Văn học, chính trị

09:47 SA @ Thứ Tư - 16 Tháng Chín, 2009

Tập Hoa Đường tùy bút – Kiến Văn, Cảm Tưởng I, với bài cuối cùng Cô Kiều và tôi viết còn dở dang là những lời tâm sự ông rút từ ruột gan mình muốn thổ lộ, nhắn gửi với người đời sau. Đây là bản thảo đầu tiên ông viết chỉ để mình đọc, chưa phải để đưa đi in.PhamTon's blog đã thu thập bản sao chụp toàn bộ 11 bài ấy và công bố nguyên văn.


Cố Tổng thống Wilson nước Mỹ là người đã có một địa vị tối quan trọng hồi Âu chiến lần thứ nhất 1914-1918, đã từng tán dương nhà chánh trị kiêm văn học là một hạng người cao quý, thật xứng đáng ra cầm quyền trị nước. Không nhớ rõ lời lẽ ông nói thế nào, vì đọc được trong một tạp chí nọ đã lâu năm. Nhưng đại khái ông cho rằng nhà chính trị kiêm văn học (ông gọi là litterary politician), là nhà chính trị mà có văn học, là có tư cách hoàn toàn. Chính trị là một nghệ thuật, cần phải lanh lợi, khôn khéo, có thủ đoạn, có mánh khóe, biết châu tuần trong thực tế, biết lợi dụng các cơ hội, thuộc tâm lý người ta, rõ hoàn cảnh xã hội, và thứ nhất là phải có cái linh tính biết dò đón việc xảy ra mà chuẩn bị để đối phó. Ngạn tây thường nói: “Trị nước là liệu trước”. Phải có cái tài dự đoán luôn luôn mới có thể chi phối được thực tế hoặc lợi dụng được thời cơ, mà không bị thời thế cùng thực tế tràn ngập lôi cuốn đi mất. Như vậy thời nhà chánh trị là sống luôn trong thực tế, hằng ngày phải đối phó với những việc xẩy ra, dụng mưu mà ngăn ngừa hay lợi dụng. Như vậy thời chính trị rút lại chẳng qua là một thuật quyền mưu, một trường mánh khóe, người cao thượng nhiều khi bất tiết dúng tay vào. Nhưng chính trị há phải là một phương thuật kinh nghiệm mà thôi? Chính trị cũng có nghĩa lý, phải có nghĩa lý, vì phải có chủ nghĩa, phải có tôn chỉ. Nếu nhà chính trị chỉ hằng ngày châu tuần trong thực tế, mưu tính việc xảy ra thời làm sao mà bồi dưỡng được phần nghĩa lý đó, làm sao mà kiên định được tôn chỉ, làm sao mà triển minh được chủ nghĩa? Giúp cho cái công bồi dưỡng nghĩa lý đó, không gì bằng văn học. Nhà văn học thông kim bác cổ, đạt lý năng văn, hằng ngày tập luyện cái “trí tinh nhuệ” ((Binh sĩ) luyện tập rất tinh thông, sắc sảo – PT chú), khác với cái “trí khúc chiết” ((Lời biện thuyết) rất kỹ càng, nhiều manh mối – PT chú) của nhà khoa học, rất là có thể đem nghĩa lý cống hiến cho chính trị, khiến cho bồi bổ được chỗ khuyết hám (còn thiếu thốn, chưa được bằng lòng – PT chú). Vì chính trị với văn học không phải là khoa học; chính trị với văn học là nghệ thuật; chính trị là nghệ thuật về thực tế, văn học là nghệ thuật về nghĩa lý, thực tế không thể rời nghĩa lý được, cũng như thực hành phải có suy lý vậy. Nói tóm lại thời văn học giúp cho nhà chính trị suy nghĩ về công việc mình, mà suy nghĩ bằng trí tinh nhuệ, theo phép nghệ thuật, không phải bằng trí khúc chiết, theo phép khoa học vậy. Cho nên nhà chính trị mà có kiêm văn học là đủ tư cách hoàn toàn. Phàm nhà chính trị xứng đáng phải có màu mè văn học mới được.

Không dám chắc rằng Wilson lý luận đúng như thế, nhưng ý nghĩa đại khái như vậy.

Thuyết của Wilson không phải là không có lý, và không phải chỉ có lý thuộc về chính trị mà thôi. Văn học là cái học tô điểm cho người ta, khiến cho con người ta có văn vẻ tốt đẹp, sắc sảo mặn mà thêm ra. Như vậy thời không những nhà chính trị có văn học là hay, mà nhà khoa học, nhà nghệ thuật, nhà chuyên môn nào có văn học cũng là tốt cả, vì con người văn vẻ tốt đẹp, sắc sảo mặn mà làm nghề chi mà không xuất sắc, làm nghề gì mà không tăng giá trị cho nghề mình? Duy có lẽ đối với nhà chánh trị, văn học có cần hơn: nhà chính trị muốn chi phối thực tế, lợi dụng thời cơ, chế ngự quần chúng, điều khiển trị loạn, cần phải thông kim bác cổ, đạt lý năng văn hơn người thường. Nghiệm thay một điều như sau: trong thế giới ngày nay, không có một nhà chính trị trứ danh nào là không có tài hùng biện.

Vậy thời nhà chính trị kiêm văn học, không biết đã có tư cách hoàn toàn chưa, nhưng nếu quả có tài năng, thời tài năng ấy nhờ văn học chắc được cường hóa (Làm cho mạnh mẽ lên – PT chú), thâm hóa (Làm cho sâu sắc hơn – PT chú) thêm lên.

Như vậy thời ý kiến của Wilson cũng là đúng với sự thực, hợp với lẽ phải vậy.

Nay phản thuyết lại mà nói nhà văn học kiêm chính trị: nhà văn học mà làm chính trị thì thế nào. Vấn đề thay đổi hẳn. Nếu nhà văn học vốn sẵn có tài chính trị, chỉ vì chưa có dịp mà chưa làm chính trị, thì cái “ca” cũng giống như trên không khác gì. Nếu nhà văn học bản sắc là văn học mà ngẫu nhĩ (Như: Ngẫu nhiên – PT chú) làm chánh trị, thời lại khác hẳn. Đó là một sự thí nghiệm mà thành công hay thất bại không thể quyết đoán được. Nhưng cứ bình tĩnh mà xét, nhà văn học thuần túy, không nên tham dự chính trị: hoa lan phải mọc trong u cốc (Nơi hang tối – PT chú), không thể đem trưng bày nơi đầu đường góc chợ được.

Vả lại hai phạm vi văn học và chính trị, tuy có thể đắp đổi cho nhau, nhưng thực là cách biệt nhau hẳn. Có thể đắp đổi cho nhau là nhà chính trị mà có văn học thời được sắc sảo thêm ra, như trên đã nói, và nhà văn học mà làm chính trị thời cũng có lẽ được giàu thêm sự kinh nghiệm ra, tăng thêm được tài liệu cho sự nghiệp văn chương của mình. Nhưng mà vốn là hai phạm vi cách biệt nhau, vì khuynh hướng về hai mục đích khác nhau.

Âu Dương Tu là một văn hào đời Tống, lại giữ chức “tham tri chính sự” ở triều, sau bất tương hợp với thủ tướng Vương An Thạch mà về hưu. Tống sử chép rằng hồi làm quan, các học giả trong nước trọng tiếng văn hào, thường xin ra mắt. Ông vui vẻ tiếp chuyện, nhưng không hề nói đến chuyện văn chương bao giờ, chỉ bàn về việc quan mà thôi. Ông nói: “Văn chương chì dùng để nhuận thân, chính sự mới có thể trạch vật.”

“Nhuận thân”, đó là mục đích của văn học; “trạch vật”, đó là mục đích của chính trị, hai đàng vốn khác nhau.

Âu Dương Tu chính là cái “ca” nhà văn học kiêm chính trị. Tuy thời đại ấy, chính trị với văn học không cách biệt nhau lắm như bây giờ, và tuy tự ông trong lời nói trên kia, cũng có ý trọng “trạch vật” hơn “nhuận thân”, nhưng xem ra ông làm chính trị cũng không lợi gì, thì hà tất đã vội coi thường cái thuật “nhuận thân” là cái sở trường của mình?…

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học lịch sử

    04/08/2019Phạm QuỳnhLịch sử không chỉ có tác dụng giáo dục; nó còn khích lệ. Nó làm nguôi ngoai, đem lại sự bình tâm; nó xoa dịu những nôn nóng cũng như những âu lo và cung cấp chỗ dựa cho niềm tin và hy vọng. Giữa những ưu tư nặng nề trước các khó khăn hiện tại, nó đưa lại sự tĩnh tâm thư thái khi thanh thản chiêm ngưỡng quá khứ vì dường như ta được tham dự vào sự bất tận của thời gian và vĩnh hằng của muôn vật. Nó là một phương thuốc tuyệt vời chống lại sự nản lòng và bi quan.
  • Suy nghĩ về Trung Hoa

    26/07/2019Phạm QuỳnhHọ có trong tay một sức mạnh lớn: đấy là tinh thần dân tộc phẫn nộ từng ngày trước các xí nghiệp ngoại quốc và dựa trên nền tảng tinh thần bài ngoại của nòi giống. Có thể, đến một ngày nào đó, tinh thần ấy, được thanh lọc, được chưng cất lên, sẽ giúp người Trung Hoa thoát ra khỏi tình trạng hỗn loạn của họ.
  • Quốc học với quốc văn

    01/07/2019Phạm QuỳnhBàn về quốc học không thể không nói đến quốc văn. Quốc học với quốc văn vẫn có quan hệ với nhau rất mật thiết. Nước ta sở dĩ không có một nền quốc học chân chính, phần nhiều là bởi không có một nền quốc văn xứng đáng.
  • Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX

    25/03/2018Vương Trí NhànKhi một người có hoạt động thực sự trên lĩnh vực văn hoá, trở thành có đóng góp về văn hoá, người đó nhất thiết phải có tình cảm tốt đẹp và sâu sắc với dân tộc, với đất nước. Ấy là niềm tin đến với chúng tôi khi lần giở lại Nam Phong. Nó cũng là nhân tố giúp chúng tôi yên tâm khi tìm hiểu những đóng góp của Phạm Quỳnh...
  • Lương thiện: Sức mạnh của người lãnh đạo

    28/11/2013Sông ThươngĐối với mỗi người dân, nhà lãnh đạo không chỉ là người có tài quản lý mà trước hết đó phải là một công dân lương thiện, trung thực. Luôn có cơ hội để các nhà lãnh đạo biểu thị sự gây ảnh hưởng về đạo đức của mình, nhưng điều quan trọng là họ có biết vận dụng mọi cơ hội chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo vĩ đại.
  • Làm quan cần phải tu thân

    21/12/2010Sông thươngNhà lãnh đạo muốn làm sống dậy những thành tựu vốn có của dân tộc mình thì trước hết họ phải làm tròn trách nhiệm được giao phó trước dân, toàn tâm toàn ý phục vụ đất nước chứ không phải chỉ vì nhắm mắt làm liều theo cái lợi trước mắt. Không gương mẫu thì không một nhà lãnh đạo nào có thể giải quyết được những vấn đề lớn lao của đất nước mà chỉ trở thành trò cười cho thiên hạ và là chủ đề đàm tiếu của dư luận. Xin hãy làm tròn trách nhiệm khi còn đang đương chức và không để phải hối hận vì những phút lỡ làng sau này.
  • Ba bình diện

    21/08/2009Phạm QuỳnhBài toán về những mối quan hệ tinh thần giữa Phương Tây và Phương Đông đặt ra vấn đề các con đường và các cách thức những mối quan hệ đó cần phải được thể hiện như thế nào để thật sự là có ích. Bởi ai cũng hiểu rằng hai bộ phận đó của thế giới không thể cứ đối lập với nhau mãi, chúng không thể cứ sống mà không hề biết đến nhau, và chúng cần phải tìm được một mảnh đất để có thể thâm nhập vào nhau và thấu hiểu nhau.
  • Khổng tử và Khổng giáo

    11/08/2009Phạm QuỳnhDường như lúc này đây là giai đoạn khó khăn nhất trên con đường dài kể từ sau ngày từ giã cõi trần của vị hiền triết già Châu Á. Trong suốt gần hai nghìn năm trăm năm ông ngự trị trên tâm trí và lương tri của bộ phận đông đúc và dày đặc nhất của nhân loại - tôi có hơi phân vân khi nói là trên trái tim họ, chưa bao giờ ông bị đem ra tranh cãi, phê phán ác liệt như những ngày này, ngay cả so với thời Trang Tử và các học giả của trường phái Lão giáo chĩa vào ông những mũi tên gay gắt nhất.
  • Phạm Quỳnh - Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932

    08/08/2009Cái văn bản Phạm Quỳnh mấy chục năm qua đã thoát hình hài trần thế để được thoả sức yêu cái đẹp thiên giới, nơi đó không còn triết học và thực dụng, không còn lo âu và toan tính, không còn ảo tượng và vỡ mộng. Văn bản đó sẽ để lại trong lòng người những tác phẩm như thế nào đây? Điều đó hoàn toàn là của riêng bạn đọc. Mấy lời giới thiệu phiến diện này cũng chỉ là một trong vô vàn tác phẩm mà thôi.
  • Chữ Nho với văn quốc ngữ

    29/07/2009Phạm QuỳnhVăn quốc ngữ do Hán văn mà ra, không thể dời khuôn phép của Hán văn mà thành lập được; nhưng hiện nay chữ Hán không mấy người biết nữa, làm thế nào cho quốc văn thành được? Có thể bỏ hết chữ Hán mà chỉ dùng tiếng Nôm được không?
  • Phạm Quỳnh: Ngọn gió Nam

    15/07/2009Đỗ Lai ThúyNam Phong (1917-1934) là một trong những tạp chí có công rất lớn trong việc cổ động cho văn học quốc ngữ, cho nền quốc học Việt Nam. Đặc biệt cho việc xây dựng một nền văn hóa Việt Nam trên cơ sở kết hợp, dung hòa hai nền văn chương, học thuật, tư tưởng Đông – Tây. Các biên tập viên giữ các chuyên mục của tạp chí đều là những cây bút vững vàng, sắc sảo, nhạy bén với những vấn đề văn hóa, trong đó phải kể đến ông chủ bút là Phạm Quỳnh.
  • Chính trị

    13/07/2009Phạm QuỳnhNgười nước Nam có thể và cần phải làm chính trị, nhưng đó là chính trị theo nghĩa thứ nhất đã đem ra phân tích: cái chính trị của lợi ích chung đòi hỏi một sự toàn tâm toàn ý cho việc công. Ngược lại, người nước Nam phải tránh cái chính trị có xu hướng mị dân, nó ve vãn nhân dân để lừa dối nhân dân, và bất chấp thực tế, khiến nhân dân lao vào các ảo tưởng nguy hiểm và không thể thực hiện được.
  • Chính trị lương thiện

    08/07/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi viết tiếp, ngắn gọn những hiểu biết và quan điểm của mình dưới đây, không diễn giải một cách lý thuyết hay ‘học thuật’ mà tôi đã tổng kết trong quá trình đọc, nghiên cứu, giảng dạy...
  • Khái luận về văn minh học thuật nước Pháp

    04/07/2009Phạm QuỳnhVăn minh học thuật một nước là tiêu biểu cho tinh thần nước ấy. Tinh thần ấy phát hiện ra nhiều cách, nhưng rút lại có mấy cái đặc tính nó phân biệt nước ấy với các nước khác, khiến cho nước ấy có một cái hình dạng riêng trong vạn quốc, một cái địa vị riêng trong thế giới.
  • Thơ ta thơ tây

    03/07/2009Phạm QuỳnhNhư muốn vẽ bức tranh thì con mắt phải nhìn trong cảnh vật mà thu lấy cái hình ảnh, rồi mới tìm cách truyền thần ra giấy ra lụa. Muốn làm bài thơ cũng vậy, trong trí phải tưởng tượng ra một cái cảnh, hoặc là cảnh thiên nhiên, hoặc là cảnh trong tâm giới, rồi dùng những âm hưởng thích đáng mà gọi, mà kêu nó lên, khiến cho người nghe cũng phảng phất tưởng tượng như thế. Hai đàng cùng là vẽ cả, một đàng là vẽ cách trực tiếp, một đàng là vẽ cách gián tiếp, nhưng đều muốn khêu gợi ra mối tư tưởng cảm tình trong tâm trí người ta vậy.
  • Ngôn ngữ mới của nước Nam

    03/07/2009Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi là hiện giờ đang có một ngôn ngữ mới của nước Nam đa dạng hơn, uyển chuyển hơn, đủ khả năng hơn cho sự diễn tả các tư tưởng mới và các quan niệm trừu tượng so với ngôn ngữ đó cách đây mười lăm, hai mươi năm.
  • Tự ngôn

    03/07/2009Phạm QuỳnhBáo Nam Phong cũng là tiêu biểu cho một thời kì trong công cuộc cải tạo quốc văn, đề xướng quốc học. Quốc văn sau này còn tấn tới nhiều, quốc học sau này còn mở mang rộng. Nhưng cái bước đầu khó khăn cũng nên ghi nhớ lấy, để có thể so sánh trước sau hơn trước thế nào. Sau hơn trước là lẽ cố nhiên, nhưng có trước thì mới có sau thời trước đối với sau cũng không phải là tuyệt vô quan hệ.
  • In lại Nhật ký đi Pháp của Phạm Quỳnh

    02/07/2009Ngô Phan (thực hiện)Pháp du hành trình nhật ký (Nhật ký đi Pháp) của Phạm Quỳnh vừa được in lại sau mấy chục năm ngủ yên trong tạp chí Nam Phong suốt từ 1922 tới nay. Nhân dịp này, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn- người thực hiện việc biên soạn và chú giải – có dịp trao đổi với TT&VH về giá trị của tập sách cũng như về việc khai thác bộ phận văn học viết bằng quốc ngữ đầu thế kỷ 20.
  • Phạm Quỳnh (1892 - 1945)

    29/06/2009Một nhà văn hóa, nhà báo, nhà văn và quan đại thần triều Nguyễn. Ông là người đi tiên phong trong việc quảng bá chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt - thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp - để viết lý luận, nghiên cứu...
  • Đẹp là gì?

    24/06/2009Phạm QuỳnhTa thường nói cái này đẹp, cái kia xấu; đọc bài văn khen hay, nhìn bức tranh khen khéo, nghe đàn mà cảm động, xúc cảnh mà hứng hoài. Bấy nhiêu thứ đều gợi ra trong tâm tình ta một cái cảm riêng, nhà tâm lý gọi là “mỹ cảm”.
  • Văn thuyết

    09/06/2009Phạm Quỳnh - Dịch Hán văn của Tống Cảnh LiêmVăn là gì? Người đời nay thường hiểu văn là văn chương, mà không biết rằng tiên nho cho chữ văn một cái nghĩa rất rộng. Văn là cái vẻ thiên nhiên ở trong người, tự nó xuất hiện ra lời nói câu viết, không phải học mà làm được. Như thế thì phàm người có chí khí, có tư tưởng, có phẩm cách cao là những người có văn cả, nếu dụng tâm làm văn thì văn ấy mới thực là văn chương.
  • Văn quốc ngữ

    05/06/2009Phạm QuỳnhVấn đề quan trọng nhất trong nước ta ngày nay là vấn đề văn quốc ngữ. Vấn đề ấy có giải quyết được thì sự học mới có thể tấn tới, dân trí mới có thể mở mang, cuộc tiến hóa sau này mới có thể mở mang được.
  • Nhãn quan văn hóa của Phạm Quỳnh, qua du ký

    28/04/2009Đặng Hoàng Oanh...một loạt tác phẩm của Phạm Quỳnh, từ Th­ượng Chi văn tập, Luận giải văn học và triết học, M­ười ngày ở Huế, Pháp du hành trình nhật kí cho đến Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 - 1932 đã “tái xuất”, đến tay độc giả. Tuy chừng đó cũng cho thấy sự phong phú trong sự nghiệp tr­ước tác của một học giả một thời lừng lẫy và cũng một thời từng chịu nhiều tai tiếng. Đánh giá một cách công bằng và thỏa đáng về Phạm Quỳnh, công việc đó đòi hỏi nỗ lực, thái độ công tâm và khoa học của nhiều ngư­ời...
  • Lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh

    21/04/2009Thạc sĩ Trần Văn ToànPhạm Quỳnh chính là tác gia lí luận và phê bình quan trọng nhất của văn học giao thời, và vì thế cũng là một trong những người mở đầu cho loại hình người viết lí luận và phê bình trong tiến trình lịch sử văn học nước nhà. Sau ông, chỉ mãi đến 1929 ta mới thấy xuất hiện Phan Khôi, Trịnh Đình Rư nhưng những cây bút thực sự chuyên sâu - chuyên nghiệp thì phải tính từ mốc 1931 với Thiếu Sơn và sau đó là một loạt những gương mặt của Lê Thanh, Trương Tửu, Thái Phỉ, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan... Đó là một thực tế mà độ lùi của thời gian đã giúp ta có được sự điềm tĩnh cần thiết để có được một thức nhận và biện giải thật sự khách quan.
  • xem toàn bộ