Vì một số phận chung

07:59 SA @ Chủ Nhật - 11 Tháng Năm, 2008

“Chúng ta đang ở giữa một thời khắc quan trọng trong lịch sử Trái đất, khi mà loài người phải lựa chọn một tương lai cho chính mình. Khi thế giới ngày càng trở nên mỏng manh và phụ thuộc lẫn nhau, tương lai phía trước có cả những triển vọng và hiểm họa to lớn. Để phát triển, cần thừa nhận rằng mặc dù có sự đa dạng văn hóa và nếp sống, chúng ta là một gia đình chung, một cộng đồng Trái đất cùng chia sẻ một số phận”

(Trích Hiến chương Trái đất - Lời mở đầu).

Trong một thế giới phát triển quá mức (overdeveloped - thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên bởi Raja Sohail Bashir, một doanh nhân Mỹ, dùng để chỉ những quốc gia có nền kinh tế phát triển chuyên phục vụ thói quen tiêu dùng lãng phí), con người cần phải biết dừng lại trước khi chạm phải những giới hạn lạnh lùng mà tự nhiên đã ấn định.

Không giống như những lời kêu gọi bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống bình thường, Hiến chương Trái đất nhìn nhận vấn đề khủng hoảng khí hậu một cách toàn diện, nơi cách sống, thói quen tiêu dùng, thể chế chính trị, văn hóa xã hội, nền kinh tế và những giá trị tinh thần. Khí hậu biến đổi, nguồn tài nguyên bị cạn kiệt hay thiên nhiên gây thảm họa - tất cả chỉ là biểu hiện rõ nhất cho cái gọi là “trách nhiệm cộng đồng”.

Thật vậy, cuộc sống của con người không chỉ bị đe dọa bởi những thảm họa bên ngoài mà còn bị xuống cấp nghiêm trọng do sự tham lam, ích kỷ, thích hưởng thụ, và thái độ làm ngơ trước những tội ác đang diễn ra xung quanh. Loài người nên đặt lại hai câu hỏi mà họ đã tìm kiếm kể từ khi hiện diện trên hành tinh này trước khi quá muộn màng: “Hạnh phúc là gì?” và “Thế nào là tự do?”.

Hạnh phúc là gì?

"Khi những nhu cầu căn bản được đáp ứng, con người nên phát triển để mang “tính người” hơn, chứ không phải để sở hữu nhiều hơn”

Từ lâu, theo đuổi hạnh phúc đã là động lực chính yếu của các chỉ số tăng trưởng kinh tế (mặc dù đó là thứ hạnh phúc không bền vững). Và khái niệm căn bản của hạnh phúc chính là: người ta càng tiêu dùng nhiều bao nhiêu, họ càng cảm thấy hạnh phúc bấy nhiêu.

Công thức MORE = BETTER (nghĩa là “có nhiều hơn = sống hạnh phúc hơn”) gói gọn thứ triết lý kinh doanh của các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Thế mà cũng chính công thức đó được giới khoa học và chuyên gia kinh tế chứng minh là sai lầm.

Richard A. Easterlin - giáo sư Đại học Nam California - và nhà kinh tế học người Anh Richard Layard đã đề xuất tăng trưởng kinh tế không nhất thiết làm tăng mức độ hạnh phúc (hay sống tốt hơn). Thay vì thế, mối tương quan tỉ lệ thuận giữa mức thu nhập cao và cảm giác hạnh phúc chỉ dừng lại ở một giới hạn nhất định. Easterlin khẳng định: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra mối tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ hạnh phúc chỉ có ý nghĩa khi thu nhập bình quân đầu người của một quốc gia nằm trong khoảng 10.000 USD/năm. Mức thu nhập trên 20.000 USD/năm chẳng làm tăng thêm hạnh phúc chút xíu nào”.

Hai nguyên nhân chính là: (1) tiền bạc thường gây hụt hẫng và (2) chúng ta thường cố theo đuổi những mức thu nhập cao hơn. Kết quả là người ta cứ tiếp tục ham muốn (có nhu cầu) nhiều hơn chỉ để duy trì mức độ hạnh phúc của họ. Đến độ việc làm giàu như một dạng “ô nhiễm”, cứ thế lan nhanh vì thói quen “chẳng vui gì khi biết người khác có thu nhập cao hơn mình”. Khi giàu có, khuynh hướng tiêu dùng quá nhiều và có quá nhiều lựa chọn để tiêu dùng khiến người ta bị “nghiện” mà cứ lầm tưởng mình rất hạnh phúc. Và khi một quốc gia bị nghiện thì đó là một thảm họa thật sự. Trong bài diễn văn liên bang vào ngày 31-1-2006, ông Bush lo sợ khi phải thú nhận: “Nước Mỹ nghiện dầu hỏa”. Trước đó, người Mỹ đã tấn công Iraq phần lớn vì cơn nghiện này.

Hạnh phúc không phải là sở hữu quá nhiều hay làm bất cứ điều gì ta muốn. Vì thế, cuộc hành trình tìm kiếm hạnh phúc dẫn đến việc cần phải định vị cho đúng khái niệm của tự do.

Vậy thế nào là tự do?

Tự do không có nghĩa muốn làm gì thì làm. Đó là sự ích kỷ. Và ích kỷ thường dẫn đến diệt vong, đơn giản vì đó là hành động chống lại thứ trật tự đã được tự nhiên yêu cầu cần phải tôn trọng.

Tự do chính là quá trình mưu cầu hạnh phúc trong trật tự - một trật tự có liên quan đến cộng đồng, xã hội, môi trường xung quanh - và đặc biệt, trật tự với chính bản thân cá nhân đó. Phá hủy trật tự này, con người phải trả giá khá đắt: kinh doanh quá mức - nhiệt độ tăng và băng tan; phá rừng - thảm họa lũ lụt, hạn hán; khai thác cạn kiệt tài nguyên - cuộc chiến tranh giành những mỏ dầu mới; thỏa mãn tình dục quá độ - phá thai, băng hoại giá trị gia đình và cộng đồng, các căn bệnh xã hội; quá giàu có - tự cao, xung đột giá trị, tự tử vì mất phương hướng sống.

Thói ích kỷ không tuân theo bất cứ khuôn mẫu chung nào của toàn thể cộng đồng sống xung quanh, cũng giống như một tế bào ung thư, phát triển cho riêng nó mà thôi, lây nhiễm và di căn, hủy hoại toàn bộ cơ thể của chính nó, và bị tiêu diệt.

Khi một nền văn minh chỉ phục vụ cho hạnh phúc cá nhân, đó là một nền văn minh của sự chết, theo cách gọi của cố giáo hoàng Jean Paul II. Vì thế, đã đến lúc cần phải đặt nhu cầu của tập thể lên trên nhu cầu của cá nhân, và đặt lợi ích của cá nhân xuống dưới lợi ích của tập thể, bởi vì con người chỉ có một Trái đất - là tổ ấm trú thân, và một cuộc đời - để tôn trọng sự sống trong tổ ấm đó.

Hơn thế nữa, cần đặt những lợi ích và nhu cầu này không chỉ trong thời khắc hiện tại, mà còn liên quan đến trách nhiệm với các thế hệ sau, như lời khẩn cầu của Peter Ainsworth - bộ trưởng về bảo vệ môi trường trước Quốc hội Anh khi thông qua đạo luật biến đổi khí hậu: “Chúng ta đang nói về chi phí đánh thuế lên khí thải carbon dựa trên cái giá mà chúng ta đang phải trả ngày hôm nay... Cái giá đó không hề tương xứng với cái giá mà con cháu chúng ta phải trả ngày mai”.

Nguồn:Tuổi trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tâm lý học với việc nghiên cứu hạnh phúc con người

    20/01/2018TS. Nguyễn Chí ThuậtHạnh phúc là gì? Định nghĩa về nó tưởng vô cùng đơn giản, song lại khiến bao nhà nghiên cứu phải đau đầu và cho tới nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong việc định nghĩa hạnh phúc...
  • Con đường thiên lý

    21/01/2016Đặng Thiều QuangChúng ta hẳn có lần trong đời từng băn khoăn, rằng tại sao chúng ta lại sinh ra trên đời vào cái thời điểm này, thời đại này, dưới thân phận này. Tại sao không phải khác đi?
  • Vấn đề giá trị quan Châu Á: nghiên cứu so sánh Châu Á và phương Tây

    18/10/2014Hồ Sĩ QuýNgười Châu Á coi “cần cù, yêu lao động” là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi "tự lực cánh sinh"' mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng chỉ đứng thứ ba sau “tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân”...
  • Nhân loại: Tổ chức và rèn luyện các nền dân chủ

    19/04/2014Nguyễn Trần BạtNếu không có thể chế dân chủ thì con người không có cơ hội, không có cách thức hiện thực hóa tự do của mình. Do vậy, xây dựng nền dân chủ là giải pháp để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của đời sống, để tự do trở thành quyền phát triển của mỗi con người. Tổ chức và rèn luyện nền dân chủ luôn là vấn đề chung của con người ở khắp mọi nơi trên thế giới...
  • Tự do và trách nhiệm trong đạo đức học hiện sinh

    29/04/2008TS. Đỗ Minh Hợp, Viện Triết họcTrên cơ sở làm rõ tự do và trách nhiệm với tư cách những phạm trù đạo đức cơ bản trong triết học hiện sinh qua việc làm rõ quan niệm của các nhà triết học hiện sinh tiêu biểu về những phạm trù này, tác giả bài biết bước đầu đưa ra những ý kiến đánh giá để đóng góp của triết học hiện sinh trong đạo đức học...
  • Nghiên cứu định lượng về hạnh phúc và chỉ số hạnh phúc (HPI) của Việt Nam

    21/11/2007Hồ Sĩ Quý (PGS. TS. Viện trưởng Viện thông tin KHXH)Khi tiến hành đo đạc, tính toán về hạnh phúc, đóng góp của các nhà nghiên cứu định lượng được ghi nhận nhiều ở việc họ đã chỉ ra vai trò của từng nhân tố cụ thể trong cấu trúc của hạnh phúc con người. Các nhân tố thường được quan tâm và đã được xem xét là năng lực thông minh và trí tuệ, yếu tố di truyền và bẩm sinh, vai trò của giáo dục và truyền thống, ảnh hưởng của thu nhập và tiền bạc, các quan hệ gia đình và hôn nhân…
  • “Hạnh phúc”, cũng cần học!

    13/05/2007Hạnh Nguyên (London)Một đề tài tờ Daily Telegraph đưa ra đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Đó là việc cố vấn cao cấp về giáo dục cho Chính phủ Anh, Richard Layard, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “Bài học hạnh phúc”...
  • Tự do sinh ra con người

    21/04/2007Nguyễn Trần Bạt- Chủ tịch/ Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKhái niệm tự do gắn với khái niệm con người. Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, hai khái niệm này tạo thành một mối quan hệ cực kỳ mật thiết, quan hệ biện chứng và phát triển. Thế nhưng không chỉ khái niệm tự do mà khái niệm con người từ trước đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ và chưa được hiểu một cách nhất quán.
  • Hạnh phúc

    21/02/2007Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch kiêm TGĐ Investconsult GroupNếu con người không có năng lực để đánh giá sự đúng đắn hay xác lập sự đúng đắn trong khi tiến hành các hành vi của mình thì con người không thể có hạnh phúc bền vững. Nhận thức được các tất yếu sẽ làm cho con người trở nên đúng đắn. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một lát cắt trong những luận bàn sâu sắc của TGĐ- Chủ tịch Investconsult Group - Nguyễn Trần Bạt về hạnh phúc. Con đường để có được hạnh phúc, một hạnh phúc bền vững là hành trình tìm ra khuynh hướng đúng đến tận cùng giới hạn và vượt qua...
  • Những điều tốt đẹp của thế giới này

    09/09/2006Trong xã hội của chúng ta, chúng ta đánh giá rất cao việc giành được của cải vật chất. Chúng ta có khuynh hướng phán xét con người qua thành công vật chất của họ. Nhưng các nhà đạo đức và các vị thánh luôn luôn khuyên răn chống lại chủ nghĩa vật chất và sự khoái lạc của các giác quan. Chủ nghĩa vật chất là gì, và tại sao nó bị coi là xấu?
  • Triết lý của tự do

    05/09/2006Nguyễn Minh Tuấn, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà NộiMontesquieu trong cuốn Tinh thần pháp luật đã định nghĩa “Tự do là quyền được làm tất cả những điều mà luật cho phép”. Vậy tự do là gì? Đối với mỗi cá nhân, tự do là sự nhận thức được qui luật và thực hiện theo qui luật. Không thể và không bao giờ con người có tự do tuyệt đối bởi lẽ về mặt khách quan, con người không thể sống không phụ thuộc vào tự nhiên và không trong mối liên hệ với cá nhân khác, về mặt chủ quan, con người cũng không ai có khả năng nhận thức được tất cả...
  • Cứu cánh và phương tiện

    25/08/2006Cứu cánh có biện minh cho phương tiện không? Có thể đôi khi đúng chăng khi sử dụng một phương tiện xấu để đạt đến một cứu cánh tốt đẹp? Chẳng phải là thân phận con người đòi hỏi đôi chút ám muội và lừa dối để được an toàn và thành công đó sao? ...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ

    04/08/2006TS. Đặng Hữu ToànToàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường khi mà thang giá trị và chuẩn giátrị ở các nước còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấnđề cấp bách cho mọiquốc gia, dân tộc trong việc định hướng giá trị nói chung, định hướng các giá trị đạo đức truyền thông nói riêng...
  • Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân

    07/07/2006Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển...
  • Hiện đại hóa và tâm lý xã hội

    07/06/2006Nguyễn KiênXã hội hiện đại không chỉ bắt nguồn từ trạng thái kinh tế mà còn là một trạng thái văn hoá và tâm lý. Do vậy nếu chúng ta không tạo ra được những con người cá nhân ngày càng độc lập và chủ động thì chưa có đủ tiền đề để đi tới xã hội hiện đại...
  • xem toàn bộ