Cứu cánh và phương tiện

08:15 SA @ Thứ Sáu - 25 Tháng Tám, 2006

Thưa tiến sĩ Adler,

Cứu cánh có biện minh cho phương tiện không? Có thể đôi khi đúng chăng khi sử dụng một phương tiện xấu để đạt đến một cứu cánh tốt đẹp? Chẳng phải là thân phận con người đòi hỏi đôi chút ám muội và lừa dối để được an toàn và thành công đó sao?

N.M.

N.M. thân mến,

Trước hết, chúng ta hãy cố tìm hiểu ý nghĩa của chữ “biện minh” được dùng trong lời phát biểu quen thuộc “cứu cánh biện minh phương tiện”. Sau đó chúng ta có thể xem xét vấn đề bạn nêu lên rằng có ổn hay không khi sử dụng bất kỳ phương tiện nào – tốt hay xấu – miễn là cứu cánh tốt đẹp.

Khi chúng ta nói rằng một điều gì đó “được biện minh”, chúng ta chỉ đơn giản muốn nói rằng điều đó đúng. Do đó, chẳng hạn, khi chúng ta nói rằng một trường đại học được biện minh khi đuổi một sinh viên không đủ điểm đậu, là chúng ta đang thừa nhận rằng trường đại học có quyền đặt ra một số chuẩn mực về thành tích nào đó và đòi hỏi sinh viên của nó phải đáp ứng. Vì vậy, trường đại học đúng trong việc đuổi người sinh viên không đáp ứng.

Hoặc là, hãy lấy một ví dụ khác, nếu một người không chịu trả tiền cho món hàng mà anh ta không nhận, chúng ta có thể nói rằng anh ta được biện minh. Lẽ phải thuộc về anh ta. Nhưng nếu có một biên lai có chữ ký được trưng ra cho thấy rằng một ai đó trong gia đình anh ta đã nhận món hàng mà không báo cho anh ta biết, thì cửa hàng sẽ được biện minh trong việc yêu cầu trả tiền.

Vậy thì, không có gì trên trần gian này có thể biện minh cho một phương tiện ngoại trừ cái cứu cánh mà nó có ý định phục vụ. Một phương tiện có thể đúng chỉ trong mối quan hệ với một cứu cánh, và chỉ bằng cách phục vụ cho cứu cánh đó. Câu hỏi đầu tiên hỏi về một cái gì được đề xuất như là phương cách đạt đến bất kỳ mục tiêu nào luôn luôn là như vậy. Nó có hiệu quả không? Nếu được sử dụng, phương tiện này có đạt tới mục đích chúng ta có trong đầu không? Nếu không, chắc chắn không phải là phương tiện tốt để dùng. Nhưng mục đích mà một con người có trong đầu có thể là một cái gì sai trái một cách hiển nhiên như ăn trộm hoặc giết người. Với một cứu cánh như thế trong đầu óc, anh ta có thể quyết định rằng một vài việc gì đó sẽ giúp anh ta thành công mà những việc khác không giúp được. Trong khi anh ta đúng, từ cái nhìn đơn thuần thực dụng, trong việc sử dụng những việc trước chứ không phải những việc sau, liệu anh ta có đúng về mặt đạo đức khi áp dụng bất kể biện pháp nào có thể phục vụ như là phương tiện cho cứu cánh của anh ta? Nếu không, anh ta không được biện minh về mặt đạo đức trong việc sử dụng những phương tiện như thế.

Điều này dẫn chúng ta đến thực chất của vấn đề. Bởi vì một cứu cánh xấu là cứu cánh mà chúng ta không được biện minh về mặt đạo đức khi tìm kiếm, chúng ta không được biện minh về mặt đạo đức khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào hướng tới sự hoàn thành cứu cánh đó. Do vậy, không phương tiện nào có thể được biện minh – nghĩa là, đúng về mặt đạo đức - bởi một cứu cánh xấu.

Nhưng còn những cứu cánh tốt thì sao? Chúng ta luôn luôn được biện minh về mặt đạo đức trong khi làm việc để đạt những cứu cánh tốt. Thế thì, chúng ta có được biện minh về mặt đạo đức khi dùng bất kỳ phương tiện nào sẽ mang lại hiệu quả không? Câu trả lời cho câu hỏi này là Có một cách hiển nhiên; vì nếu cứu cánh thực sự tốt, và nếu phương tiện thực sự phục vụ cho cứu cánh mà không làm tiêu tan nó bằng bất kỳ cách nào, thì không thể có điều gì sai trái với phương tiện đó. Nó được biện minh bởi cứu cánh, và chúng ta được biện minh khi sử dụng nó.

Những người sửng sốt vì tuyên bố này đã không nhận thấy một điều: Nếu một hành vi tự thân nó xấu về mặt đạo đức, nó không thể thực sự phục vụ cho một cứu cánh tốt, dù nhìn bề ngoài nó có thể tỏ ra làm được điều đó. Những người cầm quyền thường tìm cách giảm khinh cho việc sử dụng bạo lực hay gian trá của họ bằng cách tỏ ra rằng sự bất công của họ đối với những cá nhân là vì sự tốt đẹp của xã hội và do đó, được biện minh. Nhưng bởi vì xã hội tốt đẹp đòi hỏi công bằng cho tất cả, nên một chính quyền sử dụng những phương tiện bất công sẽ thủ tiêu cứu cánh mà nó giả vờ phục vụ. Bạn không thể dùng những phương tiện xấu cho một cứu cánh tốt, cũng như bạn không thể xây được một ngôi nhà tốt từ những vật liệu xấu.

Chỉ khi nào chúng ta không nhìn thật kỹ vào vấn đề thì chúng mới có thể bị đánh lừa bởi lời phát biểu rằng cứu cánh biện minh cho phương tiện. Chúng ta không chịu hỏi cứu cánh trong ý định có thực sự tốt hay không, hoặc chúng ta không chịu thẩm tra cẩnthận xem phương tiện sẽ ảnh hưởng đến cứu cánh như thế nào. Điều này diễn ra thường xuyên nhất trong trò chơi chính trị vũ lực hay trong chiến tranh, ở đó chỉ có một tiêu chí là thành công và bất cứ cái gì đóng góp vào thành công đều được cho là được biện minh. Thành công có thể là tiêu chuẩn qua đó chúng ta đo lường tính thiết thực của phương tiện, nhưng thiết thực là một việc và sự biện minh đạo đức là một việc khác.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Căn bệnh “Bán trời không văn tự”

    29/06/2018Vi ThanhVới những đứa trẻ, tình yêu và hạnh phúc là những thứ bên cạnh, giản dị và đơn sơ. Chúng không có khái niệm về tham vọng, về danh lợi, về bạc tiền. Trong những đôi mắt đen lóng lánh hạt nhãn ấy, không có những thứ khí hắc ám của đời sống phủ bụi...
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Khi nào tiền bạc làm nên hạnh phúc?

    01/07/2014Đức LêĐúng là tiền bạc có thể làm người ta hạnh phúc. Nhưng với điều kiện ta phải có nhiều tiền hơn là những người xung quanh ta. Đó là kết quả của cuộc nghiên cứu mới đây nhất về hạnh phúc của nhà khoa học.
  • Thiếu trách nhiệm...

    04/12/2010Luận Minh (2006)Cụm từ này xuất hiện nhiều trên báo chí những ngày qua. Thiếu trách nhiệm chính xác là sự thoái lui của văn hoá trách nhiệm, là sự thụt lùi của đạo đức công chức, là sự lũng đoạn của tiền bạc, là sự liên kết của những thế lực ngầm, là sự bất minh trong việc thực thi chính sách, là sự gian dối, là sự yếu kém trong quản lý, là sự cố tình không tuân thủ pháp luật, là hậu quả của một cung cách giáo dục nửa vời...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Cách nghĩ phải theo thời

    24/05/2006Nguyễn Hải Hoành… Tôi rất khoái câu của Đức Uy - một trong những nguyên nhân sâu xa nhất đẻ ra sự nghèo khổ... là do chúng ta đã luôn được dạy dỗ rằng đức hạnh cao nhất là “cho" chứ không phải là “tạo"… May thay, tù khi đổi mới, mở cửa, cánh trẻ nhận nhanh ra chân lý này và ít bị tiêm nhiễm nặng nề như cánh già.
  • Tài sản và việc mưu cầu hạnh phúc

    02/05/2006Từ “tài sản” do Locke sử dụng có hai nghĩa. Thứ nhất, ông ta muốn nói tới tất cả mọi thứ mà con người có được nhờ quyền tự nhiên của họ, đặc biệt là cuộc sống, tự do và điền sản. Với Locke, việc “bảo vệ tài sản,” trong nghĩa tổng quát này, miêu tả một mục tiêu bao trùm của chính quyền dân sự...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Cá nhân và sự phát triển của cá nhân trước những yêu cầu và trong điều kiện hiện nay ở nước ta

    12/01/2006Đoàn Đức HiếuTừ cái nhìn toàn diện, “con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử; cao hơn nữa, con người là chủ thể sáng tạo ra lịch sử; và điều còn quan trọng hơn, con người phải là những chủ thể văn hoá”(3). Chỉ có thể đứng trên quan điểm đó mới thấy hết xu thế và khả năng phát triển của con người với tư cách là cá nhân trong thời đại ngày nay...
  • Sự thật

    10/01/2006Hà Văn Thịnh..."Một khi cái giả tràn lan thì xã hội phải được cảnh báo nghiêm khắc về sự xuống cấp và tai hoạ trầm kha của văn hoá"...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Tại sao gọi một điều gì đó là tội?

    17/12/2005“Tội” về cơ bản không phải là một thuật ngữ pháp lý hay đạo đức. Nó là một thuật ngữ tôn giáo nhắm tới hành vi của con người phạm tới Thiên Chúa. Ngoài ý thức về linh thánh và uy nghi của Thiên Chúa, “tội” chẳng có ý nghĩa gì cả. Ở đâu thiếu vắng ý thức này, thì không có phán đoán về tội, bất chấp điều gì một cá nhân có thể làm hoặc không làm.
  • Không được phép!

    15/12/2005Lưu QuangRất có thể các cầu thủ U23 đã phản bội, như đứa con hư nhẫn tâm bán đứng bà mẹ nghèo. Nhưng vì sao họ lại có thể làm cái việc “coi trời bằng vung” ấy? Chẳng lẽ họ không hiểu rằng có những ranh giới không được phép vượt qua: Tổ quốc-Danh dự - Lòng tự trọng
  • Dân tâm và dân chủ

    13/12/2005GS Tương LaiDân chủ với dân tâm gắn với nhau như bóng với hình. Để thu phục được dân tâm, để giành dân tâm thì phải thật lòng thực thi dân chủ, thật lòng mở rộng dân chủ. Để giành dân tâm, không có gì đơn giản hơn điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra cho cán bộ của Đảng và Nhà nước ngay từ những ngày mới giành được chính quyền từ cách mạng tháng 8/1945: " Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh”...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Lương không đủ song vẫn sống đàng hoàng

    09/11/2005GS. Tương LaiChuyện tiền lương hiện có một nghịch lý: hầu hết người lao động làm công ăn lương ai cũng kêu là “lương không đủ sống” nhưng rồi người ta cũng buộc phải sống, hơn nữa có những người sống “quá đàng hoàng”.
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • xem toàn bộ