Làm thế nào để phòng chống tham nhũng nhanh và hiệu quả?

09:55 SA @ Chủ Nhật - 16 Tháng Tư, 2006

Tham nhũng là việc sử dụng sai trái quyền lực vì lợi ích riêng. Nó không chỉ diễn ra ở những quan chức, mà còn thể hiện dưới nhiều hình thức ở công chức bình thường (nhũng nhiễu, tiếp tay...) và là vấn đề bức xúc ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Tham nhũng gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với người nghèo vì nó làm chệch hướng sử dụng nguồn tài chính dành cho phát triển, làm suy yếu năng lực của chính quyền trong việc cung cấp những dịch vụ cơ bản, làm gia tăng sự bất bình đẳng và bất công, làm nản lòng các nhà đầu tư và viện trợ nước ngoài”.

Nguyên thủ tướng Singapore, ông Lí Quang Diệu đã tổng kết rằng, để chống tham nhũng, phải làm sao cho các công chức, quan chức không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng. Rất tâm đắc với công thức này, với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, bài viết này sẽ chi tiết hóa ba điều nói trên và đưa ra cách tiếp cận nhanh hơn trong việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả ở nước ta.

1. Không muốn

Không muốn nghĩa là trong thâm tâm không có sự đòi hỏi (về tâm lí, tình cảm...) làm việc gì đó, nếu có làm chẳng qua là “bất đắc dĩ”. Để không muốn tham nhũng thì phải có hai điều kiện cơ bản:

- Trước hết, bản thân người thực thi công vụ phải là người có văn hóa mạnh - được hiểu là “hợp pháp” (sống và làm việc theo pháp luật) và “hợp lệ” (hợp với những thông lệ đạo đức của xã hội).

- Sau đó, công chức phải được thù lao theo tinh thần “trả đúng, trả đủ và trả công bằng”với những gì họ đã bỏ ra (đầu vào) so với các tổ chức điển hình tại nơi họ sống và so với mặt bằng chung của xã hội (và phải so với cả đối thủ cạnh tranh nếu đó là doanh nghiệp).

- Thêm vào đó, không ai lại đi “tham” cái của chính mình. Khi người dân ý thức được tài nguyên và môi trường là của chung chúng ta và con cháu chúng ta thì tự nhiên họ sẽ có ý thức giữ gìn hơn và có cảm giác xót xa khi nhìn thấy nó bị xâm phạm. Làm được điều này trong phạm vi xã hội là “hơi khó” song không phải là không làm được.

2. Không thể

Về nguyên tắc, có thể làm yếu hay vô hiệu hóa khả năng tham nhũng thông qua hai công cụ chủ yếu: cơ chế quản lí và bộ máy quản lí (cơ cấu tổ chức)!

2.1. Cơ chế quản lí: Là cách tiến hành (thực hiện) một công việc lặp đi lặp lại. Một doanh nghiệp, từ khi sinh ra đến khi mất đi phải qua rất nhiều “cửa” thủ tục: chứng nhận điều kiện kinh doanh, cấp dấu doanh nghiệp, cấp mã số thuế, mua hóa đơn đỏ, kê khai thu nhập và thuế VAT, kê khai tài chính năm, đấu thầu, xuất nhập khẩu... Cách thức tiến hành những công việc này được lặp đi lặp lại với mọi doanh nghiệp và được hiểu là cơ chế quản lí. Một cơ chế gồm:

Thủ tục(Procedures): Qui trình thực hiện một công việc (bước 1, 2, 3...)

Qui tắc (Rules): Qui định phải làm gì và không được làm gì trong qui trình trên.

Chính sách (Policies): Hướng dẫn cho việc ra quyết định khi giải quyết việc trên.

Ta hãy hình dung một hành khách thực hiện chuyển bay Hanoi-Paris sẽ phải đi qua một loạt các thủ tục như: check in hành lí, kiểm tra an ninh hành lí xách tay, thủ tục xuất cảnh... Mỗi thủ tục đều có các qui tắc riêng của nó (check in hành lí gửi nặng không quá 20kg và tổng chiều dài 3 cạnh của hành lí không quá 150cm; check in hàng xách tay không quá 10kg với tổng chiều dài ba cạnh của hành lí không vượt quá 120cm, không có những đồ sắc (dao, kéo...)...

Thủ tục và qui tắc là “phần cứng” buộc mọi người trong hệ thống phải tuân theo, còn chính sách là “phần mềm” giúp cho thủ tục và qui tắc trở nên mềm rẻo, linh hoạt. Điều này giải thích tại sao dòng hàng khách với số lượng hành lí, cân nặng, kích cỡ khác nhau... nhưng cuối cùng vẫn “qua” và đều cảm thấy hài lòng với chuyến bay. “Một Nhà nước tốt là một Nhà nước quản lí ít nhất, nếu không làm được vậy thì cố gắng làm ít đi”

Nhưng bằng cách nào? Thông qua cơ chế quản lí! Vậy, thế nào là một cơ chế tốt? Cơ chế tốt là cơ chế, trong đó các thủ tục, qui tắc, chính sách phải:

- Rõ ràng (không thể hiểu sai nghĩa, không thể lập luận nước đôi), đơn giản, ngắn gọn, công khai, nhưng lại rất chặt chẽ (không có kẽ hở nên khó mà “lách” được).

- Hướng vào khách hàng thay cho việc đơn thuần hướng vào bản thân - nghĩa là cơ chế “vì dân phục vụ”, thỏa mãn một cách tốt nhất những nhu cầu chính đáng của nhân dân. Hiện nay, khi khách hàng tới một ngân hàng để lĩnh một khoản tiền tiết kiệm (đã trải qua nhiều kì với mức lãi suất khác nhau), khách hàng đó sẽ phải kí nhiều thứ giấy tờ, thậm chí phải kí và ghi rõ họ tên trên tờ giấy nói rằng khách đã nhận bao nhiêu tờ từ 500 ngàn cho tới 1 ngàn đồng Việt Nam, và đổi lại, khách hàng không nhận được bất kì một tờ giấy gì từ ngân hàng (số tiền gốc bao nhiêu, gửi từ bao giờ, đã trải qua bao nhiêu kì, lãi suất từng kì, tổng lãi là... để về nhà đối chiếu lại), thậm chí không phong bì hay túi đựng tiền và không cả lời cám ơn. Đủ thấy rằng, cơ chế này đã hướng vào “mình” (an toàn cho ngân hàng) và quên khách hàng đến như thế nào.

- Yếu tố nhiễm bẩn nhất - đó là những yếu tố có nguy cơ làm tha hóa con người. Những cơ chế đã bị phê phán nhiều như cơ chế “xin cho”, cơ chế “qua sông lụy đò”, cơ chế “ném đá giấu tay”, “biết điều thì con voi cũng lọt, không biết điều thì con kiến cũng chẳng qua” là những ví dụ cụ thể của những cơ chế có những yếu tố nhiễm bẩn...

- Linh hoạt và đạt được mục tiêu quản lí -Nếu đem những chuẩn mực này mà soi vào một loạt các thủ tục “cổ phần hóa DNNN”, thủ tục “cấp sổ đỏ, sổ hồng”... thì thấy ngay rằng chúng đều vi phạm nghiêm trọng những yêu cầu trên. Có cảm giác như mục tiêu đề ra (đi về hướng Đông) nhưng thủ tục, qui tắc, chính sách... đều khuyến khích đối tượng đi chệch hướng (Đông Bắc, Tây Bắc, đôi khi là đi về hướng Tây) và với vận tốc của con “rùa”. Từ những thập niên 80 của thế kỉ trước nổi lên một nghề được trả lương rất cao - đó là “cơ cấu lại” tổ chức. Cơ cấu lại bắt đầu từ việc xem xét lại những qui trình theo các yêu cầu như vậy.

Cơ chế nằm ở đâu? ở thế chế! Điều này giải thích tại sao khi thực hiện cải cách hành chính bắt đầu bằng “cải cách thể chế”.

2.2. Bộ máy quản lí. Bộ máy do qui trình tiến hành công việc qui định.

Một khi qui trình đã được cơ cấu lại như trên cộng với nguyên tắc “qui về một đầu mối” thì đương nhiên phải dẫn đến cơ cấu lại bộ máy theo tinh thần tinh giản, gọn nhẹ và có hiệu quả - sẽ hạn chế được đáng kể tình trạng “trên bảo dưới không nghe, trên nói một đằng dưới làm một nẻo”. Điều quan trọng không kém khi thiết kế lại bộ máy là “quyền phải tương đương với trách nhiệm” - quyền nghĩa là quyền hạn và quyền lợi.

Chúng ta đều biết nếu quyền > trách nhiệm: nhẹ là lạm quyền mà nặng thì sinh ra những chuyện thoán nghịch. Quyền < trách nhiệm thì gọi là “quyền rơm vạ đá” và không ai lại phải đi chịu trách nhiệm với cái thứ mà người ta không có quyền.

3. Không dám

Phải làm sao để từng người thực thi công vụ hiểu rõ cái giá phải trả (vô hình và hữu hình) sẽ nặng như thế nào nếu có hành vi không lành mạnh.

4- Thế đến bao giờ mới thực hiện được ba điều kiện trên?

Một câu hỏi hiển nhiên. Vì chúng có liên quan tới cải cách thể chế trong mọi bước của qui trình cán bộ: tuyển chọn, định hướng, đào tạo và phát triển, đánh giá thực hiện công việc, chính sách nhân sự và cải cách tiền lương... đòi hỏi phải có thời gian và không có lẽ trong khi cải cách thì các tiêu cực vẫn mặc nhiên tồn tại?

Việc ngăn chặn nhanh chóng hành vi tiêu cực phải bắt đầu từ “không dám” (nghĩa là hiện nay mọi cái ít nhiều đều “có thể” đấy nhưng “không dám làm”. Điều này gợi cho tôi nhớ tới hình ảnh giao thông công cộng tại các nước phát triển ở Tây Âu. Ví dụ, tại Viên (hơn cả Roma và Paris), người dân có thể ra vào các phương tiện vận chuyển công cộng (tàu điện ngầm, ôtô buýp, ôtô điện, tàu điện, tàu hỏa cao tốc... mà không gặp bất kì rào chắn nào (lên xuống tự do như đi trên đường phố), song chính những người Việt Nam sống ở đó đã khuyến cáo rằng: “Nếu bạn quên không mang theo vé tháng theo người thì thà đi bộ còn hơn là liều lên xe”. Sẽ luôn có người kiểm tra (bất kì lúc nào, khi nào) và nếu bị phát hiện sẽ bị phạt gấp 70 lần (vé là 1 euro, sẽ phải trả là 70 euro, tương đương khoảng gần 1,5 triệu VNĐ) và tất nhiên sẽ “rất xấu hổ” trước mặt người khác.

Cho nên chống hành vi tiêu cực trong xã hội không phải là quá khó, quá lâu. Cụ thể là:

- Nên bắt đầu bằng tư duy cho rằng xã hội ta được xây dựng trên giả định mọi người đều là công dân tốt. Vậy hãy tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hàng ngày của người dân và tổ chức. Ví dụ, khi một doanh nghiệp nhập khẩu lô hàng để phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, không cần phải bật nắp công tay nơ lên để kiểm tra, mà cho thông quan nhanh nhất (vì chúng ta tin nhau).

- Thực hiện chế độ “thông tin mở” (open information) bằng cách “cho dân biết để dân kiểm tra” (dân là những người bình thường trong và ngoài tổ chức). Thông tin mở là nguyên tắc của một tổ chức và xã hội học tập (learning organization) - nghĩa là phải công khai hóa tất cả các qui trình, qui tắc, chính sách và minh bạch hóa - làm giữa “thanh thiên bạch nhật” mọi vấn đề trong phạm vi có thể, nhờ đó mà mọi người có thể dễ dàng nhận biết được hành vi sai trái.

- Khi hành vi sai trái bị phát hiện và được chứng minh thì đối tượng vi phạm sẽ bị “thân bại danh liệt” trước khi chờ bị “khuynh gia bại sản” (tùy vào mức độ vi phạm). Một luật sư, nếu bị phát hiện ra dùng tiền để mua chuộc nhân chứng sẽ bị tước ngay giấy phép hành nghề

. Một giáo viên đại học nếu bị chứng minh đã trích lục tài liệu mà không chú dẫn theo qui định cũng sẽ không được trốn thuế là 1 tỉ sẽ bị phạt 5 tỉ và có hiệu lực ngay lập tứ, nếu không đủ tiền nộp thì phải lao động “công ích” tới khi trả đủ thì thôi. Nên trích từ quĩ thu hồi một tỉ lệ thỏa đáng để “trả ơn” cho người có công phát hiện (số tiền phải đủ lớn để khuyến khích hành vi mạo hiểm này) và cũng trích tỉ lệ nhất định vào “quĩ bảo vệ nhân chứng” theo tinh thần “lấy mỡ nó rán nó”.

- Xã hội thông tin: Sử dụng thông tin như một công cụ lợi hại để trừng trị vô hình những người có hành vi gian lận. Cần công khai hóa danh sách và mức độ sai phạm của những doanh nghiệp, cá nhân khi có những hành vi sai trái: gian lận thuế, làm ô nhiễm môi trường, tiếp tay kẻ xấu, nhận hối lộ...

Có lẽ, “thông tin mở” trong một “xã hội học tập” là biện pháp dễ thực hiện nhất, nhanh nhất và có hiệu quả to lớn trong việc ngăn chặn tiêu cực trong xã hội trong khi chờ đợi hoàn thiện những điều kiện “không muốn” và “không thể”.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ảnh hưởng của văn hóa đối với pháp luật

    09/10/2014Nguyễn Trần BạtVăn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đã bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
  • Quản lý bằng pháp luật như thế nào?

    09/10/2014Nguyễn Đức LamỞ đời “lạt mềm buộc chặt” tưởng chừng như nghịch lý nhưng pháp luật thường được hình dung là nghiêm minh, cứng rắn cũng không phải là ngoại lệ. Quản lý bằng pháp luật, cũng như quản lý nói chung, không phải là buộc diều vào cây sào tre mà hãy như trẻ mục đồng, thả diều bay lượn, đón gió trên bầu trời khoáng đạt, rộng lớn...
  • Suy đoán vô tội và suy đoán có tội

    03/05/2014Đoàn Tiểu LongChống tham nhũng dễ hay khó? Nhiều người nói rằng khó vì rất khó có được bằng chứng nhận hối lộ hay lợi dụng chức vụ để trục lợi một cách tinh vi. Đó là nguyên nhân vì sao dư luận kêu ca nhiều, nhưng số vụ đưa ra xét xử lại vô cùng ít...
  • Tham nhũng và tham nhũng tinh thần

    29/11/2011Nguyễn Trần BạtNếu như chống tham những vật chất có mục đích là làm trong sạch đời sống xã hội thì chống tham nhũnng tinh thần có nhiệm vụ là chống lại sự rủi ro đối với sự phát triển của nhân loại.”
  • Phòng chống tham nhũng

    14/04/2006Nguyễn Đức LamLuật và cơ quan chuyên trách đứng riêng một mình khó mà thắng trong cuộc chiến chống tham nhũng này. Có nhiều luật chưa đủ, mà còn cần những điều kiện khác để luật trở thành công cụ hữu hiệu...
  • Để chống tham nhũng hiệu quả hơn

    28/03/2006Danh ĐứcTrước những phát hiện hầu như từng ngày về những gì khuất tất hoặc tiêu cực đã rõ ở PMU18, cũng như ở Thanh tra Chính phủ và ở Tổng công ty Dầu khí..., không thể không có những câu hỏi như: tham nhũng ngày càng “nhiều”, càng “cao”, càng “lớn” hơn?
  • Chống tham nhũng - Hãy vận dụng mạnh mẽ yếu tố tâm lý

    06/03/2006Vũ Duy Phú (Viện Những vấn đề phát triển-VIDS)Mấy chục năm nay, tham nhũng không hề thuyên giảm. Thậm chí có nơi, có lúc nó còn trầm trọng hơn, xuất hiện nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm hơn và có tổ chức hơn...
  • Năng lực thể chế

    03/01/2006TS. Nguyễn Sĩ DũngNăng lực thể chế là năng lực của các cơ quan nhà nước hoàn thành các chức năng hiến định của mình. Chức năng nào thì năng lực ấy. Chức năng càng phức tạp thì năng lực phải càng cao hơn. Rủi ro lớn nhất ở đây là: Hiến pháp chỉ có thể trao cho một cơ quan nhà nước các chức năng, chứ không thể trao cho cơ quan này các năng lực tương ứng...
  • Bốn “không” hay một “không”?

    03/01/2006Đoàn Tiểu LongNói về chống tham nhũng, nhiều người tâm đắc rằng cần phải đạt được bốn “không”, tức là sao cho công chức không muốn, không cần, không thể và không dám tham nhũng...
  • Trừ lạm quyền để chống tham nhũng

    11/12/2005Nhật LệDân chủ là xu thế không cưỡng lại được, không phải vì đó là sản phẩm đến từ Mỹ, từ phương Tây, hoặc từ quốc gia nào đó (như có người nghĩ vậy), mà vì đó là nhu cầu căn bản đến từ người dân, nghĩa là từ bên trong. Tôi nói thêm : Đây không phải là nhu cầu bức xúc của một thiểu số có học hay là trí thức; người dân nào cũng cảm thấy như vậy...
  • Chống tham nhũng cần nhìn thẳng vào sự thật

    29/11/2005Đỗ Quang ĐánVấn đề đặt ra là lũ tham nhũng này đang ẩn khuất ở đâu? Chân dung, diện mạo của chúng thế nào mà khuynh đảo đất nước ghê gớm thế?
  • Trước hết phải bịt cửa chạy chức

    09/11/2005Diệp Văn SơnCó lập luận cho rằng bất kể xấu tốt cái gì lặp đi lặp lại với tần suất cao, trở thành tập quán, phong tục thì dù là mỹ tục hay hủ tục đều có thề gọi là văn hoá, cuộc tranh luận chưa ngã ngũ.
  • “3 không” về chống tham nhũng ở Việt Nam

    31/10/2005Ths. Lê Hoàng TùngLần đầu tiên, công tác chống tham nhũng ở Việt Nam được luật hóa. Dự thảo Luật chống tham nhũng đang được đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân. Đảng, Nhà nước Việt Nam đang nỗ lực quyết tâm tuyên chiến với tệ tham nhũng. Xin được góp bàn đôi điều về vấn đề này…
  • "Tôi nói, cơ chế sản sinh ra tham nhũng…"

    16/10/2005GS. Hoàng TụyTham nhũng là một quốc nạn, điều đó ai cũng nói và cũng biết. Song để phòng, chống và hạn chế được tình trạng tham nhũng không phải là điều dễ dàng. Cho đến nay, chúng ta vẫn đang trên con đường tìm tòi, xin ý kiến nhân dân để chọn ra các giải pháp, các biện pháp đủ mạnh và hiệu quả để phòng và chống tham nhũng. Trăn trở, bức xúc với quốc nạn này, Giáo sư Hoàng Tuỵ đã có những tâm sự rất chân về tham nhũng và chống tham nhũng của Việt Nam hiện nay...
  • Giải pháp góp phần tích cực phòng và chống tham nhũng

    17/08/2005Trọng DânCó thể nói, nếu luật về phòng và chống tham nhũng, lãng phí ra đời, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đã phải sử dụng tới hình thức pháp lý cao nhất, một "đòn phép" tối hậu...
  • Chống tham nhũng

    21/07/2005Nguyễn Quang ATham nhũng là lạm dụng quyền được trao để mưu lợi cá nhân. Có uỷ quyền là có thể tham nhũng. Tham nhũng cổ gần như loài người và sẽ còn khi loài người còn. Chẳng ai tin vào hi vọng hão huyền về một xã hội không có người được trao quyền, không có nhà nước.
  • Toàn dân hiến kế chống tham nhũng

    21/07/2005Đỗ Lê TảoHôm nay (ngày 20.7), dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng được đưa ra lấy ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể quần chúng... Theo tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng tại kỳ họp thứ 7 - Quốc hội khoá XI thì tình hình tham nhũng hiện nay của nước ta đang diễn ra rất phức tạp, trong nhiều lĩnh vực, có xu hướng tăng về quy mô, tính chất ngày càng nghiêm trọng...
  • Đưa luật cạnh tranh vào cuộc sống 6 “cái nút” quan trọng cần tháo gỡ

    19/07/2005Luật gia Vũ Xuân TiềnVới 6 chương, 123 điều khoản, Luật cạnh tranh là một trong những văn bản luật đồ sộ và có tầm quan trọng đặc biệt trong việc định hướng cho nền kinh tế thị trường đang hình thành và ngày càng phức tạp ở nước ta. Luật cạnh tranh đi vào cuộc sống chắc chắn sẽ góp phần làm cho thị trường ngày càng lành mạnh hơn; những hành vi độc quyền trong kinh doanh gây hậu quả nghiêm trọng cho Nhà nước, cộng đồng và người tiêu dùng sẽ bị hạn chế.
  • Quyền hạn: cái gốc của "3 không"

    09/07/2005“Tham nhũng càng chống càng tăng”. Nhiều người đã nhận định bi quan và không đúng với thực tế như thế, vô tình phủ nhận sự cần thiết của cuộc chiến này. Nhận định đúng phải là “càng chống càng phát hiện nhiều vụ tham nhũng”, với qui mô càng lớn, chủ thể càng cao (đã có cả quan chức cấp tỉnh, cấp bộ).
  • Sách "Bàn về tinh thần pháp luật"

    06/07/2005Hai tác phẩm: “Bàn về tinh thần pháp luật” (1748) của Montesquieu và “Bàn về khế ước xã hội” (1762) của Rousseau ra đời, trở thành bộ đôi tác phẩm có ý nghĩa khai sáng về quan điểm pháp chế, vạch ra định hướng xây dựng xã hội công dân, nhà nước pháp quyền, mở đường cho tư duy xã hội Pháp đi tới cuộc đại cách mạng tư sản năm 1789. Nhiều quan điểm trong hai tác phẩm này đã trở thành những nguyên tắc pháp lý chi phối sâu sắc đến sự phát triển của nhà nước và pháp luật hiện đại.
  • xem toàn bộ