Nghị luận văn hóa với ta

10:56 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Mười Một, 2015

Trước đây, ở Huế có một nhóm trí thức mang danh là "Nhóm chịu trách nhiệm" (Les responsables), ý hẳn họ cho rằng họ có trách nhiệm trong cuộc tiến hóa của xã hội và họ phải hành động làm sao cho xứng đáng với cái thiên chức của mình.

Nhóm Responsables xuất bản được nhiều tập sách, trong đó có một tập nói về văn hóa với nhan đề như sau: "La culture et nous" (Văn hóa với ta). Tiếc rằng sách đó viết bằng chữ Pháp, phải chi nó được viết bằng quốc văn thì còn thú vị hơn và chắc có ảnh hưởng hơn.

Cũng hồi đó, tôi ra chơi Huế được tiếp chuyện hai ông giáo sư mà một ông là người "chịu trách nhiệm".

Ông này nhân bàn về văn hóa có phát biểu một vài ý kiến ngộ ngộ.

Ông nói:

"Người có culture chẳng phải là người học rộng, biết nhiều mà không có tâm hồn cao thượng. Một người vô học mà có tư cách thanh kì có thể được gọi là một người cultivé".

Những ý kiến của ông chỉ làm cho tôi thỏa mãn được một nửa.

Tôi công nhận rằng văn hóa nếu chỉ tu bổ phần trí thức mà không cảm nhiễm tới tâm hồn thì văn hóa chưa hoàn toàn bổ ích.

Nhưng một người vô học mà có lòng tốt tự nhiên không thể gọi là một người có văn hóa được.

Nhân chi sơ, tính bản thiện ư?

Nhân chi sơ, tính bản ác ư?

Chỗ này không phải là chỗ bàn tới một vấn đề mà tới nay vẫn chưa giải quyết được.

Sự thật thì ta thấy rằng ở đời vẫn có người tốt sống chung với những người xấu, mà không phải là người tốt toàn là những người được ăn học đàng hoàng hay người xấu toàn là những người vô trí thức.

Nhân đó mà ta thấy rằng nhân loại không được đồng chất mà cứu cánh của văn hóa mà phải đổi xấu ra tốt, khai dã thành văn. Đối với những người có bản chất tốt thì nó làm cho được tốt thêm. Hơn nữa nó làm cho họ khôn ngoan hơn, tài trí hơn để có thể phân biệt được những lẽ phải trái, gánh vác được những việc khó khăn. Còn đối với những người có bản chất xấu thì phải làm cho họ lần lần giác ngộ ở trí thức để biến đổi tâm hồn mà thành nên được những phần tử ưu tú trong nhân loại.

Như vậy thì văn hóa không phải chỉ cốt tạo nên những nhà trí thức, những nhà bác học mà còn phải gây nên ở những hạng người này một bản ngã phong phú, một tâm hồn cao thượng có khối óc thông minh mà cũng có khối tình thân thiết.

Cái văn hóa nào chỉ lo tu bổ tri thức mà sao lãng tinh thần là một cái văn hóa nguy hiểm, dầu có giúp cho loài người được nhiều phát minh sáng chế, nhưng chưa đủ tạo nên một bầu không khí trong sạch cho thiên hạ biết sống trong tình tương ái, tương thân.

Tuy nhiên, nói chuyện văn hóa không được nói một cách quá đơn giản.

Văn hóa bao giờ cũng đi liền với phong tục, và phong tục mỗi nước tránh sao cho khỏi có những chỗ dị, đồng.

Bởi lẽ đó cho nên chịu ảnh hưởng văn hóa Tàu mà văn hóa Việt Nam không thể Tàu hết được.

Và cũng bởi lẽ đó cho nên nhiễm văn hóa Pháp, người Việt Nam không thể đồng hóa với người Pháp được.

Trước đây có một số ông nghè trẻ tuổi, học rộng tài cao, sau khi ở Pháp về đã viết ra nhiều cuốn sách để nói về sự cách biệt lớn lao giữa ông cùng hoàn cảnh đất nước.

Ông nói:
"Nhà làm là để dùng chung cho mọi người chứ không phải để tiện việc cho mỗi kẻ. Muốn đến một căn phòng thì tất phải luồng tuồng qua tất cả những phòng khác. Cá nhân bị rượt riết tới những tư tưởng riêng, những tình cảm kín không có một chỗ nào riêng biệt để có thể trốn tránh đặng khóc thầm hay cười lén.

Tôi run sợ vì cái ý nghĩ rằng sẽ có một người chết ở tôi. Tôi hãi hùng về cái tư tưởng nay mai tôi sẽ chỉ là hình ảnh tối mờ của những con ma sống và chết đã kết hợp lại thành nên một gia đình, tôi sẽ là đứa nô lệ cho những cổ tục và những thành kiến vô nghĩa nó truyền đến từ lâu đời. Ôi! Thật là đáng sợ mà vẫn cảm thấy mình chết".

Cái chết ông nghè nói ở đây là cái chết ở tinh thần vì ông sợ cái ảnh hưởng khốc hại của hoàn cảnh nó sẽ làm tiêu ma cái tính mãnh liệt mà hơi kiêu của ông. Nhưng ta sợ gì là nó có. Ta vẫn sống chung với những con ma sống là đồng bảo của ta. Ta vẫn sống chung với con ma chết là tổ tiên của ta.

Ta muốn cho ta là văn minh tiến hóa đến bực nào đi nữa, ta vẫn không tránh khỏi sự chi phối của những con ma đó.

Chi bằng ta cam chịu sự sống chung.

Ta đem những điều sở đắc ở Tây học mà cải lương cái hoàn cảnh của ta cho nó thích hợp với thời đại.

Nhưng cải lương không có nghĩa là phá tan mà làm lại, cải lương là phải giữ lấy nền mà tu bổ cho tốt hơn.

Trước đây những nhà trí thức Pháp cũng nhiều người công nhận rằng ta không thể đồng hóa với chính quốc được.

Hiện nay, thống chế Pestain lại cương quyết đề xướng rằng dân tộc thuộc địa phải sống một đời sống tinh thần thích hợp với văn hóa và phong tục của mình, nhiên hậu mới có thể hòa nhịp với nền văn minh của chính quốc.

Nói riêng về dân tộc Việt Nam, nếu ta chưa có cái gì nó đã kết tinh ở tâm hồn, tình cảm của ta, nếu ta không mắc chứa những cái gì mà ta có thể gọi được là văn minh hay văn hóa thì nhiễm gì cũng được, chịu gì cũng hay, huống hồ lại là chịu đựng một nền văn hóa tốt đẹp như nền văn hóa Pháp.

Tuy vậy nhưng t không ngang ngạnh tuyệt đối đâu. Ta vẫn sẵn sàng tiếp đón ngọn lân phong, trước là để ta thêm vào cho ta những cái gì mà ta còn thiếu, sau là nhân cái học mới mà hiểu thêm nền học xưa, rồi lần lần từ cái riêng biệt ta sẽ đi tới cái đồng nhất để có thể dung hòa hỗn hợp mà có thể tạo nên một nền văn hóa toàn bị ở tương lai.

Trong bài diễn văn đọc ở trường đại học Hà Nội, quan Toàn quyền Decoux đã có lời tuyên bố như sau:

"Cái mục đích mà chúng ta theo đuổi là tổng hợp một cách khôn khéo, những ti thức của Đông phương và Tây phương, gây nên một sự thăng bằng để điều hòa những giá trị tinh thần mà tạo nên một nền văn hóa đặc sắc, nó sẽ là một nền văn hóa của hạng thượng lưu trí thức Đông - Pháp".


Cái mục đích nói trên thì tôi tin rằng có thể thực hiện được. Nhưng muốn có được hoàn toàn thì nền văn hóa của hạng thượng lưu còn phải kiến thành nền văn hóa của hết thảy mọi người. Mà muốn được như vậy thì chữ Quốc ngữ lại vẫn là lợi khí duy nhất.

(1943)
Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Văn hóa và hội nhập

    08/04/2020Vương Trí NhànLúc bình tĩnh ngồi nghĩ, lại cảm thấy nhờ thế được nâng mình lên. Và quan trọng nhất, qua cái sự kiếm cơm của thiên hạ, tự nhận ra con người thực của mình. Với từng cá nhân cũng vậy mà với cả xã hội cũng vậy...
  • Văn hóa là sống, vun đắp và tôn vinh

    04/08/2019G.S Tương LaiThế hệ trẻ hiện nay đang cần những dưỡng chất đến từ một nền văn hóa mà trong đó, những tinh boa của truyền thống dân tộc được thăng hoa trong quá trình chọn lựa và tiếp thu những thành tựu của văn hóa và văn minh của thời đại để tăng thêm sức đề kháng chống trả những cặn bã của nền văn minh ấy. Thế hệ trẻ nói chung đã vậy, thế hệ trẻ Thủ đô càng phải như vậy.
  • Lệch chuẩn văn hóa

    15/04/2019Nhà Sử học Dương Trung QuốcMỗi con người ít nhiều mang trong mình một giá trị ảo bởi đều sống trong không gian và thời gian mà khái niệm của chuẩn mực đang xáo trộn để tiếp cận chân lý. Để tiến tới một chuẩn mực hoàn hảo thì hãy chấp nhận thay đổi từng bước.
  • Tính nhân bản và cái gốc văn hóa

    15/09/2017G.S Tương LaiĐể bứt lên khỏi thân phận của một nước kém phát triển với mức sống của đại bộ phận dân cư vẫn còn thấp và quá thấp, thì dồn sức phấn đấu cho sự tăng trưởng kinh tế là đòi hỏi sống còn. Những để đất nước phát triển một cách bền vững...
  • Chúng ta chưa có con ngựa văn hóa để cưỡi

    09/07/2017Nguyễn Trần BạtHiện tượng bùng nổ do những trạng thái phát triển mới về tự do không phải là hiện tượng chỉ có ở Việt Nam. Thời kỳ Phục hưng, thời kỳ Khai sáng là những thời kỳ làm bùng nổ rất nhiều tài năng. Những trạng thái bùng nổ tinh thần tạo ra sự bùng nổ các tài năng là một hiện tượng có thật. Ở Việt Nam cũng có nhiều lúc như vậy....
  • Sách & văn hóa đọc trong đời sống hôm nay

    21/04/2017Nguyễn Công HoanXuất phát từ vị trí, vai trò, tác dụng của sách báo và nhằm tôn vinh văn hoá đọc mà Tổ chức UNESCO trong phiên họp Đại hội đồng lần thứ 28 (1995) đã quyết định chọn ngày 23/4 hàng năm làm “Ngày Sách và bản quyền thế giới".
  • Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây

    26/01/2016Phạm QuỳnhTừ ngày Đông phương và Tây phương giao tiếp nhau thân mật đến cảm hóa lẫn nhau về đường tinh thần, đường tri thức, những bậc đại trí trong thiên hạ để ý nghiên cứu về vấn đề ấy cũng đã nhiều. Nhưng vì cái phạm vi nó to rộng quá, nên chửa ai xem được khắp và xét đến cùng. Đem Đông phương và Tây phương đối nhau, tựa hồ như hai cái khối hồn nhiên đem ra so sánh...
  • Tính đa dạng của văn hóa

    24/11/2014Nguyễn Trần BạtVăn hoá là môi trường tinh thần của con người, nó phải đa dạng, và vì nó đa dạng cho nên khi thời đại thay đổi, khi các điều kiện thay đổi thì các yếu tố có khả năng thích nghi trở thành yếu tố trội. Có thể nói, đa dạng tinh thần là đặc trưng quan trọng nhất của một nền văn hoá được hình thành một cách tự nhiên. Chúng ta không có sự đa dạng tinh thần ấy. Chúng ta truyền bá một nền văn hoá lấy tập thể làm cái cốt lõi của đời sống tinh thần. Chúng ta phê phán các khái niệm, các vấn đề liên quan đến đời sống cá nhân và chúng ta làm biến mất cá nhân, làm biến mất các module để hình thành ra cấu trúc xã hội...
  • Nghĩ về thứ văn hóa mà không thể hướng tới văn minh

    22/04/2014Nguyễn Tất ThịnhRất nhiều người cùng chung thứ văn hóa ‘làng xã’ đó mà tranh chấp, chửi đánh nhau bể đầu, rất khó dung nạp nhau, khó hòa hợp vào các chuẩn mực chung, mà lại có khuynh hướng bài xích, tẩy chay những người khác họ. Trong khi có nhiều người ở một thứ văn hóa khác thế, nhưng sống trong xã hội văn minh, lại biết tôn trọng, dung nạp, hòa hợp...
  • Toàn cầu hóa về văn hóa

    22/04/2014Nguyễn Trần BạtCàng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa. Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng...
  • Báo động ô nhiễm môi trường văn hoá

    30/03/2014Minh ThiVăn hoá, nói như nhà văn Nguyên Ngọc, là cái phanh của xã hội, của lịch sử. Một khi cái phanh ấy bị hỏng, thảm hoạ xảy ra khôn lường. Những bộc lộ gần đây ở lĩnh vực văn hoá cho thấy cái phanh ấy đang bị hỏng hóc; hoặc giả đó là hệ lụy từ một quá trình du nhập nhiều loại rác văn hoá, mà không qua một màng lọc của hệ thống quản lý hiệu quả...
  • Một cách nhìn mới về văn hoá Việt Nam thông qua việc so sánh với văn hoá Nhật Bản

    18/10/2013Vương Trí NhànQua người hiểu mình là một trong những con đường nhận thức được nhiều người công nhận là cần thiết và “có triển vọng”, tức có khả năng tạo nên hiệu ứng có giá trị đích thực đối với những chủ thể đang muốn tự hiểu về mình .
  • Bản năng, văn hóa và nhân cách

    19/09/2013TS. Hồ Bá ThâmBản năng và văn hóa là một vấn đề rất quan trọng, như một cặp phạm trù, một quan hệ tất yếu phổ biến trong quá trình tiến hóa, tha hóa và phát triển của con ngừời, của nhân cách có ý nghĩa phương pháp luận triết học nhân văn rất sâu sắc còn ít được nghiên cứu sâu, có hệ thống...
  • Nhà rông văn hoá?

    12/01/2010Nguyễn Quang ANhưng vẫn có nét buồn. Tôi đã ghé xem hay nhìn thấy 5 chiếc nhà rông. Toàn là "nhà rông văn hoá", có biển đề hẳn hoi. Vào trong thấy treo nhiều bằng khen, giấy khen, có nhà rông toàn bàn học sinh, chắc đã biến thành lớp học cho các cháu.
  • Nho giáo và văn hóa Việt Nam

    24/11/2009Trần Quốc VượngKhi tiếp xúc cưỡng bức với văn minh Pháp dưới dạng thực dân ở cuối thế kỷ XIX, nền văn minh Việt Nam truyền thông - mà “sợi dây liên kết” (để dùng lại một từ và một ý niệm của Ăng-ghen) là nhà nước quân chủ Nho giáo - đã tỏ ra bất lực. Thực ra, nói như Ức Trai:
  • Tiếp cận quá trình hiện đại hoá văn hoá Việt Nam từ góc độ chủ nghĩa cá nhân “văn hoá”

    26/10/2009Hoàng Ngọc HiếnCái mà chúng tôi gọi là chủ nghĩa cá nhân “văn hoá” không có liên quan gì đến chủ nghĩa cá nhân “đạo đức học”: đó là ý thức của cá nhân về cá tính và bản lĩnh riêng của mình, đặc biệt nó thể hiện ở “ lòng tin “của cá nhân vào “giá trị của ý kiến riêng của mình” cũng như giá trị những hình thức diễn đạt nó lựa chọn và sáng tạo, tóm lại đó là lòng tin của cá nhân vào bảng giá trị của nó (thuộc mọi lĩnh vực chính trị, mỹ học, đạo đức…).
  • Hội nhập ngược về văn hóa

    25/08/2009Nguyễn Văn MinhVới tốc độ toàn cầu hóa chóng mặt như hiện nay, không còn đơn thuần là cuộc đua tranh giành quyền lợi giữa các liên minh đa quốc gia mà suy về bản chất – đó chính là cuộc ganh đua giữa các nền văn minh...
  • Tại sao văn hóa "suy dinh dưỡng"?

    07/07/2009Quốc NamChính chúng ta không thể hiểu nổi cái môi trường mà chúng ta hàng ngày cùng chung sống với con cháu chúng ta lại có những khoảng cách ứng xử quá xa nhau như thế, nhiều lúc khó có thể tìm ra tiếng nói chung giữa các thế hệ trong cùng một gia đình.
  • Ảnh hưởng của văn hóa phương Tây qua sự hiện diện của tờ báo

    09/04/2009Trần Văn ToànSự ra đời của báo chí, lẽ tự nhiên, làm xuất hiện một chân dung mới: ký giả, hay nhà báo. Những danh xưng này, trong ngôn ngữ đương đại thiên về ý nghĩa nghề nghiệp thuần túy nhưng ở vào thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX lại có nét nghĩa chỉ một nhóm có vai trò ưu đẳng trong xã hội (status group). Với quốc dân, họ là đại diện cho luân lý và tri thức, có chức phận dẫn dắt, hướng đạo. Trong một xã hội vốn có truyền thống trọng quan tước, ký giả thậm chí được liệt vào tầng lớp “quan lại cao cấp”.
  • Tỏa sáng văn hóa Việt

    02/03/2009GS.TS Phùng Hữu PhúĐặc điểm của thăng Long - Hà Nội là một đô thị lâu đời một thành phố sông hồ, một vùng đất có hệ sinh thái đa dạng phong phú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai biến tự nhiên. Lợi thế hàng đầu của thăng Long - Hà Nội là nguồn nhân lực chất lượng cao, tiềm năng trí tuệ dồi dào, tài nguyên văn hóa vô cùng phong phú. Tất cả những yếu tố đó đều phải được tính đến một cách khoa học trong quy hoạch phát triển đô thị, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xác định hướng phát triển ưu tiên và những lĩnh vực, ngành nghề, sản phẩm mũi nhọn.
  • Nhìn về môi trường văn hóa VN

    08/12/2008PGS.TS Hồ Sĩ QuýChưa bao giờ môi trường văn hóa ở VN phong phú và đa dạng, năng động và tích cực, khích lệ và cám dỗ, có nhiều cơ hội và thách thức… như hiện nay. Có thể nói được như thế với thái độ hoàn toàn nghiêm túc và khách quan.
  • Chữ Tâm và văn hóa Việt Nam

    19/11/2008Phan Chí ThànhTrong văn hoá Việt Nam, “Tâm” không phải là khái niệm thuần Việt mà là thứ vay mượn của Trung Quốc. Xét về mặt chữ, về ngôn từ có thể nói là chỉ mượn chữ, tức là mượn vỏ khái niệm, còn hàm nghĩa thì người Việt tự đưa vào. Chuyện nó phải là thế như một cái lẽ tất nhiên, vì giá trị tinh thần bao giờ cũng được khái quát từ thực tế đời sống. Mà đời sống Việt Nam thoạt nhìn canh tàu thu nhỏ kích cỡ, đến khi thấm vào trong thì lại khác nhau rất nhiều, khác về cơ bản...
  • Thêm một lần bàn về văn hóa và văn minh

    16/11/2008Đỗ Kiên CườngThời gian qua, trên Tia Sáng và trên một số báo khác, có nhiều bài viết rất thú vị bàn về chủ đề văn hóa (và văn minh) trong quá trình canh tân đất nước1. Bài viết này xin bàn thêm về chủ đề rất phức tạp và quan thiết này, nhằm góp thêm một tiếng nói để rộng đường dư luận.
  • Giao lưu văn hóa trong thời đại toàn cầu hóa

    22/08/2007GS. Hồ Sĩ VịnhGiao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Nhờ GLVH đúng hướng mà các nước chậm phát triển có cơ hội trở thành nước phát triển. Trong mọi hoạt động văn hóa Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng : kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam

    08/07/2007Hồ Sĩ QuýViệc sửdụng lý thuyếtmôi trường văn hoá làmột cách kiến giải mới,một phương án tưduy mới về những vấn đề quen thuộc. Tác giảđã sửdụng lượng thông tin rất phong phúđể lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng- lý luận,kinh tế xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Trêncơ sởđó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện naylà tốt đẹp và lành mạnh...
  • Phát triển kinh tế và văn hóa

    10/05/2007Nguyễn Thế ĐăngTất cả chúng ta đều đồng ý là sự phát triển kinh tế càng ngày càng tăng sau đổi mới đã làm cho cuộc sống dân chúng khá lên, và đến năm 2010 chúng ta sẽ thoát khỏi nhóm các nước đói nghèo. Nhưng không nhiều người chú trọng vào văn hóa, như là động lực của kinh tế, như ý kiến của UNESCO...
  • Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam

    07/03/2007Nguyễn Võ Lệ Hà“Vì ta sùng bái hâm mộ cái phong lục xã hội Âu, Mỹ - cái chế độ hôn nhân của họ mà ta muốn mang hết thảy về thay đổi cho ta, đó chẳng những không hấp thụ được cái tinh hoa văn hóa họ mà lại dẫm lên cái cặn bã văn hóa của họ...Vậy thì chị em ai là người chủ trương sự giải phóng cho nữ giới, phải nên lựa chọn cái tính chất văn hóa cũ cùng cái tính chất của văn hóa mới dung hòa thế nào cho phù hợp nhau, để tạo nên những người phụ nữ rất trung thành với nghĩa vụ của mình...
  • “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

    26/02/2007GS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên. Nhà XB Chính trị Quốc gia – 2005Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…
  • Gia nhập WTO, nhìn từ chiều cạnh văn hóa

    04/02/2007Giáo sư Tương LaiKhái niệm "văn hóa" được nói ở đây với ý nghĩa là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử dân tộc ta, là cốt lõi của bản lĩnh và bản sắc dân tộc đã hun đúc nên sức sống mãnh liệt của dân tộc ta...
  • Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

    16/01/2007Mỹ LinhVăn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống,văn hoá giáo dục...đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nóinhiềuhơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.
  • Văn hoá và... “văn hoá”

    21/12/2006Lê Thanh ĐứcQuá khứ văn hoá có trở lại được không, quá khứ văn hoá không việc gì phải “trở lại”, nhưng thích nghi, dịch chuyển và tiếp biến liền mạch sang hiện tại và cả tương lai. Hình thái có thể khác, nhưng tinh hoa không mai một...
  • “Chỉ gìn giữ văn hóa không đủ, còn phải phát triển văn hóa”

    24/03/2006Thạch LựuNgười phụ nữ giữ trọng trách Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc Hội gọi công việc của mình là làm PR cho nước Việt Nam. Trong suốt quá trình đi giới thiệu Việt Nam, văn hóa là lĩnh vực mà bà Ninh chú trọng và có ý thức gạn đục khơi trong những đóng góp của người ngoài để làm quà cho những người làm văn hóa trong nước. Đôi khi món quà ấy không phải lúc nào cũng ngọt ngào…
  • xem toàn bộ