Trường chứ không phải chợ

09:39 SA @ Thứ Ba - 07 Tháng Bảy, 2009

Tình trạng các vị phụ huynh phải đi xếp hàng, “ăn chực nằm chờ” từ... nửa đêm, tôi nói cái từ này có thể hơi khác nhưng có thể coi đó là hiện tượng đáng mừng, bởi vì cho thấy các vị đã rất quan tâm đến giáo dục con em mình. Nhưng nó cũng là một hiện tượng rất đáng suy nghĩ, cũng có thể dùng từ đáng buồn, với tư cách một người đã từng tham gia quản lý ngành giáo dục, đôi khi tôi còn cảm thấy xấu hổ.

Giáo dục không phải là hàng hoá

Một số giáo viên cho rằng hiện tượng này một phần do chính tâm lý quá cầu toàn của phụ huynh hiện nay. Vì đối với lứa tuổi mầm non, các em chỉ cần một ngôi trường gần nhà, thuận tiện đi lại tránh nắng mưa, mà không cần yêu cầu quá cao. Ý kiến của ông về vấn đề này?

Tâm lý muốn hơn người khác, hôm nay hơn hôm qua… là rất tốt, như thế mới có thi đua, có cạnh tranh. Những nhà có điều kiện muốn cho con vào các trường tốt hơn, vì họ có tiền. Vì thế mới có chuyện nhiều trường phấn đấu để có thương hiệu. Nhưng họ đâu biết thương hiệu thường dùng trong ngành buôn bán. Làm như vậy là họ muốn biến giáo dục thành hàng hoá. Trong khi hầu hết các nước phát triển, nhất là Bắc Âu, các trường mầm non, mẫu giáo hoàn toàn miễn phí. Còn ở nước ta, một số trường mầm non thực sự thành doanh nghiệp siêu lợi nhuận, vốn ít, thu lãi cao trong thời gian ngắn. Tôi cho rằng trường không phải là chợ, giáo dục không phải là hàng hoá.

Theo phân tích của ông, các bậc phụ huynh có điều kiện kinh tế đã bị “mắc bẫy” khi cố cho con vào các trường có thương hiệu. Thế mới dẫn đến chạy trường, chạy lớp, thưa ông?

Các sở đã có văn bản về vấn đề này. Tuy nhiên kinh tế của các gia đình giờ quá khác nhau. Các gia đình có tiền tạm gọi là “hy sinh”. Đó có thể một mặt là hiện tượng tốt đẹp nhưng mặt khác nó làm tiêu cực trong trường học ngày càng phát triển.

Có gia đình huy động cả nhà dậy từ nửa đêm xếp hồ sơ xin học cho con, thậm chí mang cả con đi theo. Có thể nói phụ huynh mầm non còn khổ hơn phụ huynh đại học?

Đúng là có thể nói như vậy, bởi ở bậc đại học chúng ta đang tìm mọi cách để giảm tải, để bớt gánh nặng “thi cử” cho gia đình và xã hội trong khi… chúng ta đã hoà bình được 34 năm, đổi mới được 23 năm mà vẫn để một thực trạng giáo dục như hiện nay thì không thể không suy nghĩ được. Đấy là chưa nói đến nhiều nơi không hiểu tại sao lúa gạo nhiều, mặt trời quanh năm, mấy chục năm mới có bão lũ mà trẻ em vẫn suy dinh dưỡng thuộc loại cao nhất, vậy thì làm sao chúng ta có nhân lực tốt, có “top bóng đá giỏi” trong tương lai, đáng lo lắm!

Khu dân cư mới làm đủ mọi thứ trừ trường học

Có ý kiến cho rằng, việc giảm tải chạy trường cũng như tình trạng phụ huynh “xếp hàng” này phải từ chính các quận, huyện địa phương?

Theo tôi, muốn thay đổi được trừ khi phải làm sao để tất cả các trường đều phải là trường chuẩn quốc gia, không còn chế độ trường chuyên lớp chọn (trừ cấp THPT để đào tạo nhân tài). Các sở cũng đã có những văn bản kịp thời về những việc trên, tuy nhiên trên thực tế, các cấp quản lý vẫn để họ làm mà không kiểm tra, không đánh giá kỷ luật thì dần dần tự phát sẽ đi theo tư tưởng thương mại hoá và tiêu cực hoá trong nhà trường, môi trường vốn là nơi trong sạch nhất.

Không chỉ quản lý mà ngay cả việc quy hoạch cũng có vấn đề vì hiện nay tại nhiều nơi sân gôn bỏ hoang mênh mông trong khi có những trường học sinh phải chào cờ ngay trên đường phố có người đi lại?

Ở Mỹ cách đây 160 năm người ta đã quy định các trường phổ thông là 10ha, đại học là 100ha. Những người làm quy hoạch đều đi nước ngoài, đều nhìn và hiểu vấn đề nhưng biết mà có làm đâu. Trong khi ở ta hiếm có trường nào được 1ha. Nhiều khu dân cư mới thậm chí ở những nơi có trình độ phát triển tốt, họ làm đủ mọi thứ trừ trường học. Sau có nơi “chữa” đưa được 1, 2 trường lên đấy. Thế mới có chuyện nhiều nhà dân dùng một phòng làm nơi giữ trẻ, nhiều người nói nặng là nhốt trẻ. Người trông các cháu thì gọi là bảo mẫu, chứ không phải cô giáo, không bảo đảm được việc nuôi và dạy các cháu.

Mầm non, tiểu học học càng ít càng tốt

Ông nghĩ sao khi chính các giáo viên đã khuyên phụ huynh thay vì trường trái tuyến có thể chọn cho con một trường gần nhà, không đến trường 10 điểm mà chọn trường chất lượng 7 – 8 điểm?

Tôi là người đã có tuổi, nói chuyện này với các bạn trẻ có vẻ hơi lạc hậu. Tuy nhiên, theo tôi các bạn nên căn cứ vào hoàn cảnh gia đình của mình, đừng chạy theo như… “mốt thời trang”. Các bạn quan tâm đến con em mình là một điều đáng mừng nhưng không nên quá tham vọng. Ở nước ngoài cũng như trong nước người ta cũng khuyên rồi, đừng vội thấy con mình đọc viết được sớm mà cho là thần đồng. Trong tâm lý học và giáo dục học người ta đều nói, sự học của mỗi người không tịnh tiến theo một đường thẳng phương trình bậc nhất đâu. Cuộc đời của các cháu những năm lớn lên rồi tuổi vị thành niên quan trọng nhất là sự chăm sóc, yêu thương của gia đình.

Nói như ông, các bậc cha mẹ không nên đặt nặng thành tích học tập lên các con ngay từ những ngày đầu đến trường?

Các bậc cha mẹ không nên ép con mình học quá trong giai đoạn mầm non, tiểu học bởi người nước ngoài giai đoạn này người ta khuyên cho trẻ em đi học càng ít càng tốt. Bởi các em còn phải phát triển nhiều thứ nữa, học nhiều không phải đã tốt.

Hơn nữa, phụ huynh phải trau dồi kiến thức, phải hiểu đúng tâm lý phát triển của trẻ em. Phải biết ở lứa tuổi này con mình cần học gì, làm gì, nên hoặc không nên làm gì? Chuyện học tiếng Anh từ lớp một, rồi luyện thi vào lớp một, rồi học theo phong trào, giá trị sống, kỹ năng sống rồi cho con đi học hè nước ngoài từ bé tí… cũng nên được cha mẹ nhìn nhận cho thật kỹ.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy gắng lên, phụ huynh ơi!

    20/02/2009Đỗ Hoàng GiangẤn tượng khó phai nhất hiện hình ở cổng các trường học từ mẫu giáo tiểu học, phổ thông cơ sở thời điểm đầu và cuối mỗi buổi học. Đó thật sự là một khu triển lãm mọi hình thái chăm lo con cái nhất trên đời
  • Chạy…

    15/05/2007Nguyễn Quang ANgười ta chạyđua, còn chúngta thì chạy chọt. Nếu bắt những "tiếnbộ" mà các ông quankhoe làcó chút xíu phải chạy đua thậtsự, nếu trả lại cho chữ “chạy" cái nghĩa lànhmạnh củanó thì tiếng Việt cảm ơn các quan nhiều,nhiều lắm.
  • Hệ lụy gia đình - nhà trường

    03/11/2006Trầm Thiên ThuGiáo dục không chỉ đơn thuần là nuôi con cái đầy đủ về vật chất, mà giáo dục chủ yếu nhăm giúp con cái trở nên người hữu dụng, một công dân tốt cho gia đình, cho xã hội, đất nước và cho giáo hội (với những người có tín ngưỡng). Chúng sẽ là những người cha, người mẹ trong tương lai. Vậy thì về tâm sinh lý, trưởng thành nghĩa là biết dẹp bỏ "cái tôi" để biết vì người khác. Cái Tôi là đáng ghét...
  • Mấy vấn đề về tài năng

    02/11/2006Trường Giang...tài năng con người là nói đến một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đến sự phát triển của cộng đồng, đến tính chất của chính thể xã hội, đến tương lai của đất nước. Nói đến tài năng con người là nói đến một vấn đề có nội hàm rộng lớn, có lý lẽ và thực tiễn nhiều mặt, khá phức tạp mà sự nhìn nhận nó chưa hẳn dễ dàng thống nhất...
  • Tiếng kêu đòi sự công bằng

    11/10/2005Lưu Quang... một lá thư của một nữ sinh ở Vinh (Nghệ An) được đăng tải trên mạng của Bộ GD&ĐT, đang gây xôn xao dư luận toàn xã hội. Xôn xao không chỉ bởi đây có lẽ là lần đầu tiên, một học sinh lớp 12 dám trực tiếp gửi thư đến một vị lãnh đạo cao cấp của bộ, mà còn bởi nội dung lá thư tuy chỉ nói chuyện riêng, nhưng qua đó lại đụng chạm đến một vấn đề nhức nhối từ lâu của ngành giáo dục...
  • Tự phong “trường chất lượng cao” để thu tiền cao

    13/01/2004Kim LiênTT - Thoạt đầu, mô hình trường “trọng điểm chất lượng cao” (TĐCLC) ở TP.HCM được hình thành để thay thế các trường chuyên cấp THCS, thực chất là hình thức “bình mới rượu cũ”. Nhưng không chỉ dừng lại đó, mô hình này còn được “nở rộ” ở các cấp học khác, và trở thành những trường có nhiều “điều tiếng” nhất trong mỗi đầu năm học...
  • Tôn vinh thầy cô bằng... tiền bạc?

    20/11/2003Nguyễn Anh DânGần đây, cứ đến tháng 11, nhiều cửa hàng lại tung ra những món quà độc đáo. Có những món quà mà người thu nhập thấp không bao giờ dám mua vì giá của chúng bằng cả tháng lương. Vậy thì ai là người mua những món ấy? Chắc chắn là những phụ huynh hoặc học sinh giàu có. Họ mua để tặng thầy cô giáo nhân Ngày nhà giáo VN 20-11.
  • Một số việc phải chấn chỉnh để nâng cao chất lượng đại học

    20/10/2003Quy mô và chất lượng đào tạo không phải lúc nào cũng song hành với nhau, chưa nói hiện nay đang ở xu thế phát triển trái ngược nhau. Để nâng cao chất lượng đại học, cần phải chấn chỉnh các hiện tượng..
  • Đừng chạy đua theo trường điểm

    07/08/2003Sau khi đọc bài báo "Chạy đua vào trường điểm", tôi rất cảm ơn quý báo đã đưa vấn đề này đến công luận để cảnh tỉnh các bậc phụ huynh tránh được việc mất tiền vô ích...
  • Chạy đua" vào trường "điểm"

    07/08/2003Khánh VũVì những lý do khác nhau, nhiều bậc phụ huynh không cho con theo học tại những trường thuộc phạm vi cư trú. Họ cố chạy chọt, lo lót cho con vào những trường có "tiếng", để rồi hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 8, những cuộc "chạy đua" cho con vào các trường "điểm" lại diễn ra âm thầm nhưng quyết liệt...
  • Phụ huynh và học sinh: Nên bỏ thi tiểu học!

    25/04/2003Ngành giáo dục đang hướng tới chuẩn hóa kiến thức ở bậc trung học phổ thông trong toàn dân. Vậy, nên chăng ta bỏ bớt đi kỳ thi TNTH để đỡ lãng phí tiền của của Nhà nước mà con trẻ cũng không quá căng thẳng khi phải liên tục thi cử...
  • xem toàn bộ