Người đàn bà trong xã hội “An Nam”

01:51 CH @ Thứ Tư - 07 Tháng Ba, 2018

Phong trào đòi nam nữ bình quyền trên thế giới xuất phát từ Pháp với Cách mạng 1789. Từ đó, các cuộc đấu tranh nổ ra khi nơi này, lúc nơi khác. Phong trào đã đạt được những kết quả toàn vẹn lần đầu tiên ở các nước Bắc Âu vào cuối thế kỷ 20. Thí dụ như ở Đan Mạch, nam nữ hoàn toàn bình đẳng, không những do pháp luật và những biện pháp cụ thể của nhà nước, mà cả ở trong phong tục tập quán và tâm lý xã hội.

Nhưng lại nảy sinh ra một vấn đề mới:Phải chăng mục tiêu nam nữ bình quyền là biến nữ thành nam, đàn bà phải chăng chỉ mong được giống đàn ông hoàn toàn? Nếu quả như vậy thì ý nghĩa cuộc sống và hương vị cuộc đời thật tẻ nhạt! Vậy phụ nữ phải có một bản sắc khác nam giới, bản sắc đó là gì? (ý kiến của chị H.V. Holst, người Đan Mạch).

Có điều lạ là ý kiến trên, rất hiện đại, phát biểu vào đầu thiên niên kỷ thứ 3 lại có phần trùng hợp với ý kiến của một trí thức “An Nam”, ông Đặng Phúc Thông, cách đây tám chục năm, khi Việt Nam thời Pháp thuộc bị gọi là An Nam: “Tại sao phụ nữ hiện đại lại muốn bước từ trên đài cao xuống, nơi mà các dân tộc dựng lên để tôn sùng họ, sao họ bước xuống để tự ném mình trong cuộc bon chen? Ảnh hưởng của phụ nữ sẽ kém dần khi cuộc sống của họ ra ngoài xã hội. Đối với chúng ta, người đàn bà sẽ còn tượng trưng được cái gì khi đã mất bản chất thực của mình? Chúng ta muốn tìm thấy ở phụ nữ không phải là bóng dáng mờ nhạt của đàn ông chúng ta, mà phải là một sinh vật có một bản chất khác, có một cảm xúc cao hơn, chiếu sáng cho cuộc đời chúng ta, tư duy chúng ta và hành động của chúng ta.”

Vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu

Nữ nhà văn Pháp Simone de Beauvoir đã từng đưa ra những luận điểm nổi tiếng về bản sắc phụ nữ trong tác phẩm Giới thứ hai. Hai ý kiến trên tuy rất khác nhau, nhưng cũng cùng theo hướng đó, cùng đặt vấn đề bản sắc phụ nữ đích thực là gì?

Đặng Phúc Thông (1906-1951) đã viết công trình nghiên cứu tiếng Pháp Người đàn bà trong xã hội An Nam. Ông thuộc tầng lớp trí thức đại học của ta đầu tiên được đào tạo ở Pháp. Ông tốt nghiệp xuất sắc tại trường Mỏ và trường quốc gia Cầu Đường. Ở Pháp về, ông làm chuyên môn về Mỏ và hỏa xa. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông không nhận làm bộ trưởng trong chính phủ Trần Trọng Kim mà chỉ nhận làm chuyên môn. Ông tham gia Cách mạng tháng Tám ngay từ những ngày đầu. Khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông bị kẹt ở Hà Nội, mãi mấy tháng sau ông và gia đình mới lên chiến khu Việt Bắc. Ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh tín nhiệm và giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng: Thứ trưởng bộ Công chính, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công chính, sau khi ông được bầu làm đại biểu Quốc hội đầu tiên tại Việt Nam và tham gia đàm phán Pháp - Việt ở Fontainebleau. Ông ốm nặng, mất năm 45 tuổi.

Đặng Phúc Thông viết công trình nghiên cứu trên, mười năm trước Cách mạng tháng Tám. Vào thời điểm đó, việc hiện đại hoá tức Tây phương hoá Việt Nam, về phương diện văn minh vật chất đã tạo ra một tầng lớp tư sản và tiểu tư sản Tây học, ảnh hưởng rất lớn đến sự thay đổi phong tục tập quán, tư duy và tâm lý xã hội, đặc biệt là ở thành thị. Sự xung đột giữa nền văn hoá phương Tây, cá nhân chủ nghĩa và nặng về vật chất với văn hoá truyền thống Việt Nam, chịu ảnh hưởng của Khổng học, nặng về ý thức cộng đồng và đạo đức đã đặt ra nhiều vấn đề xã hội. Về vấn đề phụ nữ, Đặng Phúc Thông đề cao những đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Theo ý ông, ảnh hưởng Khổng học đối với phụ nữ Việt Nam không khắt khe như ở Trung Quốc nên trong khuôn khổ xã hội Khổng học, người phụ nữ Việt vẫn có thể “tự thể hiện mình” (se réaliser).

Sau đây xin trích dịch đoạn kết công trình nghiên cứu ấy, một tài liệu hầu như chưa được công bố: “Thời nào cũng vậy, người phụ nữ An Nam luôn là hình mẫu của sự trong sáng vô cùng thuần khiết. Các chị luôn là nơi gửi gắm những phẩm chất phụ nữ cao quý; trong khuôn khổ gia đình, đã từ nhiều thiên niên kỷ nay, các chị vẫn luôn thể hiện được mình mà không bị tác động bởi những biến đổi của xã hội hay đất nước. Những bất cập trong hệ thống xã hội của chúng ta, những yếu kém của nam giới chẳng bao giờ khiến các chị đi chệch khỏi con đường mình đã chọn theo sự mách bảo của trực giác sâu sắc. Các chị luôn nhận thức được rằng Khổng học tuy có đặt ra những khuôn mẫu quá đỗi chật hẹp nhưng lại giúp mình đảm bảo được cuộc sống vật chất đầy đủ để có thể vươn tới một sự tự do đích thực. Các chị không tự khẳng định mình bằng những đòi hỏi này nọ ầm ĩ, mà bằng chính sự chiến thắng của tinh thần trách nhiệm vượt lên trên bản năng. Các chị không phải là nô lệ, không hề, bởi các chị đã biết tự giải phóng mình khỏi những ham muốn, tự nhìn rõ bản thân.

Người phụ nữ An Nam về bản chất chẳng cao siêu gì hơn những chị em ở phương Tây hay phương Đông của mình; các chị thuộc mẫu người mà ta có thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu có trật tự đạo đức, mỹ học và tôn giáo mạnh mẽ có thể giúp các chị tìm được câu trả lời thoả đáng cho nỗi lo và quan niệm về cái vô hạn của mình. Thực chẳng ích gì việc đem so sánh Andromaque với Khương Thị, Brunehilde với Bùi Thị Xuân... Việc sản sinh ra các nữ anh hùng hào kiệt không phải là đặc quyền của riêng một chủng tộc nào. Trong mọi thời đại, các chị luôn là những minh họa bi thảm cho sự bất diệt của Tình yêu. Chừng nào người phụ nữ An Nam còn chưa bị cám dỗ bởi chủ nghĩa vật chất cá nhân trong vỏ bọc đẹp đẽ, chừng ấy các chị vẫn giữ được những truyền thống đúng với bản chất phụ nữ của mình...”

Sự gặp gỡ tư tưởng giữa Đặng Phúc Thông với chị H.V.Holst cách nhau gần một thế kỷ ở hai phương trời khiến ta thêm trân trọng lớp trí thức Tây học đầu tiên của đất nước.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phận đàn bà ngày nay

    04/03/2019BS. Nguyễn Khắc ViệnThế nào là phận? Phận đàn ông, phận đàn bà, phận làm con, làm tôi, làm vua; đó là cái phận mà cuộc sống trong xã hội dành cho mỗi người. Có thân phận, bổn phận, danh phận, chức phận, phận sang, phận hèn, và nếu có ngẫu nhiên chen vào là số phận...
  • Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

    20/10/2018Người phụ nữ là tuyệt phẩm kỳ diệu nhất mà tạo hóa đã ban cho nhân loại, là biểu tượng của cái Đẹp, của Tình yêu. Và người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng đôn hậu, trái tim yêu thương, với thiên chức làm mẹ, làm vợ đã trở thành ngọn lửa tình thương sưởi ấm gia đình, sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là một dịp...
  • Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới

    19/10/2017Trần Huyền SâmLịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.
  • Sự giáo dục đàn bà con gái

    10/03/2016Phạm QuỳnhTừ xưa thế giới là của riêng của đàn ông, từ nay thế giới là của chung cả đàn bà. Đàn bà tuy không làm những sự nghiệp lớn lao, biến cải mặt địa cầu, nhưng ảnh hưởng trong gia đình, trong xã hội, đằm thắm mà sâu xa biết dường nào!
  • Phụ nữ có một ngày

    06/03/2016Nguyễn Việt HàKiến thức nhập môn ngôn ngữ học của người Ăng Lê cho rằng, chữ đàn bà (woman) được tạo ra từ sự đau khổ (woe) của người đàn ông (man) . Căn cứ vào đấy, nhiều nam triết gia lương thiện bi thảm xác định, đó là một tiên đề bất khả sửa chữa, một kiểu chấp nhận số phận hao hao như sống chung với lũ. Tuy nhiên họ vẫn cố khuyên những thằng con giai mới lớn hãy nên nhìn sự hồn nhiên vui đời của những nông dân Nam bộ trong mùa nước ngập. Người ta vẫn nhậu, vẫn đờn ca cải lương, vẫn sòn sòn đẻ năm một không nửa lời oán thán.
  • Đàn ông cần gì ở người vợ?

    24/01/2016Ngọc MỹBản chất của đàn ông là thích đi chinh phục. Họ muốn tỏ rõ khả năng và sự dũng mãnh của mình. Bởi vậy người vợ cần vừa xảo quyệt, vừa nhân hậu, nghĩa là phải thông minh. Như thế đàn ông sẽ không bao giờ biết chán vì chẳng bao giờ thấy khám phá được hết phụ nữ. Càng tiến vào sâu càng như uống rượu cần, say lúc nào không hay và khi đã say thì đứ đừ. Điều đó người ta đánh giá bằng từ ngắn gọn là sự "quyến rũ” của đàn bà...
  • Phụ nữ - cá tính?

    20/10/2014Hoàng Tùng - Vũ Minh - Hoài AnhVẻ đẹp cá tính gây ấn tượng mạnh cần phải đi kèm một thành công nhất định. Sắc đẹp để được ghi nhớ và chinh phục được mọi trái tim phải được hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao quý. Khi ấy, sắc đẹp sẽ vĩnh cửu.
  • Đàn bà cá tính thì đa truân tại sao?

    12/04/2014Khánh VânTại sao đàn bà khó tính lại khó tìm thấy hạnh phúc? Chẳng phải hạnh phúc như tấm chăn hẹp và chẳng ai giằng kéo với mình, nhưng tự mình cứ đem cuộc sống của mình với chính mình ra đong đếm. Tôi không thấy hình ảnh bà mình, mẹ mình trong cuộc đấu tranh cho hạnh phúc. Tôi tìm thấy sự an phận và lặng lẽ đâu đó trong quá khứ ngày hôm qua.Nhưng còn hôm nay thì sao?
  • Đạm Phương nữ sử - nữ kí giả Việt Nam tiên phong đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ

    28/11/2009TS. Đỗ Hằng- ThS. Phương HàĐạm Phương Nữ Sử là một phụ nữ xuất thân từ hoàng tộc, một công nương của nhà Nguyễn, với rất nhiều tác phẩm có giá trị, bà không chỉ là gương mặt nổi bật trong lĩnh vực văn chương báo chí, mà còn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
  • Phụ nữ vẫn khổ hơn

    20/10/2009Hoàng Đạo CungỞ nước ta, đứng đầu bảng về tính cần cù chăm chỉ, mà có vùng phụ nữ không chỉ đi cấy mà còn cả đi cày, đi bừa, còn đàn ông ngồi nhà đánh bài, hút thuốc lào và bốc phét. Đến bây giờ vẫn còn người chửi vợ, đánh vợ, thậm chí đánh chết vợ.
  • Áo dài Việt Nam qua các thời kì

    20/10/2009Huyền Trang (tổng hợp)Bà James Sterson, một sứ giả Mỹ đã nói rằng: Không một đất nước nào có một trang phục dân tộc vừa đẹp, truyền thống mà lại có chiều sâu văn hóa như tà áo dài Việt Nam. Thật đúng như thế, thật khó mà dịch từ “áodài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì không ở đâu có một tà áo dài như ở Việt Nam.
  • Căn phòng riêng

    19/10/2009Trần Ngọc HiếuCăn phòng riêng - cuốn tiểu luận của Virginia Woolf, xuất bản lần đầu tiên vào năm 1929 - đã được khai triển từ luận điểm trên: Một luận điểm mang màu sắc duy vật và đầy khiêu khích. Thẳng thắn, sắc sảo, với một chất hài hước kín đáo, đó là giọng điệu chủ đạo của Căn phòng riêng.
  • Đối mặt với nữ quyền

    06/03/2009Chung Nhi thực hiệnMột người phụ nữ đẹp nói về quyền phụ nữ để đàn ông nghe. Có vẻ như là một sự quá đỗi bình thường. Bình thường đến độ, có thể, đàn ông sẽ tặc lưỡi, lại là chuyện đàn bà đòi quyền lợi. Hoặc giả là, gớm chết những bà, những cô, suốt ngày nhảy tưng tưng lên đòi đấu tranh, đòi bình đẳng giới. Chả ra cái thể thống gì, đàn bà cứ học đòi giống đàn ông... Nhưng hình như người đàn bà này có khác.
  • Đàn bà là khổ?

    31/05/2008Hà ThịLàm đàn bà đã khổ, làm đàn bà Việt Nam càng khổ. Lý do kể ra thì nhiều, đất nước mấy nghìn năm phong kiến lạc hậu, thế nên tâm lý trọng nam khinh nữ tồn tại có lẽ cả nghìn năm nữa may ra mới hết. Rồi chiến tranh liên miên nhiều đời, từ đời cụ của cụ sang đời bà đời mẹ chúng em, đàn bà Việt Nam chẳng lúc nào đó thời gian làm đàn bà một cách an nhàn, để mà trau dồi tam tòng tứ đức, sửa sang công hạnh ngôn dung...
  • Phụ nữ trong mắt nhà khoa học

    29/07/2006Hoàng Phủ Ngọc PhanNếu có quyển sách mà trong đó, nhan sắc của phụ nữ không hề được ca tụng lấy một câu thì đó là những quyển Kinh Phật. Kinh Phật cho rằng thuộc tính của phụ nữ "quán bất tịnh" (thường bị dơ dáy) và thân thể đàn bà là một cái túi da hôi hám. Quan điểm nàyrất gần với những phân tích lý hóa tính của giới khoa học...
  • Nét đẹp của phụ nữ Hà Nội

    15/07/2006Băng SơnCứ dăm năm lại có một lớp con gái trẻ Hà Nội lớn lên, đẹp hơn trước. Phụ nữ Hà Nội đi đâu cũng không lẫn vì nhiều vẻ. Đó là một điều thật đẹp, thật vui. Ngay giữa lòng thành phố, có thể nhận ngay ra người phụ nữ có cốt cách Hà Nội, bất kể tóc đã hoa râm, bạc trắng hay còn tóc thề để xoã ngang vai bất luận họ đang vội vã, đang ngồi trên xe máy, đang trong rạp hát, đang ăn quà hay đang thả bộ ung dung trên vỉa hè...
  • Lớn hơn số phận đàn bà...

    04/10/2005Nguyên NgọcThường có một câu hỏi: Nhà văn viết bằng trực cảm hay bằng ý thức hoàn toàn tỉnh táo? Tôi nghĩ có lẽ bằng cả hai. Và cũng có lẽ một trong những dấu hiệu đáng tin cậy để nhận ra một tài năng văn học là đọc họ ta cảm thấy cứ như bằng trực cảm, bằng một thứ ăngten riêng, dường như họ nhận ra được và truyền đến cho chúng ta những nghiền ngẫm sâu thẳm về con người, xã hội, về đất nước, thậm chí về số phận dân tộc, mà chính bằng luận lý họ lại cũng không nói ra cho rõ được...
  • Sự bình đẳng giới tính

    02/08/2005Ngay cả trong Vườn Địa đàng, phụ nữ cũng chỉ là người phụ trợ của người đàn ông, và rõ ràng họ bị đặt dưới quyền cai trị của đàn ông vào lúc bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng. Thánh Paul ra lệnh phụ nữ phải phục tùng chồng họ và áp đặt sự im lặng cùng tính thụ động lên họ trong những vấn đề thuộc học thuyết và hệ thống lãnh đạo Giáo hội. ...
  • xem toàn bộ