Triết học văn hóa - Một tiềm năng nghiên cứu văn hóa con người

07:54 CH @ Chủ Nhật - 29 Tháng Mười, 2006

Vào những năm 80 (thế kỷ XX) những vấn đề triết học văn hóa được các nhà khoa học Xô Viết ứng dụng và phát biểu theo quan điểm macxít. Người ta thường thảo luận, lật trở hai vấn đề cơ bản: Cái gì kiến tạo nên văn hóa với tư cách là một chỉnh thể, cấu trúc của nó là gì? Mục đích, sứ mệnh, ý nghĩa của văn hóa, của từng hình thái và hiện tượng văn hóa nằm ở đâu?

1. Bản chất của văn hóa là hòa giải

Hòa giải là triết lý của phát triển được hiện diện qua nhiều thời đại, ở nhiều nền văn hóa. Trong thời đại chúng ta, khi mà thế giới chịu sự tác động của tính toàn cầu tạo nên một bức tranh nhiều mảng màu đối nghịch: Một cực là các công ty độc quyền xuyên quốc gia và nhóm nhỏ nước giàu áp đặt, cưỡng đoạt các nước nghèo trong nhiều thập kỷ qua không đem lại thịnh vượng như đã hứa; còn cực kia là một nửa dân số sống trong nghèo khổ. Một tỷ người thất nghiệp hay thiếu việc làm tại hầu hết các nước. Từ đó những ý niệm và phát triển trái ngược nhau: sự tập trung kinh tế, thương mại, mậu dịch, bảo vệ môi trường, chống khủng bố... nhưng lại phân ly về chính trị, văn hóa, tôn giáo. Có ba nhân tố để bênh vực cho sự hiện diện và sự can thiệp của tác nhân hòa giải đối với phát triển: Khoảng cách về các giá trị cơ bản giữa văn hóa phương Đông văn hóa phương Tây; sự khác biệt về văn hóa, về tôn giáo sinh ra sự khác biệt về chính sách thương mại, kinh doanh, bảo vệ môi trường; sự tiến bộ của xã hội không thể chỉ đo bằng trình độ công nghệ, mức sống mà còn bằng những chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, sự ổn định chính trị, sự tự do tôn giáo.

Lịch sử Việt Nam chỉ ra rằng, văn hóa hòa giảilà một giá trị, có truyền thống lâu đời của cộng đồng đa dân tộc. ý thức tự cường, lòng tự hào dân tộc không chỉ là động lực của con người mà còn là vũ khí tự vệ, một nét dáng của văn hiến giữ nước. Dẫu vậy thì “Gươm núi Sóc, cọc Bạch Đằng” là chuyện bất đắc dĩ. ở thế kỷ XV, Lê Lợi, Nguyễn Trãi trước, sau vẫn dùng chính sách “tâm công” để đối xử với các nước lớn:

Sửa hòa hiếu cho hai nước,
Tắt muôn đời chiến tranh...
Chỉ cần vẹn đất, cốt sao an ninh

(Phú Núi Chí Linh)

Âm hưởng đó ta đọc được trong Bình Ngô đại cáo: Rút cục, lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn, Lấy chí nhân mà thay cường bạohoặc: Ta mưu đánh vào lòng, không chiến mà cũng thắng(1).

Truyền thống đó còn tìm thấy ở thời đại Quang Trung, nơi hội tụ nhiều hiện tượng văn hóa rực rỡ. Chính sách hòa hiếukhông chỉ là sách lược, mà còn là bản chất của chế độ chính trị. Chiếu dụ các quan văn và cựu triều, Chiếu cầu hiềnlà những thông điệp ngoại giao, mềm dẻo, thu phục lòng người. Chính sách hòa hiếu cùng với đường lối dân vi bản,tư tưởng nhân nghĩalà hợp với ý trời, thuận lòng người làm cho nhân dân đời đời thái bình, là phương lược nhìn xa trông rộng, để ở bên cạnh nước lớn mà vẫn yên ổn.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, nhân dân ta, mà trước tiên là các nhà hoạch định chiến lược vĩ mô, đã có ý thức tiếp thu có sáng tạo truyền thống hòa giải của cha ông. Nhiều nhà tư tưởng phương Tây cho rằng, Việt Nam thắng được hai đế quốc to là nhờ biết dựa vào chiều dày truyền thống văn hóa, điều mà kẻ thù xâm lược không hình dung nổi. Điều đó đúng. Chúng ta biết phát động chiến tranh tự vệ, biết đánh thắng và biết kết thúc chiến tranh. Chúng ta còn biết tạo ra những điều kiện để hòa giải, nếu cần. ở đây, tư tưởng Hồ Chí Minh về nguyên tắc hòa giải là hết sức minh bạch: Chấp nhận đối thoại giữa các chính kiến; Khoan hồng đại độ đối với kẻ thù đã thua trận; Rộng lượng, khoan hòa đối với mọi tầng lớp nhân dân; Chính sách đại đoàn kết với các dân tộc anh em; Tôn trọng sự tự do tôn giáo và tín ngưỡng; Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bản chất hòa giải còn hiện diện ở nhiều hiện tượng văn hóa. Sau đây là hai ví dụ: Ví dụ 1:Đạo đức Hồ Chí Minh và việc tiếp nhận Nho, Phật, Đạo. Có lần Hồ Chủ tịch viết: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điều không đúng, song những điều hay trong đó thì ta nên học”(2). Đối với Phật và Đạo giáo, Người cũng có những kiến giải tương tự. Theo tôi, đạo lý dân tộcchính là cơ sở để Hồ Chí Minh tiếp nhận những mặt tích cực của tam giáo. Nho giáo là triết học nhập thế, chủ trương mọi người ai cũng phải lấy tu nhân làm gốc, đề cao học vấn, lễ giáo, truyền thống trọng học, trọng tài. Phật giáo tuyên ngôn: từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, coi trọng nếp sống đạo đức, trong sạch, làm điều thiện, tránh điều ác, đề cao lao động. Đạo giáo khuyên con người sống cao thượng, không màng lợi ích vật chất, vì một chủ nghĩa nhân văn tiến bộ. Sống giữa thiên nhiên, hòa quyện vào thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm cảm hứng sáng tạo.v.v..., đó là đạo đức Hồ Chí Minh nhờ ảnh hưởng đạo giáo. Ví dụ 2: Lễ hộilà một hiện tượng văn hóa hòa giải. Lễhộivốn là hai phạm trù khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Lễlà tôn giáo, là tín ngưỡng. Hộilà vui chơi, ứng diễn nghệ thuật. Tôn giáo là niềm tin, nhưng thường nhuốm màu huyền bí. Còn vui chơi, ca hát là chuyện thế tục. Vậy mà ở hai hình thái văn hóa này: thiêngtục; đạođời; duy lýduy cảm; trí tuệtâm linh lại hòa quyện vào nhau dễ dàng để hướng tới Cái cao cả, Cái thiện, Cái mỹ.Chính nhân tố hòa giải đã làm cho hai dòng nghịch lưu hòa nhập làm một, làm cho dòng chảy văn hóa lễ hội mang ý nghĩa triết lý, ý nghĩa xã hội đối với đời sống đương đại.

2. Cấu trúc động của nền văn hóa tiên tiến

Nói đến bản chất của nền văn hóa, các nhà văn hóa sử thường tìm đến đặc trưng, đặc biệt là những đặc trưng bền vững. Còn cấu trúc, thì phải đi tìm những nhân tố mở, động, uyển chuyển.Chúng khác nào những lớp phù sa bồi đắp dòng chảy văn hóa dân tộc, từ đời này sang đời khác tạo nên bản sắc, bản lĩnh, cốt cách của nền văn hóa đó. Phải mất nhiều năm, qua kiểm nghiệm thực tiễn trong nước và trên thế giới, chúng ta mới chọn được mô hình động của nền văn hóa tiên tiến, mà cấu trúc có thể gồm bốn đặc trưng sau:

2.1. Nền tảng tư tưởng triết học phù hợp với xu thế thời đại.Nền văn hóa Việt Nam từ sau Đề cương văn hóa 1943được xây dựng trên cơ sở triết học - mỹ học Mác - Lênin với ba nguyên tắc: dân tộc, khoa học, đại chúng;về sau là ba nội dung: dân tộc, hiện đại, nhân vănđã tạo nên một cấu trúc độnghướng về phía trước. Có người nói: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc về nền văn hóa đương đại. ở đây có sự gặp gỡ kỳ diệu giữa chủ nghĩa xã hội và độc lập dân tộc mà biểu tượng số một là Hồ Chí Minh.

2.2. Nền văn hóa bao chứa những giá trị bền vững của truyền thống dân tộc được phát huy theo hướng Chân, Thiện, Mỹ.Một trong nhiều giá trị cốt lõi của truyền thống văn hóa Việt Nam là truyền thống tôn trọng con người,tôn vinh những người có đức độ, tài năng. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa gọi các văn nhân, kẻ sĩ, danh nho là hiền tài, hiền triết, hiền nhân, quân tử. Phẩm chất nổi bật của người hiền tài là ở chữ Nhân,“nhân tâm thế đạo”. Nếu như văn chương là sự nghiệp của nghìn đời (Văn chương thiên cổ sửnhư câu thơ của Đỗ Phủ) thì mỗi kẻ sĩ phải tôn trọng bốn cái gốc để lập thân: đức hạnh, chính sự, ngôn ngữ, văn chương.Văn hóa chính là sự chưng cất những phẩm chất, đạo đức, trí tuệ của con người. Triết lý “phi trí bất hưng” chính là ở đó.

2.3. Nền văn hóa có số đông dân đạt trình độ học vấn khá; trình độ dân trí cao; kỹ năng công nghệ đủ sức phát triển kinh tế - xã hội.ở hai bình diện sau, hiện nay có nhiều hiện tượng đáng lo ngại: Tâm lý vọng ngoại vô cớ của một bộ phận thanh thiếu niên; kiến thức về luật pháp nói chung và về luật lệ giao thông nói riêng còn kém; văn hóa ứng xử nơi công cộng, thị hiếu nghệ thuật lành mạnh, các giá trị truyền thống.v.v... chưa được nhiều người dân coi trọng. Nhiều con em các dân tộc thiểu số không biết tiếng dân tộc mình, thờ ơ hát múa làn điệu dân tộc, ngại ngùng mặc y phục dân tộc trong dịp lễ hội. Thực trạng này đang đòi hỏi hàng loạt biện pháp nâng cao việc đào tạo nguồn nhân lực.

2.4. Nền văn hóa được hiện đại hóa.Có thể có ba nội dung.

- Mục tiêu của văn hóa là xây dựng con người Việt Nam có tư tưởng tiến bộ, đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh. Đó là con người văn hóa,là động lực và mục tiêu của phát triển. Mọi hoạt động sáng tạo văn hóa phải làm dày lên lớp văn hóa nhân bản, làm mỏng dần lớp văn hóa hưởng thụ, phi nhân tính.

- Coi trọng đúng mức những giá trị tinh thần, giá trị văn hiến dân tộc. Hiện đại hóa văn hóa chỉ có thể đi vào cuộc sống suôn sẻ, khi triệu triệu con người lao động biết tìm hiểu, khám phá, đi sâu vào biển kiến thức của nhân loại. Nhiều dự báo cho biết, ở thế kỷ XXI, trí thông minh, sức tưởng tượng và trực giác của con người vẫn tiếp tục quan trọng hơn máy móc.

- Trong văn hóa, để hiện đại hóa được thực hiện cần đổi mới công nghệ in, công nghiệp giấy, thiết bị điện ảnh, thông tin đại chúng, xây dựng các thiết chế tầm quốc gia, quốc tế. Hàng đầu của quá trình hiện đại hóa còn là môi sinh văn hóa.Nhiều năm gần đây người ta nói nhiều đến xung đột giữa các nền văn hóa. Có hai dạng xung đột dưới góc nhìn văn hóa: Sự tràn ngập hận thù giữa các sắc tộc, sự mất ổn định ở một số khu vực, sự lên ngôi của một vài tôn giáo lớn làm biến dạng nền văn hóa. Xung đột thứ hai diễn ra giữa con người và thiên nhiên do quá trình đô thị hóa. Ngoài ra, chính sách văn hóasự quản lý văn hóacũng cần được coi trọng. Bởi vì trung tâm của chính sách văn hóa và quản lý văn hóa là con người,đội ngũ trí thức;bởi vì văn hóa nói cho cùng là quang phổ hoạt động của con người, mà người đại diện cho văn hóa dân tộc là giới trí thức.

3. Triết học văn hóa trong mối quan hệ giữa văn học và lịch sử

Lịch sử văn học là phân hệcủa lịch sử văn hóa. Văn học của một chế độ nhất định được quy định về mặt lịch sử các hiện tượng văn học, các tác phẩm, các giai đoạn và mọi giá trị văn học diễn ra trong thời kỳ đó. Trên thế giới chưa ai lấy một niên biểu văn học làm cột mốc để phân kỳ lịch sử văn hóa. Văn hóa trong trường kỳ lịch sử là dòng thác sáng tạo và thích nghi chảy suốt, có bên lở, bên bồi.

Người ta nói văn học triết luận hơn lịch sử được thể hiện ở những tuyên ngôn của tác giả, ở phát ngôn tổng kết của nhân vật, ở hình tượng cảm nghĩtrong thơ trữ tình... Nhà viết sử ghi lại trung thực những hiện tượng xảy ra trong quá khứ dưới dạng từng phần, có lúc, có nơi đầy ắp sự kiện, nhân vật, số liệu, không có gì toàn vẹn và gắn bó với nhau cả; phải tinh lắm mới thấy được mối liên hệ giữa chúng. Còn nhà văn viện dẫn lịch sử qua sự chọn lọc, khái quát hóa, sắp xếp những cái vốn rời rạc, thúc đẩy mối quan hệ xuất hiện giữa các nhân vật với mục tiêu sau cùng là tìm được triết học văn hóa của các hiện tượng xã hội - lịch sử. Trong Truyện Kiều,sư Tam Hợp thuyết minh số phận của nàng Kiều thực chất là triết luận của Nguyễn Du về đạo trời và lòng người:

Sư rằng, phúc họa đạo trời
Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.
Có trời mà cũng tại ta
Tu là cõi phúc, tình là dây oan

Những triết luận trong Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúcđều bắt nguồn từ nhu cầu xã hội. Lịch sử văn hóa giữ nước và dựng nước của dân tộc ta cho hay rằng, nếu như từ thế kỷ XVIII trở về trước, vấn đề tồn tại hay không tồn tạiđặt ra gay gắt, thì từ đó và về sau vấn đề tồn tại như thế nàomới được đặt ra trong nhiều tác phẩm lớn. Trong Chinh phụ ngâmchủ nghĩa nhân văn mới của nhà văn được thể hiện ở nhu cầu tự do cá nhân, khát khao hạnh phúc, sánh nhau cùng dan díu chữ duyên.Tiếng nói phản kháng chiến tranh phi nghĩa đối lập với lý tưởng công danh của người chinh phu (Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong).Quan niệm quả - phúc của Phật giáo cũng được lý giải thiết thực hơn: Theo kiếp này hơn thấy kiếp sau.v.v...

Nói văn học dựa vào lịch sử, nhưng văn học trường tồn bất chấp sự thay đổi chế độ chính trị là nhờ hình tượng tính cáchvà những vấn đề triết học văn hóa hiện diện trong tác phẩm. Nói văn học triết luận hơn lịch sử không có nghĩa là đề cao cái này, hạ thấp cái kia, mà trái lại, muốn nêu được đặc trưng nổi trội của mỗi loại hình khoa học xã hội và nhân văn đã đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc, làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc, tính cách con người Việt Nam./.

_______________

1. Nguyễn Trãi, Thơ và đời,Nxb Văn học, Hà Nội, 1997, tr.242, 248, 249.

2. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.46.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xây dựng nền văn hóa kinh doanh

    17/10/2019Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT Investconsul GroupNhà thơ Chế Lan Viên có viết “Quá khứ không chỉ ở sau lưng, quá khứ còn ở trước mặt”. Một câu thơ không nổi tiếng lắm nhưng thật là thông thái: Chúng ta cần và phải nhìn lại tiến trình của lịch sử dân tộc nếu muốn tìm ra con đường phát triển đất nước cho tương lai. Lịch sử thật hào hùng, nhưng chúng ta không thể dừng lại mà phải từ lịch sử hào hùng đó đi lên, phải giành lấy một tương lai tươi sáng...
  • Nhận diện con người Hà Nội qua lăng kính văn hóa Thăng Long - Hà Nội

    17/10/2019GS.TS. Trần Văn BínhCon người sáng tạo ra văn hóa, là chủ thể của văn hóa, đồng thời con người cũng là sản phẩm của văn hóa. Vì vậy, thông qua con người có thể hiểu văn hóa của một cộng đồng, một dân tộc, và ngược lại, qua văn hóa cũng có thể hiểu rõ về con người...
  • Gia tài văn hóa của Việt Nam

    05/04/2019Phan NgọcTại sao có một bề dày văn hóa mà Việt Nam chưa bao giờ giàu có cả? Bởi vì, bề dày văn hóa như một kho vàng, tuy nhiên phải vất vả đào bới mới có được và từng cá nhân một phải làm cho chính minh. Nhưng trước hết phải có người chỉ cho anh ta thấy kho vàng đã. Do đó, phải có một chính trị sáng suốt của anh ta, cho anh ta và vì anh ta. Và xây dựng những tổ chức để cùng nhau dào bới...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Sự hình thành bản thể luận văn hóa

    10/11/2014TS. Đỗ Minh HợpCó thể phân biệt ba giai đoạn cơ bản trong tiến trình phát triển của bản thể luận - bản thể luận tự nhiên (cổ đại), bản thể luận nhận thức (cận đại) và bản thể luận văn hoá (hiện đại). Không có ý định đi sâu vào đề tài này, chúng tôi chỉ muốn nêu bật sự khác nhau cơ bản giữa ba hình thức này của bản thể luận...
  • Nhận diện những hiện tượng phản văn hóa

    27/10/2014Phùng HiểnỞ nước ta, nhiều năm gần đây cùng với sự xuất hiện các giá trị văn hóa mới, những hiện tượng phản văn hóa ngày một gia tăng. Nhận định và đấu tranh với các phản văn hóa không phải một việc đơn giản. Có những phản văn hoá lại nhân danh văn hóa, nhân danh chủ nghĩa nhân đạo tồn tại như những mẫu mực sống của một cộng đồng người nhất định...
  • Nhân dân như là một phạm trù của Văn hóa chính trị

    25/07/2014Nguyễn Trần BạtNói đến đời sống chính trị người ta thường nghĩ ngay đến các nhà chính trị và các chính đảng. Đó là những bộ phận rất quan trọng cấu thành đời sống chính trị. Nhưng sẽ không có cả các nhà chính trị lẫn các chính đảng nếu không có nhân dân. Nhân dân bao giờ cũng là các đối tượng để các đảng lôi kéo...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Văn hóa doanh nhân & văn hóa doanh nhân Việt Nam

    11/10/2006Trần Ngọc ThêmDoanh nhân là một khái niệm nghề nghiệp khá đặc biệt, cho nên xung quanh nó cho đến nay tồn tại khá nhiều ngộ nhận. Trong những bài viết nhằm khẳng định và tôn vinh doanh nhân ra đời trong những năm qua, những ngộ nhận này không được làm giảm đi, mà ngược lại, còn bị tô đậm thêm...
  • Truyền thống và chủ nghĩa đa nguyên trong sự lý giải của Phâyơraben từ góc độ văn hóa

    11/09/2006TS. Nguyễn Huy HoàngMột trong những khó khăn gặp phải khi nghiên cứu triết học phương Tây nói chung hay "Triết học khoa học" nói riêng là yêu cầu xác định cho rõ những cơ sở thế giới quan của các học thuyết đang được xem xét. Khó khăn đó lại càng tăng lên khi hạt nhân của thế giới quan lại thường ẩn giấu, chứ không thể hiện rõ ràng trong lý luận và phương pháp luận của chúng....
  • Các lý thuyết mới về văn hóa

    01/09/2006Dominique Guillot (Huyền Giang dịch từ tiếng Pháp)Giải thích các quy tắc xã hội, các ý tưởng, cái tưởng tượng... từ lý thuyết tiến hóa, đó là mục tiêu của các mô hình Darwin mới về văn hóa. Một số lý thuyết ấy đem lại một tính độc lập cho văn hóa đối với những bó buộc của tự nhiên...
  • Đối thoại văn hóa hay đụng độ văn minh

    23/07/2006PGS. TS. Hồ Sĩ QuýSự đối thoại giữa các nền văn hóa là phương thức tối ưu cho sự lựa chọn của con người, là quy luật khách quan của sự phát triển bền vững. Sự đối thoại giữa các nền văn hóa là giá trị định hướng an toàn đối với tiến bộ xã hội...
  • Vai trò của Nhà nước trong xây dựng văn hóa quản lý mới

    06/07/2006Th.s Đào Văn BìnhQuản lý là một lĩnh vực của hoạt động tổng hợp, cần phải được nhìn nhận cả từ góc độ văn hóa. Cuộc đấu tranh văn hóa bao giờ cũng gắn liền với các cuộc đấu tranh khác, trước hết là cuộc đấu tranh kinh tế và chính trị, nhưng tất cả đều thống nhất vào một mục tiêu: Vì con người, tất cả cho con người. Kinh tế và văn hóa là hai nội dung cốt lõi của sự sinh tồn và phát triển của một dân tộc, một quốc gia. Chế độ chính trị tồn tại trên hai nền tảng đó, với hai nội dung đó…
  • Đối thoại liên văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây

    26/06/2006Hữu NgọcCó thể định nghĩa tiếp biến văn hóa là sự tiếp xúc giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau và kết quả là những thay đổi về văn hóa trong mỗi nhóm. Thí dụ: hai nhóm văn A và B tiếp xúc với nhau: tiếp xúc văn hóa có thể đem lại kết quả tích cực hoặc tiêu cực...
  • Văn hóa là gì?

    23/06/2006Nicolas JournetKhái niệm văn hóa đang trở thành thông dụng, nhưng định nghĩa của nó dường như bao giờ cũng tuột khỏi chúng ta. Dù sao sự phát triển của nó cũng gắn chặt với sự phát triển của các khoa học về con người...
  • Văn hóa ứng xử và tiến bộ xã hội

    25/05/2006Nguyễn Văn TrọngThời gian gần đây dư luận nước ta xôn xao nhiều về các yếu kém của ngành giáo dục trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho nền kinh tế. Trước hết là hệ thống trong dạy nghề quá yếu không có mấy người đi học và không có trưởng tốt đáp ứng yêu cầu công nghệ hiện đại...
  • Văn hóa

    22/05/2006Phạm ToànChúng ta cần định nghĩa về văn hóa thật chặt chẽ, thật đầy đủ và nhất là định nghĩa đó phải đủ sức dẫn con người đi tới những hành động văn hóa. Đó là một cách làm đi từ gốc của vấn đề...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • Chung quanh vấn đề xã hội học văn hóa

    11/03/2006Lê Đình CúcNhững năm gần đây trước các hiện tượng phức tạp của xã hội: cờ bạc, mại dâm, ma túy và tội phạm vị thành niên tăng cao, nhiều người không khỏi lo lắng, thậm chí lo sợ. Những hiện tượng trên, thời nào cũng có, nhưng chưa bao giờ đáng báo động như hiện nay ở tính chất nghiêm trọng của nó... t
  • Xây dựng chính sách văn hóa cần cụ thể và thiết thực

    24/02/2006Nguyễn HòaTừ luận điểm “xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” của Đại hội IX đến luận điểm: “phát triển văn hóa để thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội” của Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội X, có thể thấy một vấn đề đặt ra đối với văn hóa Việt Nam trong những năm tháng trước mắt là yêu cầu về tính cụ thể và thiết thực...
  • Chuyện văn học – văn hóa – và những thứ khác

    28/01/2006Phan ViệtBài viết này của tôi có mục đích tổng kết những điều đáng buồn nổi cộm trong văn học, dịch thuật và những thứ liên quan tại Việt Nam trong thời gian gần đây. Tôi viết bài với tư cách là một người đọc và quan tâm tới văn học...
  • Nghĩ về nền văn hóa mới và cơ hội mới

    28/01/2006Phan NgọcChúng ta đang bước vào thời đại mới của nền văn hóa mới, với sự phát triển nhanh chóng của văn minh, của kỹ thuật, công nghệ. Bản thân kỹ thuật, công nghệ là biểu hiện, là tài sản chung cho trí tuệ loài người, không phụ thuộc riêng vào một dân tộc nào, và theo phép biện chứng của C.Mác, thì khi kỹ thuật sản xuất thay đổi, đời sống tinh thần cũng thay đổi...
  • Đi tìm ẩn số đẳng cấp văn hóa

    13/01/2006Giàu có, mức sống cao nhưng tầm văn hóa mỏng, người ta sẽ đi về đâu? Băn khoăn ấy là ẩn số cần được lưu tâm...
  • Cấu trúc lưỡng hợp trong bản sắc văn hóa Việt Nam

    27/12/2005TS. Nguyễn Thành Bang
  • Một vài suy nghĩ về văn hóa Việt Nam

    10/12/2005Là một nhà nghiên cứu văn học, GS Hà Minh Đức rất quan tâm đến sự phát triển của nền văn hoá dân tộc vì theo ông văn hoá gắn với sự phát triển chung của đất nước, với mỗi con người, mỗi cuộc đời. Dưới đây, Tạp chí xin giới thiệu đôi điều suy nghĩ của GS về văn hoá Việt Nam.
  • Tản mạn về một số hiện tượng văn hóa Việt Nam đương đại trong quan hệ với quá trình “đứt gãy văn hóa”

    06/12/2005Nguyễn HoàMột hệ thống giá trị văn hóa - văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình “đứt gãy văn hóa” xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự “đứt gãy văn hóa” ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nền nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng “lưỡng phân"...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • xem toàn bộ