Văn hóa và giao lưu
Từ những năm 1950, ngay sau khi hòa bình lập lại, Nhà nước ta đã rất quan tâm tới công việc giao lưu văn hóa với bên ngoài (chủ yếu là với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũ). Một ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài đã được thành lập để đảm nhiệm chức năng này. Ủy ban là một cơ quan trực thuộc Chính phủ. Hồi ấy tất cả các mối giao lưu văn hóa với nước ngoài đều được thu về một mối, dưới sự chỉ đạo và phối hợp chung đã mang lại những kết quả đáng kể.
Rất nhiều đoàn nghệ thuật nước bạn đã sang thăm, biểu diễn ở Việt Nam tạo nên một không khí hồ hởi sôi động trên một nửa nước vừa được giải phóng, đang bắt tay xây dựng kinh tế, hàn gắn những vết thương chiến tranh. Nhiều đoàn văn công của ta được cử ra nước ngoài mang đến cho bạn bè thế giới những thông điệp hòa bình hữu nghị qua những điệu múa lời ca đậm đà bản sắc dân tộc. Phim ảnh Việt Nam đã xuất hiện trên các diễn đàn điện ảnh của các nước trong phe XHCN như Moscow (Liên Xô), Carlovy Vary (Tiệp Khắc), Lepzig (Đức) với những giải Vàng, giải Bạc, giải nữ diễn viên xuất sắc, cùng vô số Bằng khen. Một thời gian sau, ủy ban liên lạc văn hóa với nước ngoài giải thể và chức năng liên lạc văn hóa với nước ngoài được giao về cho Bộ Văn hóa quản lý (thông qua Vụ Đối ngoại của Bộ).
Trong thế giới ngày nay, sự bùng nổ các phương tiện thông tin đại chúng đã làm cho việc giao lưu văn hóa bước sang một giai đoạn mới, mang một sắc thái mới chưa từng có từ trước. Sự ảnh hướng qua lại của các nền văn hóa là một đặc điểm nổi bật. Văn hóa đã đi vào đời sống hàng ngày của con người thông qua sách báo, truyền hình, phim ảnh và đặc biệt là Internet, một công cụ vượt qua mọi ranh giới, xích gần con người lại với nhau nhưng cũng mang lại không ít những điều tai hại (có người ví nó như con ngựa thành Troa trong thần thoại Hy Lạp). Giao lưu văn hóa là một hành xử hai chiều: Đem tinh hoa văn hóa của mình giới thiệu với người nước ngoài và ngược lại đem những tinh hoa văn hóa từ bên ngoài để giới thiệu với người trong nước, qua đó học hỏi làm giàu thêm cho văn hóa của nước mình. Vế thứ nhất chúng ta đã làm và làm tốt. Những di sản văn hóa của cha ông ta để lại đã chinh phục hàng triệu trái tim khắp năm châu mà công đầu có lẽ phải kể đền Múa rồi nước. Không đâu múa rối nước xuất hiện mà không làm xiêu lòng người xem, từ trẻ con đến người lớn bất kể quốc tịch, màu da, chính kiến. Rồi đến Nhã nhạc Cung đình Huế, Tuồng, Chèo, Dân ca...
Nhưng những việc làm đó chỉ mới dừng lại ở việc giới thiệu những vốn cổ đã có trong kho tàng di sản văn hóa truyền thống. Chúng ta còn ít giới thiệu ra ngoài những giá trị văn hóa mới, hoặc nếu có thì cũng chưa để lại ấn tượng gì nhiều. Ta thấy rõ điều đó trong văn học, hội họa, âm nhạc, kể cả điện ảnh một phương tiện có sức thu hút đông đảo người xem nhất. Có thể nói trên bình diện văn hóa chúng ta chưa tạo ra được những thương hiệu (ngoại trừ trong lĩnh vực biểu diễn với tên tuổi của nghệ sĩ Đặng Thái Sơn). Để có thể thông qua văn học nghệ thuật giới thiệu với thế giới một hình ảnh Việt Nam sẵn sàng hội nhập, san sàng làm bạn với rất cá các nước thì điều tiên quyết là phái từ bỏ lối tuyên truyền một chiều, tự ca ngợi mình. Khiêm tốn và chân thành là hai yếu tố quan trọng để thu hút lòng người. Trong quan hệ giữa con người và con người cũng vậy Không ai muốn gần với một người lúc nào cũng vỗ ngực tự cho mình cái gì cũng hơn thiên hạ, đó là lối tuyên truyền của một thời đã qua.
Xin bàn đến khía cạnh tiếp thu văn hóa từ bên ngoài. Có thể nói văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa đa nguyên. Nó biết tiếp thu những tinh hoa văn hóa của thế giới, mà cụ thể là văn hóa Trung Hoa và Pháp để làm giàu cho chính mình. Một sự tiếp thu có chọn lọc, có điều chỉnh cho thích nghi với hoàn cánh của mình đã làm cho văn hóa của chúng ta thêm phong phú đa dạng. Đó chính là sức sống của văn hóa Việt Nam. Có một đặc điểm cần ghi nhận: sự tiếp thu văn hóa từ bên ngoài trước đây được tiến hành qua tầng lớp trí thức (nho sĩ hay trí thức Tây học). Đó là lớp người có học thức, do đó việc tiếp thu của họ có sự lựa chọn, có sự sàng lọc. Họ biết phân biệt đâu là những giá trị văn hỏa đích thức cần học hỏi và đâu là những thứ sản phẩm văn hóa không nên tiếp thu: Ngày đó, nếu muốn tiếp cận với văn hóa từ bên ngoài cần phái tinh thông ngoại ngữ (chí ít là chữ Hán và tiếng Pháp). Nhưng ngày nay tình hình đã khác Người ta không cần có văn hóa cao, không cần biết ngoại ngữ vẫn có thể tiếp cận được với văn hóa từ bên ngoài. Văn hóa ngoại lai tìm đến tận hang cùng ngõ hẻm, đến ngay đầu giường của mọi người bất kể đó là kẻ có học hay thất học, trình độ văn hóa cao hay thấp. Sự tiếp thu văn hóa có chọn lọc đã không còn nữa và tác động của những sán phẩm văn hóa xấu, độc hại đối với một bộ phận không nhỏ những thanh niên và tầng lớp ít học đã trớ nên báo động.
Ông Dean Wilson, một nhà nghiên cứu nghệ thuật người Mỹ khi trả lời phông viên Báo Thanh Niên ngày 21/11/2006 đã tỏ ra rất băn khoăn với hiện trạng của sinh hoạt văn hỏa nước ta. Ông nói: "Có một điểm tôi cảm thấy lo lắng và phái nói ngay là khán giả Việt Nam hình như rất thụ động trước sự xâm lấn của những hình thức văn hóa ngoại lai. Cơ chế thị trường trong điện ảnh không chỉ đơn giản là lợi nhuận và những trò giật gân. Điện ảnh thực sự phải gắn liền với tài năng, sự thưởng thức có chọn lọc và khá năng khám phá đến tận cùng những vấn đề của cá nhân con người". Câu nói trên của một người đến từ một nền cơ chế thị trường số một thế giới khiến chúng ta phải suy nghĩ. Thật vậy, khi mới bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều người đã vội coi lợi nhuận là tiêu chí hàng đầu cho mọi sản phẩm, kể cả sản phẩm văn hóa, nghệ thuật. Đúng như ông Dean nói, nghệ thuật đích thực bao giờ cũng gắn liền với tài năng và con người vẫn là yếu tố hàng đầu (chứ không phải kinh phí, tiền của, hay máy móc, phương tiện). Một nhận xét của ông Dean khiến ta phái giật mình: "Khán giá Việt Nam hình như rất thụ động trước sự xâm lấn của những hình thức văn hóa ngoại lai". Quả thực, chúng ta đang chứng kiến một cuộc xâm lấn của văn hóa ngoại lai tràn ngập trên khắp màn ảnh lớn, màn ảnh nhỏ, sân khấu ca nhạc, thị rường sách, đã hát... và thật đáng buồn, chúng ta hết sức thụ động trước sự xâm lấn đó. Sự thường thức văn hóa có chọn lọc bao giờ cũng là đòi hỏi của một xã hội văn minh và mỗi thành viên trong xã hội đó phải mang trong mình dấu ấn văn hóa của đất nước mình, đủ sức đề kháng với những thứ văn hóa độc hại và nhận biết đâu là những giá trị văn hóa đích thực.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn