Thay đổi học - thi, bắt đầu từ đâu?

07:39 CH @ Thứ Tư - 12 Tháng Bảy, 2006

Thi tốt nghiệp THCS đã được bỏ, còn với kỳ thi tốt nghiệp PTTH thì sao? Ba ngày thi đã qua với bao cảnh tượng nhốn nháo, bao sự đối phó của học sinh và sự "vào cuộc" của nhiều "thành phần" trong xã hội, trong đó có cả truyền thông. Nhiều người cho rằng, chính cách ra đề, chính hình thức thi cử đã thành "cũ kỹ" như hiện nay đã khiến học sinh phải học vẹt, phải tìm nhiều cách khác nhau để "gian lận", mong vượt "vũ môn" với kết quả tốt hơn khả năng, chưa kể tâm lý "dùng phao được, không dùng có mà "ngu".

Không lẽ, kỳ thi nào cũng là những chuyện cũ: học vẹt - thi dối? Phải thay đổi cách học, cách thi cử là điều đã được bàn luận rất nhiều, nhưng thay đổi thế nào cho hiệu quả, bắt đầu từ đâu thì vẫn chưa có giải pháp thuyết phục.

Thi trắc nghiệm hay hình thức thi sử dụng dữ liệu mở, có đúng là "thuốc" chữa "bệnh thi cử" hiện nay không? Cách thi nào phù hợp nhất cho nền giáo dục của Việt Nam? Hay điều chúng ta cần thay đổi là "nội dung" của đề thi, là kiểm tra xem học sinh "hiểu" đến đâu thay vì "nhớ" được những gì? Nếu làm một một đề thi có cả những kiến thức "ngoài sách giáo khoa", học sinh của chúng ta sẽ "ứng xử" thế nào?

Hay phải thay đổi cách học trước khi thay đổi cách thi? Cách học thụ động, nghe - chép - thuộc lòng của chúng ta là do lỗi của thầy cô giáo, học sinh hay một "nhân tố thứ ba" nào khác? Để thay đổi cách dạy - học, chúng ta phải quyết liệt ở khâu nào? Giáo viên, học sinh hay giáo trình?

Thay đổi cách thi trước hay cách học trước?

Không lẽ không thay đổi để học vẹt, thi dối tiếp tục tiếp diễn? Thực tế, thi cử như thế nào sẽ quyết định cách thức học ra sao. Một câu hỏi được đặt ra mà không dễ có lời đáp: "Thay đổi cách thi trước hay cách học trước?" - VietNamNet nhận định

Nhiều chuyên gia cho rằng, cách dạy - học như hiện nay cũng là hệ quả của nhiều vấn đề trong xã hội, như việc "tuyển người" quá dựa vào điểm số - bằng cấp. Vậy thì thay đổi hệ thống giáo dục trước hay thay đổi cách tuyền người trước?

Cái "chuỗi luẩn quẩn" của giáo dục và tác động của xã hội nên giải quyết từ đâu? Nếu bạn có quyền thay đổi, bạn sẽ bắt đầu như thế nào? Hãy chia sẻ với Diễn đàn VietNamNet những ý tưởng của bạn, bất kể ý tưởng ấy "sốc" đến mức nào.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về sự học

    18/01/2017Học là chuyện đương nhiên, là khát khao, mong ước của cuộc sống con người. Có nhiều câu châm ngôn tục ngữ răn dạy, nhắc nhở con người về sự học.
  • Kỹ thuật giết rồng

    08/07/2006GS. Bùi Trọng LiễuKỹ thuật giết rồng là một tích cổ Trung Quốc mang tính ngụ ngôn: có người bỏ ngàn vàng của nhà, để đi học nhiều năm thuật giết rồng, song rồi không biết dùng cái kỹ thuật ấy để làm gì bởi vì có rồng đâu để mà giết. Đó là ý người xưa chê việc bở công sức học tập những điều vô ích. Nhưng có lẽ cũng cần xét xem vô ích cho ai, và thực dụng cho ai, bởi vì cái "kỹ thuật giết rồng" này vô ích cho xã hội nhưng thực dụng cho người dạy nếu như người đó được hưởng ngàn vàng...
  • Từ thi đến học

    26/06/2006TS Nguyễn Đức Mậu"Ngọn lửa" thầy Đỗ Việt Khoa ở Hà Tây (dũng cảm tố cáo những tiêu cực trong việc thi tốt nghiệp THPT ở một số hội đồng thi địa phương) đang bùng cháy. Việc thẩm tra, xử lý thuộc trách nhiệm của cơ quan chức năng với tinh thần pháp luật bất vị thân...
  • Nhìn lại thi cử 2005 - 5 "cú nổ" của sự thật

    28/01/2006Nhóm T.e.e.n (Hoa Học Trò)Sự thật như ánh nắng, nó làm mắt bạn chói loà, nhức nhối khi vừa vượt qua màn đêm xuyên tới, nhưng nhờ nó bạn mới nhìn nhận sự vật một cách rõ ràng!
  • Tiếng kêu đòi sự công bằng

    11/10/2005Lưu Quang... một lá thư của một nữ sinh ở Vinh (Nghệ An) được đăng tải trên mạng của Bộ GD&ĐT, đang gây xôn xao dư luận toàn xã hội. Xôn xao không chỉ bởi đây có lẽ là lần đầu tiên, một học sinh lớp 12 dám trực tiếp gửi thư đến một vị lãnh đạo cao cấp của bộ, mà còn bởi nội dung lá thư tuy chỉ nói chuyện riêng, nhưng qua đó lại đụng chạm đến một vấn đề nhức nhối từ lâu của ngành giáo dục...
  • Tôi chấm thi tú tài

    22/12/2005Nghỉ ngơi được 5 ngày, các giám thị trở thành giám khảo. Những người ở vùng sâu lại cơm đùm gạo nắm về thị xã chấm thi. Quanh chuyến đi chấm thi này có rất nhiều ấn tượng.
  • Lượng đổi chất không đổi

    06/07/2005Ths.Lê Hoàng Tùng“Chào các em, thi cử thế nào?- Chán lắm anh ạ, thất vọng kinh khủng”. Đó là câu mở đầu cho một đoạn họi thoại ngắn mà tôi nghe được vào đầu giờ làm việc sau đợt thi thứ hai của kỳ thi tuyển sinh cao học 2005. Tiếp đó, là những bức xúc về sự lơi lỏng kỷ luật phòng thi, về sự thiếu nghiêm túc của phần đông thí sinh... Lâu nay, báo chí nói nhiều đến sự sụt giảm của chất lượng đào tạo cao học. Bản thân tác giả cũng là một thạc sỹ đã trải nghiệm quá trình đào tạo đó, đúng là có rất nhiều chuyện cần phải xem xét!
  • Thi cử: Có dám chấp nhận sự thật?

    07/07/2005Như BìnhKhông hiểu có phải ngẫu nhiên hay không, các kỳ thi tốt nghiệp trung học năm nay bỗng tạo ra sự kiện “bất thường”: nhiều địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp chỉ dưới 70%.
  • Đi luyện thi "siêu tốc"!

    07/07/2005Hùng ThuậtNăm nay kỳ thi tốt nghiệp được tổ chức muộn hơn mọi năm nên thời gian còn lại cho đến ngày thi tuyển sinh ĐH quá ít khiến các lớp luyện thi phải đua nhanh hơn, trở thành "siêu tốc".
  • "Phao" là một bệnh dịch của xã hội

    02/07/2005Tiến sĩ Hồ Thiện HùngChuyện “phao” tràn ngập ở các hội đồng thi không còn mới mẻ, nó đã tồn tại từ nhiều năm nay. Nếu giám thị thực thi nhiệm vụ thì có nơi xuất hiện những kẻ côn đồ hành hung cả thầy.
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • Đổ xô kiếm “mác” tiến sĩ để thăng tiến

    14/01/2004Tiến sĩ là học vị cao nhất trong khoa học. Tuy nhiên, tại Việt Nam, bằng tiến sĩ “hấp dẫn” chủ yếu đang chỉ bởi tư cách là “giấy thông hành” bắt buộc cho sự thăng tiến. Số người dự định theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp cao để dễ bề tiến thân mà không phải vì thực sự đam mê nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều.
  • Học thi!

    04/01/2004Trong xóm lao động nghèo nơi chúng tôi ở, hồi này tiếng trẻ ôn bài cứ ra rả như ve kêu mùa hạ. Tội nghiệp cho lũ trẻ đang ở bậc tiểu học (trong đó có con gái của tôi) vì đề cương ôn luyện mỗi môn dài đến 4-5 trang. ..
  • Chất lượng giáo dục qua những con số!

    24/11/2003Có thể nói sau mỗi đợt thi tú tài và đại học hàng năm thì lại có một con số được đưa ra tranh cãi để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay. Sự thật chất lượng giáo dục ra sao đằng sau những con số đó? Có thể nói ngay như giải trình của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT trước Quốc hội mới đây: Không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH để đánh giá chất lượng giáo dục ở bậc phổ thông. Vậy chất lượng giáo dục phổ thông nằm ở đâu nếu không phải ngay ở kỳ thi tú tài?
  • Thách thức với nền giáo dục thi cử

    06/11/2003Ngày 20/10/1999, bài báo “Giáo dục thi cử gặp phải vấn nạn – cô bé thiên tài văn học thi không đủ điểm”, đăng trên tờ “Thời đại thương báo” ở Thẩm Dương, Trung Quốc đã gây nên những phản ứng xã hội mãnh liệt. Hiện tượng này liệu có xảy ra ở Việt Nam và giống như thực trạng giáo dục của chúng ta không?
  • Điểm thi thấp, cán bộ giáo dục nói gì?

    30/08/2003Năm 2002, 830.000 TS dự thi ĐH có tổng điểm trung bình 3 môn thi là 8,3 điểm. Còn kết quả thống kê từ gần 2,7 triệu bài thi của gần 900.000 thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2003: 86% số TS có tổng điểm thi 3 môn dưới 15 điểm và 66% có tổng điểm thi dưới 10. Có gần 10.000 bài có điểm thi là 0. Những con số này không còn gây "sốc" mạnh như năm 2003, nhưng đem đến một cái nhìn không vui vào thực trạng giáo dục. Phóng viên Báo Lao Động ghi nhận ý kiến của nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục...
  • Vì sao tỷ lệ thi trượt đại học ở Việt Nam cao nhất thế giới?

    20/08/2003TS. Lê Đình TưThực trạng tuyển sinh đại học và cao đẳng ở nước ta, nói một cách có trách nhiệm, đang lên tới mức bi hài. Bi hài bởi chúng ta đang lập một kỷ lục có một không hai: Việt Nam là nước có tỷ lệ thi trượt đại học cao nhất thế giới. Hơn thế, là quốc gia nghèo và trình độ dân trí thấp, nhưng hằng năm Việt Nam có hàng ngàn sinh viên kìn kìn kéo nhau đi... du học.
  • Đổi mới cả nội dung lẫn cách thi vào đại học

    10/02/2003Thi vào đại học được cả xã hội quan tâm và được xem là vấn đề nổi cộm từ lâu. Nhiều người đã nêu ra những điều bất cập và lên tiếng đề nghị ngành giáo dục tìm biện pháp khắc phục. Thế nhưng, trong buổi thảo luận về "Các giải pháp đổi mới tuyển sinh đại học" với sự có mặt của đại diện khá nhiều trường đại học đầu đàn trên địa bàn Hà Nội, thì hầu hết đại diện của các trường đều "bình chân như vại", cho rằng dư luận xã hội đã quá cường điệu khi đề cập vấn đề này và (theo họ) cung cách thi cử hiện nay là thích hợp hơn cả. Có thực như vậy không?
  • xem toàn bộ