Trong thế giới sách dạy làm người thành công

08:53 SA @ Thứ Sáu - 15 Tháng Chín, 2006

Có những lúc trong cuộc sống bản cảm thấy mất phương hướng. Bạn cần ai đó bên cạnh yêu thương bạn và khuyên bạn cách giải quyết những rắc rối cuộc đời. Bạn nhớ lại lời khuyên khuyết danh từng đọc ở đâu đấy: Hãy đến với sách.

“Một cuốn sách thay cho một ngày cuối tuần buồn bã, không biết làm gì. Ít ra cũng bổ ích hơn nửa két bia và mười hai điếu thuốc”.

Quả thực, có những lúc cà phê, thuốc lá, những vại bia hay hàng tá những cuộc hẹn vô bổ tất cả đôi khi chỉ để lại cho bạn cảm giác trống vắng. Phút nhìn lại chính mình, bạn cần một ai đó dáng tin cậy, đồng cảm trong im lặng nhưng kiên trì dẫn dắt bạn đến vùng sáng cuối đường hầm. Và sách luôn là người bạn đường trung thành luôn biết lắng nghe và thấu hiểu nỗi niềm của những kẻ muốn học làm người.

Sách làm sao để… có còn giúp ích cho tôi?

Thời thế thay đổi. Cuộc sống nay khác xưa rất nhiều. Câu hỏi đặt ra là những cuốn sách từng giúp bố mẹ của bạn hoàn thiện bản thân mình có còn giúp ích gì cho bạn hay không? Mộtlần, ngẩn ngơ giữa hiệu sách. Giữa một rừng cơ man những cuốn khuyên bạn cách sống sao cho để trở thành kẻ thành công nhất giữa đám đông. Tự nhiên bạn cảm thấy choáng váng khi xung quanh mình có hàng chục cái loa phóng thanh: Làm sao để vượt qua thành kiến? Làm sao để tiêu tiền khéo nhất? Những điều phải làm để đánh bại mọi đối thủ trên thương trường lẫn tình trường? Làm sao để khéo chiều lòng sếp… Điếc tai và chói mắt.

“Tôi không cần làm tỉ phú và biết rằng mình sẽ không bao giờ trở thành tỉ phú. Đừng nhồi nhét cho tôi cách làm giàu nhanh chóng chỉ qua một đêm. Tôi nghi ngờ về trình độ cũng như vốn sống của tác giả những cuốn kim chỉ nam đường đến thành công. Những cái tên rất kêu nhưng lạ hoắc. Nếu tin họ, l00% tôi có cảm giác mình giống người muốn ném đóa hồng khô xuống vực sâu và chờ đợi một tiếng vang”.

Bạn bực mình độc thoại.

Xin đừng tự trách mình nếu bạn là người quá duy lý. Những cũng chẳng cần hối tiếc gì nếu lỡ ngây thơ tin theo chiêu Quảng cáo của các nhà xuất bản. Thực tế đúng như những gì bạn chứng kiến trong hiệu sách. Có những người đi qua gian sách dạy học làm người. Một số hờ hững, một số ném những cái nhìn giễu cợt pha chút khinh bỉ. Nhưng vẫn có những đôi mắt mở to chăm chú như muốn nuốt từng chữ vào đầu Bạn thuộc loại nào?

Tôi tin rằng thái độ của bạn tùy thuộc vào chính bạn chứ không phải ai khác. Đó là sự lựa chọn của riêng bạn. Bạn cảm thấy thiếu diều gì thì tự khắc sẽ biết tìm cái bổ sung thỏa đáng. Không ai có thể chê trách bạn về điều đó.

Tôi lớn lên và cần phải thực tế hơn

Hôm nay, tôi nối vào đám đông những người đi vào hiệu sách. Một cô bé đang say sưa với Hạt giống tâmhồn. Cách đó không xa, một cậu trai với những lông măng lơ thơ trên quai má nhíu mày tự hỏi Ai lấy miếng phomát của tôi?Trong khi đó, người đàn ông trung niên mặc chiếc quần ka ki cũ kỹ thở dài nhè nhẹ với Phút nhìn lại chính mình.Tôi không chắc tất cả họ sẽ mang những cuốn sách của mình đến quầy tính tiền hay không. Nhưng khi quan sát, tôi dường như cảm nhận chút gì đó trân trọng trong cái cách họ cầm chúng trên tay.

Danh ngôn về sách

-Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc. Gunte Grass

-Đọc sách là một phần đối với bổn phận của người phong nhã. Christine de Pisan

-Sách là bạn thân của cô tịch. Nó nuôi dưỡng sự cởi mở cá nhân chủ nghĩa. Trong việc đọc sách của mình, người ta tự xét mình để có vài cơ hội để gặp được chính mình. G.Duhamel (Defence des Lettres)

-Chúng ta ngạc nhiên khi đọc danh tác cũ để nhận thấy rằng những tình cảm tinh vi, tế nhị, thơ mộng mà chúng ta tưởng là quá hiếm ở ngày nay, đã có ở những người hằng bao thế kỷ qua. Maurice Barres

-Những quyển sách làm say mê ta đến tận tủy, chúng nói chuyện với ta, cho ta những lời khuyên và liên kết với ta bởi một tình thân thật sống động và nhịp nhàng. F.Petrarque (H.Godefroy)

-Sách của một kẻ hành khất còn giá trị hơn là dòng máu của kẻ quý tộc. Shakespeare

Có thể cô bé kia là chính tôi của những năm trước. Thuở say sưa với những Đắc nhân tâmcủa Dale Carnegie hay Tâm hồn cao thượngcủa Edmonde Amicis. Thời tôi lén cắn me, gặm bánh mì trong lớp học. Trong trẻo, lung linh. Cuộc sống bình thường bên cạnh những phép nhiệm mầu. Thật trùng hợp, đó cũng từng là hai cuốn sách gối đầu giường của mẹ tôi hồi thiếu nữ. Những mẩu chuyện nhỏ khơi gợi cảm hứng sống đẹp giữa biển trời nhân ái bao la.

Có lẽ người ta lớn lên và cảm thấy cuộc sống chật hẹp hơn chăng? Tôi không hoàn toàn nghĩ thế nhưng dường như tư duy của tôi có chút xê dịch cùng với thời gian. Từ lãng mạn ngả sang hiện thực, tôi thích cầm nắm cảm giác của chính mình thay vì lim dim hếch mũi sục sạo tìm trong không khí chút "hương thời gian thanh thanh” vào mỗi sáng. Này bạn ơi, tôi hỏi bạn nhé. Đã lâu rồi tôi không còn nhớ kỹ những mẩu chuyện kiểu De Amicis. Tâm hồn tôi đang “xơ hóa" chăng?

Có lẽ không hẳn vậy. Đơn giản tôi thấy tôi cần phải lớn lên. Tôi đâm ra thích những con người của hiện tại, chăm chú nhìn vào họ như những tấm gương phản chiếu. Hồi ký của những người nổi tiếng cùng với những bài học thành đạt cuốn hút tôi. Có thể liệt chúng vào loại sách dạy kỹ năng sống thực tế chăng? Dĩ nhiên, thói hoài nghi thường trực không cho phép tôi tin 100% tất cả những gì mình đọc. Còn bạn thì sao, hồi ký của cựu chủ tịch Tập đoàn Daewoo, phương pháp học tập siêu tốc của tỉ phú Donald Trump có thu hút bạn? Có lần, anh bạn thân làm nghề kinh doanh của tôi giải thích về tủ sách "người thành đạt" của mình: “chà, nhiều lúc sách có tác dụng như doping tinh thần".

Nhiều năm đã qua đi kể từ thời tôi đọc miệt mài và ghi nhớ tên từng nhà văn, nhà khoa học, sáng chế đại tài... trong Cương hy sinhvà Cương kiên nhẫncủa dịch giả Nguyễn Hiến Lê. Bây giờ, tôi không thể kìm được sự tò mò của mình trước những hình mẫu văn hóa thời đại tiêu thụ kiểu Hollywood. Có thể bạn cũng từng nghe rằng sách của cô đào Teri Hatcher trong Desperate Housewivesbán chạy như tôm tươi. Teri viết cuốn sách này để đáp lại lòng mong mỏi của những fan nữ giới thuộc độ tuổi U40 trở lên muốn tìm kiếm bí quyết "hồi xuân" và sống hạnh phúc. Bạn cũng có thể kiếm một cuốn cho mình trên mạng Amazon. Tặng cho mẹ hay chỉ đọc để chiêm nghiệm chuyện người hoặc giả chuẩn bị tâm lý cho mình trong tương lai. Tùy ý!

Một cuốn sách thay cho một ngày cuối tuần buồn bã, không biết làm gì. Ít ra cũng bổ ích hơn nửa két bia và 12 điếu thuốc. Câu chuyện của người khác, tuy ở xa có khi đến nửa vòng trái đất cũng có thể tưới mát mảnh đất cằn khô trong lồng ngực bạn. Cách người ta gượng đứng lên sau những cú ngã hay tự vỗ về mình như lúc con King Kong lên đến tầng cao nhất của tòa tháp trong phim, đôi khi cũng giúp bạn xả stress và khám phá những điều thú vị không ngờ. Biết chuyện thiên hạ, biết chuyện của ta, như thế cũng đủ để làm người chưa nhỉ?

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đọc sách là hưởng thụ văn hoá

    26/06/2016Vũ QuỳnhTrước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa và tri thức. Ngày nay, ngoài sách, con người còn tiếp thu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng như Truyền hình, phim ảnh, Internet... Văn hóa đọc vì thế có những bước thay đổi về chất...
  • Sinh viên và... nỗi buồn của sách!

    22/05/2015Linh Thoại"Tuổi thanh niên nên đến với sách như đi vào cuộc đời để tìm bạn". Đó là một trong những lời khuyên quý báu của André Maurois - nhà văn Pháp. Thế nhưng đọc sách có còn là một niềm vui tao nhã, một nhu cầu học hỏi không thể thiếu, nhất là đối với sinh viên - một bộ phận thanh niên được xem là trí thức trẻ ngày nay?
  • Đặng Huy Trứ và những điều răn dành cho người làm quan

    16/08/2014Nguyễn Phương ThoanTrước tác của Đặng Huy Trứ để lại , ngoài các tác phẩm văn thơ như: “Tùng chinh di quy”, "Hoàng Trung thi văn”, “Tứ thập bát hiệu ký Sự tân biên”, "Nữ giới diễn ca”... thì bộ sách dày gần 2000 trang có đầu đề “Từ thụ yếu quy" với nội dung chuyên về chống hối lộ - tham nhũng đã thu hút nhiều thế hệ người đọc hơn một trăm năm qua...
  • Thiếu nhi đọc sách - cần có sự hướng dẫn khoa học

    04/03/2014Tương lai đất nước ở trong tay thế hệ đang lớn lên. Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Thế hệ đang lớn lên sẽ ra sao tuỳ thuộc phần lớn vào công tác giáo dục. Những phẩm chất gì xã hội muốn đòi hỏi ở người lớn sau này thì hiện tại chúng ta phải giáo dục cho trẻ em. Đối với giáo dục trẻ em, sách báo luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Bà Krupskaia đã nhấn mạnh: “Sách thiếu nhi là yếu tố quan trọng bậc nhất”. Cũng giống như trong học tập hay vui chơi, trẻ em đọc sách cần phải có sự hướng dẫn.
  • Doanh nhân với thú đọc sách

    23/11/2012Hoàng Lê VănỞ thời đại ngày nay, cùng với sự bùng nổ của thông tin thì sách là một trong những sản phẩm hàng hoá được sản xuất nhiều nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất.
    Vậy loại hàng hoá đặc biệt này đến với doanh nhân như thế nào? Doanh nhân không phải là những nhà nghiên cứu nhưng họ cũng chẳng phải là thờ ơ với sách vở...
  • Lớp “Học làm Người” giữa lòng TP.HCM

    20/11/2012Tại số nhà 48 Bành Văn Trân, phường 7, quận Tân Bình (TP.HCM) có một trường học mang tên Trường Hán Nôm Nguyễn Trãi. Nói là “trường học” nhưng thực chất chỉ có mỗi một phòng rộng khoảng chừng 100 m2. Trường chỉ có duy nhất một giáo viên, vừa giảng dạy, vừa kiêm chức hiệu trưởng...
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Phải dạy làm người

    24/02/2006Mai Chí ThọSinh thời, khi xem chương trình của chín lớp tiểu học và trung học cơ sở, Bác Hồ đã phát biểu: “Sao dạy làm người ít quá”.
  • Đạo kinh doanh cũng là đạo làm người

    02/02/2006Vốn là cán bộ đoàn, học sư phạm, tôi làm doanh nhân do… thời thế. Gọi nôm na là nghề chọn mình. Không được đào tạo bài bản, chỉ qua trường đời. Từ thực tiễn tôi có một góc nhìn riêng về đạo đức kinh doanh...
  • Quyển sách của cuộc đời

    04/01/2006Lê Tuyên biên dịchMột tác phẩm nổi tiếng của Krishnamurti (1895 – 1986) người Ấn Độ. Ông được giáo dục tại Anh và đã truyền giảng tư tưởng triết lý của mình trên khắp thế giới. Ông được xếp vào một trong số năm vị thánh của thế kỷ XX...

  • Sách trên mạng “Sạch” và “đen”

    27/11/2005Minh HạnhĐọc sách trên mạng đang là một thú giải trí của giới trí thức trẻ. Thế nhưng, việc tìm chọn những trang web… “Sạch” cũng là một khó khăn với bạn đọc...
  • Sách là thức ăn không thể thiếu của trí tuệ

    24/08/2005Hiền ChươngĐó là lời mở đầu của Tiến Sỹ Nguyễn Tiến Dũng – Phó chủ nhiệm Văn Phòng Quốc Hội với tạp chí Sách & Đời sống xung quanh đề tài sách và cuộc sống hôm nay...
  • “(Thượng Đế) đã ban cho tôi sách vở cùng lúc với bóng tối.”

    03/08/2005Lâm Văn SangGiữa thời đại cách mạng tin học, trong chúng ta không ít người, chưa (không) mù, đứng giữa khối lượng khổng lồ của các nguồn thông tin, tài liệu, sách vở... như một người mù. Không như Borges, họ không than thở gì cả. Cũng giữa thời đại cách mạng tin học, một số người khác đã thật sự than thở. Họ không còn có đủ thì giờ để đọc.

  • Quy luật làm người

    18/07/2005Anh Nguyện dịchKhi sinh ra, bạn chẳng thể nào có một quyển sách giáo khoa để chỉ vẽ cho riêng mình; những hướng dẫn sau đây sẽ làm cuộc sống bạn tốt đẹp hơn.
  • Sẽ sai lầm nếu bỏ thói quen đọc sách

    05/07/2005Bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần - Vụ trưởng Vụ Thư việnSau 8 ngày mở diễn đàn, Lao Động đã nhận được nhiều ý kiến tâm huyết bày tỏ sự quan tâm, bức xúc... trước việc thói quen đọc sách đang bị mai một. Trong số báo này, Lao Động xin giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của bà Nguyễn Thị Ngọc Thuần (ảnh) - Vụ trưởng Vụ Thư viện - Bộ Văn hoá - Thông tin để khép lại diễn đàn này.
  • Thời của sách học làm người

    05/07/2005Nhật LệTheo thống kê mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ (TPHCM), hiện nay, tủ sách học làm người đang là bộ sách best-seller, dẫn đầu về doanh số và tốc độ tái bản. Một dự báo mới về văn hóa đọc - và có thể là một hiện tượng đáng được các nhà phê bình lưu tâm, suy ngẫm.
  • 10 lời khuyên dành cho nguời yêu sách

    26/01/2004Những "điều răn" dành cho ngời yêu sách đã đuợc công bố từ 100 năm trớc đây trong một tạp chí Nga nổi tiếng thời đó là "tin tức về các cửa hàng, sách của Hội M.O. Vôn-phơ". Tạp chí này đuợc xuất bản từ năm 1897 tới năm 1917, có nhiệm vụ giới thiệu danh mục các cuốn sách mới và các tác giả của chúng, đăng tải các bài phê bình, các bài viết về lịch sử sách, và nhiều thông tin khác về đời sống văn học và xuất bản...
  • Đồng hành với sách

    14/12/2003Nguyễn Văn Phước, người gắn cuộc đời mình với thương hiệu sách First News. Nói nhanh, dáng người nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, anh đi lại thoăn thoắt không ngừng trong văn phòng lằm việc. Điện thoại di động, rồi điện thoại bàn réo liên tục Anh không chỉ làm công việc của một giám đốc mà còn “xăn tay áo” cùng làm với mọi người. Anh cho rằng, một ngày khởi đầu với những điều mới mẻ, mơ ước cũng từ đó bước ra đời
  • Đi nhà sách...đọc sách

    07/08/2003Một người bạn rủ tôi đi nhà sách để... đọc sách. Tôi ngạc nhiên: đi nhà sách để mua sách, chứ ai lại đến đó để đọc sách. Anh bạn kéo tôi: thì cứ đi rồi biết...
  • xem toàn bộ