Một giấc Xuân

10:20 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Giêng, 2009

Nhiều khi Tết bắt đầu bằng những điều đơn sơ của ngày thường được nâng cấp lên một chút. Nửa đêm về sáng, mùi cà phê bay vào tận nơi tôi ngủ, dậy mùi thơm lừng. Cà phê thì ngày nào ba chẳng dậy sớm để nấu nước pha một phin để uống. Nhưng hôm nay nó là mùi cà phê Moka của tiệm Đồng Xương, một tiệm cà phê lâu đời ở gần ngã tư Phú Nhuận.

Nói tiệm cho oai, nó là một lối vào nhà nhỏ hẹp, bề ngang khoảng một mét rưỡi, phía trong là nơi ở của gia chủ. Nhưng không gian này sạch sẽ, ngăn nắp với một bên là những hũ keo thủy tinh đựng bánh kẹp xốp, bánh lạt, bánh champagne... Một bên là những keo chứa cà phê Arabica mà ba tôi gọi là là cà phê Chè, cà phê Robusta túc cà phê Vối. Hũ cà phê Moka, để riêng, giá cao hơn. Chỉ có tháng giáp Tết ba mới rộng rãi mua cà phê Moka uống, thói quen từ những ngày còn khó khăn.

Nhiều khi Tết bắt đầu bằng sự hiện diện của con vịt ở cái hẻm bên hông nhà. Nó là con vịt xiêm mà người Bắc gọi là con ngan. Thấy nó là anh em tôi nghĩ đến nồi vịt hầm với những miếng thịt vịt vàng nâu, thơm và đậm vị. Miếng bánh tráng được nhúng nước cho mềm và dẻo, bỏ thêm miếng xà lách, chút dưa giá chua mát, miếng củ kiệu chua cay, miếng thịt kho nước dừa béo thơm và một miếng thịt vịt màu nâu có sớ dài. Nước mắm pha sẵn, chấm nhẹ thôi kẻo mặn và cho cái hỗn hợp thực phẩm tinh túy ấy vào miệng. Sao nó ngon và hài hòa đến vậy!

Má khoe củ kiệu ngâm giấm năm nay trắng tươi và con lại nhớ mấy ngày đầu tháng Chạp, suốt ngày chạy theo ánh nắng, lo đảo mấy cái rá phơi kiệu từ góc này đến góc khác trên cái sân thượng của ngôi nhà phố nhỏ. Năm nay má làm tỏi chua hơi ít nghen má. Bầy con trai hồi nhỏ mê ăn kiệu giờ khoái tỏi ngâm hơn vì đã đi làm mấy năm nay, thích uống bia nhai tỏi chua với nem, chả lụa nên đợi dịp chiêu đãi đám bạn cùng sở làm. Riêng con vịt này thì có năm nào mà bầy con trong nhà chẳng ngán ngẩm. Sáng Hăm Chín, ba cắt cổ vịt xong nhúng nước sôi để mây đứa con nhổ lông. Giữa cái lạnh dịu của tháng Chạp, mùi thịt vịt còn sống tuy ngai ngái vẫn dễ chịu hơn việc rứt từng cái lông ống, lông măng cho đến sạch bong. Hết cả buổi trưa mới xong để còn làm bao nhiêu việc.

Hai hôm nay đám con mới bắt đầu nghỉ làm, nghỉ học sau mấy buổi tất niên lu bù. Còn nhiều khung cửa sổ chưa lau. Nhà người ta của kiếng lau cái ào là xong. Nhà mình ba vẫn ham mấy cái cửa lá sách làm bằng gỗ căm xe đã lên nước bóng loáng mà lúc làm ăn được ba bỏ tiền thay hết vào chỗ bộ cửa cũ... Cửa lá sách thoáng mát nhưng bụi bám rất sâu vào kẽ. Tay đứa nào cũng đỏ rần vì bị đau khi thúc mạnh nùi giẻ vào những hóc kẹt, nhăn nhúm vì nhúng tay nhiều trong nước. Vậy rồi cũng xong, màu gỗ nâu hiện ra tinh tươm và có vẻ đẹp sâu lắng. Mấy bà chị lo lau cái tủ lạnh, than thở là cái tủ mình nhỏ và bị má la là chỉ có Tết mới như vậy, quanh năm toàn chúa nước lọc không chứ có gì đâu.

Vợ chồng đứa em út xa xứ mới về ăn Tết đã đòi đi xem mai cùng mấy ông anh. Má bảo: "Cần gì xem trước cho cực hả con, người ta sẽ chở về tận nhà cho mình mà!". Đúng là vậy, nhưng đi Thủ Đức xem mai là mơ ước của đứa em rể xa quê hương cả chục năm, luôn nhớ hoài cảnh đi xem Mai Tết ở cầu Gò Dưa. Hai bên lề đường Kha Vạn Cân còn bày bán mai chậu không? Tết này triều cường có bị ngập mây vườn mai không? Ra tới nhà chú Long ở Hiệp Bình Phước, mấy anh em vui mừng vì vườn khô ráo. Cây mai gửi chăm sóc phô vẻ sung mãn, hứa hẹn những chùm bông đẹp nở đúng ngày mồng Một và dài dài sau đó. Nắng chiều cuối năm còn vuông trên mái lá cái chái nhỏ. Chú em rể ra sân sau ngồi trên cái võng ngó bà má già nấu nồi bánh tét to đùng dưới góc dứa. Đến khi mọi người quay ra tìm, thấy chú đã ngủ thiu thiu. Làn khói mỏng từ củi dưới đáy nồi tỏa lên ngọn dứa. Dưới mương, những cánh hoa mai rụng lấm tấm vàng trôi nổi giữa làn nước trong. Không gian chợt thanh bình và êm ả như những ngày xưa trong truyện ngắn của Hồ Trường An đậm đặc không khí Tết miệt vườn Nam bộ.

Chiều Ba Mươi Tết, chị giúp việc chào mọi người để về quê ăn Tết. Quà và tiền thưởng đã lo trước đó rồi, hôm nay má tặng thêm ít bánh tết, trái cây. Anh em trong nhà mỗi người tặng cho ít tiền lì xì mấy đứa nhỏ dưới quê. Trưa nay cúng rước ông bà xong, chị tranh thủ lau nhà buổi cuối năm. Mấy cái tủ kiếng chưng ly tách sáng bóng. Bức tranh sơn mài Trần Hà màu son cánh gián được dời ra chỗ sáng gần cửa sổ nhà chợt lộng lẫy trong cái nhìn tái khám phá vẻ đẹp của nó. Ba nói đó chính là sự xa xỉ duy nhất của ba trong bao nhiêu cái Tết ở đất Sài Gòn này. Bức tranh như một kỷ niệm những ngày còn tuổi trung niên, vất vả nuôi đàn con ăn học. Dù sao đó là những cái Tết hạnh phúc và tự tin khi làm ra được đồng tiền, có thể lo cho con tấm áo mới, có tiền đưa vợ mua sắm khá khẩm thức ăn, đồ uống, trái cây cúng ông bà, đãi khách khứa trong nhà.

Đón bao nhiêu cái Tết trong đời, nhiều lúc thấy vui khi đào xới một ký ức, một hoài niệm. Có thể nó không bao giờ trở lại nữa như là tiếng pháo và mùi diêm sinh. Có khi là một thoáng bâng khuâng riêng tư những ngày giáp Tết, lang thang ở xứ người, ngậm thanh kẹo Hồ lô mà trông ngày bay về Sài Gòn với ba má, anh chị em hay vợ con. Nên nhiều khi mong báo Xuân chỉ để đọc những kỷ niệm về cái Tết của ai đó, có thể không trau chuốt văn chương nhưng cần chân thành chứ không phải là chuyện làm ăn, chính trị đã mệt nhoài. Cuộc đời đáng sống và nhẹ nhõm, nhiều khi không tính được bằng những thành công trong cuộc đấu tranh gầm rú mà là bằng những cái Tết sum họp thiêng liêng và đầm ấm bên người thân thương trong đêm trừ tịch, thơm hương trầm và thơm mùi trà cúng Giao thừa giữa trời khuya.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một thoáng cảm xúc mùa Xuân

    15/02/2018Nguyễn Tất ThịnhXuân là câu chuyện của Trời
    Tết là Tình ý của Ngưới đón Xuân
    Bốn Mùa trải mấy gian truân
    Đợi Giao Thừa đến thả vần Thơ bay…
  • Lời mùa xuân

    02/01/2018Việt VănMùa xuân là khởi đầu, là hy vọng. Lời chúc đầu xuân bay đến bạn vào những thời khắc chuyển giao một năm mới đều là những lời tốt đẹp. Chúc thành công, may mắn. Chúc mọi sự an lành, chúc ước mơ thành hiện thực. Chúc phú quý đại lợi. Chúc an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc "vạn sự như ý"...
  • Ngày xuân bàn về Minh Triết

    25/01/2009Hoàng Ngọc HiếnĐịnh nghĩa minh triết là gì? - việc này rất khó. Một câu nói hóm của một học giả: "Tìm cách định nghĩa minh triết, đó là bằng chứng của sự thiếu minh triết". Đại học tổng hợp Chicago vừa đưa ra Dự án đề tài Định nghĩa Minh triết với kinh phí trợ cấp 2.000.000 USD, học giả bất cứ nước nào đều có thể tham gia. Đây là nội dung tham luận trong buổi sinh hoạt học thuật đầu tiên của Trung tâm nghiên cứu Minh triết Việt được thành lập cuối quý II năm 2008...
  • Xuân gọi

    25/01/2009Việt Phong"Giọt mưa nào rơi thật êm trên phố phường, mùa hương nào thơm thật thơm trong gió thoảng. Và em chờ anh đợi anh như đã hẹn, nghe trong đêm mùa xuân lặng lẽ sang...".Những câu hát nhẹ nhàng được ai đó ngân nga đang vang lên trong tiết trời se lạnh.
  • Trò chuyện với mưa xuân

    24/01/2009Anh NgọcTrong thế giới thơ Đường mênh mông với những kiệt tác bất hủ, tồn tại suốt 15, 16 thế kỷ nay của những Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Thôi Hiệu, Mạnh Hạo Nhiên, Vương Duy, Thôi Hộ, Trương Kế…
  • Tiếng gõ cửa mùa xuân

    24/01/2009A.NTiếng gõ cửa ấy với tôi có khi là tiếng sột soạt của bức mành treo ngoài cửa sổ, mỗi khi có ngọn gió thổi qua. Nhà ở trên cao, một gợn gió nhẹ cũng có thể gây nên một tiếng động đủ để giật mình...
  • Tinh khôi như mùa xuân

    24/01/2009Nguyễn Tường BáchMột ngày nọ tại sân bay quốc tế Bangkok, trong khu vực nghỉ ngơi của doanh nhân, kẻ viết bài này bắt gặp một người lạ. Với khuôn mặt nghiêm túc, áo quần tươm tất của một giám đốc công trình, ông vội vã xách cặp bước vào phòng.
  • Ngày xuân nói chuyện thư pháp

    23/01/2009Trung Vũ ChấnThư pháp là nghệ thuật viết chữ Hán bằng bút lông trên giấy, lụa, có bố cục đẹp với những nét chữ như tranh vẽ: Trước kia viết chữ là minh họa cho bức tranh, sau này là bức họa toàn thằng chữ. Đây là một nghệ thuật nổi tiếng của Trung Quốc và nhiều nước phương Đông, được gọi là nghệ thuật Thư pháp.
  • Mùa xuân khát vọng tình yêu

    22/01/2009Trịnh Trung HòaTừ xưa đến nay, tình yêu luôn luôn là cảm hứng , là đề tài muôn thủa của các loại hình nghệ thuật mà ai cũng biết rằng đối tượng của nghệ thuật bao giờ cũng là cái đẹp, phải chăng tình yêu và cái đẹp luôn quan hệ khăng khít với nhau? Như mùa xuân đang đến, vạn vật thắm tươi, những trái tim dâng trào khát vọng.
  • Xuân Nam Bắc - Tết Bắc Nam

    19/01/2009Nguyễn Trọng HuấnHơn bảy trăm năm trước, Điều Ngự Giác hoàng Trần Nhân Tông, một chiều, từ đỉnh cao non thiêng Yên Tử, phóng tuệ quang bát nhã nhìn về phương Nam, thấy chân trời nơi cuối đất, ...
  • Tin vào mùa xuân

    18/01/2009Ngọc Thiện AnhĐã rất nhiều cơn gió mùa từ phương Bắc thổi lại. Vẫn chưa thấy mùa xuân trở về...
  • Đi lễ đầu xuân

    19/01/2009Minh HằngKhi những chùm pháo hoa rực rỡ màu trùm lên bầu trời chào đón thời khắc giao thừa thiêng liêng cũng là lúc mọi người, mọi nhà cùng nhau hướng về bàn thờ tổ tiên, cùng nhau đi lễ cầu phúc, cầu an cho gia đình và bản thân.
  • Ngày xuân đi lễ chùa

    19/01/2009Tết thưòng là dịp để mọi người cùng nhau đi lễ đầu xuân, vừa cầu mong cho gia đình an khang, thịnh vượng, vừa vãn cảnh chùa để tâm hồn thư thái, chào đón một năm mới yên vui thái bình.
  • Ngày xuân nói chuyện con người

    17/01/2009Nhà văn Vũ HạnhNgày xưa khi Digogène cầm đèn đi giữa ban ngày, đáp câu hỏi: "Ngài đi đâu đấy?" bằng câu: "Đi tìm một người”, hẳn nhà hiền triết thời cổ đã muốn đòi hỏi nhân tính như một biểu hiện thanh cao của một bản chất lý tưởng, khác xa với sự tầm thường ti tiện phổ biến trong những hạng người gọi là quý phái đương thời.
  • Ước mơ xuân

    17/06/2008PGS. TS. Phạm Duy NghĩaĐảng lái, Nhà nước đẩy, thị trường kéo và xã hội dân sự canh chừng có thể sẽ là một công thức giúp nước Việt Nam nghèo biến thành một quốc giá mới trẻ trung và năng động hơn...
  • Cảm nghĩ thời đại lúc vào xuân

    29/03/2007Nguyễn Khắc MaiTôi không thể không làm một việc cần thiết: gửi một lời chúc xuân tới quý bạn đọc, những tri kỷ của mình. Thật may mắn, tôi đã tìm được lời chúc xuân rất có ý nghĩa trong một bài thơ của Ngô Thì Nhậm "Nhập Xuân đa giai thụy" (Vào xuân với nhiều điều Đẹp giai, Lành - thụy).
  • Mùa xuân mới lại về

    01/03/2007Vũ Hoàng TiếnTôi đi và cứ nghĩ miên man như thế, mưa xuân phủ một lớp mỏng lên mái tóc và chiếc áo choàng… Có hạt mưa xuân nào chui vào cổ áo – rùng mình, người tôi mát lạnh, tim tôi rung lên, đập nhịp: Mùa xuân ơi, Mùa xuân đã về!
  • Đầu xuân, sách theo người đi xa

    27/02/2007Tường VySáng mùng 4 tết, toàn bộ hơn 20 nhà sách của Công ty cổ phần Phát hành sách TPHCM (Fahasa) đồng loạt mở cửa. Tại nhà sách Nguyễn Huệ, sau màn chúc tết, lì xì cán bộ công nhân viên, ông Phạm Minh Thuận, Tổng Giám đốc Fahasa không quên dặn dò: “Chú ý khách Việt kiều”...
  • Mùa xuân là cả một mùa xanh

    26/02/2007Nhà Phê bình VH Phạm Xuân NguyênĐối với Nguyễn Bính, nhà thơ yêu mến của bao người dân Việt, trong muôn lý do của con tim để yêu, có một lý do cứ mỗi độ xuân về nhìn ra quan cảnh đất trời đổi sắc, người người dọn mình để thương nhớ chờ mong trong niềm vui đón chào một năm mới ai trong chúng ta mà chẳng có lần thốt lên như nhà thơ:

    Mùa xuân là cả một mùa xanh

  • Xuân Hà thành

    07/02/2007Nguyễn Mạnh CườngPhải nặng tình lắm mới nhận ra chỉ trong thời khắc ngắn ngủi xuân về lạnh giá. Hà thành mới phát lộ đủ đầy sự cổ kính và cô tịch. Phố phường trầm tư, cửa đóng then cài, những ô cửa im lặng. Hàng sấu già trên đường Trần Phú trong những chiếc lá vàng cuối mùa, thênh thang. Ô Quan Chưởng trầm tịch, bước chân bỗng ngập ngùng như chờ đợi điều gì mông lung. Lúc ấy nhận ra Hà thành vào xuân như cô gái lẳng lặng duyên thầm.
  • Hoa xuân

    07/02/2007Trần ĐìnhKhoảnh khắc khi xuân đến, đắm mình trong phiên chợ hoa xuân, giữa những khuôn mặt náo nức tràn trề hạnh phúc. Hãy chọn đi, chọn cho gia đình, cho người thân yêu một nhành hoa. Cò thể là cành đào mang hơi thở mùa xuân, một nhành mai tinh khiết, một đóa hoa hồng cho tình yêu bất diệt, hay một bình gốm vỗ về mềm vui xuân...
  • Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

    04/06/2006GS. Nguyễn Đình ChúTôi muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức. Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức?
  • Ra xuân nói chuyện “dân giàu”

    29/03/2006Nguyễn Long VânTrong dân gian tồn tại một câu thành ngữ khá hay về con chó: “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì giàu”. Ngày đầu năm trời rét ngọt, mưa buốt da buốt thịt, lân thẩn ngồi nghĩ chuyện cả một năm, “chó đến nhà " mà dân mình không giàu thì quả là hoang phí...
  • Mùa xuân và văn chương trẻ

    28/01/2006Nguyễn HòaXuân Bính Tuất đã về. Và như là thói quen nghề nghiệp, tôi nghĩ tới những người viết văn trẻ - những người tôi vẫn thường đọc, thường chuyện trò, đôi khi còn hào hứng tranh luận giữa "bãi bia" hay quán cà-phê...
  • Câu chuyện đầu xuân với Thiên tài lỗi lạc thế kỷ XXI

    11/01/2006TS. Nguyễn Đình Cát...đến nay kinh tế nước ta vẫn ở trong tình trạng kém phát triển và tụt hậu xa so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tôi suy nghĩ nhiều về bài toán "đuổi kịp" và buồn rầu nhận thấy rằng tư duy "đuổi kịp” trong xã hội ta hơi trầm lắng...
  • Tâm tư nghệ thuật của Xuân Phái

    29/09/2005Trần Hậu TuấnBùi Xuân Phái là một trong số ít những họa sĩ Việt Nam, ngoài xây dựng hệ thống tư liệu vẽ cẩn thận còn liên tục ghi nhật ký. Những gì ông viết chỉ là suy tưởng riêng của bản thân, song tất cả đều toát lên những trăn trở về nghệ thuật, những suy tư để làm sao vẽ cho đẹp hơn, đi gần đến bản chất nghệ thuật hơn...
  • xem toàn bộ