Tăng giá trị bản thân

08:30 SA @ Thứ Năm - 30 Tháng Sáu, 2005

Mục tiêu của bạn là tổ chức cuộc sống theo cách mà bạn có thể hưởng thụ thu nhập tốt, mức sống cao và bạn làm chủ vận mệnh của mình hơn là nạn nhân của sự thay đổi của thời đại kinh tế.

Một lợi thế mà nước Mỹ đã có đó là một lực lượng lao động làm việc có hiệu quả nhất trên thế giới. Nước Mỹ và người Mỹ sản xuất hàng hoá và dịch vụ tính trên đầu người nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Nhưng vẫn có một cuộc đua và chúng ta đang ở trong cuộc đua đó, và nếu bạn muốn có được một công việc tốt cho một tương lai chưa xác định trước, bạn buộc phải nhập cuộc và bắt đầu chiến đấu như chưa bao giờ bạn làm như thế.

Nếu bạn muốn kiếm được nhiều tiền hơn với công việc hiện tại, bạn phải tăng giá trị của mình cũng như những đóng góp của bạn đối với doanh nghiệp. Nếu bạn muốn có một công việc mới, bạn phải tìm ra cách đóng góp giá trị của mình đối với doanh nghiệp đó. Nếu bạn muốn có bất kỳ sự đảm bảo nào trong công việc, bạn phải tiếp tục làm việc để duy trì và tăng thêm giá trị bản thân trên thị trường cạnh tranh. Và đây là một điểm rất quan trọng. Trình độ học vấn, tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm tất là là những khoảng đầu tư cho năng lực của bạn nhằm đóng góp một giá trị nào đó mà nhờ vậy bạn có thể được trả lương. Nhưng chúng cũng giống như bất kỳ khoản đầu tư nào khác, chúng có tính đầu cơ cao.

Một khi bạn học về một chuyên ngành hay phát triển một kỹ năng, đó là một khoản phí đầu tư. Đó là thời gian và tiền bạc phải bỏ ra mà bạn không thể lấy lại được.

Với bất kỳ công việc nào bạn đang làm, bạn nên chuẩn bị cho công việc tiếp theo của bạn. Và câu hỏi chính là: khách hàng ở đâu? Những doanh nghiệp và ngành nào đang phát triển và suy giảm trong nền kinh tế.

Tôi liên tục gặp những người đã hỏi tôi rầng làm thế nào để họ có thể tăng thu nhập khi mà toàn bộ ngành họ tham gia đang bị co hẹp. Tôi nói với họ rằng có những công việc có tính chất lâu dài và có những công việc không có tính lâu dài, và họ cần phải chuyển sang những ngành hiện đang phát triển chứ không phải bị thu hẹp. Có 3 dạng thất nghiệp tại Mỹ: thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp không tự nguyện và thất nghiệp tự nhiên. Thất nghiệp tự nguyện là khi một người quyết định không đi làm trong một khoảng thời gian nào đó hoặc không chấp nhận làm một loại công việc cụ thể, hi vọng rằng sẽ có công việc khác tốt hơn. Thất nghiệp không tự nguyện là khi một người sẵn lòng và có thể đi làm nhưng lại không kiếm được việc làm ở bât kỳ chỗ nào. Thất nghiệp có tự nhiên chiếm khoảng 4 đến 5% lực lượng lao động, đây là những người luôn trong tình trạng không có việc làm trong bất kỳ lúc nào.

Tuy nhiên, luôn luôn có việc cho một số ít người có tính sáng tạo. Bạn sẽ không bao giờ thất nghiệp nếu bạn làm một trong 3 điều sau: thay đổi công việc mà bạn đang muốn làm, thay đổi nơi làm việc nơi bạn muốn làm và thay đổi mức lương mà bạn muốn được trả.

Nếu không có nhu cầu tuyển dụng nào về kinh nghiệm và kỹ năng cụ thể của bạn, bạn sẽ phải học để làm việc khác và ngay sau đó cung cấp những kỹ năng đó khi có nhu cầu tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng không quan tâm đến quá khứ của bạn. Họ chỉ quan tâm đến tương lai và khả năng đóng góp giá trị của bạn cho khách hàng của họ.

Bạn có thể thay đổi nơi làm việc. Thỉnh thoảng bạn phải chuyển từ nơi này đến nơi khác, từ những nơi có ít việc làm tới những nơi có nhiều việc làm. Nhiều người thay đổi toàn bộ cuộc đời của họ do chuyển từ nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao tới nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp.

Điều thứ 3 bạn có thể quay lại và đứng trong lực lượng có việc làm là hãy giảm bớt nhu cầu của bạn. Hãy nhớ vì sức lao động của bạn là hàng hóa, nó chịu tác động của quy luật cung cầu. Nếu bạn đòi hỏi quá nhiều, người khác sẽ không thuê bạn vì khách hàng không trả tiền cho những nhu cầu của bạn với trong giá mua hàng hóa dịch vụ mà tổ chức của bạn sản xuất. Không phải nhà tuyển dụng là người giảm mức tiền công yêu cầu mà đó là khác hàng thông qua hành vi mua hàng của họ.

Có một bộ phận nhỏ những người sáng tạo ở Mỹ không bao giờ thất nghiệp. Dù cho có chuyện gì xảy ra, họ luôn có một công việc để làm, thậm chí thỉnh thoảng có 2 việc cùng một lúc. Nếu họ mất một vị trí cụ thể ở nơi này, họ tìm một vị trí tương đương ở nơi khác hoặc làm công việc khác ở nơi khác. Họ đi rất nhanh trên đôi chân của họ. Họ năng động và không chấp nhận thất nghiệp như là một sự lựa chọn. Và họ luôn luôn có việc làm. Luôn có những công việc đã được thực hiện. Thậm chí khi nền kinh tế suy thoái nhất, vẫn luôn có những vấn đề cần được giải quyết và nhu cầu của người tiêu dùng phải được đáp ứng. Vì lý do này, tất cả sự thất nghiệp trong dài hạn rốt cuộc là thất nghiệp tự nguyện.

Có nhiều cơ hội hơn cho bạn để thực hiện ước mơ và khác vọng trong nền kinh tế toàn cầu như hiện nay. Bạn có thể, có và làm bất kỳ điều gì bạn mơ ước bằng cách tự chuẩn bị để đón nhận những công việc ngày càng tốt hơn. Trên đỉnh không bao giờ đông. Chẳng có tắc đường trên xa lộ. Công việc của bạn sẽ trở nên tốt, tốt hơn và cuối cùng sẽ làm cho bạn trở thành không thể thiếu được.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Hạnh phúc: Điều quan trọng nhất trong cuộc sống

    24/09/2014Huỳnh Trúc“Điều quan trọng nhất trong cuộc sống? Nếu người ta hỏi một người trong cơn đói, đó sẽ là thực phẩm. Với một kẻ nào đang lạnh, đó sẽ là hơi ấm. Và nếu một ai đang cam chịu cô đơn, chắc chắn đó sẽ là sự gần gũi với người khác”.
  • Bill Gates nói về Học đại học

    07/07/2005Phó Thiên TùngBuổi đến thăm và tâm sự của Bill Gates với học sinh trung học Trung Quốc, 1/7/2004. Hơn 2000 học sinh trung học thực nghiệm thuộc trường đại học sư phạm Bắc Kinh đã dành cho thần tượng của mình những tràng vỗ tay nhiệt liệt nhất...
  • Vì sao mà sống

    06/08/2005Con người nếu mất đi lý tưởng thì sẽ không thể sống vui vẻ được
  • Khi nào bạn hạnh phúc?

    06/08/2005Giàu có không làm bạn tăng thêm hạnh phúc, nếu bạn không có nhiều tiền bằng người khác, hoặc ít có thời giờ dành cho giải trí hơn. Đó là kết luận từ một nghiên cứu mới về hạnh phúc của các chuyên gia phương Tây...
  • Đặc điểm của những con người thành đạt

    22/07/2005“Đánh mất mục tiêu chính là bạn đang mất đi hướng đi của mình”. Vì vậy bạn nên xác định rõ ràng mình là ai và cái đích mà bạn đang hướng tới là gì. ...
  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • Giá trị sống

    09/07/2005Nguyễn Thị OanhVài thập kỷ nay trong giáo dục đạo đức cho tuổi trẻ trên thế giới người ta dùng hai khái niệm mới là giáo dục kỹ năng sống (KNS-life skills) và giá trị sống (GTS - living values).
  • Tại sao có người thành công, có người lại không?

    07/07/2005Võ Đắc KhôiTừ lâu lắm rồi, có một thắc mắc mà rất nhiều người thường nêu ra lúc trà dư tửu hậu: vì sao cùng trang lứa, cũng học hành đỗ đạt như nhau nhưng mức độ thành đạt mỗi người lại khác nhau?
  • Công tơ mét cuộc đời

    02/07/2005Một số người nói cuộc đời là một đại lộ. Đó cũng là một ý hay để nhìn về cuộc đời. Tôi tưởng tượng tôi đang chạy trên con đường của cuộc đời tôi với vận tốc 60 dặm/giờ. Mỗi phút đi được một dặm. Ước chừng tôi sống trên đại lộ ấy khoảng 12.500.000 phút, có nghĩa là đồng hồ đo km của tôi sẽ có thể đọc 12.500.000 dặm.
    Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn ngắm con đường, hay dùng để nhìn ra cửa sổ. Tôi tự hỏi có bao nhiêu dặm tôi dùng để nhìn vào kiếng chiếu hậu và không quan tâm tôi đang chạy nhanh đến thế nào.
  • Sự thành công

    30/06/2005"Biết những gì là khởi đầu của hạnh phúc” nhà thơ và triết học George Santayana đã từng viết như vậy. Bạn có quyền lựa chọn; chọn cái tốt chứ không phải những cái xấu; chọn hạnh phúc chứ không phải những nỗi buồn khổ; chọn một cuộc sống tràn ngập vui vẻ chứ không phải cuộc sống đơn độc; chọn sự tự do chứ không phải sự phụ thuộc; chọn hòa bình chứ không phải chiến tranh. Bạn có quyền được lựa chọn hạnh phúc cho mình...
  • Ba vòng tròn định vị

    16/06/2005Thu Trang-Đắc HoànTrong nhịp kinh doanh sôi động thời nay, người ta ngày càng nhắc nhiều hơn tới định vị, nó dường như một yếu tố quan trọng quyết định đến thắng bại của thương trường. Trong cuộc sống của mỗi người cũng vậy, đã bao giờ bạn tự hỏi mình là ai?
  • xem toàn bộ

Nội dung khác