đang thực sự là một thứ mốt thời thượng. Sự nghiệp "tin học hóa" được triển khai rầm rộ không thua kém gì phong trào bình dân học vụ trước đây. Tuy nhiên, phong trào bình dânhọc vụ có vẻ thiết thực hơn: nó nhắm vào những nhu cầu có thực và những mục tiêu được xác định rõ ràng.Với "phong trào công nghệ thông tin", những điều ở cấp "bình dânhọc vụ” như vậykhông phải bao giờ cũng được làm rõ.
  • xem toàn bộ