Hồ Ngọc Đại - Nhà sư phạm dấn thân

05:06 CH @ Thứ Hai - 29 Tháng Ba, 2010

Tiến sĩ tâm lý học GD Hồ Ngọc Đại từ học hỏi, mà dũng cảm đưa ra một cách cải cách GD có cơ sở khoa học và cơ sở triết học mạch lạc và có thể kiểm chứng được. Ông là nhà tư tưởng sư phạm.

Nhà khoa học nghĩ thật - làm thật

Tòa nhà 5 tầng tại số 52 phố Liễu Giai (Hà Nội) là nơi đặt trụ sở của Trung tâm Công nghệ GD. Còn ngôi trường đóng trên mảnh đất tại số nhà 50 liền kề đã từng là ngôi trường có tên gọi đúng với nội dung của nó: Trường Thực nghiệm Liễu Giai (gồm cấp tiểu học và trung học). Nay, ngôi trường dạy theo chương trình GD phổ thông thường.

Trong tòa nhà 5 tầng có một nhà khoa học sư phạm. Ngôi trường nằm bên cạnh hiện nay vẫn là địa điểm học tập của trên dưới hai nghìn học sinh mỗi năm.

Nhà khoa học đó là Tiến sĩ tâm lý học GD Hồ Ngọc Đại, từ học hỏi, mà dũng cảm đưa ra một cách làm cải cách GD có cơ sở khoa học (tâm lý học GD Xô-Viết) và cơ sở triết học (triết học biện chứng của Marx) mạch lạc và có thể kiểm chứng được. Hiểu theo nghĩa này, ông là nhà tư tưởng sư phạm.

Trường Thực nghiệm Liễu Giai đã từng là "phòng thí nghiệm" tư tưởng sư phạm của ông. Thí nghiệm tại đây đã từng có lúc được nhân rộng ra thành hàng ngàn phòng thí nghiệm trên khắp đất nước. Theo nghĩa này, ông còn là nhà thực hành sư phạm.

Nếu Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại dừng lại làm một nhà tư tưởng sư phạm, hẳn ông đương nhiên sẽ "lĩnh" một con rùa đá trong dự án Công viên Tiến sĩ trứ danh được khởi xướng năm nào!

Nhưng ông là một nhà khoa học nghĩ thật - làm thật.

Giáo sư, Tiến sĩ tâm lý học Giáo dục Hồ Ngọc Đại là một gương mặt đặc biệt của giáo dục Việt Nam. Năm 1978, ông được Chính phủ cho phép mở một trường học phổ thông để thực nghiệm ý tưởng giáo dục do ông lĩnh hội và đề xuất: Công nghệ GD (CGD).

Năm 1985, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Thị Bình đã cho phép nhân rộng trường thực nghiệm ra cả nước và cuối năm 1990 Chính phủ đã nghiệm thu đề tài CGD này. Năm 2001, CGD chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa bởi toàn bộ hệ thống giáo dục từ sau đó chỉ được phép dùng một bộ sách giáo khoa duy nhất.

Tháng 5 năm 2008, CGD có thể coi đã vĩnh viễn chấm dứt... bất kể là từ năm 2006 vẫn có tỉnh Lao Cai, và đến nay có thêm 6 tỉnh nữa (Sơn La, Kon Tum, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Quảng Bình) xin mở lại CGD và đã được phép dùng sách Tiếng Việt lớp 1 CGD.

Trang tác giả...

Công trình thực nghiệm của ông - Trung tâm Công nghệ GD (tên viết tắt chính thức: CGD) - không còn phân vân gì nữa, dứt khoát là một hiện thực. Nó dứt khoát là một hồ sơ, nếu muốn gọi thế cũng được.

Bởi dù muốn dù không thì CGD cũng đã xảy ra, đã tồn tại, đã được thừa nhận. Có thể tránh né nó trong ngắn hạn, trung hạn, nhưng không thể tránh né nó mãi mãi chứ đừng nói là có thể xóa bỏ nó về mặt lý luận trừ phi xóa bỏ nó bằng một lý luận ở tầm cao hơn hẳn và được trắc nghiệm bằng thực tiễn. Có thể dùng CGD để so sánh, đối chiếu, bác bỏ một tư tưởng, một cách làm giáo dục lạc hậu.

Chẳng hạn, CGD không cải tiến lặt vặt mà cải cách nguyên lý GD. CGD thay nguyên lý cái cày chìa vôi bằng nguyên lý của cái máy cày chứ không thay cái cày chìa vôi lưỡi thép bằng cái cày chìa vôi lưỡi mạ vàng. Cách làm như thế vừa tốn kém vừa vô ích (lời Hồ Ngọc Đại).

Chẳng hạn, CGD đặt ra mục tiêu hiện đại hóa nền GD chứ không cải tiến cái hiện có. Trong xã hội cổ truyền ít biến động thì GD là công cụ duy trì cái hiện trạng. Vì thế toàn bộ những gì mà nhà trường cổ truyền cần đến chỉ là những mục tiêu (khẩu hiệu) chung chung, bất biến, siêu hình: Nhân cách, văn hóa, trí tuệ, đạo đức.

Mục tiêu là cái mà người ta nghĩ, tưởng tượng trong đầu. Còn làm thế nào để đạt được mục tiêu ấy thì không cần biết. Chỉ cần trông cậy vào cái may rủi. Trông trời trông đất trông mây, trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm...

Nhà trường cổ truyền đào tạo một tầng lớp tinh hoa. Đi học là để vươn lên, để gia nhập tầng lớp tinh hoa. Như thế, nhà trường cổ truyền là nơi chuẩn bị cho tương lai. Nhưng nhiều nhất thì nhà trường cổ truyền cũng chỉ chuẩn bị được cho một phần trăm dân số nào đó mà thôi.

Nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực của trẻ em

CGD chủ trương rằng nhà trường là nơi diễn ra cuộc sống thực chứ không phải là nơi chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Trẻ em tự mình làm ra sản phẩm GD. GD là lợi ích của bản thân trẻ em. Học nhiều thì có lợi ích nhiều, học ít thì có ít lợi ích, không học thì không có lợi ích nào cả (lời Hồ Ngọc Đại).

Tôi dám nói, rằng trong lịch sử GD chỉ có hai người nói ra được tư tưởng trên: Nhà giáo dục Mỹ, John Dewey và Hồ Ngọc Đại.

Kỳ lạ thay là một tư tưởng GD hiện đại đi kèm theo đó là một trắc nghiệm thực tiễn thành công mà lại gặp muôn vàn khó khăn đến thế đề tồn tại! Một lãnh đạo Nhà nước có lần đã buộc lòng phải hỏi Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại: "Ai chống lại Công nghệ GD?". Ông đáp: "Thưa, toàn những người tốt cả!"

Năm 2007 nhân kỷ niệm 30 năm Công nghệ GD, có người vẫn còn hỏi Tiến sĩ Hồ Ngọc Đại một câu bâng quơ: "Thành tựu lớn nhất của 30 năm qua là gì?"

Phải chi hãy đặt câu hỏi như thế này: "Tại sao không giữ được thành tựu lớn nhất của 30 năm qua?"

Nhưng trong khi chờ đợi thì khoảng cách giữa Công nghệ GD mà GS. TS Hồ Ngọc Đại là người đại diện cùng các cộng sự đeo đuổi đến cùng, vừa say mê quyết liệt, vừa đau đớn; và GD lạc hậu không chỉ là một góc sân vận động. Đó là khoảng cách nói lên sự lạc hậu tuyệt đối về thời gian. Đó là khoảng cách giữa nhà trường hiện đại và kiểu nhà trường phổ thông ra đời lần đầu tiên tại nước Phổ vào năm 1717!

Điều đáng buồn là không ít người vẫn còn lưu luyến, vẫn còn tự ru ngủ với kiểu nhà trường này. Một khoảng cách lạc hậu hơn ba thế kỷ!

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Làm khoa học

    27/08/2017Hồ Ngọc ĐạiKhi đã có hàng chục tiến sĩ, hàng nghìn phó tiến sĩ, hàng chục vạn người có trình độ Đại học, thì đất nước đã có cái lót ở dưới cùng nền văn minh, làm móng vững chắc cho ngôi nhà khoa học được xây dựng trên nền tảng ấy. Chúng ta đã qua thời kỳ đổ móng ồ ạt và bây giờ đã đến lúc xây dựng có lớp lang, nghĩa là phải có cách tổ chức thích hợp. Trong bài này, tôi chỉ bàn tới cách tổ chức thích hợp với những người làm khoa học.
  • Dạy sai có thể khiến cả một dân tộc sai lầm

    30/07/2018“Hiện nay từ đào tạo mẫu giáo đến đào tạo tiến sĩ phương pháp dạy đều giống nhau. Cách làm này sẽ thủ tiêu sức sống cá nhân. Cứ học dồn, cứ nghĩ rằng làm trước là xong mà không thấy chất lượng cuộc sống của mỗi giai đoạn một khác... Bản thân tôi cả một đời dạy học. Với tôi, “trẻ em là cứu tinh của dân tộc”. Giáo sư Hồ Ngọc Đại trăn trở.
  • Siêu hình trong vật lý và tinh thần trong vật chất

    17/06/2018Hà YênTrong nhãn quan duy vật cơ giới, Vật chất là bất biến, là vĩnh cửu, là cái có trước, là cái quyết định ý thức v. .v.. dẫn tới xu hướng đề cao, tôn vinh đời sống Vật chất với bao hệ lụy của nó, thì làm một người “Quân tử nói lại” như Giáo sư Hồ Ngọc Đại, rằng Tinh thần quan trọng hơn Vật chất ,thì quả là một sự dũng cảm để vươn tới cái sáng tạo. Và cũng thật đáng để các “Quân tử nhất ngôn” suy ngẫm, cho dù vẫn biết rằng, cái “ngôn” mà buộc phải “nhất” ấy, nó có giá trị an toàn nhiều hơn là giá trị Khoa học .
  • Giá trị cốt lõi của Giáo dục Đào tạo

    25/11/2016Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng Thực tiễn Cuộc sống vốn luôn được lấp đầy trong nó những Sự thật và Giả dối. Cái Giả dối thử thách cái Sự Thật, và cái Sự Thật phải chí ít phải thuyết phục được cái Giả dối, nếu chưa thể nói là phải chiến thắng nó. Cũng chẳng cần nhiều luận thuyết cho lắm, cũng không cần thêm một ‘phát minh’ nào...
  • "Sĩ phu, trí thức thì không được hèn"

    16/03/2016Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nhân đầu xuân mới, bàn tròn xuân Kỷ Sửu của Đất Việt ghi lại những ý kiến của các nhà trí thức nổi tiếng Việt Nam bàn về sĩ phu, trí thức thời nay.
  • Biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu

    16/07/2014Thượng TùngKhông có nhà trường nào dạy học trò hư hỏng. Tuy nhiên, thực trạng này cũng có một phần trách nhiệm của nhà trường. Các môn học, trước hết là môn văn kích thích chưa hết phần nhạy cảm và tốt đẹp trong tâm hồn các em. Cũng như âm nhạc, hội hoạ,… văn học tác động rất mạnh vào phần hồn của học trò. Những em biết rung cảm trước cái đẹp sẽ rất khó làm điều xấu...
  • Trách nhiệm

    30/09/2010Hồ Ngọc ĐạiAi cũng thật bụng nghĩ, mình phải chịu trách nhiệm trước cấp trên: Đúng rồi, ai cũng phải chịu trách nhiệm trước cấp trên, chỉ có điều ai ấy là ai. Ví dụ, ai ấy là tôi, một cán bộ Nhà nước, thì cấp trên trực tiếp của tôi là thủ trưởng cơ quan...
  • Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em

    13/09/2009Phạm ToànTrong tất cả các nhà giáo dục Việt Nam đương thời, những người đang tìm tòi tiến hành một cuộc cải cách giáo dục thực sự, chỉ có một người đủ sức LÀM được những điều thể hiện sức HIỂU và sức CẢM NHẬN trẻ em, đó là Hồ Ngọc Đại.
  • "Chạy trường" làm chất lượng giáo dục đi xuống

    12/09/2009Đoàn Văn Mật thực hiệnMột số trường quá tải trong khi một số trường lại rất thảnh thơi với khâu tuyển sinh đầu cấp; Nhiều ông bố bà mẹ mất ăn mất ngủ, vắt óc tìm đường cho con có tên trong danh sách trường X, trường Y; và kỳ nghỉ hè của các trẻ chuẩn bị vào lớp 1, lớp 6, lớp 10 bị thu hẹp đến mức chỉ còn là số ngày đếm trên đầu ngón tay... Đó là hệ quả của “phong trào” “chạy” trường.
  • Quá khứ

    27/08/2009Hồ Ngọc ĐạiCơn giận nào cũng có lý của nó. Cơn giận xã hội thông qua khủng hoảng lại càng có nguyên nhân từ bên trong quá khứ. Trong đời sống xã hội, không có cái gì tự nhiên có mà không trải qua một quá trình chuẩn bị trong quá khứ...
  • Văn hóa tính dục

    07/08/2009GS. Hồ Ngọc Đại“Không thể thực hiện được một sự giải phóng hiện thực nào, nếu không thực hiện sự giải phóng ấy trong thế giới hiện thực và bằng những phương tiện hiện thực” (1). Nói cách khác, sự giải phóng là một sự kiện lịch sử, chứ không phải sự kiện tư tưởng hay triết lý.
  • Đừng lảng tránh khi nói về… “chuyện ấy”

    01/08/2009Khánh PhươngVấn đề tình dục từ lâu vẫn bị coi là “việc nội bộ” và được thay thế bằng từ rất ý tứ - “chuyện ấy”. Nhưng, ngay cả những vấn đề về “chuyện ấy” cũng thường bị lảng tránh hoặc không nói tới là cơ hội để bi kịch gia đình phát sinh. Muôn vàn những vấn đề lại xuất phát từ những sinh hoạt tưởng như rất nhỏ- chuyện ấy. Đã đến lúc, chúng ta cần thay đổi…
  • Ăn gian

    23/07/2009GS. TS. Hồ Ngọc ĐạiCó những sự kiện lẳng lặng sinh ra, lớn lên, một cách hồn nhiên trong cuộc sống yên lành, rồi đùng một cái mọi người mới ngớ ra: ừ nhỉ... Ừ nhỉ, số xe con trước các phòng họp càng mốt hơn, nhiều hơn, thì hiệu quả các phòng họp càng chóng lỗi thời và ít đi. Ừ nhỉ, hiệu quả công việc càng đi xuống thì nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại của những người làm việc ấy càng đi lên...
  • Freud - Tôi và bạn

    16/07/2009Hồ Ngọc ĐạiĐộng vật không có các “khái niệm” cá thể, gia đình, cộng đồng chỉ vì động vật “không có quan hệ” với cái gì cả và nói chung không có mối quan hệ nào cả. Đối với con vật không có những mối quan hệ của con này với con khác với tư cách là quan hệ. Nói như vậy, Mác muốn nêu lên vai trò của ý thức.
  • Tiêu cực

    14/07/2009Hồ Ngọc Đại, 1993Tôi được Bộ Công an mời đến nói chuyện ở cơ quan Bộ (hình như năm 1978) bốn buổi liền. Một hôm, có người thắc mắc:
    - Hiện nay sao lắm hiện tượng tiêu cực thế? Làm thế nào để chặn đứng lại?
  • Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Nhân loại hạnh phúc vì có nhà văn

    04/07/2009"Về bản chất nhà văn thời nào cũng thế thôi. Thời nào cũng thế, lúc nào cũng thế, chế độ nào cũng thế, bản chất của họ là cao cả. Không có nhà văn của tầng lớp này, tầng lớp khác đâu. Đã là nhà văn thì đó là hình tượng đẹp của nhân loại. Nhà văn là một thành tựu, một kết tinh, một biểu tượng của nhân loại", Giáo sư Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
  • Sức lao động hiện đại

    30/06/2009GS. Hồ Ngọc ĐạiThực tiễn xã hội phải được xử lý trước hết bằng lý luận, bằng sự định hướng lý thuyết, rồi mới thực thi bằng một công nghệ được thiết kế trên cơ sở khoa học. Công cuộc Đổi mới hiện nay rút cục phải biến một thực tiễn tự phát có thể xử lý bằng kinh nghiệm, thành một thực tiễn tự giác, xử lý bằng định hướng lý luận, bằng khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hiện đại.
  • Hồ Ngọc Đại (1936 - )

    29/06/2009Một nhà khoa học giáo dục, một nhà tổ chức thực tiễn hoạt động giáo dục, một nhà giáo tràn đầy nhiệt huyết, hết lòng vì sự nghiệp giáo dục, trước hết là giáo dục tuổi thơ và một nền công nghệ hóa giáo dục; một người "chịu thua tất cả chỉ để được công nghệ giáo dục"...
  • Triết học và lịch sử

    12/06/2009Hồ Ngọc ĐạiBài giảng của giáo sư Hồ Ngọc Đại tại trường viết văn Nguyễn Du. Giáo sư đầu bạc trắng, áo trắng, quần trắng, giọng nói sang sảng, giọng điệu hài hước và thẳng thừng.
  • Giải pháp phát triển giáo dục: Từ góc nhìn nghiệp vụ sư phạm

    25/05/2009Hồ Ngọc ĐạiToàn bộ sự nghiệp giáo dục chỉ vì một nhân vật – Học sinh. Học sinh đến trường để học. Từ đó, nền giáo dục hiện đại thâu tóm vào 8 chữ: Ai cũng được học, học gì được nấy.
  • Hệ thống giáo dục quốc dân

    11/03/2009Hồ Ngọc ĐạiHệ thống giáo dục quốc dân hiện đại là một sản phẩm tự nhiên của Cuộc sống hiện đại, với cốt lõi vật chất là nền sản xuất vật chất. Nền sản xuất hiện đại là nguyên nhân vật chất tạo ra sự phân hoá các lứa tuổi của Trẻ em hiện đại, là căn cứ đáng tin cậy nhất để thiết kế các bậc học. Các bậc học chẳng qua là sự phân đoạn toàn bộ tiến trình phát triển tự nhiên (song song với sự trưởng thành tự nhiên) của Trẻ em hiện đại.
  • Ánh lửa của trí tuệ

    25/01/2009GS. Tương Lai“Nói “không” với cái xấu, cái ác là cần thiết nhưng quan trọng không phải là những cái “không” mà làm ra một cái “có”; trên cơ sở cái “có”, hãy tập trung vào xây dựng một chiến lược phát triển giáo dục cho thế kỷ 21. Đừng chần chừ! Mất thời gian là mất tuyệt đối”...
  • Cải cách giáo dục Việt Nam

    27/12/2008Nguyễn Trần BạtCó thể nói, câu chuyện tưởng như không bao giờ hết tính thời sự và luôn được bàn nhiều trong xã hội Việt Nam vẫn là cải cách giáo dục. Đấy là một dấu hiệu tốt cho thấy sự quan tâm của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhưng nhìn ở góc độ khác...
  • Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục

    22/12/2008Bùi Hoàng Tám (Thực hiện)Loạn trường đại học, loạn giáo sư, loạn tiến sỹ… là thực trạng buồn của giáo dục Việt Nam. Thế nhưng, cái cần “nổi loạn” nhất là sự nổi loạn của tư duy thì lại trì trệ, lại không dám, chỉ biết cam chịu - GS. TSKH Hồ Ngọc Đại bày tỏ.
  • Giáo dục Việt Nam khoác gánh nặng lên vai trẻ thơ

    06/12/2008Hoàng LanCách đây không lâu báo chí đưa một cuộc khảo sát ngẫu nhiên những chiếc cặp sách của học sinh do bộ GH – ĐT tiến hành ở ba trường tiểu học tại Hà Nội. Chiếc cặp nặng nhất là của một học sinh lớp 4 ( 4,8kg). Trong khi đó , quy định của sở GD – ĐT Hà Nội là 2,7 – 3 kg. Chiếc cặp sách không chỉ là một vật vô tri vô giác nữa . Nó đã trở thành câu chuyện của cả một nền giáo dục.
  • Giáo dục Việt Nam, đã đến lúc rồi đó!

    29/11/2008GS Tương Lai"Đã đến lúc đó rồi!” - "Phải đặt 22 triệu những người đang và sẽ là chủ thể của xã hội mới vào trong bối cảnh của nền văn minh trí tuệ và kinh tế tri thức đang giữ nhịp cho đời sống hiện đại của thế kỷ XXI." - Giáo sư Tương Lai có bài viết suy ngẫm về sự thay đổi tư duy trong giáo dục Việt Nam nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Dám hỗn *)

    19/05/2008GS. TS. Hồ Ngọc ĐạiTất cả cách ứng xử thông thường đều đúc kết từ kinh nghiệm sống thường ngày, vì sự an toàn cho cuộc sống trước mắt, ngay lập tức, với một lựa chọn đơn giản nhất: đúng – sai, nên – không nên. Xin bình tâm nghĩ lại coi: Những điều cấm ấy không sai, nhưng đã hẳn là đúng?
  • Đôi điều về tư tưởng và phương thức đọc sách

    07/11/2006...không có một quy chuẩn nào về chuyện đọc sách, có quyển sách (nhất là nếu được coi là kinh điển) thì nên đọc kĩ, nhưng nhiều quyển thì chỉ cần đọc qua lấy ý chính, mà có khi chỉ cần nghe người khác nói lại là đủ. Cái này là cả một nghệ thuật...
  • Tồn tại và phát triển

    05/04/2006Hồ Ngọc ĐạiChính trị là gì? Cách nói của Tôn Trung Sơn có lẽ dễ hiểu hơn cả: “Về ý nghĩa của hai chữ “chính trị”, nói giản đơn thì “chính” là việc của dân chúng, “trị” là quản lý, quản lý việc của dân chúng thì gọi là chính trị...
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Chuyện cô hàng xóm của tôi

    10/10/2005Hồ Ngọc ĐạiNếu chỉ có một giá trị sử dụng không thôi, thì nó không thể là hàng hoá. Tôi sản xuất hàng hoá là làm ra giá trị sử dụng cho người khác, để thoả mãn nhu cầu của người ấy, rồi buộc người ấy phải “đổi lại" cho tôi cái gì và sự trao đổi ấy phải có một căn cứ vững chắc, độc lập, công bằng, dân chủ, tự do, bình đẳng... đó là giá trị...
  • Mặt bằng xây dựng...và người hưởng thụ

    19/07/2005Hồ Ngọc ĐạiNgười thiết kế toà nhà phải có trong tay các cứ liệu của mặt bằng, gồm có phần lộ thiên (diện tích, danh giới, phương hướng...) và phần chìm sâu trong lòng đất, độ rắn của chất đất.
    Mặt bằng cho toà nhà giáo dục có phần lộ thiên là nền sản xuất hiện đại (kinh tế tri thức) có tính toàn cầu và phần chính trị hội nhập. Phần chìm của nó là nền văn hoá bản địa và chất nhà trường hiện hành...
  • Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?

    25/12/2003Ngày 23-12, tại Hà Nội, đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo?" do Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng báo Nhân Dân phối hợp tổ chức. Sau đây là tổng thuật nội dung cuộc hội thảo...
  • "Nút cổ chai" và "cửa thoát" của giáo dục

    24/12/2003Ngày 23/12, Bộ GD-ĐT và báo Nhân Dân tổ chức hội thảo "Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo" với sự tham gia của các GS có uy tín và lãnh đạo một số trường ĐH, Sở GD-ĐT. Tại đây, các đại biểu đã đưa ra kiến nghị và đề xuất "cứu" trước những bức xúc về chất lượng giáo dục gần đây...
  • Thêm một tiếng chuông cảnh báo

    23/12/2003Chủ đề cuộc hội thảo do Báo Nhân Dân và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức ngày 23.12 là một câu hỏi rất lớn và bức xúc hiện nay: "Làm thế nào để nâng cao chất lượng GDĐT?"...
  • Phải thay cách làm giáo dục

    21/12/2003Đây là bài phát biểu của GS-TSKH Hồ Ngọc Đại tại hội thảo “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo?” với chủ đề: tiếp tục giải quyết mâu thuẫn lớn giữa yêu cầu vừa phát triển qui mô, vừa phải đảm bảo chất lượng với điều kiện hạn hẹp về nguồn lực, do Bộ Giáo dục - đào tạo và báo Nhân Dân phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 23-12-2003...
  • Hoàn toàn mới: Thực nghiệm giáo dục

    11/11/2003Giáo sư Hồ Ngọc Đại kể chuyện thực nghiệm giáo dục với các bạn Văn Nghệ Trẻ vì dễ chia sẻ những chuyện lãng mạn như thế với bạn trẻ...
  • Càng cải cách... càng tệ hại

    11/09/2003Hồ Ngọc ĐạiCuộc “đổi mới giáo dục” đang triển khai thực chất là một cuộc cách mạng “lén” đã không hề đem lại bất cứ cái mới nào về ý tưởng và công nghệ mà càng tệ hại hơn...
  • Bình thường hoá đời sống nhà trường

    13/02/2003Đời sống nhà trường hiện đại cần được diễn biến một cách bình thường, phù hợp với đời sống bình thường của cả 100% dân cư. Do đó, từ quan niệm đến triển khai thực tiễn, những nhà làm luật không nên phỏng theo nền giáo dục cũ, không nên căn cứ vào kinh nghiệm của thế hệ mình, không nên có những ảo tưởng xa vời... để đề ra Điều nay, Chương nọ.
  • Chương trình cải cách giáo dục cần những cuộc thi?

    11/02/2003Việt Nam đang ở trong thời kỳ đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là nhiệm vụ đòi hỏi rất nhiều tri thức và trí tuệ, để làm tốt việc này thực là khó khăn.
  • Đổi mới giáo dục cần bắt đầu từ đổi mới kiểu tư duy

    11/02/2003"Dạy học hướng vào người học" còn gọi là "dạy học lấy chủ thể học sinh làm trung tâm" được coi là thành tựu của Âu - Mỹ. ở ta, một số lý thuyết và mô hình giáo dục của nước ngoài đã và đang được nghiên cứu và ứng dụng. Việc học tập những thành tựu giáo dục lành mạnh tiên tiến của nớc ngoài là cần thiết, nhưng kinh nghiệm cho hay rằng, một nền giáo dục vững chắc của một đất nước là một nền giáo dục biết tự đứng trên đôi chân của mình.
  • xem toàn bộ