Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

05:01 CH @ Thứ Ba - 31 Tháng Giêng, 2006

Từ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.

“Cái nết đánh chết cái đẹp”. Câu tục ngữ một thời tưởng bị chìm khuất đi trong nhịp sống hiện đại của thời hội nhập. Cứ ngỡ như “cái đẹp” đang lên ngôi với hội chứng bắt chước những ngôi sao điện ảnh nước ngoài mà cứ bật tivi lên là đập ngay vào mắt. Rồi hối hả rộn ràng thôi thúc thị hiếu của không ít bạn trẻ bị hút hồn theo những cuộc thi hoa hậu và người mẫu uốn lượn, khơi gợi với những màn trình diễn “cái đẹp” triền miên. “Đánh chết thế nào được, cái nết chào thua trước cái đẹp thì có”, một số bạn trẻ hùng hồn tuyên bố. Thế rồi, trong một phiên tòa xuất hiện cái đẹp nọ đã tạo ra sư phản cảm gây bất bình cho dư luận xã hội. Và rồi người ta nhớ lại câu tục ngữ kia. Hạ một câu “mất nết” để thẩm định hành vi của “người đẹp”, công luận gợi nhớ ý tưởng của Emanuel Kant, nhà triết học lớn đã từng để dấu ấn rất sâu đậm trong lịch sử tư duy của loài người: “Lý tưởng của chân lý là Trời. Lý tưởng của cái đẹp là Người”.

Con người, phẩm chất của con người vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc thức giả. Chẳng thế mà Nguyễn Văn Siêu, một danh sĩ thời Tự Đức, khi bàn về văn chương đãchia làm hai loại, “Có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”. Ngẫm cho kỹ, khi ông cha ta nói qua đi mối tương quan giữa cái nết và cái đẹp cũng chỉ để đề cao con người, đề cao cái đẹp của con người, chứ không nhằm đối lập giữa cái đẹp và và cái nết đều là những giá trị tuyệt đối cần thiết đối với con người. Chỉ có điều, vì “cái nết là thuộc tính người, chỉ có ở con người. Với một bông hoa, người ta chỉ xét về cái đẹp chứ không xét về cái nết. Ông cha ta đặt trọng nết, thêm cho nết một “quyền uy” trước “đẹp" chắc là vì lẽ đó chứ “cái nết" không đánh chết ai cả.

Người cùng thời và ngang tài với Nguyễn Văn Siêu – “Thần Siêu” là “Thánh Quát”, Cao Bá Quát thì gợi lên hình ảnh con sáo, loại chim được luyện cho nói được tiếng người: “Chỉ vì có thể nói được tiếng người, để đến nỗi cụt mất đầu lưỡi”. Chúng ta cũng hiểu được qua hình ảnh thảm hại của con sáo, Cao Bá Quát muốn nói về ai. Người trí thức, mà không nói được tiếng nói của chính mình, không nghĩ được điều mình cần nghĩ và muốn nghĩ thì suy cho cùng, nào có khác gì con sáo bị cụt mất đầu lưỡi đâu? Sẽ hiểu thêm điều này khi ông cha ta lên án tệ “bắt chước”, chỉ biết “nhắm mắt chép theo người” khiến cho“lề thói thì ưa chuộng lả lướt, dần dần đi tới mất nước, mà kẻ sĩ chuộng nghĩa tử tiết cũng chẳng thấy nhiều”. Lời cảnh báo ấy của Vũ Khâm Lâm, danh sĩ đời Hậu Lê, tưởng như vẫn còn đầy ắp tính thời sự.

Không biết hiện nay, trong số những nam thanh, nữ tú đang hối hả học đòi theo những mốt thời thượng cho thật “sành điệu” bắt chước sao cho giống cách ăn mặc lai tạp, giống những màn trình diễn uốn éo có gốc gác nước ngoài, cố “chép” cho y nguyên bản mà chưa kịp tiêu hóa đó, có ai thuộc kiểu dáng con sáo cụt lưỡi mà Cao Bá Quát đã nói đến không. Mong sao không có ai! Còn hợm hĩnh tự cho là làm người đẹp, người nổi tiếng rất khổ vì phải chịu nhiều áp lực là ngụy biện nhằm bao che cho cách sống buông thả, lệch lạc, dễ gây mơ hồ trong nhận thức của giới trẻ. Cái đẹp hình thể là của trời cho, phải biết giữ gìn tặng phẩm của tạo hóa bằng sự nuôi dưỡng cái đẹp tâm hồn ẩn trong cái “nết”.

Nói đến văn hóa chính là nói đến con người, sản phẩm cao nhất của văn hóa, chủ thể của sự phát triển, trong đó, phát triển kinh tế có ý nghĩa quyết định. Ấy thế mà, điểm xuất phát và đích cuối cùng trong phát triển kinh tế chính là văn hóa. Động lực của phát triển kinh tế cũng phải nhìn thấu vào trong chiều sâu của văn hóa. Trên ý nghĩa đó mà hiểu ra cái lợi thế vẫn đang bị khuất lấp, đó là lợi thế của một dân tộc có truyền thống văn hiến. Những con em của dân tộc ấy được ký gửi thân phậnmình cho một bề dày truyền thống văn hóa mà ông cha mình bao đời gây dựng, nuôi dưỡng, giữ gìn và nâng cao. Đó là một bảo đảm vững chắc cho sự phát triển của chính mình trong một thế giới đầy biến động. Biết hun đúc, biết chấn hưng, biết cách làm cho nguyên khí đó thích nghi và đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong những thách đố của thời kỳ hội nhập với một thế giới đầy biến động bất ngờ này cũng là đòi hỏi của phát triển. Hiểu điều này càng thấm thía với sự mong mỏi của Nguyễn Văn Siêu cách đây ngót hai thế kỷ: “Thăm dòcái gốc của nó, lại phải tưới tắm cái ngọn của nó, mở rộng cái nguồn của nó, lại phải buông lơi cái dòng của nó, kẻ học giả không ngại gì mà không tiến tới về các mặt này”.

Chân trời của ta ngày càng rộng mở, kỹ thuật ngày càng vạn năng thì ta lại phải đánh giá cao cá nhân con người. Những con người đã từng đổ mồ hôi ra xây đắp, đổ máu để bảo vệ giang sơn gấm vóc này. Hậu duệcủa những người con trong thời đại của nền văn minh mới. Trong nền văn minh ấy, sự thay đổi vĩ đại nhất sẽ là sự thay đổi về tri thức, về trách nhiệm của tri thức, về những đặc điểm của con người có giáo dục.

Con người có giáo dục chính là hiền tài của thời đại mới, thời đại của nền văn minh trí tuệ và nền kinh tế tri thức, những con người vừa “đẹp người” lại “đẹp nết”.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Đừng thu nhận tri thức kiểu... “văn hoá quà vặt”

    14/06/2019Vân LongThời gian cho mỗi người như một tấm vải, nếu tập trung ta có thể may được vài bộ áo quần tử tế. Nếu thu nhận tri thức theo kiểu “văn hoá quà vặt” “kiến thức quà vặt”, ta sẽ chỉ có được những “chiếc khăn tay sặc sỡ vụn vặt mà thôi.
  • Tri thức – Tư tưởng

    09/04/2019Nguyễn Trần BạtSự nâng cao dân trí, sự tiến bộ của nhân dân là thước đo trình độ phát triển của các quốc gia, đồng thời cũng là nguồn gốc của những đòi hỏi ngày càng cao, ngày càng khắt khe hơn đối với những nhà chính trị. Họ buộc phải có những phẩm chất cao hơn, đặc biệt là phải có trí tuệ cao hơn. Thời đại của những phương pháp cai trị ngu dân đã qua...
  • Sống thứ sinh: Nguồn gốc sự bất hạnh của con người

    04/06/2018Trích đoạn sau nằm trong tiểu thuyết Suối nguồn (The Fountainhead) của Ayn Rand, ở đó bà khắc hoạ chân dung, cuộc đấu tranh, và chiến thắng của những con người thực sự - người chỉ công nhận năng lực tư duy độc lập như động lực duy nhất cho hành vi cá nhân – với xã hội những người sống dựa vào ánh sáng của người khác...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Xã hội tri thức và vài suy nghĩ về con đường hội nhập

    15/05/2018Phan Đình DiệuSinh thời, Norbert Wiener, cha đẻ của Điều khiển học (Cybernetics) đã dự báo: "Chúng ta đang làm biến đổi môi trường của ta tận gốc rễ đến mức rồi ta phải tự biến đổi chính mình để tồn tại được trong môi trường mới đó".
  • Ý nghĩa cuộc sống

    16/04/2018Albert Einstein (Nguyễn Định và Alpha books dịch)Cuộc đời của mỗi con người trên trần thế chỉ là tạm thời,và người ta sống vì cái gì không ai có thể biết được, mặc dù thỉnh thoảng ta vẫn tự cho là mình có cả m thấy được ý nghĩa đó.
  • Bên tình bên lý, bên nào nặng hơn?

    13/01/2018Phạm Vũ Lửa HạTình huống mâu thuẫn Lý-Tình được hai nhà xã hội học Mỹ Samuel Stouffer và J. Toby đặt ra năm 1951 để nêu một thế khó xử thường gặp: tuân thủ luật lệ chung hay tôn trọng quan hệ tình cảm riêng.
  • Về chứng bệnh ảo tưởng

    27/08/2017Hạnh NguyênChúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều kẻ hão huyền và ảo tưởng về bản thân mình. Có lẽ những người nông dân gắn cả đời họ trên đất đai và ngũ cốc không mang trong mình cái chứng bệnh chết người ấy. Bởi, danh phận đơn giản và đầy thách thức xác thực đã cho họ một con đường đúng...
  • Thế kỷ XXI: Tìm về đức tin và cuộc sống nội tâm

    25/02/2017Thanh ThảoĐó sẽ là một thế kỷ không dễ dàng. Khoa học kỹ thuật sẽ có những bước tiến vũ bão, kéo con người vào “cuộc chơi” của nó. Nghĩa là, nếu lỏng tay, con người sẽ bị điều khiển bởi chính những sáng tạo của mình. Đó là một nghịch lý có thật. Con người sẽ thoát ra khỏi nghịch lý ấy bằng cách nào?
  • Hạt đời long lanh

    20/10/2016Phong ThuÝ nghĩ hạnh phúc là giá trị, là những gì đẹp đẽ, lớn lao, cao cả, quý báu của con người - đời người. Để có được hạnh phúc cho mình và dành cho người khác khó lắm. Cần phải thật nỗ lực, phải có những việc, sự học, cống hiến lớn lao cao cả tương ứng với tầm vóc của hạnh phúc mà ta hướng tới...
  • Sự phát triển của nhân loại trong quan hệ với tri thức

    07/10/2016Bùi Quang MinhBài viết này mô tả sự kiến tạo kiến thức của loài người trong ngữ cảnh "chuỗi" biến đổi lớn về văn hoá và nhận thức xảy ra trong quá khứ và dự báo tương lai...
  • Ai chịu trách nhiệm cho sự bền vững của cá nhân?

    13/02/2016Một khía cạnh nữa của phát triển bền vững thấy được phân tích thấu đáo. Đó là sự phát triển bền vững của mỗi cá nhân trong xã hội, của mỗi công dân trong một quốc gia. Tác giả Stephen Covey đã tổng kết, để bền vững mỗi cá nhân phải biết chăm lo cho 4 nhu cầu hay phương diện sống: thể lý, xã hội, trí não và tinh thần...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Hình mẫu

    15/06/2015Nguyễn Hữu TháiHình mẫu là gương tiêu biểu về nhân cách và hoạt động của những con người mà ta có thề lấy làm chuẩn noi theo để tiến lên trong cuộc sống. Thường thì họ là những người thành công và hoạt động chân chính trong các lĩnh vực sinh hoạt khác nhau trong đời thường và là các nhân vật xuất sắc mà các phương tiện truyền thông đại chúng hay đề cập đến...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Phiếm bàn về chữ 'Khát'

    10/09/2014Nguyễn Quang Thân"Khát" chỉ một nghĩa đen duy nhất là khát nước. "Khát" còn vô vàn nghĩa bóng... "Khát" được làm nên sự nghiệp. "Khát" được sống, được yêu thương, được thi thố tài năng cho những việc hữu ích, được biến những giấc mơ đẹp thành hiện thực. Đấy là những cơn khát làm con người thăng hoa, làm nhân loại tiến lên phía trước. Nhưng Khát tiền là một trong những cơn khát khốc liệt nhất của rất nhiều người...
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Lối sống

    27/02/2013Nguyễn Trần BạtCon người luôn luôn phải tồn tại trong một cộng đồng người, một nước, một khu vực nhất định. Trong cuộc sống chung như thế, người ta buộc phải tuân thủ những qui tắc nhất định, thành văn hoặc bất thành văn. Những qui tắc này bao trùm tất cả các lĩnh vực: đạo đức, thẩm mỹ... Trong số đó, có những qui tắc dần dần được cá nhân thừa nhận và trở thành thói quen...
  • Vẫn là chuyện nuôi dưỡng con người

    16/01/2006GS. Tương laiNhững ngày cuối cùng của năm 2005 lùi vào phía sau để lại dư vị đắng tai ác của vụ bán độ bóng đá. Giờ đây, việc xử phạt nghiêm khắc số cầu thủ bán độ là cần nhưng cần hơn gấp nhiều lần là phải chỉ ra được môi trường sống đã nuôi dưỡng và đẩy những cầu thủ trẻ của chúng ta trượt dài trên con đường tha hóa...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Trước hết, đạo lý!

    03/12/2005Nguyễn Mạnh HàoThiết kế và thực hiện dần cho nhân dân cả nước một lối sống lành mạnh, tốt đẹp, vui tươi – một lối sống bắt rễ sâu thẳm vào văn hóa truyền thống dân tộc, nhờ đó gia tăng bản lĩnh hội nhập hấp thụ tinh hoa thế giới, là một vấn đề cực kỳ bức thiết và trọng đại mà tiếp cận trước tiên và cơ bản nhất là tiếp cận đạo lý của các thế hệ Việt Nam đã đúc kết và từng trải cho đến hôm nay...
  • Tổ chức tri thức

    02/12/2005Nguyễn Thúy HằngCông việc có thể là thú vui và là sự thoả mãn. Đó là lời khẳng định chắc nịch cho một thế hệ trưởng thành cùng với lời triết lý “đó là lý do tại sao họ gọi là công việc”. Khi chúng ta vượt qua ngưỡng để bước vào thế giới phồn hoa sắp tới, “công việc” sẽ đảm nhận một tiêu điểm mới vượt xa những hệ thống kinh doanh truyền thống. ...
  • Tiền tài & Hạnh phúc

    22/11/2005TS. Nguyễn Chí ThuậtTrung tâm Thăm dò Giá trị Thế giới đã tiến hành trong năm 2002 cuộc điều tra dư luận với hai câu hỏi được đưa ra: Bạn có phải là người hạnh phúc? và Bạn có hài lòng về cuộc sống của mình?
  • Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối sống mới ở nước ta hiện nay

    08/11/2005Võ Văn ThắngQuá trình xây dựng lối sống ở nước ta hiện nay đang gặp phải một số mâu thuẫn. Đó là, mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với xu hướng phủ nhận những phẩm chất đó; mâu thuẫn giữa yêu cầu kế thừa, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với xu hướng phương Tây hóa; mâu thuẫn “hóa giải” các mâu thuẫn đó, đồng thời đảm bảo mục tiêu xây dựng lối sống mới, hiện đại, văn minh và mang đậm bản sắc dân tộc...
  • Để chống lại sự "hạ cấp và phàm tục" trong đời sống văn hóa

    17/08/2005Tương LaiKhi đòi hỏi cần tạo cho được thật nhiều “mô hình thuyết phục”, những mô hình về đạo đức và văn hóa (*), tôi muốn nói thêm về “trách nhiệm nắm chắc các chuẩn mực văn hóa và điều chỉnh nó trong đời sống xã hội bằng các mô hình thuyết phục”...
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Ở đâu, đạo đức và lương tâm của giới trẻ?

    07/07/2005Tuyết Thanh, Viện Văn họcTôi thấy có một mặt của thanh niên đang tụt hậu, có thể dùng khái niệm suy thoái. Nghĩa là các thế hệ ông cha đã từng có rồi mà thanh niên ngày nay (một bộ phận lớn) đang làm mất đi, suy yếu đi. Đó là đạo đức và lương tâm nghề nghiệp.
  • Tri thức là gì?

    06/07/2005Phan Đình Diệu, Đại học Quốc gia Hà NộiThế giới đang chuyển biến tới một nền “kinh tế tri thức”, một “xã hội tri thức”, và với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, điều đó cũng tác động rất lớn đến các nước đang phát triển như nước ta với không khi ít các cơ hội và đầy rẫy những thách thức. Nhưng, tri thức là gì? làm sao để có được sự giàu có tri thức tạo cơ sở cho một nền kinh tế và xã hội tri thức giàu có trong tương lai?...
  • Nhân cách trẻ

    27/01/2004Mỗi thế hệ có một quan niệm của mình về nhân cách. Lớp già và lớp trẻ nhiều khi “xung khắc” cũng một phần vì nghĩ về nhân cách khác nhau, về ứng xử khác nhau. Nhân cách có nét chung phổ biến mà cũng có nét riêng đặc thù của mỗi lớp người, mỗi thành phần, thậm chí mỗi cá nhân...
  • Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21

    04/05/2003(Tuổi Trẻ CN) Tại hội nghị giáo giới ASEAN lần 19 vừa được tổ chức ở Hà Nội từ ngày 5 đến 8.12, tham luận của GSTS Phan Đình Diệu với tựa đề "Đổi mới giáo dục hướng tới một xã hội tri thức trong thế kỷ 21" đã gây sự chú ý đặc biệt. Trích đăng.
  • Về “con người có giáo dục”

    11/02/2003Đẩy lùi thế kỷ XX, cái “thế kỷ ngang ngạnh, cái thế kỷ nổi loạn” như có người đã đặt tên, loài người bước vào thế kỷ XXI dường như còn “ngang ngạnh” hơn, “nổi loạn” hơn ! Hai năm đã trôi qua trong những sự biến “ngang ngạnh”, “nổi loạn” với những sắc thái mới.
  • xem toàn bộ