Sống với sách

11:21 SA @ Thứ Ba - 27 Tháng Mười Một, 2007

Có những ngày chợt nhiên thảng thốt nhiều người thành đạt đang sống ở cái xã hội hiện đại dư dật tiện nghi bỗng thấy quanh mình một hoang mang vắng thiếu. Vợ vẫn đủ con vẫn đủ, cổ phiếu đang lên giá và cuối tuần là lời hẹn đi chơi golf. Buồn bã nhìn quanh phòng đột ngột chơ vơ thấy cái kệ sách lâu ngày để hoang lèo tèo dăm cuốn "cẩm nang" này nọ "phương pháp" gì đó thì à lên một nỗi nghẹn ngào thăm thẳm nhớ về cái thuở sinh viên điên dại sống với sách.

Khi tư duy nhân loại đã trưởng thành, chưa bao giờ chưa ở đâu đã có người sâu sắc biết nghĩ mà lại không biết sách. Bỏ tư thế bò, con người sơ khai đứng trên hai chân là chỉ vì muốn dùng tay lật chữ để khát khao được đọc. Có lẽ vì thế, ở một cái thời chưa lâu lắm của phương Đông, khi một người có học (thường thường là con trai) đã nho nhoe lớn thì cha mẹ hoặc người thân bớt ăn bớt tiêu dựng riêng cho anh ta một túp nhà con con ngồi mà đọc sách, cái nhà đấy gọi là trai phòng. Trai có nghĩa gốc là ăn chay, từ điển Hán Việt Đào Duy Anh mở rộng: Trai tâm. Trong sạch ở trong lòng, thanh tịnh tự nhiên "Nói như vậy để thấy nội thất của trai phòng là đơn sơ phóng khoáng lắm. Ngoài bàn mộc giường gỗ án tre thì rườm rợp quanh tường toàn sách là sách.

Theo cuốn kỳ thư "Liêu trai chí dị" nghĩa nôm na dịch "nhưng chuyện kỳ dị viết ở phòng đọc hoang liêu của văn hào Bồ Tùng Linh đầu đời Mãn Thanh thì mùi của sách là vô cùng độc đáo. Nó quyến rũ như mùi thơm mồ hôi của mỹ nhân, nó nghiêm lạnh như mùi sát khí của báu kiếm. Không phải là danh sĩ trót nhỡ sống ngập trong sách sẽ đương nhiên yểu thọ. Cho nên hầu hết những kẻ chỉ biết đọc sách đều là hạng người thanh thoát hoàn thiện bất phàm. Lui tới trai phòng của họ, ngoại trừ một vài bằng hữu quân tử chính khí lâm liệt thì đa phần là các ma nữ. Đám ma nữ này tất thảy đều trẻ trung xinh đẹp, tính khí bao dung nhân hậu, vì hâm mộ kẻ sĩ đọc sách nên thỉnh thoảng có lả lơi ngủ lại. Trí thức bây giờ, nếu dư dật cũng có phòng đọc riêng, nhưng không hiểu sao ít thấy để sách, chỉ thấy ngạo mạn duy nhất một dàn máy computer. Tất nhiên họ chẳng bao giờ gặp được hồ ly tinh, loay hoay tối muộn đành luẩn quản tủi thân âm thầm xem đĩa sex.

Theo giải thích của một số "đầu nậu" có thâm niên làm nghề xuất bản thì sách là một tập giấy có in chữ. Trong chữ hình như có trí khôn hình như có kinh nghiệm, phảng phất hình như còn có cả đạo lý.Chữ trong sách giúp người ta bớt đi tuyệt vọng buồn phiền, tăng thêm yêu thương khoan thứ, vì thế những người biết chữ thường rất thích sống với sách. Từ lâu, sách vẫn được giữ ở hai nơi, nếu để ở ngoài người ta hay cất trong thư viện. Thư viện huyền thoại Alexandne bên bờ Địa Trung Hải, được coi là một trong bảy kỳ quan thời cổ đại.Nó lưu giữ hàng trăm ngàn cuốn cổ thư vô cung hiếm bằng giấy sậy papyrus. Sách quý giống như thần long giống như danh tướng, ẩn hiện vô lường, năm 47 trước Công nguyên nó đột ngột cháy không rõ lý do, để lại sự kinh hoàng tiếc nuối cho bao thế hệ độc giả. Còn nếu để sách ở trong thì người xưa hay đựng chữ bằng bụng. Kẻ sĩ uyên bác là người có đầy một bụng chữ. Thời Tấn (280- 304), trong nhóm "Trúc Lâm thất hiền", có Kê Khang nổi tiếng đọc nhiều.Bụng ông bao la, thường cho bọn trẻ con nghịch đút mận vào lỗ rốn, hết khoảng vài cân ông ham rượu, khi phê phê hay ưỡn bụng nằm khỏa thân giữa trời trưa nắng, bọn nhiều bằng cấp thô tục đi qua tò mò hỏi, ông lè nhè nói là đang phơi sách. Kẻ sĩ thời nay cũng có bụng nhưng hoặc để đựng ba ba rang muối hoặc để đựng cách thức bon chen làm quan nên bắt buộc phải nhét chữ vào đầu. Đầu vốn là nơi chứa âm mưu tính toán, đa thế thể tích lại nhỏ hơn bụng, chữ nằm lâu trong đầu thường mất tuyết, hết sách cả tinh hoa trong trắng.

Chuyện đọc sách giống hệt chuyên tửu lượng, hoàn toàn là thiên bẩm trời cho không ai giống ai. Có người uống một chén đa say, có người uống vài chai chưa say. Có người đọc thiên kinh vạn quyển vẫn điềm nhiên sáng suốt, có người mới ê a dăm tờ đà đầu váng mắt hoa, hỏa khí nhập đường tà quàng xiên ăn nói. Trên ti vi thỉnh thoảng lại hiện hình một vài" giáo sư", như vậy, cả người nồng nặc mùi xác chữ. Đọc sách cũng phải theo tuổi.Có quyển đừng đọc quá sớm, có quyển không nên đọc quá muộn. Khổng phu tử đọc sách từ nhỏ, bất cứ quyển nào cầm lên là trôi chảy, vậy mà phái về già mới dám đọc Kinh Dịch. Sinh viên trẻ hôm nay bỗng đắm đuối xem truyện tranh. Thói quen đọc sách có ít chữ làm bọn họ dễ dàng say mê xem truyền hình. Lúc có tuổi, họ sẽ khóc khi thấy phim Hàn Quốc, sẽ cười nông nổi khi thấy hai danh hài Xuân Bắc, Tự Long. Hỡi ơi, phải chăng sách có nhiều chữ đã hết thời? có vẻ tài lẫn lộn đức tâm huyết lo lắng về văn hóa đọc. Thật là một nỗi lo "hơi bị" sang trọng. Thao tác đọc sách giống như mọi thao tác của tình yêu, nó thong thả trong trắng thầm thì, tuy nồng nhiệt mà không ồn ào. Vượt qua phù phiếm thăng trầm số đông, nhưng người đang biết sống với sách chẳng bao giờ là hết.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ba người thầy vĩ đại

    19/11/2019Minh BùiNgười thầy là người thông qua đó ta bắt đầu học cách học hỏi. Người thầy cũng như một hồ nước nơi chúng ta đang học bơi. Một khi chúng ta đã học được cách bơi, cả đại dương mênh mông là của chúng ta...
  • Tản mạn về chuyện đọc

    17/10/2019Hà Văn ThịnhTuyệt nhiên không có bất kỳ sinh viên nào hỏi thầy cô cách thức đọc cuốn sách đó. Hình như việc đọc là chuyện đương nhiên của những người biết chữ. Nhưng nếu như biết chữ rồi mà không biết đọc thì học chữ để làm gì?
  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Văn hóa đọc trên mạng: Vàng thau lẫn lộn

    20/07/2014Tường Vân - Yên NgọcVăn hóa đọc có lúc tưởng như đã nhường bước cho các loại văn hóa nghe nhìn trong thời buổi công nghệ điện tử nghe nhìn phát triển đến tốc độ chóng mặt. Việc xuất hiện hình thức sách đọc trên mạng cũng là điều tất yếu...
  • Văn hóa đọc

    16/03/2014Đặng Huy GiangSách được đọc thường xuyên hơn, có thị phần bán ra ổn định hơn, có lẽ là sách giải trí và sách công cụ. Và độc giả của máng sách này thường là những người trẻ tuổi. Mảng sách này rất thực tế, không có giá trị văn hoá, văn chương, chỉ có giá trị thư giãn đầu óc hoặc cung cấp kiến thức dưới dạng bách khoa thư...
  • “Đọc” sẽ vẫn thắng “xem”!

    24/06/2007Nguyễn Văn Phướckhi bạn đọc một tác phẩm, cảm xúc và trí tưởng tượng sẽ khác hơn khi xem những bộ phim. Dấu ấn của bạn trên từng trang sách có khi kéo dài hàng chục năm. Trong khi đó, phim ảnh và Internet giải quyết nhu cầu thông tin, giải trí ngay thời điểm đó. Vì vậy: Đọc sẽ vẫn thắng xem!
  • Sách hôm nay: tăng số lượng, giảm chất lượng

    22/03/2007Thy ĐoanKhông riêng gì ở Việt Nam, ngành xuất bản sách trên thế giới đang trong thời kỳ phát đạt. Số lượng bản in sách hàng năm được xuất bản đã đạt tới mức kỷ lục, bất chấp những ý kiến lo ngại cho rằng, sự tấn công của Internet và phương tiện nghe nhìn sẽ làm cho bạn đọc hờ hững với các loại sách in truyền thống...
  • Đọc sách thời hội nhập

    20/12/2006Ngọc Diệp (thực hiện)Giản Tư Trung (chủ tịch hội đồng quản trị Trường Doanh nhân và giám đốc PACE) bằng kinh nghiệm của mình sẽ chia sẻ với bạn đọc về một “chuỗi sách” về toàn cầu hóa. Nghệ thuật đọc sách cũng là câu chuyện anh muốn gửi gắm trong cuộc trò chuyện của mình...
  • Cái bếp mùn cưa

    24/11/2006Đỗ Hoàng LinhĐời sống càng được nghiên cứu bao nhiêu, người ta càng hồ hởi giũ bỏ sự bất tiện nhếch nhác nhanh chóng bấy nhiêu. Trào lưu xã hội chung như thế chuyện bếp núc trong mỗi gia đình cũng không phải là ngoại lệ. Mấy ông đầu rau cổ lỗ đã hóa thân thành bếp ga, lò vi sóng, bếp điện, nồi cơm chảo điện... chỉ loáng tháng bảo tồn một số bếp dầu bình dân khói um và lạc hậu nhất là bếp than tổ ong mà các bà các chị nheo mắt chun mũi, nghiêng mình quạt phành phạch sáng tinh sương nhóm lò trên hè phố...
  • Sách không bao giờ cũ

    20/11/2006Hoài ThuBạn là "tuýp" người hoài cổ và muốn tìm lại những cuốn truyện xưa để hồi tưởng và để cho các con cháu mình học? Bạn muốn tìm một cuốn sách nhân bản cách đây vài năm nhưng không còn "ăn hàng" nữa nênngười xuất bản không còn "mặn mà”.Bạn là dân kỹ thuật và muốn tìm những cuốn sách "độc”?
  • Văn hóa đọc trong bối cảnh bùng nổ truyền thông

    11/09/2006Nguyễn Hữu Giới
    Trong nửa sau của thế kỷ 20, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, nhất là sự bùng nổ thông tin với sự xuất hiện của vô tuyến truyền hình, video và các phương tiện nghe nhìn khác, đã khiến người ta tập trung vào số phận của sách: Liệu có phải sách đang mất dần vị trí độc tôn của nó trong nền văn hóa hay không?
  • Người trẻ: Lười đọc hay không biết chọn sách?

    07/01/2006Nguyễn HàTố Tâm, giá 2.000 đồng/cuốn; Lão Tử, 6.000 đồng/cuốn... Những cuốn sách rất có giá trị được “đại hạ giá” vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • Chúng ta đang sống trong một Thế giới của thông tin

    30/11/2006Khi đọc cái gì, cũng không nên quá để ý đến chuyện tác giả "thực sự nghĩ gì", mà cần quan tâm chủ yếu đến cái thông tin mình đọc được hay thu nhận được, sao cho mình có thể khai thác tối đa từ đó để rồi vận dụng. Tôi cho rằng, thế giới xung quanh là một "thế giới của thông tin", thậm chí là thông tin ngẫu nhiên, vấn đề là mình lấy nó thế nào...
  • “(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

    03/08/2005Lâm Văn SangGiữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả. Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    06/07/2005Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thí sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiếu nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là những người thờ ơ với sách vở...
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Không thích đọc vì nhiều lý do

    05/07/2005Chúng tôi đã có những cuộc trao đổi ngắn với một số học sinh, sinh viên tại Hà Nội. Đa phần, các bạn không thích đọc sách và đưa ra cả 1.001 lý do để lý giải. Còn với những người ham mê đọc sách, họ luôn làm mọi cách để duy trì thói quen này...
  • Thói quen đọc bị nhiều thú vui lấn át

    05/07/2005Bùi Vũ Minh, Hải PhòngĐọc bài viết của tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái (báo Lao Động số ra ngày 24.5.2005), chúng ta thấy được một phần thực trạng văn hoá đọc hiện nay. Song, dường như cái sự "lạnh lòng" với văn chương ấy không chỉ có ở giới trẻ và cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi các sách văn học.
  • Người Sài Gòn "bạo" tay mua sách

    05/07/2005Năm 2003, nhà sách Trí Tuệ đưa về một bộ Đại từ điển Phật học Huệ Quang (cảo bản) 10 tập, giá 1,5 triệu đồng. Tưởng bán chậm, ai ngờ cuối cùng lại...thiếu hàng!
    Trên thực tế không chỉ có sách nghiên cứu giá đắt như vậy mà vẫn hút hàng, các loại sách khác cũng đang bán rất chạy trên thị trường thành phố...
  • Văn hoá đọc trong thời đại thông tin

    13/01/2004TS. Phạm Văn TìnhSách vẫn là một kho tàng tri thức không thể thiếu được trong cuộc sống, mặc dù thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các phương tiện nghe - nhìn và mạng Internet đã làm giảm phần nào sự hứng thú đọc sách như trước. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Văn Tình thêm một lần lý giải về vấn đề này...
  • Bôngdua mexừ Sách

    25/12/2003Hội thảo về sách của ngành xuất bản đã khẳng định khâu in, xuất bản không đáng kể so với giá sách. Thủ phạm khiến sách giá cao lại là khâu phát hành. Nói tóm lại là kiến thức văn hoá của chúng ta đã bị bọn con buôn (còn gọi là quý vị đầu nậu) mua sỉ hết và bán lẻ với giá cao...
  • Lụt thông tin

    07/12/2003Kiều DiễmThông tin đã tràn ngập làm ảnh hưởng đến cuộc sống con người, có thể gây ra stress...
  • Bao giờ sách là vàng?

    12/11/2003Ánh NgọcNói đến sách, người ta được gợi ngay đến cảm giác về sản phẩm thiêng liêng của trí tuệ, về "túi khôn" của cả loài người. "Sách quý như vàng", câu thành ngữ này thể hiện phần nào sự trân trọng của con người dành cho sách. Nhưng có mấy ai biết nâng niu giá trị của từng bụi vàng làm nên một kho tàng tri thức quý báu?
  • xem toàn bộ