Trưng cầu dân ý điều kiện cần có
Gần đây việc trưng cầu ý dân được nêu ra trên nhiều báo chí và được nói đến ở nhiều nơi. Hình thức dân chủ trực tiếp quan trọng này dù đã được quy định ở các bản Hiến pháp nhưng vẫn còn xa lạ với đời sống chính trị - pháp lý ở nước ta. Đó là điều mà cuộc sống đang đòi hỏi và một văn bản pháp luật cụ thể cần được xây dựng và ban hành.
Tuy nhiên để có được luật và nhất là thi hành đúng luật thì có rất nhiều điều cần được thảo luận, chỉ ra. Bởi một hình thức dân chủ trực tiếp tổ chức được tốt mới có ý nghĩa, mới khỏi lãng phí tiền của công sức bỏ ra. Một điều tra xã hội học bình thường ít có ý nghĩa xã hội, chính trị nhiều lần so với trưng cầu ý dân. Trưng cầu ý dân chỉ có thể có ý nghĩa khi được tiến hành trong những điều kiện "hạ tầng" tối thiểu của một xã hội dân chủ tự do. Từ trình độ dân trí và sự tiếp cận thông tin nhiều chiều về vấn đề cần trưng cầu. Từ nguyên tắc dân chủ tự do "tuyệt đối" và sự tổ chức nghiêm túc khoa học hết sức công khai minh bạch kiểm soát được. Tất cả phải đạt được một cái chuẩn cần có.
Người ta thường nêu ra lý do dân trí thấp để nói rằng trưng cầu ý dân khó có hiệu quả mong muốn. Quả là có vấn đề dân trí. Khi đa số dân ít học hoặc đã rơi rụng nhiều kiến thức xã hội sơ giản, họ sẽ khó có phán quyết có ý thức về vấn đề cần trưng cầu. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề và không phải là không khắc phục được. Thật ra không ai dửng dưng với những quyết định đúng sai ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của mình và người thân. Vấn đề là điều đưa ra trưng cầu đó có quan hệ thế nào với cuộc sống. Nếu vấn đề đưa ra chỉ là râu ria cho có chuyện thì người dân không quan tâm. Thực tế không phải mọi điều "tập thể" đều sáng suốt cả! Hiến pháp đã không quy định vùng cấm thì mọi vấn đề người dân đều có quyền
Điều quan trọng nữa là cần có sự khai thông dân trí. Về vấn đề cần trưng cầu cần được thông báo rộng rãi thực sự tới các đối tượng thi hành. Cần phát động cuộc trình bày, tranh luận công khai rộng rãi một cách dân chủ bình đẳng các quan điểm khác nhau về vấn đề cần trưng cầu. Người dân sẽ được trang bị, hiểu biết qua các nhà nghiên cứu chuyên sâu, từ đó họ có cơ sở để sàng lọc.
Cái "hạ tầng" ấy rất quan trọng, cần làm tốt. Tuy nhiên việc tổ chức trưng cầu ý dân thật đúng yêu cầu cần phải quan tâm nhiều hơn. Đọc một bài báo người ta đưa ra một cái "hộp" (hình thức nhấn mạnh, đóng khung riêng) về cuộc “trưng cầu dân ý" phế truất Bảo Đại của Ngô Đình Diệm hồi 1955, người ta hơi ngạc nhiên về các số liệu trần trụi của nó. Trong khi đó, dù không còn yêu cầu vạch mặt dối trá
Trưng cầu ý dân, cuối cùng vẫn phải là đạt được kết quả là ý chí của dân được phản ánh trung thực nhất. Nếu không có các việc làm để đi tới kết quả ấy thì không nên tổ chức làm gì.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá