Những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật

07:51 CH @ Thứ Bảy - 08 Tháng Tư, 2006

Phạm trù quy luật là một phạm trù cơ bản của triết học cũng như các khoa học cụ thể. Bởi lẽ, người ta thường xác định nhiệm vụ của khoa học là tìm ra những quy luật của các hiện tượng trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Những vấn đề liên quan đến phạm trù quy luật, suốt một thời gian dài, tưởng chừng đã được giải quyết xong xuôi, nhưng hiện nay lại nổi lên như một vấn đề có tính thời sự đặc biệt.

Sở dĩ như vậy là vì trong suốt thời gian đó trên sách báo của ta cũng như một số nước thuộc hệ thống XHCN cũ người ta thường giải thích rằng cái khác biệt căn bản giữa CNXH và CNTB chính là ở chỗ dưới CNXH mọi hành vi của con người đều có sự kiểm soát chặt chẽ của ý thức, con người hành động một cách tự giác, có kế hoạch dựa trên sự nhận thức và vận dụng đúng quy luật vận động và phát triển của xã hội, còn dưới CNTB do không nhận thức được quy luật nên con người hoạt động một cách tự phát không theo một kế hoạch thống nhất. Nhưng sự sụp đổ của phe XHCN lại chứng minh điều ngược lại: sở dĩ nhiều nước XHCN bị tan vỡ trong hàng loạt nguyên nhân có nguyên nhân là do ở các nước đó người ta hành động bất chấp quy luật, thêm vào đó, bản thân,các quy luật xã hội chưa được nghiên cứu một cách sâu sắc. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ muốn tập trung tìm hiểu những đặc trưng cơ bản của phạm trù quy luật với hy vọng tham gia lý giải vấn đề vốn rất khó và phức tạp: vấn đề nhận thức và vận dụng các quy luật.

Phạm trù quy luật là phạm trù có lịch sử rất lâu đời. Những tư tưởng về quy luật đãra đời ngay từ thời cổ đại và được các nhà triết học sau này tiếp thu, kế thừa và phát triển. Trong lịch sử triết học, các nhà triết học đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về phạm trù quy luật. Nhưng tựu trung lại, các nhà triết học đều xác định nội dung phạm trù quy luật bằng cách quy nó về một phạm trù hoặc tập hợp các phạm trù khác. Ngay Mác, Engen, Lênin cũng không đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh nào về phạm trù quy luật, mà chỉ nêu lên những đặc trưng cơ bản về phạm trù đó, trên cơ sở kế thừa và phát triển những tư tưởng quý báu của các nhà triết học vĩ đại trước đó, đặc biệt là của Hêgen. Tình hình đó cho thấy việc định nghĩa phạm trù quy luật là vấn đề phức tạp và để hiểu cặn kẽ phạm trù này cần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của nó. Bởi lẽ, phạm trù quy luật là một phạm trù tổng hợp, nó mang những đặc trưng của một loạt các phạm trù khác.

Trước hết, quy luật không phải là bản thân sự vật, không phải là thuộc tính của sự vật hay là các hiện tượng riêng lẻ, mà chính là mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng. Chính Hêgen, sau đó là Lênin đã khẳng định quy luật là quan hệ. Tuy nhiên, quy luật không phải là tất cả các hình thức, mà chỉ là một trong những hình thức của mối liên hệ phổ biến và sự quy định lẫn nhau giữa các hiện tượng thuộc thế giới khách quan. Do đó, quy luật không phản ánh sự khác biệt giữa các sự vật và hiện tượng, tức không phải là cái tách biệt giữa chúng mà là cái gắn chúng lại với nhau. Nó thể hiện với tư cách là quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng, phản ánh sự thống nhất của các hiện tượng.

Khi nói rằng quy luật luôn luôn biểu hiện mối quan hệ, liên hệ giữa các sự vật và hiện tượng thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa rằng quy luật không bị các thuộc tính, mà chỉ bị quan hệ thuần túy quy định. Trái lại, sự vật là vật mang của các quan hệ. Nếu không có sự vật thì không có các quan hệ, còn các quan hệ nào không gán với sự vật chỉ là những quan hệ tưởng tượng, không hiện thực, không khách quan. Nhưng vì các thuộc tính của sự vật không biểu hiện và không nhận thức bằng cách nào khác ngoài mối quan hệ, liên hệ qua lại với các sự vật và hiện tượng khác, cho nên nói đến sự vật và thuộc tính của sự vật, trước hết là phải nói đến các quan hệ. Mọi quy luật đều bao quát một số khách thể mà giữa chúng có những mối liên hệ và quan hệ nhất định. Quy luật khoa học khi phản ánh một quan hệ nào đó giữa các sự vật và hiện tượng, cũng đồng thời phản ánh các thuộc tính của hiện tượng ấy, sự khác nhau giữa các quy luật không chỉ phụ thuộc vào sự khác nhau của sự vật và hiện tượng mà quy luật đó bao quát mà còn phụ thuộc vào tính chất, kiểu quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng đó.

Như trên đã khẳng định, quy luật chỉ là một trong những hình thức của mối liên hệ phổ biến và sự quy định lẫn nhau giữa các hình tượng thuộc thế giới khách quan. Nó không phản ánh mọi quan hệ, mối liên hệ giữa các hiện tượng mà chỉ phản ánh quan hệ tất yếu nội tại giữa các hiện tượng. Chính Hêgen và các nhà sáng lập chú nghĩa Mác đã sử dụng các khái niệm "quy luật", “tính tất yếu nội tại”, "tính không tránh khỏi" nhưlà những phạm trù đồng nghĩa. Bản thân khái niệm "quy luật" với tính cách là cái gì đó ,bắt buộc", nhất định phải xảy ra gắn chặt với tính tất yếu,tính không tránh khỏi. Ngay từ thời cổ đại, các nhà triết học đã hiểu khái niệm quy luật như là khái niệm dùng để chỉ cái gì đó tất yếu, bắt buộc, không tránh khỏi, nhất định sẽ xảy ra. Điều đó đã được thể hiện trong các câu truyện thần thoại và trong các giáo lý tôn giáo thời cổ đại. Nhưng khác với các nhà triết học trước, Hêgen và những nhà sáng lập chủ nghĩa Mác hiểu tính tất yếu trong quy luật như là tính tất yếu nội tại, bên trong của sự vật chứ không phải như là cái gì đó bị áp đặt từ bên ngoài vào bản thân sự vật kiểu như "mệnh lệnh của thượng đế" vậy. Cách hiểu mới về tính tất yếu của quy luật như vậy là rất quan trọng, nó giúp ta phân biệt quy luật với những nhiệm vụ phải làm ở một thời điểm nhất định.

Nói đến quy luật, bao giờ người ta cũng nói đến tính tất yếu, tính không tránh khỏi. Vì thế, không phải ngẫu nhiên trong lịch sửtriết học cũng như hiện nay, các nhà triết học khi bàn đến quy luật đều khẳng định rằng bất kỳ quy luật nào cũng gắn liền với tính tất yếu. Hơn thế nữa, tính tất yếu còn được coi là 'dấu hiệu bản chất nhất, là phần đáng kể nhất trong nội dung của quy luật". Tuy nhiên, với tính cách là quan hệ tất yếu, quy luật không phải là cái gì đó bất di bất dịch, không phụ thuộc vào bất cứ điều kiện nào như những người theo thuyết định mệnh khẳng định. Trái lại, để thực hiện mối liên hệ tất yếu nội tại đó đòi hỏi phải có những sự vật và hiện tượng nhất định, đồng thời phải có những điều kiện nhất định. Mối liên hệ tất yếu nội tại giữa các hiện tượng chi được thực hiện trong những điều kiện xác định.

Như vậy, tính “tất yếu”, tính "không tránh khỏi" của quy luật luôn luôn gắn liền vớinhững điều kiện nhất định. Điều đó có nghĩa là khi có những điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại và tác động của quy luật thì những kết quả do quy luật đó đem lại là không tránhkhỏi, điều kiện giống nhau thì kết quả là giống nhau. Tất nhiên, nói đến giống nhau ở đây chỉ có nghĩa tương đối, bởi vì những điều kiện giống nhau hoàn toàn chỉ có được trong các phòng thí nghiệm, còn trong tự nhiên và trong xã hội không bao giờ có. Như vậy, bản thân tính tất yếu là có tính chất phổ biến, tức là được lặp lại nhất định phải xảy ra khi có những điều kiện tương ứng. Chỉnh Hêgen và Lênin cũng đã khẳng định như vậy khi viết rằng "tính tất yếu không thể tách rời cái phổ biến", "tính tất yếu "=" tính chung của tồn tại" (tính phổ biến trong tồn tại). Nói cách khác, quy luật là mối liên hé phổ biến của mọi sự vật và hiện tượng nào đó. Tính phổ biến là một đặc trưng của quy luật gắn chặt với đác trưng quan trọng nhất: tính tất yếu nội tại.

Mặt khác, bản thân quy luật không phải là mối liên hệ hay quan hệ nhất thời giữa các sự vật, hiện tượng mà là mối liên hệ bền vững giữa các sự vật, hiện tượng. Ngay tính tất yếu nội tại của quy luật cũng đã khẳng định điều đó. Bởi vì một mối liên hệ tất yếu nội tại khôngthể mối liên hệ nhất thời, hời hợt mà phải là mối liên hệ bền vững. Chính vì thế, Hêgen cho rằng quy luật là cái quy luật là cái gì bền vững (cái được bảo tồn) trong hiện tượng, quy luật phản ánh cái yên tĩnh, nắm lấy cái yên tĩnh. Như vậy, cùng với tính tất yếu và phổ biến, quy luật còn thể hiện mối liên hệ ổn định của sự vật hay hiện tượng, cho nên quy luật là mối liên hệ bản chất. Bởi lẽ, bản chất chính là tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật, quy định cơ sự vận động của sự vật đó.

Quy luật là một quan hệ bản chất, là một mặt, là yếu tố của bản chất. Mỗi quy luật chỉ phản ánh một quan hệ bản chất, còn tổng hợp các quy luật phản ánh đầy đủ bản chất của sự vật và hiện tượng. Hêgen và Lênin đã chỉ ra rằng quy luật là một quan hệbản chất, tức chỉ phản ánh một mặt nào đó của bản chất, còn quy luật cơ bàn phản ánh mặt bản của bản chất. Một sự vật có nhiều quy luật, song có một quy luật cơ bản phàn ánh chính bản chất, tức sự thống nhất, tính chỉnh thể của các quan hệ bản chất. Vì vậy, việc nhận thức quy luật cơ bản của sự vật đem lại cho con người quan niệm sâu bắc hơn về bản chất của sự vật. Chẳng hạn, trong các quy luật khách quan của giới tự nhiên hữu cơ: quy luật di truyền, quy luật biến dị, quy luật chọn lọc tự nhiên, quy luật thống nhất giữa cơ thể và điều kiện sống của nó thì quy luật thống nhất giữa cơ thể và điều kiện sống của nó là quy luật cơ bản. Các quy luật khác nhau của một lĩnh vực hiện tượng nhất định thể hiện với tính cách là những mặt của quy luật cơ bản. Mặt khác, không phải bất kỳ một quan hệ có tính bản chất nào cũng là quy luật. Mặc dù quy luật và bản chất là những phạm trù cùng bậc, song giữa chúng vẫn có sự khác nhau.Quy luật chỉ là một trong những hình thức đa dạng của bản chất. Trái lại, một quan hệ có tính bản chất không thể được coi là quy luật, nếu như nó không bao quát tất cả các sự vật hiện tượng nói chung, hoặc tất cả các sự vật, hiên tượng của một nhóm nào đó. Quy luật, như trên đã trình bày, mặc dù hẹp hơn vi phạm so với bản chất, song lại có tính chất chung và phổ biến.

Từ những điều trình bày ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng quy luật là một phạm trù triết học dùng để chỉ những mối quan hệ, liên hệ tất yếu, phổ biến của tất cả các sự vật, hiện tượng hay của một nhóm các sự vật, hiện tượng nào đó. Định nghĩa trên đây đã nêu nên một cách vắn tắt, đầy đủ những đặc trưng quan trọng nhất của phạm trù quy luật. Tuy nhiên, như trên đã trình bày, các hiện tượng giống nhau diễn ra trong các điều kiện khác nhau mang lại kết quả khác nhau. Nói cách khác, tính chất không tránh khỏi tính lặp lại của quy luật chỉ diễn ra trong những điều kiện nhất định, khi có những điều kiện. Vì thế, trong cấu trúc của quy luật, luôn luôn phải nói tới điều kiện tồn tại và tác động của quy luật, bởi vì bên ngoài các điều kiện đó sẽ không có quy luật.

Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã rất chú ý đến vai trò của các điều kiện trong sự phát triển của các hiện tượng tự nhiên cũng như các sự kiện của đời sống xã hội, đồng thời cũng chỉ ra rằng chỉ có nghiên cứu tỉ mỉ những điều kiện xuất hiện và phát triển của các hiện tượng mới cho phép hiểu đúng các hiện tượng và những quy luật của nó. Trong hàng loạt tác phẩm của mình, Mác, Engen, Lênin đã chỉ ra tính lịch sử của các quy luật tự nhiên cũng như các quy luật xã hội, đồng thời nhấn mạnh sự phụ thuộc của các quy luật đó vào những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và tác động của chúng. Chẳng hạn, trong "Biện chứng của tự nhiên", Engen đã láy nhiều ví dụ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên khác nhau để chỉ ra vai trò của các điều kiện đối với sự tồn tại và tác đóng của quy luật. Engen cho rằng "Nước ở thể lỏng trong khoảng 00C đến 1000C đó là một quy luật vĩnh viễn của tự nhiên. Nhưng muốn cho quy luật ấy có hiệu lực thì cần phải cónước, nhiệt độ nhất định và áp suất bình thường". Như vậy muốn cho quy luật: nước ở thể lỏng trong khoảng từ 00C đến 1000C có hiệu lực thì cần phải có 3 điều kiện trên, ở đâu nếu thiếu một trong 3 điều kiện trên thì bản thán quy luật đó hoặc là không có hiệu lực hoặc là bị biến dạng. Chẳng hạn trên mặt trăng không có nước, trên mặt trời chỉ có những nguyên tố của nước thôi, cho nên đối với các thiên thể ấy bản thân quy luật trên không tồn tại, còn ngay ở những nơi có nước, sự thay đổi của nhiệt độ và áp suất sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái của nước, tức ảnh hưởng đến độ đậm nhạt của quy luật.

Rõ ràng rằng, tính không tránh khỏi, tính tất yếu của quy luật đòi hỏi không chỉ một điều kiện, mà một loạt hoàn chỉnh các điều kiện. Điều kiện không phải là cái gì đó bên ngoài trong quan hệ với quy luật. Trái lại, điều kiện tác động của quy luật không tách khỏi bản thân quy luật, bởi vì quy luật có sức mạnh chỉ trong những điều kiện nhất định và thay đổi của những điều kiện thường gây nên sự thay đổi của bàn thân quy luật. Vì vậy, cấu trúc của quy luật khoa học bao gồm 3 phần:

l) các sự vật và hiện tượng,
2) các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng do quy luật quy định,
3) lĩnh vực các điều kiện trong đó mối liên hệ tất yếu, phổ biến được thực hiện, trong đó phần thứ hai là phần chủ yếu phản ánh bản chất của quy luật.

Các điều kiện khác nhau có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và tác động của quy luật. Trong triết học, người ta đã sử dụng hai khái niệm nguyên nhân và điều kiện để chỉ vai trò của các loại điều kiện khác nhau. Thực ra, những vật mang của nguyên nhân và điều kiện trong thế giới khách quan luôn luôn là những khách thể vật chất. Các khái niệm nguyên nhân và điều kiện là những khái niệm dùng để chỉ những mối liên hệ, quan hệ qua lại giữa các khách thể đó. Điều kiện đương nhiên là có ảnh hưởng đến sự vật, tác động đến nó theo một quan hệ nào đây. Khái niệm điều kiện rộng hơn khái niệm nguyên nhân. Không phải bất kỳ điều kiện nào cũng là nguyên nhân. Nguyên nhân là điều kiện sản sinh, gây nên hiện tượng nói chung hay là một số đặc điểm, quan hệ nào đó. Vì vậy, không nên đối lập điều kiện với nguyên nhân. Điều kiện là nguyên nhân của một mặt nào đó, của một đặc điểm nào đó, nhưng đồng thời không phải nguyên nhân của một mặt khác, đặc điểm khác trong sự vật, hiện tượng.

Song để hiểu rõ hơn vai trò của các loại điều kiện có thể phân điều kiện thành hai loại: điều kiện cầnvà điều kiện đủ.Sự khác nhau giữa điều kiện cần và điều kiện đủ là ở chỗ điều kiện cần là những điều kiện mà nếu thiếu nó sự kiện không thể xuất hiện, điều kiện đủ là những điều kiện mà nhờ đó sự kiện xuất hiện rõ ràng. áp dụng cách hiểu đó vào việc nghiên cứu quy luật, có thể nói rằng điều kiện cần là những điều kiện mà nếu thiếu nó quy luật không thể xuất hiện, tức là những điều kiện làm xuất hiện khả năng tác động của quy luật, còn điều kiện đủ là những điều kiện mà nhờ đó quy luật dứt khoát xuất hiện hoặc xuất hiện rõ ràng. Chúng ta hãy trở lại ví dụ của Engen. Như chúng ta đã biết, nước có khả năng ở trong các trạng thái khác nhau: trạng thái rắn, lỏng, hơi nước ở trạng thái lỏng là một trong các khả năng trên. Nếu không có nước thì hoàn toàn không có khả năng đó. Như vậy, nước là điều kiện cần cho quy luật nước ở thể lỏng, bởi vì nếu không có nước thì dứt khoát không có quy luật đó. Nhưng để quy luật đó tồn tại dưới dạng hiện thực, chứ không phải tồn tại như một khả năng thì ngoài điều kiện phải có nước, cần phải có điều kiện về nhiệt độ và áp suất nhất định. Chính điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định này làm cho quy luật trên tồn tại một cách hiện thực. Cho nên, nhiệt độ và áp suất nhất định chính là điều kiện đủ của quy luật nước ở thể lỏng.

Như vậy, để quy luật tồn tại và phát huy tác dụng cần phải có cà điều kiện cần lẫn điều kiện đủ. Mặc dù các điều kiện đó có những vai trò khác nhau, song nếu thiếu một trong hai điều kiện đó thì bản thân quy luật cũng không tồn tại. Các điều kiện của sự tồn tại và tác động của quy luật tạo thành cơ sở, môi trường nuôi dưỡng các quy luật. Các điều kiện không chỉ có vai trò quyết định đối với sự tồn tại hay không tồn tại của quy luật, mà còn ảnh hưởng đến cường độ và đặc tính của bản thân quy luật. Trên lý thuyết bao giờ người ta cũng giả địnhmọi quy luật đều diễn ra trong những điều kiện lý tưởng và thuần khiết. Trên thực tế các điều kiện là không thể có được. Vì vậy, bản thân các quy luật tác động trong thực tế luôn có sự biến dạng nhất định, tùy theo các điều kiện ở không gian và thời gian cụ thể. Ngay quy luật rơi tự do, một quy luật mà trên lý thuyết người ta giả định rằng gia tốc rơi tự do của các vật ở mọi nơi là như nhau nhưng trên thực tế, người ta đo được gia tốc rơi tự do của các vật ở Hà Nội khác với ở Bắc Kinh và Mátxcơva, tuy nhiên sự khác nhau đó là không đáng kể và không ảnh hưởng lớn lắm đến bản chất của quy luật. Sở dí có sự khác nhau đó là do sự khác nhau và điều kiện địa lý của các vùng biển quy định. Điều đó chứng tỏ rằng điều kiện có vai trò rất to lớn đến sự tác động của quy luật.

Tóm lại, muốn nhận thức đúng đắn quy luật cần phải vạch ra được mối liên hệ, tất yếu, phổ biến bản chất được lặp đi lặp lại trong các sự vật, hiện tượng, đồng thời phải vạch ra được những điều kiện cần và đủ cho sự tác động của quy luật đó chỉ có nghiên cứu đầy đủ những điều kiện cụ thể mới cho phép hiếu đúng nhưng biểu hiện cụ thể của quy luật Có lẽ đây là điều ít được chú ý khi nhận thức và vận dụng quy luật, đặc biệt là các quy luật xã hội. Chính vì thế, chúng ta đã mắc bệnh chủ quan và duy ý chí trong một thời gian dài mà biểu hiện cụ thể của nó hoặc là không tính đến quy luật, mặc dù nó đang tác động, hoặc là áp dụng những quy luật của những xã hội phát triển cao, mặc dù bản thân các quy luật đó chưa có điều kiện phát huy tác dụng. Việc nhận thức đầy đủ vai trò của điều kiện trong sự hình thành và tác động của quy luật xã hội là vấn đế có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Tuy nhiên đây là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải được bàn chuyên sâu hơn.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Tiếp cận một số vấn đề về nhận thức khoa học

    07/01/2015TS. Bùi Mạnh HùngLý luận nhận thức được coi là học thuyết về khả năng nhận thức của con người, về sự xuất hiện và phát triển của nhận thức cũng như về con đường, phương pháp nhận thức…Từ trước đến nay,vấn đề nhận thức luôn là một trong những bộ phận cơ bản của khoa học triết học. Hiện tại, vấn đề nhận thức khoa học vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và phát triển nhằm giúp cho con người ngày càng hoàn thiện hơn những tri thức của mình về bức tranh thế giới hiện thực..
  • Bản chất và quy luật của đời sống tinh thần

    11/10/2014Đào Duy ThanhTrong lịch sử nhận thức của loài người, do các cách nhìn và cách tiếp cận khác nhau mà các trường phái triết học đưa ra những quan niệm khác nhau về khái niệm "Tinh thần". Phái duy tâm khách quan nhìn thấy yếu tố tinh thần từ bên ngoài con người, còn duy tâm chủ quan lại nhìn thấy yếu tố tinh thần từ trong chính bản thân con người...
  • Đời người và những quy luật của tự nhiên

    12/11/2010Trong cuộc sống, chúng ta thường suy ngẫm: Tại sao cũng là người mà lại có số phận khác nhau. Tại sao cái phải bỏ ra và cái thu được lại không tỉ lệ thuận với nhau. Có cách nào để hiểu biết tương lai, tránh khỏi hiểm họa, đi đến thành công. Tất cả những câu hỏi đó không phải lúc nào chúng ta cũng tìm thấy câu trả lời thỏa đáng. Quyển sách của giáo sư Valentin Kovalev sẽ giúp chúng ta giải mã những vấn đề đó...
  • Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng đắn?

    24/03/2006Nguyễn Ngọc HàĐể phản ánh chính xác hiện thực khách quan trong tư duy (dưới dạng các khái niệm, phán đoán... ), con người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc hay quy luật nhất định. Một trong những quy luật đó, theo Aritstốt, là "phi mâu thuẫn”: hai mệnh đề phủ định nhau thì không thể đều đúng...
  • Vài nét về hệ thống phạm trù trong triết học Arixtốt

    15/01/2006Nguyễn Văn DũngArixtốt là người đầu tiên đã đưa ra một hệ thống các phạm trù. Đây là điểm khởi đầu cho tất cả các học thuyết tiếp theo về phạm trù. Hệ thống phạm trù của Arixtốt là sự khái quát và kế tục những thành quả của toàn bộ nền triết học Hy Lạp cổ đại giai đoạn trước ông. Nó chiếm một vị trí rất quan trọng trong lịch sử triết học và ngày nay nhiều phạm trù của nó vẫn còn giữ nguyên giá trị bởi vì đó là những phạm trù cơ bản nhất trong tư duy của nhân loại...
  • Về mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận trong triết học Hêgen

    04/01/2006Nguyễn Ngọc KháVấn đề mối quan hệ giữa cái toàn thể và cái bộ phận đã được nhiều nhà triết học trước Mác xem xét, đặc biệt nó được nghiên cứu khá chi tiết trong triết học Hêgen...
  • Phạm trù quy luật trong lịch sử triết học phương Tây

    21/12/2005Phạm Văn Đức, NXB Khoa học xã hội...để có thể tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, chúng ta không thể biết cái gì có thể được coi là quy luật trước, khi đi vào xác định một cách cụ thể những quy luật hiện đang tác động thực sự ở đất nước ta mà chúng ta phải tôn trọng và làm theo. Nói cách khác, việc tìm hiểu bản thân phạm trù "quy luật", lịch sử nhận thức nó, cũng như những vấn đề hiện đang được đạt ra xung quanh phạm trù ấy là bước đi không thể thiếu được trong quá trình đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống.
  • Hãy sống theo quy luật

    06/08/2005Sự phát triển cá tính con người thực sự bắt đầu khi người ta nhận ra điều thật giản dị là chính các quy luật là yếu tố tối hậu quyết định mọi việc chứ không phải chính bản thân chúng ta...
  • 1 + 1 = 2?

    07/07/2005Phan Đình DiệuKhoảng ba chục năm trước đây, lần đầu tiên đọc báo thấy có người đặt câu hỏi đó, tôi cũng đã ngạc nhiên bởi tính “phi lý” của nó, và rồi từ chỗ hoài nghi sự hiểu biết của mình về chính những điều cực kỳ đơn giản như “số 1 là gì?”, “số 2 là gì?”, “phép + có nghĩa là gì?”, và từ đó phải tự xét lại xem mình đã hiểu “1+1=2” có ý nghĩa như thế nào mà mình tin là đúng?
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Bàn về thông tin khoa học

    29/06/2003Giáo sư Phan Văn DuyệtChúng ta đang sống trong thời đại bùng nổ thông tin khoa học. Thế nhưng vẫn còn những điều đáng bàn về thông tin khoa học đại chúng ở nước ta...
  • Đi ngược quy luật

    25/04/2003Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, hiện không có nước nào còn giữ kỳ thi tốt nghiệp tiểu học, vì nó không còn phù hợp với quy luật phát triển của giáo dục. Từ năm 2000 đến 2010, ở nước ta, giáo dục cũng đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới: Phổ cập bắt buộc và đúng độ tuổi ở bậc tiểu học, phổ cập trung học cơ sở, đổi mới giáo dục theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá. Vậy mà cả nước vẫn tốn nhiều công sức, tiền bạc vào việc tổ chức thi TNTH là việc làm không còn phù hợp.
  • xem toàn bộ