Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?
Dư luận dân gian thường có bàn đến một hiện tượng: không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người.
Dư luận thì thường ít khi sai hoàn toàn nhưng lại thường chỉ đúng một nửa. Khách quan mà nói, về mặt tâm lý, người đương chức còn chịu nhiều sự ràng buộc, nhất là mặt ý thức tổ chức kỷ luật, mặt quan hệ cấp trên, cấp dưới. Ngay cả tinh thần trách nhiệm thì "chủ yếu” cũng là trách nhiệm đối với cấp trên, trách nhiệm thực hiện kế hoạch ý kiến hướng dẫn của mì cấp trên, trách nhiệm bảo vệ uy tín của cấp trên. Do vậy khi thì gặp một sự thật trái vớikế hoạch và ý kiến của cấp trên, có nguy cơ ảnh hướng đếnuy tín cấp trên, người ta buộc phải lờ đi, giả như không biết hoặc buộc phải nói thì người ta lại nói theo hướng bảo vệ sự an toàn cho mình, nghĩa là có lợi cho cấp trên mặc dù đó là hướng giả dối, sai ầm, trái với đạo lý. Thhẳng thắn, thành thật quá hóa thiệt. Nhiều quyền lợi dễ đội nón ra đi, nhiều tai họa dễ dồn dập ập tới.Đó là điều ta không hài lòng, oán chê các cụ song cũng là điều ta phải thông cảm vì nó nằm trong lẽ thường tình ở đời khi chưa làm chủ được mình. Song, mặt khác cũng phải công nhận một điều là khi có đương chức thường cỉi được tiếp nhận những thông tin chính thức và phản ứng cũng chỉ trên cơ sở những thông tin đó. Thông tin chính thức thường là chính xác nhưng cũng có khi không được đầy đủ hoặc đã bị điều chỉnh
Còn khi đã về hưu, tâm lý thoải mái hơn, vô tư hơn, không bị sự chi phối của tư tưởng tầm thường về địa vị quyền lực, quan hệ trên dưới không trong sáng. Do đó người về hưu dễ dàng phát biểu thẳng thắng, trung thực với lòng mình, suy nghĩ của họ cũng được tự do, không bị cấn cái, không bị sức ép. Ý kiến của họ thường thoáng, có nhiều sáng tạo. Song cũng phải công nhận một điều là khi về hưu, điều kiện và môi trường sống khác hẳn .Họ có thì giờ để tiếp xúc với nhiều loại bạn bè, được sống một cách dân dã, hòa mình với quần chúng lao động, tiếp nhận được nhiều nguồn thông tin, thường là phong phú và cóđường nét hơn nhưng cũng không ít nguồn thông tin không chính xác. Mặt khác cũng có không ít người không hài lòng với cuộc đời công tác của mình, bất bình với cấp này, cấp khác về sự đối xử với mình, vả lại cũng không còn động cơ thăng tiến gì nữa nên dễ có thái độ nói vong mạng cho bõ tức, nói sai lệch, cực đoan, thậm chí đả kích.
Song có điều mà ta cần thấy rõ là người về hưu tuổi ngày càng cao, càng gần với sự "ra đi" nên họ hay có những phút phán tĩnh, hối hận với những gì khôngphải trong thời đương chức và có thái độ sứa sai quyết liệt, có hành động mạnh, có khi trái hẳn với chiều hướng hành động trước đây của họ để trả món nợ đời để sống tiếp những năm tháng cuối đời cho thanh thản. Xin đừng vội vàng cho họ là điên, là phản bội. Trong lời nói và việc làm của họ có khi cực đoan nhưng chứa đây chất trung thực và đạo lý.
Cần đánh giá hiện tượng này khách quan và đúng đắn hơn.Song cũng nên nhắc nhở nhau phải sống trung thực trong mọi lúc mọi nơi, mọi tình huống. Đó là một trong những phong cách thời đại mà bất kỳ ai, đặc biệt là giới tri thức chúng ta cần phải trau dồi cho kỳ được, sống thắng (dù hậu quả thế nào) vẫn là sống đúng, sống cong (bất luận tình huống nào) cũng đều bị coi là sống tà.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức Phương"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành